1: Thống kê từ cuộc ném bom Luân Đôn vào đêm hôm trước cho thấy các công trình Old Bailey, Guildhall cùng 8 nhà thờ do Christopher Wren thiết kế đã bị phá hủy hoặc hư hại nặng.
2: Máy bay ném bom Đức, có lẽ do sai lộ trình bay, đã ném bom xuống Ireland đêm thứ hai liên tiếp.
2–4: Bardia bị máy bay ném bom và tàu hải quân ngoài khơi của Anh oanh tạc.
3: Máy bay ném bom của RAF tấn công Bremen và kênh đào Kiel tại Đức. Cây cầu bắc qua con kênh bị đánh trúng và đổ sập, tàu Yrsa của Phần Lan cũng bị chìm.[1]
5: Lãnh đạo đảng phát xít ở Wallonia là Léon Degrelle đọc diễn văn tại thành phố Liège đang bị Đức chiếm đóng và tuyên bố sự ủng hộ của Đảng Rexist đối với Đức Quốc Xã.
10: Hàng không mẫu hạm HMS Illustrious (87) bị máy bay Đức đánh bị thương khi đang trên đường tới Malta. Bằng chứng rõ ràng cho thấy Không quân Đức (Luftwaffe) đã nắm ưu thế trên không tại Địa Trung Hải. Cuộc tấn công này mở đầu cho thời kỳ khốn khó của đảo Malta trong những tháng tiếp theo.
10: Quân Hy Lạp tại Albania chiếm được con đèo chiến lược quan trọng Klisura.
11: Tại Luân Đôn, 57 người bị giết và 69 bị thương khi bom Đức rơi ngay ngoài Ngân hàng Anh, phá hủy ga Tàu điện ngầm Luân Đôn bên dưới và để lại một hố bom 120 thước.
15: Tình trạng thù địch giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản ở Trung Quốc trở nên thêm rõ rệt; một số lớn người Cộng sản đã buộc phải từ bỏ vũ khí một cách miễn cưỡng.
16: Các lực lượng Anh bắt đầu cuộc phản công đầu tiên tại Mặt trận Đông Phi, từ lãnh thổ Kenya tiến vào Ethiopia thuộc Ý.
16: Máy bay ném bom Đức tấn công kịch liệt Valletta, Malta, tàu HMS Illustrious lại bị đánh trúng lần nữa.
7: Chiến dịch Compass: sau nhiều ngày chiến đấu, một đội quân cơ động thuộc Quân đoàn XIII Anh (Lực lượng Combe) đã cắt đứt đường rút lui của Tập đoàn quân 10 Ý trong trận Beda Fomm. Không thế đột phá qua lực lượng này, khoảng 130.000 quân Ý đã ra hàng tại trong và nam Benghazi.
14: Quân đoàn châu Phi bắt đầu tiến về phía đông tới các vị trí tiền tiêu của Anh tại El Agheila. Quân Anh ở Bắc Phi lúc này đã bị suy yếu do việc điều quân đến Hy Lạp.
15: Người Do Thái ở Áo bị trục xuất đến các khu Do Thái ở Ba Lan.
19: Mở đầu "cuộc oanh tạc ba đêm" tại Swansea, South Wales. Sau 3 đêm bị ném bom dữ dội đó, trung tâm thị trấn Swansea gần như bị xóa sổ hoàn toàn.
20: Quân Đức và quân Anh đụng độ lần đầu tiên tại Bắc Phi—ở El Agheila, tây Libya.
21: Các lực lượng Đức tiến qua Bulgaria hướng đến mặt trận Hy Lạp.
24: Tàu ngầm U-boat của Đức ngày càng thành công tại Đại Tây Dương.
24: François Darlan được chỉ định làm người đứng đầu chính phủ Vichy ở Pháp.
25: Tàu ngầm Anh "Upright" đánh chìm tuần dương hạm Ý "Armando Diaz" ở Địa Trung Hải.
10: Quân Anh và quân Ý đụng độ trong một cuộc giao tranh ngắn tại Eritrea.
10: Thương vong nặng nề ở Portsmouth sau một đêm ném bom dữ dội của Luftwaffe.
11: Tổng thống Roosevelt ký dự luật Cho vay-Cho thuê (đã được lưỡng viện Quốc hội thông qua) cho phép Anh, Trung Quốc và các quốc gia đồng minh khác mua thiết bị quân sự và hoãn thanh toán cho đến hết chiến tranh.
12: Lực lượng thiết giáp hạng nặng của Đức - các xe tăng Panzer - đến Bắc Phi, chuẩn bị cho cuộc tấn công lớn đầu tiên của Đức tại đây.
13: Luftwaffe tung lực lượng lớn tấn công Glasgow và các khu công nghiệp vận tải dọc sông Clyde.
17: Trong tuần này, các đội hộ tống Đồng Minh chịu thiệt hại nặng nề tại trung Đại Tây Dương.
17: Hoa Kỳ chuyển đổi Khu Quân đoàn thành Bộ tư lệnh Quốc phòng, thuật ngữ Quân đoàn được gán lại thành một bộ tư lệnh chiến trường trung gian của một Tập đoàn Quân.
19: Cuộc oanh tạc Luân Đôn dữ dội nhất từ đầu năm đến nay, bom cháy gây thiệt hại nặng nề; Plymouth và Bristol tiếp tục bị ném bom.
20: Chiến dịch Tấn công Mùa xuân của Ý bị đình chỉ sau những tổn thất nặng nề trong khi hầu như không có được tiến triển gì.
