Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả kéo dài trong khoảng thời gian từ năm 1945 - 1957. Thế giới từ chỗ đa cực đã chuyển thành lưỡng cực với sự thống trị tuyệt đối của 2 nước thắng trận mạnh nhất là Liên XôHoa Kỳ.

Châu Âu trong đống "đổ nát"

Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%.

Những trận ném bom của Không quân Đức vào Frampol, Wieluń và Warsaw, Ba Lan năm 1939 đã hình thành khái niệm ném bom chiến lược nhắm hoàn toàn vào dân thường. Những trận ném bom tương tự sau đó của cả quân Đồng Minh và quân Trục đã khiến nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề.

Những nỗ lực tham chiến đã làm nên kinh tế Vương quốc Anh kiệt quệ. Chính phủ liên minh tạm thời trong chiến tranh bị giải thể, bầu cử mới được tổ chức và đảng của tướng Winston Churchill thất bại với số phiếu áp đảo thuộc về Đảng Lao động.

Năm 1947, bộ trưởng quốc phòng Mỹ George Marshall đã triển khai kế hoạch phục hưng châu Âu (Kế hoạch Marshall), kéo dài từ năm 1948 - 1952. 17 tỉ USD đã được sử dụng để phục hồi lại nền kinh tế Tây Âu.

Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến (chiếm khoảng 74% dân số thế giới lúc đó), khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

Trung Quốc

Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch.

Cuộc chiến là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, giúp nâng cao vị thế của quốc gia này trên trường quốc tế. Chính phủ trung tâm, dưới quyền Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch, đã bãi bỏ được hầu hết những hiệp ước mang tính bóc lột của các nước thực dân đối với Trung Quốc. Trung Hoa Dân Quốc trở thành một trong những quốc gia thành lập Liên Hợp Quốc và giữ một ghế vĩnh viễn trong Hội đồng bảo an. Trung Quốc cũng giành lại chủ quyền đối với đảo Đài Loan và tỉnh Mãn Châu. Tuy nhiên 8 năm chiến tranh đã làm chính quyền trung tâm kiệt quệ và phá hủy nhiều công trình quan trọng mang tầm quốc gia được xây dựng từ năm 1928. Việc điều hành những khu vực chiếm đóng được sau chiến tranh cũng trở nên đầy khó khăn khi hoạt động chống đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những khu vực này ngày càng lan rộng.

Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh và cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn giữa Đảng Cộng sảnQuốc Dân Đảng đã làm nhân dân quá mệt mỏi. Tuy nhiên, sau 4 năm, Quốc Dân Đảng đã mất khả năng chống đỡ và bị Đảng Cộng sản đánh lui, phải chạy về đảo Đài Loan. Trên phần đất Trung Hoa đại lục rộng lớn, Đảng Cộng sản đã thành lập nên nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Quốc Dân Đảng chỉ còn kiểm soát đảo Đài Loan. Tuy nhiên, sự can thiệp của Mỹ đã khiến Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa không thể đổ bộ lên Đài Loan để thống nhất toàn bộ đất nước Trung Hoa.

Liên Xô mở rộng lãnh thổ ra Trung và Đông Âu

Vào giai đoạn cuối chiến tranh, Xô Viết đã chiếm được phần lớn các nước Trung Âu và Đông Âu. Trong tất cả các nước Trung Âu và Đông Âu, trừ Áo và Hy Lạp, chính quyền của các Đảng Cộng sản được thiết lập. Liên Xô còn sáp nhập các nước vùng Baltic như Estonia, LatviaLitva trở thành nước cộng hòa thành viên.

Chiếm đóng và phân chia lãnh thổ Đức-Áo

Sau chiến tranh, phe Đồng Minh đã chia lãnh thổ Đức thành 4 phần do Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô kiểm soát. Sau đó lãnh thổ của Mỹ, Pháp và Anh hợp nhất lại vào năm 1949 với tên gọi Cộng hòa Liên bang Đức, còn phần lãnh thổ của Xô Viết trở thành Cộng hòa Dân chủ Đức.

