Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ

Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ
Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington, D.C.
Vị trí2101 Constitution Ave., NW.
Washington, D.C.
Kiến trúc sưBertram Grosvenor Goodhue
Số NRHP #74002168
Đưa vào NRHP15.3.1974

Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (tiếng Anh: National Academy of Sciences, viết tắt NAS) là một tổ chức ở Hoa Kỳ mà các thành viên phục vụ pro bono (tình nguyện vì lợi ích chung) như "các cố vấn cho quốc gia về khoa học, kỹ thuậty học". Vì là viện hàn lâm quốc gia, các viện sĩ mới phải được các viện sĩ hiện hành bầu chọn hàng năm, dựa trên các thành tựu liên tục nổi bật của họ trong nghiên cứu ban đầu.

Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ là thành phần của Các viện hàn lâm quốc gia, trong đó cũng bao gồm:

Cái nhìn khái quát

Nguồn gốc

Đạo luật thiết lập tổ chức, do tổng thống Abraham Lincoln ký ngày 3.3.1863, lập ra Viện hàn lâm Khoa học quốc gia và bổ nhiệm 50 viện sĩ. Nhiều viện sĩ ban đầu thuộc nhóm gọi là Scientific Lazzaroni, một mạng không chính thức gồm phần lớn các nhà vật lý học làm việc ở vùng lân cận Cambridge, Massachusetts (khoảng thập niên 1850).[1]

Trụ sở Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ và Viện bảo tàng khoa học Marian Koshland nằm ở Trung tâm Keck của Các viện hàn lâm quốc gia ở Washington, D.C.

Năm 1863, tranh thủ sự hỗ trợ của Alexander Dallas BacheCharles Henry Davis, một nhà thiên văn chuyên nghiệp mới được triệu hồi từ Hải quân về Washington để lãnh đạo Văn phòng hàng hải, Louis AgassizBenjamin Peirce lập kế hoạch các bước để thành lập Viện hàn lâm Khoa học quốc gia. Thượng nghị sĩ Henry Wilson của tiểu bang Massachusetts đã bổ nhiệm Louis Agassiz vào Ban quản trị của viện Smithsonian.

Agassiz đã tới Washington bằng tiền tài trợ của chinh phủ để lập kế hoạch tổ chức với các người khác, và Viện được thành lập. Agassiz, Davis, Peirce, Benjamin Gould, và thượng nghị sĩ Wilson gặp nhau ở nhà của Bache và "nhanh chóng viết dự luật thành lập Viện hàn lâm, gồm cả tên của 50 viện sĩ".[2]

Trong những giờ cuối của khóa họp, khi Thượng viện mải mê vội vã bàn bạc cho xong các vụ việc trước khi ngừng họp thì thượng nghị sĩ Wilson giới thiệu dự luật này. Không kịp nghiên cứu và bàn thảo các điều khoản, cả Thượng viện và Hạ viện đều chuẩn y dự luật, và tổng thống Lincoln đã ký ban hành luật này.[2]

Mặc dù được ca ngợi là một bước tiến lớn trong việc chính phủ công nhận vai trò của khoa học trong nền văn minh Hoa Kỳ, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia lúc đó đã tạo ra nhiều ác cảm trong các nhà khoa học,[2] dù họ có hoặc không được bổ nhiệm làm viện sĩ của Viện. Sau này, Agassiz đã thừa nhận rằng họ đã "bắt đầu bằng con đường sai".