21: Nội các Nam Tư từ chức để phản đối hiệp ước mà Hoàng tử Paul đã ký với Đức Quốc Xã. Những cuộc biểu tình đường phố nổ ra, biểu thị mối ác cảm sâu sắc đối với Đức.
24: Rommel chiếm lại El Agheila trong chiến dịch tấn công đầu tiên của ông. Quân Anh rút lui và trong vòng 3 tuần bị đánh bật trở lại Ai Cập.
25: Các xuồng máy nổ cải tiến (MTM) thuộc Đội Thuyền Chiến số 10 của Ý đánh đắm tuần dương hạm hạng nặng HMS York (90), tàu chở dầu cỡ lớn Pericles của Na Uy, một tàu chở dầu khác và một tàu chở hàng tại vịnh Suda, Crete.
27: Hoàng tử Peter lên ngôi Peter II của Nam Tư và nắm quyền đất nước sau một cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ thân Đức của hoàng tử nhiếp chính.
Tháng 4: những cuộc oanh tạc dữ dội vào các thành phố của Anh vẫn tiếp diễn, và thiệt hại nặng nề của các đội hộ tống ở Đại Tây Dương tiếp tục gia tăng.
1: Quân Anh rút lui sau khi thua trận tại El Agheila, Libya. Rommel quyết định tiếp tục tiến công.
10: Greenland bị Hoa Kỳ chiếm đóng. Với sự chấp thuận của một "nhà nước Đan Mạch tự do", Hoa Kỳ sẽ tiến hành xây dựng các căn cứ hải quân và không quân đối phó với chiến tranh tàu ngầm của Đức.
10: Quân Đức vây hãm Tobruk; một phần lực lượng của Rommel tiến về phía đông chiếm Đồn Capuzzo và Sollum nằm trên biên giới Ai Cập.
10: Hành động thù địch đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Đức trong cuộc chiến: khu trục hạm USS Niblack của Hoa Kỳ đang cứu vớt những người sống sót của một tàu chở hàng Hà Lan vừa bị tàu ngầm Đức đánh chìm thì phát hiện chiếc U-boat chuẩn bị tấn công, và đã dùng thùng nổ sâu đánh đuổi được nó.
11: Mặc dù vẫn đang "trung lập", nhưng Hoa Kỳ đã bắt đầu những cuộc tuần tra trên biển tại Bắc Đại Tây Dương.
16: Quân Đức tiếp tục tiếp xuống phía nam tại Nam Tư; cô lập đạo quân Hy Lạp ở Albania.
17: Nam Tư đầu hàng. Một chính phủ lưu vong được thành lập ở Luân Đôn. Quốc vương Peter trốn thoát sang Hy Lạp.
18: Thủ tướng Hy Lạp Alexandros Koryzis tự tử; người Anh lên kế hoạch sơ tán quy mô lớn khỏi Hy Lạp.
18: Tại Iraq, theo quy định của Hiệp ước Anh-Iraq, các lực lượng Anh từ Ấn Độ bắt đầu đổ bộ tại Basra.
19: Luân Đôn hứng chịu cuộc không kích dữ dội nhất trong cuộc chiến; Nhà thờ St. Paul bị hư hại nhẹ; các nhà thờ của Christopher Wren bị hư hại nặng hoặc bị phá hủy.
21: 223.000 binh sĩ Hy Lạp bị quân Đức cô lập tại Albania đầu hàng.
22: Bộ đội và thường dân Anh bắt đầu sơ tán khỏi Hy Lạp.
23: Chính phủ Hy Lạp sơ tán đến Crete, nơi mà Churchill quyết tâm phải giữ bằng được.
24: Các lực lượng Anh và Úc sơ tán khỏi Hy Lạp đến Crete và Ai Cập.
24: Đêm thứ ba Plymouth bị Luftwaffe oanh tạc dữ dội.
25: Rommel đánh thắng một trận quan trong tại đèo Halfaya, gần biến giới Ai Cập.
25: Quân đội phe Trục đánh bại các lực lượng Thịnh vượng chung trong trận Thermopylae, sau khi tướng George Vasey của Úc tuyên bố chắc chắn là họ sẽ không thua.
26: Rommel tiến đánh phòng tuyến Gazala và tiến vào Ai Cập; nhưng Tobruk vẫn tiếp tục trụ vững.
27: Các máy bay tiêm kích Hurricane được chuyển giao tại Malta, một sự tăng viện quan trọng cho hòn đảo đang bị phong tỏa.
30: Rommel được lệnh chấm dứt các đợt công kích Tobruk sau những thất bại.
30: Các lực lượng vũ trang Iraq đánh chiếm cao nguyên ở phía nam căn cứ không quân RAF Habbaniya và thông báo cho chỉ huy căn cứ rằng mọi chuyến bay phải bị đình chỉ ngay lập tức.
Tháng 5 năm 1941
1: Bắt đầu 7 đêm liền Liverpool bị Luftwaffe oanh tạc, gây ra sự hủy diệt diện rộng.
2: Quân Anh tại căn cứ RAF Habbaniya mở những cuộc không kích tiền trạm nhằm vào các lực lượng Iraq đang bao vây họ, mở màn cuộc Chiến tranh Anh-Iraq.
3: Belfast, Bắc Ireland tiếp tục bị Luftwaffe ném bom dữ dội.
3: Các lực lượng Anh tại Ethiopia bắt đầu phong tỏa Amba Alagi, nơi quân Ý do Công tước Aosta bố trí phòng thủ.