Ở Đức, khủng hoảng kinh tế và sự sụp đổ của nước Đức Quốc xã kéo dài trong vài năm liền. Hội nghị YaltaPotsdam với quyết định sáp nhập lãnh thổ Đông Âu vào quyền kiểm soát của Liên Xô đã khiến hàng triệu người Đức và Ba Lan sống trên những vùng đó bị trục xuất. Ước tính từ 1-2 triệu người đã thiệt mạng trong quá trình xua đuổi tàn bạo này. Áo bị tách ra khỏi Đức và chia thành 4 phần, nhưng năm 1955 lại được sáp nhập lại và trở thành nước Cộng hòa Áo.

Chiếm đóng lãnh thổ Nhật Bản và Triều Tiên

Hoa Kỳ, với sự trợ giúp của quân đội Khối thịnh vượng chung Anh, đã chiếm đóng lãnh thổ Nhật Bản cho đến khi hiệp ước về hòa bình có hiệu lực năm 1952. Trong thời gian chiếm đóng, chính phủ Hoa Kỳ tập trung phi quân sự hóa Nhật Bản, phá hủy ngành công nghiệp quân sự của nước này và thiết lập một chính quyền nghị viện với hiến pháp mới. Sau khi Hoa Kỳ chấm dứt việc chiếm đóng vào năm 1952, nền kinh tế Nhật Bản bùng nổ và phát triển một cách mạnh mẽ. Liên Xô, theo như những điều khoản ở Hội nghị Yalta, đã thu hồi lại và sau đó sáp nhập hòn đảo Sakhalin vào lãnh thổ của mình (hòn đảo này từng bị Nhật chiếm năm 1905).

Bán đảo Triều Tiên bị Hoa Kỳ và Liên Xô chia đôi, thành lập 2 chính phủ riêng biệt vào năm 1948. Miền Bắc dưới sự bảo trợ của Liên Xô đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, còn miền Nam được Hoa Kỳ hỗ trợ thành lập chính quyền chống cộng sản Đại Hàn Dân Quốc. Sau nhiều xung đột nhỏ lẻ, cuối cùng 2 chính quyền này cũng đã gây ra cuộc chiến "nóng" đầu tiên trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, kéo dài từ 1950-1953. Chiến tranh Triều Tiên cũng là cuộc chiến đầu tiên có sự tham gia của quân Liên Hợp Quốc. Hiện nay 2 miền Triều Tiên vẫn đang bị chia cắt.

Các thuộc địa của châu Âu giành lại độc lập

Sau khi đệ nhị thế chiến kết thúc, những nước Đế quốc châu Âu đã phải từ bỏ các thuộc địa cũ của mình. Có những nước phi thực dân hóa một cách hòa bình như Mỹ trả lại độc lập cho Philippines năm 1947, Anh trả Ấn Độ và Pakistan năm 1948. Những nước như Pháp và Hà Lan lại không muốn từ bỏ chính sách thực dân, khiến các thuộc địa như Việt Nam, sau khi đã có Tuyên ngôn độc lập lại phải tiếp tục chiến đấu trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ IIndonesia phải chống lại quân Hà Lan tiếp tục xâm lược vùng Đông Ấn.

Trong chiến tranh, Đế quốc Nhật Bản đã tiến vào Việt Nam và Philippines, đánh bật chính quyền Pháp và Mỹ tại đây và lập nên các chính phủ bù nhìn thân Nhật. Đây có lẽ là một dấu hiệu cho sự kết thúc của chính quyền thực dân châu Âu sau này. Các chính phủ bù nhìn do Nhật dựng lên lại vô hình trung tạo ra tư tưởng về một quốc gia độc lập, đặc biệt là ở Việt Nam khi mà người dân đã quen với sự thống trị của thực dân.

Thay đổi biên giới Đức, Ba Lan và Liên Xô

Sự thay đổi của biên giới Đức từ 1919 - 1945
Người Đức bị trục xuất khỏi Sudentenland
Lãnh thổ Liên Xô nới rộng ra Trung Âu và Đông Âu. Các chính quyền cộng sản được thành lập ở Đông Âu.

Sự thay đổi biên giới theo hướng của những quốc gia chiến thắng đã khiến hàng triệu người dân đột nhiên phải sống dưới sự cai quản của những kẻ địch cũ. Liên Xô đã tiếp quản những vùng Đức, Ba Lan, Phần Lan và Nhật Bản đã chiếm đóng trước đó. Số lượng người Đức bị trục xuất khỏi những vùng này, theo những điều khoản của Hội nghị Potsdam, là gần 15 triệu người, trong đó 11 triệu là từ các lãnh thổ Đức và 3,5 triệu người từ vùng Sudentenland. Ước đoán thương vong trong những vụ xua đuổi này là khoảng 1-2 triệu người thiệt mạng.