Đạo luật ghi:

Viện hàn lâm sẽ điều tra, nghiên cứu, thí nghiệm và báo cáo mọi đề tài khoa học hoặc nghệ thuật, - bất cứ khi nào một Bộ của chính phủ yêu cầu - chi phí thực tế của các cuộc điều tra, nghiên cứu, thí nghiệm và báo cáo như vậy sẽ được thanh toán từ các ngân khoản được phân bổ cho mục đích này; tuy nhiên Viện sẽ không nhận được khoản bồi thường về bất cứ dịch vụ nào thực hiện cho Chính phủ Hoa Kỳ[3]

Lịch sử gần đây

Tới mùa xuân năm 2009, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ gồm có khoảng 2.100 viện sĩ và 380 viện sĩ nước ngoài.[4] Viện có khoảng 1.100 nhân viên làm việc trong năm 2005.[5] Hàng năm các viện sĩ hiện tại sẽ bầu các viện sĩ mới suốt đời. Việc bầu làm viện sĩ của Viện hàn lâm này là một trong các vinh dự cao nhất dành cho một nhà khoa học như để nhìn nhận các thành tựu liên tục và nổi bật trong nghiên cứu ban đầu của họ. Có gần 200 viện sĩ đã đoạt giải Nobel.[4]

Từ tháng 6 năm 2011, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia đã làm bản sao bằng kỹ thuật số hầu hết các sách và báo cáo do Phòng báo chí các Viện hàn lâm (National Academies Press) xuất bản và đưa lên trang web cho mọi người đọc. Bản danh mục gồm trên 4.000 tác phẩm.[6]

Các trụ sở

Trung tâm hội nghị Beckman của Các Viện hàn lâm quốc gia, Irvine, California

Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ có nhiều tòa nhà trên khắp nước Mỹ.

Toà nhà lịch sử của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia nằm ở 2100 C Street, tây bắc thành phố Washington, DC; tiếp giáp với Federal Reserve (trụ sở Ban thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ) và ở trước mặt Bộ Ngoại giao. Tòa nhà kiến trúc tân cổ điển này được khánh thành năm 1924[7] và được đưa vào danh sách Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ. Ngoài các cuộc họp hàng năm của Viện hàn lâm Khoa học, Viện hàn lâm Khoa học kỹ thuật quốc gia và Viện Y học, tòa nhà này cũng được sử dụng cho các buổi diễn thuyết, triển lãm, và các hội thảo chuyên đề. Hiện nay tòa nhà này đang tu bổ và không cho khách tham quan tới năm 2012.[8]

Trụ sở chính của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia nằm ở Trung tâm Keck của các Viện hàn lâm quốc gia, tại 500 Fifth Street tây bắc Washington, DC. Tung tâm Keck có trên 1.000 người làm việc, cung cấp nơi để họp và chứa Tiệm sách của Phòng báo chí các Viện hàn lâm quốc gia.[9] Nhà bảo tàng Khoa học Marian Koshland của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia – đi vào ở góc giữa các Phố thứ 6 và Phố E – dành cho các cuộc triển lãm khoa học thường xuyên cho công chúng vào xem.[10]

Hai tòa nhà khác của Viện nằm ở khu tây bắc Washington, DC: tòa nhà trụ sở tập san Proceedings of the National Academy of Sciences nằm ở 700 11th Street và Phòng tài chính của Viện ở 575 Seventh Street.[9]

Viện hàn lâm Khoa học quốc gia cũng có các trung tâm hội nghị ở California và Massachusetts.[9] Trung tâm Arnold and Mabel Beckman Center of the National Academies Lưu trữ 2010-06-20 tại Wayback Machine nằm ở 100 Academy Drive tại Irvine, California, gần khu trường sở của Đại học California tại Irvine; nơi đây dùng làm trung tâm hội nghị và chứa nhiều chương trình của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia. Trung tâm hội nghị J. Erik Jonsson ở Woods Hole, Massachusetts là nơi họp hội nghị.

Các chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học quốc gia

Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ là người được đa số các viện sĩ bầu chọn để lãnh đạo Viện trong một thời hạn do Hội đồng quản trị Viện ấn định, không vượt quá 6 năm, và có thể được tái cử một nhiệm kỳ thứ hai.