6: Với việc phần lớn không lực Iraq bị tiêu diệt và các lực lượng Iraq bao vây RAF Habbaniya thường xuyên bị pháo kích, họ quyết định bỏ vây rút lui.
6: Luftwaffe tiến hành chuyển một lực lượng nhỏ tới được Iraq.
7: 2 đội quân Iraq bị phát hiện trên địa hình trống trải nằm giữa Habbaniya và Fallujah, khoảng 40 máy bay Anh liền tấn công gây thương vong nặng nề cho đối phương.
8: Các đội hộ tống tiếp tục chịu tổn thất nặng nề tại Đại Tây Dương; tuy nhiên hải quân Anh đã bắt được một tàu ngầm U-boat (chiếc U-110) cùng một bản sao của máy "Enigma". Điều này về sau sẽ giúp xoay chuyển tình thế cuộc chiến tại Đại Tây Dương.
10: Rudolf Hess bị bắt tại Scotland sau khi ra khỏi máy bay; ông ta tự xưng mình có nhiệm vụ đàm phán hòa bình với Anh Quốc.
10: Hạ Nghị viện Anh bị Luftwaffe không kích gây hư hại. Hull, Liverpool, Belfast và khu vực đóng tàu trên sông Clyde ở Scotland cũng là mục tiêu bị nhắm đến. Đây có thể coi như kết thúc của chiến dịch Blitz, trước khi Đức chuyển sang tập trung vào Liên Xô ở Mặt trận phía Đông.
10: "Cuộc đình công 100.000" bắt đầu tại Liège, Bỉ nhân 1 năm ngày cuộc xâm chiếm của Đức (1940). Nó nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh cho đến khi gần 70.000 công nhân tham gia đình công.[2]
12: RAF ném bom nhiều thành phố của Đức, trong đó có Hamburg, Emden và Berlin.
12: Liên Xô công nhận "Chính phủ Vệ quốc" của Rashid Ali ở Iraq.
20: Phái đoàn quân sự Đức, "Special Staff F" (Sonderstab F), được thành lập để điều đến Iraq hỗ trợ cho "Phong trào Tự do Ả Rập tại Trung Đông. Sonderstab F có bao gồm Fliegerführer Irak và các đơn vị khác đã ở sẵn tại Iraq.
21: Tàu buôn Hoa Kỳ SS Robin Moor bị tàu ngầm Đức U-69 đánh chìm. Vụ việc này gây chấn động, và tổng thống Roosevelt tuyên bố ngắn gọn về một "tình trạng khẩn cấp quốc gia không giới hạn".
21: Phó vương Ý ở Ethiopia đầu hàng. Tàn quân Ý vẫn tiếp tục chiến đấu.
22: Quân đội Iraq phản công thất bại vào các lực lượng Anh tại Fallujah và bị đẩy lui.
23: Adolf Hitler ban hành "Chỉ thị Fuhrer số 30" về việc hỗ trợ "đồng minh tự nhiên chống người Anh" của ông là "Phong trào Tự do Ả Rập tại Trung Đông".
6: Anh tăng cường cung cấp máy bay tiêm kích cho Malta; còn Luftwaffe tiếp tục tấn công.
8: Các vùng Syria và Liban do chính phủ Vichy kiểm soát bị các lực lượng Úc, Anh, Pháp Tự do và Ấn Độ tiến công.
9: Phần Lan bắt đầu động viên chuẩn bị cho cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía Liên Xô.
9: Quân Anh và Úc vượt sông Litani, đánh bật các lực lượng Vichy. Moshe Dayan, lúc này đang là chỉ huy một đơn vị Úc, bị mất một mắt. Câu chuyện được công bố vào ngày hôm sau và ông trở nên nổi tiếng.[3]
10: Assab, cảng cuối cùng do người Ý kiểm soát ở Đông Phi thất thủ.
13: Quân Úc tiếp tục đánh qua tuyến phòng ngự của Pháp Vichy và tiến về Beirut, chiến thắng trận Jezzine.
13: Liên Xô bắt đầu trục xuất người Litva đi Siberia. Việc trục xuất kéo dài 5 ngày với tổng cộng 35.000 người Litva, trong đó có 7.000 người Do Thái.[4]
14: Mọi tài sản của Đức và Ý ở Hoa Kỳ đều bị phong tỏa.
14: 10.100 người Estonia và 15.000 người Latvia bị trục xuất đi Siberia.
16: Mọi tòa lãnh sự của Đức và Ý ở Hoa Kỳ đều được lệnh đóng cửa, mọi nhân viên phải rời khỏi nước này trước ngày 10 tháng 7.
22: Đức Quốc Xã xé bỏ hiệp ước Xô-Đức và tấn công xâm lược Liên Xô, chiến dịch Barbarossa với 3 mũi nhọn nhắm vào Leningrad, Moskva và vùng công nghiệp Donbass-đồng bằng trung và hạ lưu sông Volga. Romania cũng theo phe Đức tiến đánh khu vực biên giới châu Âu tây nam Liên Xô.
23: Tối muộn hôm ấy, Hitler lần đầu tiên tới tổng hành dinh của mình tại Rastenburg, Đông Phổ (biệt danh "Hang Sói" - Wolfsschanze) và sống 800 ngày tại đây cho đến ngày 20 tháng 11 năm 1944.
24: Các lực lượng Đức tiến vào Vilnius. Dân quân Litva bắn chết mấy chục người Do Thái trên đường phố, và thường dân chứng kiến đã hoan hộ họ. Đức bắt cóc 60 "con tin" người Do Thái và 30 người Ba Lan. Chỉ 6 người trở về được.[4]
1: Tướng Auchinleck thay thế tướng Wavell tại Bắc Phi.