Ở Đông Âu, 4 triệu người Ba Lan bị đuổi khỏi những vùng mà quân Xô Viết mới chiếm đóng. Vùng ranh giới mới bị thay đổi này được lấy lại từ cuộc chiến tranh Nga-Ba Lan năm 1919-1921. Những thành phố của Ba Lan trước đó như L'vov nay nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina.

Bồi thường chiến phí và chất xám của Đức

Đức đã phải bồi thường chiến tranh cho Anh, Pháp và Liên Xô, chủ yếu bằng các nhà máy tháo lắp, nhân công giá rẻ và than đá. Mức sống của người dân Đức bị hạ xuống tương đương với mức thời Đại khủng hoảng.[1]

Ngay sau khi phe Trục đầu hàng, Hoa Kỳ đã bắt đầu chương trình thu lại toàn bộ các phát minh và sáng chế khoa học ở Đức, kéo dài trong suốt 2 năm. John Gimbel đã kết luận chương trình "Bồi thường chất xám" của chính phủ Anh và Mỹ có tổng trị giá 10 tỉ USD, tương đương với 100 tỉ theo thời giá 2006.[2] Chính phủ Mỹ cũng sử dụng chương trình này để ngăn chặn Liên Xô làm điều tương tự với các nhà khoa học Đức. Sau khi đã tìm kiếm và lôi kéo được nhà khoa học Werner Heisenberg, người từng đoạt giải Nobel Vật Lý năm 1932, chính phủ Mỹ đã nói: "... Với chúng tôi, ông ấy còn đáng giá hơn 1/10 dân số Đức. Nếu rơi vào tay Liên Xô, có lẽ ông ấy đã trở thành một chiến lợi phẩm vô giá với họ."

Thành lập Liên Hợp Quốc

Nhằm duy trì nền hòa bình mới lập lại trên thế giới,[3] lực lượng Đồng Minh đã chính thức thành lập Liên Hợp Quốc vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 [4] và chọn Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tiêu chuẩn để cả nhân loại cùng hướng tới. Tuy nhiên Liên Bang Xô Viết đã từ chối ký vào bản tuyên ngôn, và Hoa Kỳ không chấp thuận những điều khoản về quyền phúc lợi xã hội - kinh tế.[5]

Chú thích

  1. ^ “Cost of Defeat”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ name="Norman M pg. 206">Norman M. Naimark The Russians in Germany pg. 206
  3. ^ Yoder, Amos. The Evolution of the United Nations System, p. 39.
  4. ^ History of the UN
  5. ^ “Economic, Social and Cultural Rights: Questions and Answers” (PDF). Amnesty International. tr. 6. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2008.

Liên kết ngoài

  • Norman M. Naimark The Russians in Germany; A History of the Soviet Zone of occupation, 1945-1949 Harvard University Press, ISBN 0-674-78406-5


Read other articles:

Bvt. Maj. Gen.William Denison WhippleBorn(1826-08-02)August 2, 1826Nelson, New YorkDiedApril 1, 1902(1902-04-01) (aged 75)New York City, New YorkBuriedArlington National CemeteryAllegiance Union (American Civil War)Service/branchUnited States Army Adjutant General's CorpsYears of service1851 – 1890RankMajor GeneralBattles/wars Yuma War Gila Expedition Navajo Wars Second Battle of Fort Defiance American Civil War First Battle of Bull Run Battle of Missionary Ridge Alma materWe...

 

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (أغسطس 2014) شلالات مونتمورنسيمعلومات عامةالمكان مدينة كيبكبواشاتل البلد كندا المستجمع المائي estuary basin of the Saint Lawrence River (en) المجرى المائي Rivière Montmorency (en) — site patrimonial de la Chute-M...

 

Ikan lansetRentang fosil: Middle Miocene-Recent[1] PreЄ Є O S D C P T J K Pg N Alepisaurus ferox Klasifikasi ilmiah Domain: Eukaryota Kerajaan: Animalia Filum: Chordata Kelas: Actinopterygii Ordo: Aulopiformes Subordo: Alepisauroidei Famili: AlepisauridaeSwainson, 1839 Genus: AlepisaurusR. T. Lowe, 1833 Spesies Lihat teks Ikan lanset adalah ikan predator lautan berukuran besar dalam genus Alepisaurus (kadal tak bersisik), keluarga monotipik Alepisauridae.[2] Ikan ini tumbuh ...

