Thiên hoàng Ōgimachi

Thiên hoàng Ōgimachi
正親町天皇
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng Ōgimachi
Thiên hoàng thứ 106 của Nhật Bản
Trị vì17 tháng 11 năm 155717 tháng 12 năm 1586
(29 năm, 30 ngày)
Lễ đăng quang22 tháng 2 năm 1560
Chinh di Đại Tướng quânAshikaga Yoshiteru
Ashikaga Yoshihide
Ashikaga Yoshiaki
Lãnh đạo của Nhật Bản trên thực tếOda Nobunaga (1573 - 1582)
Quan BạchToyotomi Hideyoshi (1585 - 1586)
Tiền nhiệmThiên hoàng Go-Nara
Kế nhiệmThiên hoàng Go-Yōzei
Thái thượng Thiên hoàng thứ 49 của Nhật Bản
Tại vị17 tháng 12 năm 1586 – 6 tháng 2 năm 1593
(6 năm, 51 ngày)
Tiền nhiệmThái thượng Thiên hoàng Go-Hanazono
Kế nhiệmThái thượng Thiên hoàng Go-Yōzei
Thông tin chung
Sinh(1517-06-08)8 tháng 6 năm 1517
Mất6 tháng 2 năm 1593(1593-02-06) (75 tuổi)
An táng25 tháng 3 năm 1593
Fukakusa no kita no Misasagi (Kyoto)
Phối ngẫuMadenokōji (Fujiwara) Fusako
Hậu duệHoàng tử Masahito
Công chúa Eikō
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Go-Nara
Thân mẫuMadenokōji (Fujiwara) Eiko
Chữ kýChữ ký của Thiên hoàng Ōgimachi

Thiên hoàng Ōgimachi (正親町天皇 (Chính Thân Đinh Thiên hoàng) Ōgimachi-tennō?, 18 tháng 6, 1517 – 6 tháng 2, 1593) là vị Thiên hoàng thứ 106 của Nhật Bản, theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống. Ông trị vì từ ngày 27 tháng 10 năm 1557 đến ngày 17 tháng 12 năm 1586, đương thời với sự chuyển tiếp giữa thời kỳ Chiến Quốcthời kỳ Azuchi-Momoyama. Tên thật (húy) của ông là Michihito (方仁 (Phương Nhân)?).[1]

Phả hệ

Michihito là con trai trưởng của Thiên hoàng Go-Nara

  • _________?
    • Con trai trưởng: Thân vương Masahito (1552-1586), tên thụy là Yōkwōin Daijō-Tennō.[2]
  • Thị nữ: Madenokōji (Fujiwara) Fusako (万里小路(藤原)房子)
    • Con gái thứ hai: Nữ vương Eikō (永高女王)
    • Con trai thứ năm: Thân Vương Sanehito (誠仁親王)

Thiên hoàng

Michihito lên ngôi vua sau khi Thiên hoàng Go-Nara qua đời.

  • Ngày 27/10/1557, thân vương Michihito kế vị ngôi ngay sau khi cha vừa qua đời, hiệu là Thiên hoàng Ōgimachi. Ông sử dung niên hiệu của cha, lập thành niên hiệu Kōji nguyên niên (1557–1558)
  • Tháng 2/1560 (niên hiệu Eiroku thứ ba, tháng thứ nhất): Michihito được tuyên bố làm Thiên hoàng. Những nghi lễ đăng quang đều có thể được thực hiện vì chúng đã được Mōri Motonari và một số người khác phải trả giá đắt.[3]
  • Tháng 6/1560 (niên hiệu Eiroku thứ ba, tháng thứ năm): Dưới sự chỉ huy của Imagawa Yoshimoto, nhưng đạo quân của tỉnh Suruga giao chiến với quân Owari; và trong trận chiến Okehazama (桶狭間の戦い Okehazama-no-tatakai), Yoshimoto đánh Oda Nobunaga, quân của Yoshimoto bị đập tan và bản thân Yoshimoto tử trận. Sau đó Nobunaga chiếm được toàn bộ tỉnh Owari. Tokugawa Ieyasu cũng chiếm toàn bộ Tỉnh Mikawa và tự phong làm chủ nhân của lâu đài Okazaki (岡崎城, Okazaki-jō).[1]
  • 1564 (niên hiệu Eiroku thứ bảy): Oda Nobunaga hoàn thành cuộc chinh phạt tỉnh Tỉnh Mino Province; và xây một lâu đài tại Gifu.[4]
  • 1568 (niên hiệu Eiroku thứ 11, tháng thứ hai): Ashikaga Yoshihide nhậm chức Chinh di Đại tướng quân.[5]
  • 1568 (niên hiệu Eiroku thứ 11, tháng thứ chín): Tướng quân Yoshihide qua đời trong căn bệnh lây (contagious disease).[5]