1: Quân Anh thắng quân Pháp Vichy trong trận Palmyra tại Syria.
1: Tất cả đàn ông Hoa Kỳ trên 21 tuổi bị buộc phải đăng ký quân dịch.
1: Quân Đức chiếm Riga, thủ đô Latvia trên đường đến Leningrad.
2: Thảm sát Ponary bắt đầu, nhiều tù binh Liên Xô trong chiến dịch Barbarossa bị xử bắn. Hàng trăm người Do Thái bị trục xuất khỏi Vilnius đến gần Ponary, ngoại ô Vilnius, tại đó họ bị bắt hoặc chôn sống trong các hố bồn chứa nhiên liệu. Việc trục xuất và xử bắn người Do Thái với quy mô lớn vẫn tiếp diễn cho đến năm 1943.
2: Quân Hungary chiếm thành phố Stanisławów và nhiều thị trấn khác thuộc Ukraina ngày nay.[5]
16: Xe tăng Panzer Đức do Guderian chỉ huy tiến sát Smolensk, gia tăng uy hiếp với Moskva.
17: Luftwaffe tiếp tục không kích đảo Malta.
19: Ký hiệu chiến thắng "V" được công nhận một cách không chính thức là ký hiệu của Đồng Minh, cùng với mô típ Bản Giao hưởng số 5 của Ludwig van Beethoven.
28: Quân Nhật chiếm đóng miền nam Đông Dương. Chính quyền thuộc địa Pháp Vichy được Nhật cho phép tiếp tục cai trị Việt Nam, còn Pháp cũng đồng ý để Nhật đóng giữ các căn cứ tại Đông Dương.
28: Quân Đức tiến đánh Smolensk, đồng thời củng cố thế đứng tại các quốc gia Baltic; người Do Thái bản địa vùng Baltic bị tận diệt.
31: Theo chỉ thị của Adolf Hitler, Hermann Göring chính thức ra lệnh cho tướng SS là Reinhard Heydrich "đệ trình cho tôi càng sớm càng tốt một kế hoạch tổng thể về các biện pháp hành chính vật chất và tài chính cần thiết để tiến hành giải pháp cuối cùng mong muốn về vấn đề Do Thái".
31: Bộ trưởng hải quân Nhật tố cáo Hoa Kỳ xâm phạm lãnh hải tại Vịnh Sukumo rồi bỏ chạy.
1: Đức tuyên bố Galicia là địa hạt thứ năm của "Chính phủ Chung" (Generalgouvernement).[5]
2: Tất cả radio dân sự tại Na Uy bị quân Đức chiếm đóng tịch thu.[1]
2: Tư lệnh SS Hans Krueger ra lệnh "đăng ký" hàng trăm trí thức Do Thái và Ba Lan tại Stanisławów, những người này sau đó đã bị tra tấn và giết hại. Đây là lần đầu tiên phương pháp "mỗi viên đạn một người Do Thái" được thực hiện tại Galicia.[5]
5: Quân Đức bao vây Hồng quân tại Smolensk và bắt được 300.000 lính; Oryol bị chiếm.
6: Đức chiếm Smolensk.
6: Chính phủ Hoa Kỳ và Anh cảnh cáo Nhật Bản không xâm phạm Thái Lan.
20: Sư đoàn Bộ binh 250 Đức ("Sư đoàn Xanh"), bao gồm quân tình nguyện Tây Ban Nha được thành lập và bắt đầu chuyển tới Ba Lan.[1]
22: Các lực lượng Đức tiến sát Leningrad; cư dân thành phố tiếp tục gấp rút xây đắp các công sự.
25: Anh và Liên Xô mở Chiến dịch Countenance xâm chiếm Iran để đảm bảo các mỏ dầu tại Abadan cùng các tuyến đường quan trọng nhằm cung cấp vật liệu chiến tranh cho Liên Xô.
27: Tàu ngầm U-boat U-570 buộc phải nổi lên tại Iceland và bị Hải quân Hoàng gia Anh bắt, về sau trở thành tàu HMS Graph phục vụ chiến đấu cho Anh.
28: Quân Đức, với sự trợ giúp của quân tình nguyện Estonia, đánh chiếm Tallinn từ tay Liên Xô.
30: Xe buýt Shetland, một nhóm hoạt động đặc biệt bí mật đã thiết lập một liên kết lâu dài giữa Shetland, Scotland và Na Uy đang bị Đức chiếm đóng, bắt đầu đi vào hoạt động.
31: Leningrad bắt đầu có dấu hiệu bị phong tỏa.
31: Lính Đức dàn dựng một cuộc tấn công vào binh sĩ của mình do người Do Thái thực hiện tại Khu Do Thái Vilna (sự kiện Đại Khích Động), và dẫn đến một vụ bắt bớ hàng loạt để 'trả đũa' nhằm vào dân cư khu Do Thái cũ, những người này bị sát hại tại Ponary ba ngày sau đó.[4]
Tháng 9 năm 1941
1: Với sự hỗ trợ của quân Phần Lan ở phía bắc, quân Đức hoàn toàn cô lập thành phố Leningrad.