Từ khi thành lập tới nay, đã có 21 người làm chủ tịch Viện. Vị chủ tịch đương nhiệm là nhà hóa học Ralph J. Cicerone của Đại học California tại Irvine.[11]

Sự kiện nổi bật

Tuyên bố chung về việc ấm lên toàn cầu

Năm 2005, các Viện hàn lâm Khoa học quốc gia của các nước G8 cùng các Viện hàn lâm Khoa học của Brasil, Trung QuốcẤn Độ (3 nước trong số các nước thải khí thải nhà kính nhiều nhất thế giới) đã ký một tuyên bố về đáp ứng cho sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuyên bố nhấn mạnh rằng sự hiểu biết khoa học về biến đổi khí hậu đã trở nên đủ rõ ràng để chứng minh cho các quốc gia tham gia hành động nhanh chóng.[12][13]

Tháng 5 năm 2010, viên chưởng lý Ken Cuccinelli của tiểu bang Virginia đã tống đạt một yêu cầu điều tra dân sự ở Đại học Virginia tìm kiếm một mớ lớn tài liệu của Michael E. Mann, cựu giáo sư phụ tá ở đây từ 1999-2005.[14][15] Mann, người hiện làm việc ở Đại học bang Pennsylvania, là một nhà nghiên cứu về biến đổi khí hậu, và Cuccinelli cho rằng Mann có thể đã gian lận các người nộp thuế của tiểu bang Virginia trong thời gian ông ta nghiên cứu môi trường. Các người hoài nghi việc biến đổi khí hậu đã thách thức công trình nghiên cứu của Mann, nhưng một cuộc điều tra của tiểu bang Pennsylvania đã xóa bỏ các cáo buộc cho rằng Mann đã giả mạo hoặc ỉm đi (giữ kín) các dữ liệu.[16] Đáp lại, 255 viện sĩ của Viện đã ký một lá thư đăng trên tạp chí Science ngày 7.5.2010, chỉ trích cuộc "tấn công chính trị" chống lại các nhà khoa học nghiên cứu việc biến đổi khí hậu.[17][18]

Các giải thưởng

Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ đã trao nhiều giải thưởng khoa học hàng năm:

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Founding of the National Academy of Sciences”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2011.
  2. ^ a b c Miller, Lillian (1972). The Lazzaroni: science and scientists in mid-nineteenth-century America. Smithsonian Institution Press. tr. 121. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2007.
  3. ^ “An Act to Incorporate the National Academy of Sciences”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2011.
  4. ^ a b “About the NAS”. National Academy of Sciences. 2009.
  5. ^ Alberts, Bruce (2005). “Summing Up: Creating a Scientific Temper for the World” (PDF). National Academy of Sciences.
  6. ^ http://www8.nationalacademies.org/onpinews/newsitem.aspx?RecordID=06022011
  7. ^ National Academy of Sciences. “The NAS Building... a Temple of Science”. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2010.
  8. ^ National Academy of Sciences. “Restoration of Historic National Academy of Sciences Building”. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2010.
  9. ^ a b c National Academy of Sciences. “Visiting Our Buildings”. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2010.
  10. ^ “Marian Koshland Science Museum of the National Academy of Sciences”. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2010.
  11. ^ “Presidents of the National Academies”. National Academy of Sciences. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2011.
  12. ^ Joint academies statement on climate change
  13. ^ Joint science academies’ statement: Global response to climate change (Adobe PDF File)
  14. ^ http://www.meteo.psu.edu/~mann/Mann/cv/cv.html Lưu trữ 2010-06-29 tại Wayback Machine Retievd 2010-05-04.
  15. ^ Helderman, Rosalind (ngày 9 tháng 5 năm 2010). “U-Va. urged to fight Cuccinelli subpoena in probe of scientist”. Washington Post. tr. C5.
  16. ^ Henry C. Foley & Alan W. Scaroni and Candice A. Yekel (ngày 3 tháng 2 năm 2010). “RA-10 Inquiry Report: Concerning the Allegations of Research Misconduct Against Dr. Michael E. Mann, Department of Meteorology, College of Earth and Mineral Sciences, The Pennsylvania State University” (PDF). The Pennsylvania State University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  17. ^ Helderman, Rosalind (ngày 9 tháng 5 năm 2010). “U-Va. urged to fight Cuccinelli subpoena in probe of scientist”. Washington Post. tr. C5.
  18. ^ “Open letter: Climate change and the integrity of science”. The Guardian. ngày 6 tháng 5 năm 2010.