Tài sản của Thiên hoàng và triều đình bị lạm dụng nghiêm trọng. Quyền uy của Triều đình cũng bắt đầu suy sụp, nhưng Oda Nobunaga đã tiến vào kinh đô Kyoto và thay đổi tình trạng này. Trong các cuộc chiến của mình, Oda Nobunaga thường nhờ Thiên hoàng làm người dàn xếp, và Oda Nobunaga đã mang lại hòa bình cho đất nước Mặt trời mọc. Tuy nhiên, trong khoảng 1573, Oda Nobunaga thường xuyên đề nghị Thiên Hoàng từ ngôi, nhưng ông từ chối.

Trước khi quyền lực chính trị được chuyển giao cho Toyotomi Hideyoshi, Hoàng gia trở nên có nhiều quyền hơn, nhờ thế Thiên hoàng ngăn chặn được việc quyền hạn của ông sụp đổ. Theo chiều hướng đó, Hideyoshi và Hoàng gia thực hiện quan hệ tốt và có lợi cho cả hai bên.

Ngày 17/12/1586, ông thoái vị. Cháu nội là Thân vương Katahito (周仁親王) lên thay, trở thành Thiên hoàng Go-Yōzei[6] Cựu hoàng Ōgimachi rút về điện Sennōda. Ông qua đời vào ngày 6 tháng 2 năm 1593.

Dưới triều Ōgimachi, với sự phò tá của Oda NobunagaHideyoshi Toyotomi, Hoàng gia có khả năng dừng lại sự suy yếu của mình, vốn đã bắt đầu từ thời kỳ Chiến tranh Ōnin, và mở ra một thời kỳ phục hồi.

Ông được mai táng cùng với những Thiên hoàng khác tại ngôi mộ Hoàng gia tên Fukakusa no kita no misasagi (深草北陵) tại Fushimi-ku, kinh đô Kyoto.[7]

Công khanh

Công khanh (Kugyō, 公卿) là thuật ngữ chung, chỉ một số nhân vật quyền lực nhất gắn liền với triều đình của Thiên hoàng Nhật Bản trước thời kỳ Minh Trị. Ngay cả trong những năm mà triều đình chỉ có chút ít quyền hành, tổ chức có tôn ti này vẫn không bị phai mòn.

Tổng quan, Công khanh thường chỉ bao gồm từ ba đến bốn người. Họ là những triều thần có tôn ti, trở thành quan to trong triều nhờ vào thân thế và kinh nghiệm của mình. Dưới triều Ōgimachi, bộ máy quan lại đỉnh tầng Thái chính quan (Daijō-kan) bao gồm:

Niên hiệu

Trong suốt triều đại của mình, Thiên hoàng Ōgimachi đã đặt những niên hiệu, hay nengō sau:[1]

Chú thích

  1. ^ a b c Titsingh, I. (1834). Annales des empereurs du Japon, p. 383.
  2. ^ a b Ponsonby-Fane, Imperial House, p. 424; n.b., this Imperial Prince was enshrined in Tsukinowa no misasagi at Sennyū-ji.
  3. ^ Titsingh, p. 383; Varley, H. Paul. (1980). Jinnō Shōtōki, p. 44; n.b., a distinct act of senso is unrecognized prior to Thiên hoàng Tenji; and all sovereigns except Jitō, Yōzei, Go-Toba, and Fushimi have senso and sokui in the same year until the reign of Thiên hoàng Go-Murakami.
  4. ^ Titsingh, P. 385.
  5. ^ a b Titsingh, p. 386.
  6. ^ Sau Thiên hoàng Chính Thân Đinh, không có vị Thiên hoàng nào ở ngôi qua tuổi 40 cho đến khi Thiên hoàng Quang Cách thoái vị năm 1817 ở tuổi 47. Ngoài ra, mãi đến năm 1912, Thiên hoàng Minh Trị qua đời ở tuổi 60.
  7. ^ Ponsonby-Fane, Richard. (1959). The Imperial House of Japan, p. 423.

Tham khảo

Xem thêm

Tước hiệu
Tiền nhiệm:
Thiên hoàng Go-Nara
Thiên hoàng Nhật Bản:
Ōgimachi

1557-1586
Kế nhiệm:
Thiên hoàng Go-Yōzei

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!