1: Đạo luật Nuremberg năm 1935 bắt tất cả người Do Thái sống dưới sự cai trị của Đức phải đeo phù hiệu Ngôi sao David với chữ "Do Thái" được viết rõ trên đó, họ bị cấm chung sống hoặc kết hôn với người không phải Do Thái và không được phép rời khỏi nơi sinh sống nếu không có sự đồng ý bằng văn bản. Đạo luật này do Heydrich ký và có hiệu lực vào ngày 19 tháng 9.[7]
3: Cuộc thảm sát toàn bộ 3.700 cư dân khu Do Thái cổ tại Vilnius bắt đầu tại Ponary với 10 thành viên của cơ quan Judenrat.[4]
3: Những người Do Thái tại Khu Do Thái Vilna bị bắt phải giao nộp tất cả các món đồ vàng bạc của mình.[4]
4: USS Greer trở thành tàu chiến Hoa Kỳ đầu tiên bị hỏa lực từ tàu ngầm U-boat Đức tấn công trong chiến tranh. Căng thắng giữa hai nước gia tăng, Hoa Kỳ nhận trách nhiên hộ tống tàu thuyền vận tải giữa Tây Bán Cầu với Châu Âu.
5: Đức chiếm đóng Estonia.
6: 6.000 người Do Thái bị bắn tại Ponary, một ngày sau khi mệnh lệnh thành lập khu Do Thái Vilna được ban hành.
7: Berlin bị máy bay ném bom RAF đánh phá dữ dội.
8: Cuộc phong tỏa Leningrad bắt đầu, kéo dài 900 ngày đêm. Stalin ra lệnh trục xuất người Đức tại khu vực Volga đi Siberia.
15: Một "chế độ tự trị" tại Estonia do Hjalmar Mäe đứng đầu được ban quân quản Đức chỉ định.
15: "Hành động Di chuyển" tại Khu Do Thái Vilna. Trong số 3.500 người Do Thái được "di chuyển" giữa các phân khu, chỉ có 550 tới nơi. 2.950 người còn lại đã bị bắn tại Ponary.
1: Hoạt động Lễ Đền Tội tại Khu Do Thái Vilna (chiến dịch thủ tiêu của Đức) bắt đầu. Trong 4 sự kiện riêng biệt, có 3.900 người Do Thái bị bắt cóc và bắn chết tại Ponary, cộng thêm 2.000 người khác vào 2 ngày sau đó.[4]
3: Mahatma Gandhi kêu gọi những người ủng hộ bắt đầu cuộc phản kháng thụ động chống lại sự cai trị của người Anh tại Ấn Độ.
7: RAF ném bom ban đêm dữ dội tại Berlin, vùng Ruhr và Cologne, nhưng bị thiệt hại nặng nê.
8: Quân Đức tiến đến biển Azov ở miền nam Liên Xô và chiếm được Mariupol.
10: Quân Đức bao vây 660.000 lính Hồng quân gần Vyazma (phía đông Smolensk).
12: Hàng không mẫu hạm HMS Ark Royal đưa một phi đội máy bay tiêm kích Hurricane tới Malta.
12: Cuộc thảm sát Chủ Nhật Đẫm Máu tại Khu Do Thái Stanisławów, 8.000–12.000 người Do Thái bị SIPO (cảnh sát Ukrainia) cùng với lính mặc đồng phục SS quây tròn và bắn xuống hố.[5]
14: Quân Đức tổng tấn công tuyến phòng thủ thứ hai của Quân đội Liên Xô tại Moskva.
16: Chính phủ Liên Xô bắt đầu di tản đến thành phố Samara trên sông Volga, nhưng Iosif Vissarionovich Stalin vẫn ở lại Moskva. Người dân thủ đô tích cực xây dựng các hào chống tăng và công sự khác để bảo vệ thành phố.
16: Thêm 3.000 người Do Thái bị giết tại khu Do Thái Vilna.[4]
17: Khu trục hạm USS Kearny (DD-432) bị tàu ngầm U-568 phóng thủy lôi đánh bị thương ở gần Iceland, 11 thủy thủ thiệt mạng. Họ là những thương vong quân sự đầu tiên của Hoa Kỳ trong cuộc chiến.
17: Chính phủ Nhật Bản của thủ tướng Fumimaro Konoe sụp đổ, hy vọng hòa bình tại Thái Bình Dương trở nên rất mong manh.
18: Lực lượng tăng viện của Hồng quân từ Siberia tới Moskva; Stalin được tin báo chắc chắn rằng người Nhật sẽ không tấn công Liên Xô từ phía đông.
19: "Tình trạng phong tỏa" chính thức được công bố tại Moskva; thành phố được thiết quân luật.
19: Luxembourg (đang bị Đức chiếm đóng) tuyên bố về việc "Judenrein" ("Thanh lọc Do Thái").
20: Fritz Hotz, tư lệnh Đức tại Nantes bị quân kháng chiến Pháp giết chết; 50 con tin liền bị bắn để trả thù. Vụ việc này sẽ trở thành một hình mẫu cho chính sách chiếm đóng của Đức trong tương lai.
21: Quân New Zealand đổ bộ tại Ai Cập và tiếp quản Đồn Capuzzo.
21: Đàm phán tại Washington, D.C. giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản có dấu hiệu đổ vỡ.
22: Tại Odessa, một quả bom nổ chậm của Liên Xô giết chết 67 người tại tổng hành dinh Romania, trong đó có tư lệnh Romania là tướng Ioan Glogojeanu. Cùng ngày hôm đó, Thảm sát Odessa bắt đầu và tiếp diễn trong 2 ngày. Từ 25.000 đến 34.000 người Do Thái bị dẫn thành một đoàn dài và bị bắn chết xuống một con hào chống tăng, hoặc thiêu sống sau khi dồn đống lại.