Rainforest World Music FestivalBand gipsi Prancis membawakan lagu pada RWMF 2006JenisMusic festivalsTanggalPertengahan tahunLokasiKuching, Sarawak, Malaysia Kuching (1998–sekarang) Tahun aktif1998–sekarangPendiriRandy Raine- ReuschAnggaranRM 4 jutaSitus webrwmf.net Rainforest World Music Festival (RWMF), atau Festival Musik Hutan Hujan Dunia, adalah festival musik tahunan selama tiga hari untuk merayakan keberagaman musik dunia, yang diselenggarakan di Kuching, Sarawak, Malaysia, dengan l...

 

American Football LeagueAmerican Football LeagueOlahragaSepak bola AmerikaDidirikan1959Musim awal1960Dibubarkan1970, (digabung dengan NFL)Jumlah tim8 (1960-1966), 9 (1966-1967), 10 (1968–1970)Negara Amerika SerikatJuaraterakhirKansas City ChiefsJuara terbanyakKansas City Chiefs/Dallas Texans (3) American Football League atau disingkat (AFL) adalah liga sepak bola Amerika profesional utama yang beroperasi dari tahun 1960 sampai tahun 1969, ketika bergabung dengan National Football Leagu...

 

IdaGambaran imajiner Ida dari Saxon Heptarchy John Speed 1611Raja BerniciaBerkuasaskt. 547-559PenerusGlappaInformasi pribadiKematianskt. 559AyahEoppa dari BerniciaPasanganBearnochAnakAdda, Æthelric, Theodric, Eadric/Bealric, Theodhere, Osmere, Ocga, Alric, Ecca, Oswald, Sogor, Sogothere. Ida (/ˈɪdɑː/) († skt. 559 atau 560) adalah raja Bernicia pertama yang diketahui, dia memerintah dari sekitar 547 hingga kematiannya. Tidak banyak yang diketahui tentang asal usul, kehidupan, dan pemeri...

Pour les articles homonymes, voir Avignon (homonymie). Avignon Vue aérienne d'Avignon. Blason Administration Pays France Région Provence-Alpes-Côte d’Azur Département Vaucluse(préfecture) Arrondissement Avignon(chef-lieu) Intercommunalité Grand Avignon(siège) Maire Mandat Cécile Helle (DVG) 2020-2026 Code postal 84000 / 84140 Code commune 84007 Démographie Gentilé Avignonnais Populationmunicipale 90 597 hab. (2020 ) Densité 1 399 hab./km2 Population aggloméra...

 

Besi panas memindahkan panas ke lingkungannya melalui radiasi termal Perpindahan panas adalah perpindahan energi akibat adanya perbedaan suhu di antara dua tempat yang berbeda. Bahasan utama dalam perpindahan panas ialah cara energi di dalam panas dapat berpindah tempat dan laju perpindahannya dalam kondisi tertentu.[1] Perpindahan panas meliputi proses pemasukan dan pengeluaran panas. Dalam proses industri, perpindahan panas digunakan untuk mencapai suhu yang diperlukan dalam proses ...

 

Grundriss der Burg Hardenberg gemäß den 1888 ergrabenen Fundamenten 3D-Geländemodell der Burgruine Die Burg Hardenberg, lokal auch als Alte Burg bezeichnet, ist die Ruine einer Höhenburg auf einem 247 Meter[1] hohen Bergsporn zwischen den Stadtteilen Neviges und Tönisheide in Velbert. Rund 600 Meter nordöstlich der Burgstelle steht das Schloss Hardenberg. Dieses ist jedoch nicht – wie eine lokale Legende behauptet – durch einen Geheimgang mit der Alten Bu...

2008 filmIn TransitOfficial posterDirected byTom RobertsWritten by Natalia Portnova Simon van der Borgh Produced by Jimmy de Brabant Michael Dounaev Kami Naghdi Starring Thomas Kretschmann Daniel Brühl Vera Farmiga John Malkovich CinematographySergei AstakhovEdited byPaul CarlinMusic byDan JonesProductioncompanies Thema Production Peace Arch Films Distributed byPeace Arch FilmsRelease dates 4 March 2008 (2008-03-04) (Russia) 31 May 2010 (2010-05-31) (Uni...