Liên kết ngoài


Read other articles:

أمير إمارة أفغانستان الإسلامية أمراء إمارة أفغانستان الإسلاميةعلم أفغانستان شاغل المنصب هبة الله آخند زاده منذ 25 مايو 2016 البلد أفغانستان إمارة أفغانستان الإسلامية  عن المنصب عضو في مجلس الشورى (1996–2001) المدير المباشر مجلس الشورى (1996–2001) مقر الإقامة الرسمي القصر الرئاسي

StargelСтъргел Dorp in Bulgarije Situering Oblast Sofia Gemeente Gorna Malina Coördinaten 42° 45′ NB, 23° 52′ OL Algemeen Oppervlakte 39,519 km² Inwoners (31 december 2019) 247 Hoogte 903 m Burgemeester Angel Zjilanov Overig Postcode 2135 Netnummer 071503 Kenteken СО Foto's Portaal    Bulgarije Stargel (Bulgaars: Стъргел) is een dorp in het westen van Bulgarije. Het dorp is gelegen in de gemeente Gorna Malina in de oblast Sofia. Het dorp ligt hemelsbreed…

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (أبريل 2019) بيت إيفانز   معلومات شخصية الميلاد 26 فبراير 1973 (50 سنة)  ملبورن  الإقامة سيدني  مواطنة أستراليا  عدد الأولاد 2   الحياة العملية المهنة طاهي،  ومق…

Wiener Werkstätte GmbH Logo Rechtsform GmbH Gründung 1903 Auflösung 1932 (Liquidation), 1939 (Löschung im Firmenregister) Sitz Wien, Österreich Leitung Fritz Waerndorfer (bis 1913), Josef Hoffmann, Koloman Moser, Otto Primavesi, Moritz Gallia Branche Kunst, Kunsthandwerk Die Wiener Werkstätte GmbH (WW) war eine Produktionsgemeinschaft bildender Künstler. Gründungsmitglieder im Jahr 1903 waren Josef Hoffmann, Koloman Moser und der Industrielle Fritz Waerndorfer, der sich als Kunstmäzen e…

Aeschach Stadt Lindau (Bodensee) Koordinaten: 47° 33′ N, 9° 42′ O47.5569444444449.6916666666667415Koordinaten: 47° 33′ 25″ N, 9° 41′ 30″ O Höhe: 415 m Einwohner: 4379 (25. Mai 1987)[1] Eingemeindung: 1. Februar 1922 Postleitzahl: 88131 Vorwahl: 08382 Aeschach liegt am Bodenseeufer gegenüber der Insel LindauAeschach liegt am Bodenseeufer gegenüber der Insel Lindau Aeschach ist ein zentraler Stadtteil …

Martin Daum (2023) Martin Daum (* 28. Oktober 1959 in Karlsruhe) ist ein deutscher Manager und seit dem 1. Dezember 2021 Vorstandsvorsitzender der Daimler Truck AG. Davor verantwortete er die Geschäftsfelder Daimler Trucks und Daimler Buses der Daimler AG.[1] Inhaltsverzeichnis 1 Leben 1.1 Ausbildung und Studium 1.2 Einstieg in den Daimler-Konzern 1.3 Daimler Trucks North America 1.4 Vorstand für Daimler Trucks and Buses 2 Weitere Tätigkeiten 3 Persönliches 4 Weblinks 5 Einzelna…