22: 35.000 người Do Thái bị đẩy tới Khu Do Thái Slobodka và phải chịu tình trạng đông lạnh trong vòng 10 ngày. Rất nhiều người đã chết vì cóng.
28: Hoạt động thảm sát đầu tiên tại Bolekhiv – 1.000 người Do Thái bị quây tròn theo danh sách, bị tra tấn và ngày hôm sau, 800 người sống sót bị bắn hoặc chôn sống ở khu rừng gần đó.
29: Thanh lý Khu Do Thái Vilna II. 2.500 người Do Thái bị giết.[4]
30: Franklin D. Roosevelt chấp nhận khoản tiền 1 tỷ đô la Cho Vay-Cho Thuê để hỗ trợ Liên Xô.
31: Khu trục hạm USS Reuben James bị trúng thủy lôi từ tàu ngầm U-552 của Erich Topp gần Iceland, hơn 100 thủy thủ Hoa Kỳ thiệt mạng. Đây là tổn thất đầu tiên của một "tàu chiến trung lập" Hoa Kỳ.
Tháng 11 năm 1941
1: Franklin D. Roosevelt tuyên bố lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ từ giờ sẽ nằm dưới quyền điều khiển trực tiếp của Hải quân Hoa Kỳ, một sự chuyển đổi thường chỉ dành cho thời chiến.
3: Hoạt động Gelbschein III tại Khu Do Thái Vilna. 1.200 người Do Thái bị giết.[4]
6: Stalin diễn thuyết tại Liên Xô lần thứ 2 trong 3 thập kỷ cầm quyền (lần thứ nhất là vào ngày 2 tháng 7 cùng năm này), tuyên bố thắng lợi của Hồng quân đã gần kề.
19: Tuần dương hạm hạng nhẹ HMAS Sydney của Úc và Tuần dương hạm phụ trợ Đức Kormoran đánh chìm lẫn nhau ngoài khơi tây Úc. Toàn bộ 648 thủy thủ đoàn trên chiếc HMAS Sydney thiệt mạng.
22: Rostov-on-Don ở miền Nam Liên Xô rơi vào tay quân Đức.
22: Anh gửi tối hậu thư cho Phần Lan đòi chấm dứt chiến tranh với Liên Xô, nếu không sẽ phải chiến tranh với phe Đồng Minh.
22: Rommel bắt đầu phản công và chiếm lại Sidi Rezegh ở phía nam Tobruk mà quân Đồng Minh vừa chiếm vài ngày trước. Quân Anh chịu thiệt hại nặng nề.
23: Rommel tiếp tục tấn công tại Sidi Rezegh; tổn thất của Đồng Minh tiếp tục tăng thêm.
23: Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận với chính phủ lưu vong Hà Lan, theo đó Hoa Kỳ sẽ chiếm cứ Suriname để bảo vệ các mỏ bô xít tại đó.
26: Kido Butai - một hạm đội 33 tàu chiến và tàu phụ trợ của Nhật, trong đó có 6 hàng không mẫu hạm, nhổ neo từ vịnh Hitokapu ở miền bắc Nhật Bản tiến về quần đảo Hawaii.
26: Tối hậu thư Ghi chú Hull được Hoa Kỳ trao cho Nhật.
26: Sau cuộc tiến công chớp nhoáng vào Ai Cập, Rommel rút về Bardia để tiếp liệu; trong thời gian đó Tobruk đã tạm thời được giải vây khi Tập đoàn quân 8 Anh gặp lực lượng bị vây.
28: Trận Moskva – Quân thiết giáp Đức tiến tới ngoại ô Moskva, gần kênh đào Moskva-Volga.
28: Lực lượng cuối cùng của Ý tại Đông Phi đầu hàng trong trận Gondar.
1: Khoảng 20.000 người Do Thái được lệnh chuyển vào khu Do Thái Stanisławów, và những người không phải Do Thái được lệnh chuyển ra.[5]
1: Sĩ quan SS Karl Jäger báo cáo về "Cuộc thanh lọc Do Thái Litva" với một số ngoại lệ.[4]
2: Thủ tướng Nhật Tojo bác bỏ những "thăm dò hòa bình" của Hoa Kỳ.
2: Một đội tuần tra công binh tác chiến Đức tiến tới thị trấn Khimki, ngoại vi tuyến phòng thủ Moskva, địa điểm mà quân Đức tiến được tới gần thủ đô Liên Xô nhất.
3: Chế độ cưỡng bách tòng quân ở Anh mở rộng đến tất cả đàn ông từ 18 đến 50 tuổi. Phụ nữ cũng sẽ phục vụ trong các đội cứu hỏa và nhóm phụ trợ phụ nữ.
3: Các công nhân mỏ bản địa tại Congo thuộc Bỉ đình công.
3: 'Hoạt động Tội phạm' ở Khu Do Thái Vilna bắt đầu, tiếp diễn đến hôm sau. 157 người Do Thái bị giết tại Ponary.[4]
4: Cuộc tấn công của Đức tại Moskva thất bại.
4: Các lực lượng hải quân và lục quân Nhật Bản tiếp tục tiến về phía Trân Châu Cảng và vùng Đông Nam Á.
5: Đức đình chỉ cuộc tiến công vào Moskva; Hồng quân Liên Xô bắt đầu phản công.
6: Anh tuyên chiến với Phần Lan.
6: 'Hoạt động Công nhân Gestapo' tại Khu Do Thái Vilna – 800 người Do Thái và 10 người Ba Lan bị bắn tại Ponary.[4]
9: Trung Quốc chính thức tuyên chiến với Nhật, 4 năm sau khi 2 nước có chiến tranh với nhau kể từ Sự kiện Lư Câu Kiều ngày 7 tháng 7 năm 1937. Trung Quốc cũng tuyên chiến với Đức và Ý. Úc chính thức tuyên chiến với Nhật.
13: Hungary tuyên chiến với Hoa Kỳ và Anh Quốc, 2 nước này cũng đáp trả bằng cách tuyên chiến với Hungary.
13: Quân Nhật do tướng Yamashita Tomoyuki chỉ huy tiếp tục tiến vào Mã Lai. Quân Nhật dưới quyền tướng Homma Masaharu đã được thiết lập vững chắc ở bắc Philippines. Hồng Kông bị đe dọa.
^ abGotovitch, José; Aron, Paul biên tập (2008). Dictionnaire de la Seconde Guerre Mondiale en Belgique. Brussels: André Versaille éd. tr. 372. ISBN978-2-87495-001-8.
Prinses Helene, met haar man Prins Harald Helene Adelheid van Sleeswijk-Holstein-Sonderburg-Glücksburg (Holstein, 1 juni 1888 - Hellerup, 30 juni 1962) was een Duitse prinses uit het huis Sleeswijk-Holstein-Sonderburg-Glücksburg. Zij was de derde dochter van hertog Frederik Ferdinand van Sleeswijk-Holstein en diens vrouw Caroline Mathilde. Ze trouwde op 28 april 1909 met prins Harald Christiaan van Denemarken, een zoon van koning Frederik VIII van Denemarken en diens vrouw Louise. Het paar ...
Untuk kegunaan lain, lihat Syahadat (disambiguasi). Bagian dari seriIslam Rukun Iman Keesaan Allah Nabi dan Rasul Allah Kitab-kitab Allah Malaikat Hari Kiamat Qada dan Qadar Rukun Islam Syahadat Salat Zakat Puasa Haji Sumber hukum Islam al-Qur'an Sunnah (Hadis, Sirah) Tafsir Akidah Fikih Syariat Sejarah Garis waktu Muhammad Ahlulbait Sahabat Nabi Khulafaur Rasyidin Khalifah Imamah Ilmu pengetahuan Islam abad pertengahan Penyebaran Islam Penerus Muhammad Budaya dan masyarakat Akademik Akhlak A...
علم بنسيلفانيا الاعتماد 29 أبريل 1900 الاختصاص بنسيلفانيا تعديل مصدري - تعديل علم بنسيلفانيا علم حاكم بنسيلفانيا علم بنسيلفانيا علم يمثل كومونولث بنسيلفانيا، يتكوّن من خلفية زرقاء عليها شعار النبالة للولاية.[1] اعتمد العلم في العام 1907. في صيف 2007 اقترح مشروع قان...
Дуглас ЕразмусDouglas ErasmusЗагальна інформаціяГромадянство ПАРНародження 4 квітня 1990(1990-04-04) (33 роки)Беноні, Трансвааль, ПАРAlma mater University of PretoriadСпортВид спорту спортивне плавання[1] Участь і здобутки Дуглас Еразмус (англ. Douglas Erasmus, 4 квітня 1990) — південноафриканський пл
America-class amphibious assault ship For other ships with the same name, see USS America. USS America with F-35Bs, MV-22 Ospreys, and several helicopters on deck History United States NameAmerica[8] NamesakeUnited States Awarded1 June 2007 BuilderHuntington Ingalls Industries Laid down17 July 2009[6] Launched4 June 2012[1] Sponsored byLynne Pace[6] Christened20 October 2012[2] Acquired10 April 2014[2][3][4] Commissioned11 Octobe...
This is a list of Australian films released in 2004. This article is part of a series on theCinema ofAustralia List of Australian films Early years and the Silent film era pre 1910 1910s 1920s The war years and post-World War II 1930s 1940s 1950s 1960s 1970s 1970 1971 1972 1973 1974 1975 1976 1977 1978 1979 1980s 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990s 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000s 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010s 2010 2011 2012...
Feridun Zaimoglu bei einer Ausstellung seiner Bilder in Kiel (2013) Feridun Zaimoglu, türkische Schreibweise Feridun Zaimoğlu [zaiˈmoːlu] (* 4. Dezember 1964 in Bolu, Türkei), ist ein deutscher Schriftsteller und bildender Künstler. Inhaltsverzeichnis 1 Herkunft und Studium 2 Künstlerisches Schaffen 3 Teilnahme am politischen Diskurs 4 Werke (Auswahl) 4.1 Buchveröffentlichungen 4.2 Theaterstücke (zusammen mit Günter Senkel) 4.3 Buch- und Zeitschriftenbeiträge, Sonstiges 5 Auszeichn...
Dendrobium cunninghamii Klasifikasi ilmiah Kerajaan: Plantae Divisi: Tracheophyta Kelas: Liliopsida Ordo: Asparagales Famili: Orchidaceae Genus: Dendrobium Spesies: Dendrobium cunninghamii Nama binomial Dendrobium cunninghamiiLindl. Dendrobium cunninghamii adalah spesies tumbuhan yang tergolong ke dalam famili Orchidaceae. Spesies ini juga merupakan bagian dari ordo Asparagales. Spesies Dendrobium cunninghamii sendiri merupakan bagian dari genus Dendrobium.[1] Nama ilmiah dari spesies...