Mordechai AnielewiczJulukanLittle Angel (Aniołek)Lahir1919Wyszków, PolandMeninggal8 May 1943 (usia 24)Warsaw, PolandiaPengabdian ŻOBPangkatCommanderKesatuanZob main unitKomandanPemberontakan Ghetto WarsawaPerang/pertempuranPerang Dunia II Pemberontakan Ghetto Warsawa † Penghargaan Mordechai Anielewicz (Ibrani: מרדכי אנילביץ'; 31 Desember 1919 – 8 Mei 1943) adalah pemimpin para pemberontak (bahasa Polandia: Żydowska Organizacja Bojowa, OB) di Pembero…

Sinode Pemerintahan Mahakudus, otoritas tertinggi Gereja Ortodoks Rusia pada 1917, tak lama setelah pemilihan patriark baru Di beberapa gereja-gereja Ortodoks Timur autosefalus dan Katolik Timur, patriark atau kepala uskup dipilih oleh sekelompok uskup yang disebut Sinode Kudus. Contohnya, Sinode Kudus menjadi badan pengaturan Gereja Ortodoks Georgia. Dalam Ortodoks Oriental, Sinode Kudus adalah otoritas tertinggi dalam gereja dan badan tersebut merumuskan aturan dan regulasi terkait materi-mate…

محمد بن عبد الحق فترة الحكم 638هـ -642هـ عثمان بن عبد الحق أبو يحيى بن عبد الحق معلومات شخصية تاريخ الميلاد ............. الوفاة 642 هـبموضع من أحواز فاس سبب الوفاة قتل في معركة  مواطنة المغرب  العرق الأمازيغ[1]،  وزناتة[1]  الأب عبد الحق الأول الأم النوار بنت تاصليت الو

Greek politician, manager, and television personality Ilias PsinakisIlias Psinakis in 2018Born (1958-04-08) 8 April 1958 (age 65)Athens, GreeceOccupation(s)Mayor, manager, Greek television personality Ilias Psinakis (Greek: Ηλίας Ψινάκης, born 8 April 1958) is a Greek businessman, politician, manager, and television personality. Psinakis served as Mayor of Marathon, located in the administrative region of Attica, from 2014 until 2019.[1][2] Early life and educati…

فراسكاتي    شعار   الإحداثيات 41°49′00″N 12°41′00″E / 41.816666666667°N 12.683333333333°E / 41.816666666667; 12.683333333333  [1] تقسيم إداري  البلد إيطاليا[2][3]  التقسيم الأعلى روما العاصمة (1 يناير 2015–)  خصائص جغرافية  المساحة 22.48 كيلومتر مربع (9 أكتوبر 2011)[4]  ار…

Poem by John Milton Not to be confused with Paradise (to be) Regained. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Paradise Regained – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (April 2009) (Learn how and when to remove this template message) Paradise Regained Cover, circa 1671AuthorJohn MiltonOriginal…

The Secret Life of Walter MittyPoster FilmSutradara Ben Stiller Produser Samuel Goldwyn, Jr. John Goldwyn Stuart Cornfeld Ben Stiller Ditulis oleh Steve Conrad SkenarioSteve ConradBerdasarkanThe Secret Life of Walter Mittyoleh James ThurberPemeran Ben Stiller Kristen Wiig Shirley MacLaine Adam Scott Kathryn Hahn Sean Penn Penata musikTheodore ShapiroSinematograferStuart DryburghPenyuntingGreg HaydenPerusahaanproduksiSamuel Goldwyn FilmsRed Hour FilmsNew Line Cinema[1]Distributor20t…

Japanese actress Kanako Miyamoto宮本 佳那子Kanako Miyamoto at Tokyo International Film Festival in 2013Born (1989-11-04) November 4, 1989 (age 34)Tsuchiura, Ibaraki Prefecture, JapanOccupationsActressvoice actresssingerYears active2000–presentAgentAxloneNotable workDokiDoki! PreCure as Cure SwordHeight155 cm (5 ft 1 in)[1]Children1 Kanako Miyamoto (宮本 佳那子, Miyamoto Kanako, born November 4, 1989) is a Japanese actress, voice actress and singer…

Bahasa Albania Shqipgjuha shqipeӘлбания тілі Dituturkan diAlbania dan KosovoWilayahEropa Tenggara (Balkan)Penutur6.169.000 jiwa (Ethnologue, 2000)Rumpun bahasaIndo-Eropa Albania Bentuk awalProto-Albania Albania Status resmiBahasa resmi di Albania Kosovo[a]Diakui sebagaibahasa minoritas di Kroasia Makedonia Utara Montenegro Italia Rumania SerbiaDiatur olehAkademi Ilmu Pengetahuan Albania Akademi Ilmu Pengetahuan dan Ke…

Esta página cita fontes, mas que não cobrem todo o conteúdo. Ajude a inserir referências. Conteúdo não verificável pode ser removido.—Encontre fontes: ABW  • CAPES  • Google (N • L • A) (Junho de 2020) Burst Informação geral País Suécia Gênero(s) MetalcoreMath metalHardcore punkPost-metalMetal progressivo Período em atividade 1993 - 2009 Gravadora(s) Relapse RecordsBirdnest RecordsImpression RecordsPrank Records Integra…

2014 novel by Elena Ferrante The Story of the Lost Child First edition coverAuthorElena FerranteOriginal titleStoria della bambina perdutaTranslatorAnn GoldsteinSeriesNeapolitan NovelsPublisherEuropa EditionsPublication date2014Published in English2015Pages480ISBN9781609452865Preceded byMy Brilliant Friend, The Story of a New Name, Those Who Leave and Those Who Stay  The Story of the Lost Child (Italian: Storia della bambina perduta) is a 2014 novel written by Italian author …

Halaman ini berisi artikel tentang Deoksiribosa bentuk-D yang terbentuk secara alami. Untuk bentuk- L, lihat L-deoksiribosa. D-deoksiribosa Nama Nama IUPAC 2-deoxy-D-ribose Nama lain 2-deoxy-D-erythro-pentosethyminose Penanda Nomor CAS 533-67-5 Y Model 3D (JSmol) Gambar interaktif 3DMet {{{3DMet}}} ChEBI CHEBI:28816 Y ChemSpider 4573703 Y Nomor EC PubChem CID 5460005 Nomor RTECS {{{value}}} CompTox Dashboard (EPA) DTXSID60190259 InChI InChI=1S/C5H10O4/c6-2-1-4(8)5(9)3-7/h2,4-5,7-9…

Road in Ireland N15 roadBóthar N15Route informationLength110.99 km (68.97 mi)LocationCountryIrelandPrimarydestinations(bypassed routes in italics) County Donegal Lifford* Castlefin* Killygordon* Stranorlar* Ballybofey* Donegal Laghey Ballintra Ballyshannon Bundoran County Leitrim Tullaghan Kinlough County Sligo Mullaghmore (R279) Cliffoney* Grange* Drumcliffe* Rathcormack* Sligo *bypass planned Highway system Roads in Ireland Motorways Primary Secondary Regional The N15 road is a…

盧克雷齊亞·波吉亞佩薩羅及格拉達拉領主夫人比謝列公爵夫人、薩萊諾親王妃費拉拉公爵夫人斯波萊托總督在位1499-? 出生(1480-04-18)1480年4月18日蘇比亞科逝世1519年6月24日(1519歲—06—24)(39歲)費拉拉公國費拉拉墓地多明尼聖體修道院貴族波吉亞家族配偶喬凡尼·斯福爾扎(1492-1497)阿拉貢的阿方索(1498-1500)阿方索一世·埃斯特(1502-1519)子嗣 阿拉貢的羅德里哥(…

Kembali kehalaman sebelumnya