Brazilian politician, writer, journalist, and theologian Plínio SalgadoPlínio Salgado in 1959President of the Brazilian Integralist ActionIn officeFebruary 28, 1934 – December 2, 1937Preceded byPosition establishedSucceeded byPosition abolishedMember of the Chamber of DeputiesIn officeMarch 18, 1963 – February 2, 1975ConstituencySão PauloIn officeFebruary 2, 1959 – March 18, 1963ConstituencyParanáState Deputy of São PauloIn officeJuly 15, 1927 –...
Theatre building in Vienna, 1874 to 1881 The Ringtheater in 1881 The Ringtheater was a popular theater in Vienna, Austria. In 1881, it was destroyed in the Ringtheater fire that killed 384 people. The site now houses the federal headquarters of police for Vienna. Construction The Ringtheater from a drawing The Ringtheater was built between 1872 and 1874 by Heinrich von Förster, following plans by Emil Ritter. It opened on January 17, 1874, under the direction of Albin Swoboda, Sr. as an 'Op...
Podróż apostolska do Kamerunu i Angoli Pojednanie, sprawiedliwość i pokój. Papież Benedykt XVI Termin pielgrzymki 17 marca–23 marca 2009 1. państwo Kamerun Miejscowości Jaunde 2. państwo Angola Miejscowości Luanda Podróż apostolska Benedykta XVI do Kamerunu i Angoli odbyła się 17–23 marca 2009. Plan podróży Wtorek 17 marca godz. 10:00 – wylot z międzynarodowego lotniska Fiumicino do stolicy Kamerunu Jaunde; godz. 16:00 – przylot na międzynarodowe lotnisko...
Ảnh chụp cảnh đánh bom năm 1965 đã khiến Robbins thiệt mạng. Barbara Annette Robbins (ngày 26 tháng 7 năm 1943[1] – ngày 30 tháng 3 năm 1965) là thư ký người Mỹ làm việc cho Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). Cô bị giết trong một vụ đánh bom xe vào Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Robbins là nữ nhân viên đầu tiên bị giết trong lịch sử CIA, người phụ nữ Mỹ đầu tiên chết trong chiến tr...
«Billie Jean»Sencillo de Michael Jacksondel álbum ThrillerLado B Can't Get Outta the Rain (US)It's the Falling in Love (UK)Publicación 1 de noviembre de 1982Formato Sencillo de 7 sencillo de 12 Descarga digitalGrabación 1982Género(s) Post-disco, R&B, dance pop, synth pop, synth funkDuración 4:54 (álbum / versión individual)6:23 (versión de 12)Discográfica EpicAutor(es) Michael JacksonProductor(es) Michael Jackson y Quincy JonesCalificaciones profesionales 5x 5 000 000Posicionam...
Ada usul agar artikel ini digabungkan ke Recovery (album). (Diskusikan) RecoveryAlbum studio karya EminemDirilisJune 18, 2010(see release history)Direkam2009–2010 Various recording locationsGenreHip hopDurasi77:06LabelAftermath, Interscope, ShadyProduserDr. Dre (also exec.)Alex da Kid, Boi-1da, Emile, Eminem, DJ Khalil, Havoc, Jim Jonsin, Just Blaze, Mr. Porter, Supa Dups, Script ShepherdKronologi Eminem Relapse(2009)Relapse2009 Recovery(2010) Singel dalam album Recovery Not AfraidDiril...
This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: History of Sialkot – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (October 2015) (Learn how and when to remo...
1971 film by Mike Nichols For the euphemism for sexual intercourse, see Carnal knowledge. For the ITV quiz show, see Carnal Knowledge (game show). Carnal KnowledgeTheatrical release posterDirected byMike NicholsWritten byJules FeifferProduced by Mike Nichols Joseph E. Levine Starring Jack Nicholson Candice Bergen Arthur Garfunkel Ann-Margret Rita Moreno Cynthia O'Neal Carol Kane CinematographyGiuseppe RotunnoEdited bySam O'SteenDistributed byAVCO Embassy PicturesRelease date June 30,...
American political advisor, speechwriter, pundit Amanda CarpenterBorn (1982-11-20) November 20, 1982 (age 41)NationalityAmericanAlma materBall State UniversityOccupationPolitical commentatorKnown forPrint and television punditPolitical partyRepublican Amanda Carpenter (born November 20, 1982[1]) is an American author, political advisor, and speechwriter. She is a former senior staffer to Senators Jim DeMint and Ted Cruz. She was a columnist for The Washington Times from...
2005 single by Fall Out Boy Sugar, We're Goin DownSingle by Fall Out Boyfrom the album From Under the Cork Tree B-sideThe Music or the MiseryReleasedApril 4, 2005 (2005-04-04)Genre Pop punk[1] emo[2] arena rock[3] Length3:49Label Island Mercury Composer(s) Pete Wentz Patrick Stump Joe Trohman Andy Hurley Lyricist(s)Pete WentzProducer(s)Neal AvronFall Out Boy singles chronology Saturday (2003) Sugar, We're Goin Down (2005) Dance, Dance (2005) Music videoS...
Lukisan Manjuśrīkīrti, Raja Shambala. Menurut kepercayaan Buddhis dan Hindu, Shambala adalah sebuah kerajaan misterius yang tersembunyi di antara Gunung Himalaya dan Gurun Gobi.[1] Di Shambala, seluruh penduduknya telah mencapai pencerahan spiritual sehingga para pengikut Budhisme Tibet mengatakan bahwa para penduduk Shambala merupakan perwujudan dari kesempurnaan, Shambala juga dikenal dengan sebutan Tanah Suci.[1] Referensi ^ a b Szczepanski, Kallie. Where is Shambala. As...