 

Bangsawan atau ningrat adalah kelas sosial tertinggi dalam masyarakat pra-modern (contohnya priayi dalam budaya Jawa atau ménak dalam budaya Sunda). Dalam sistem feodal (di Eropa dan sebagainya), bangsawan sebagian besar adalah mereka yang memiliki tanah dari penguasa dan harus bertugas untuknya, terutama dinas militer. Bangsawan segera menjadi kelas turun-temurun, kadang-kadang dengan hak untuk memberikan gelar turun-temurun dan memiliki hak keuangan dan lainnya. Di Indonesia, istilah bangs...

 

British actress This biography of a living person needs additional citations for verification. Please help by adding reliable sources. Contentious material about living persons that is unsourced or poorly sourced must be removed immediately from the article and its talk page, especially if potentially libelous.Find sources: Kim Hartman – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (March 2013) (Learn how and when to remove this template message) Kim Ha...

Former theatre in Manhattan, New York General informationLocationManhattan, New YorkOpened1928Closed1970Demolished1970 The Adelphi Theatre (1934–1940 and 1944–1958), originally named the Craig Theatre, opened on December 24, 1928. The Adelphi was located at 152 West 54th Street in Manhattan, with 1,434 seats.[1] The theater was taken over by the Federal Theater Project in 1934 and renamed the Adelphi. The theater was renamed the Radiant Center by The Royal Fraternity of Master Met...

 

Hockey arena in Rhode Island This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Meehan Auditorium – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (August 2019) (Learn how and when to remove this template message) George V. Meehan AuditoriumLocationHope St & Lloyd AveProvidence, RIOwnerBrown UniversityOperator...

 

Day by DayJapanese digital coverSingle by T-arafrom the EP Day by Day Released3 July 2012 26 November 2012 (JP)GenreK-popLength3:28LabelCore Contents Media, EMI Music JapanComposer(s)Kim Tae-hyun, Cho Young-sooLyricist(s)Kim Tae-hyun, Cho Young-soo, Ahn Young-min, K-Smith Makiko (JP)T-ara singles chronology Lovey Dovey (2012) Day by Day (2012) Sexy Love (2012) Day by Day (데이 바이 데이) is a song by South Korean girl group T-ara from the EP of the same name, released on 3 July 2012 as ...

Para el campo de exterminio, véase Campo de exterminio de Treblinka. Treblinka Entidad subnacional Coordenadas 52°40′00″N 22°01′00″E / 52.66666667, 22.01666667Entidad Pueblo de Polonia • País  PoloniaPoblación ()   • Total 227 hab.Huso horario UTC+01:00 y UTC+02:00Código postal 07-319[1]​[editar datos en Wikidata] Treblinka [trɛbliŋka] es una aldea de 227 habitantes situada en la gmina de Małkinia Górna, en el...

 

English, Scottish, Irish and Great Britain legislationActs of Parliament by states preceding the United Kingdom Of the Kingdom of EnglandRoyal statutes, etc. issued beforethe development of Parliament 1225–1267 1275–1307 1308–1325 Temp. incert. 1327–1411 1413–1460 1461–1482 1483 1485–1503 1509–1535 1536 1539–1540 1541 1542 1543 1545 1546 1547 1548 1549 1551 1553 1554 1555 1557 1558–1601 1603–1623 1625 1627 1640 Interregnum (1642–1660) 1660 1661 1662 1663 1664...

 

Canadian ice hockey player Ice hockey player Anthony Beauvillier Beauvillier with the Vancouver Canucks in 2023Born (1997-06-08) June 8, 1997 (age 26)Sorel-Tracy, Quebec, CanadaHeight 5 ft 11 in (180 cm)Weight 182 lb (83 kg; 13 st 0 lb)Position ForwardShoots LeftNHL teamFormer teams Chicago BlackhawksNew York IslandersVancouver CanucksNational team  CanadaNHL Draft 28th overall, 2015New York IslandersPlaying career 2016–present Anthony Beauvi...

2011 EP by RiversideMemories in My HeadEP by RiversideReleased20 June 2011 (Europe)28 June 2011 (North America)Recorded2011StudioSerakos Studio, Warsaw, PolandGenreProgressive rockLength32:36LabelProgTeam Management (Poland)Glassville Records (Europe)The Laser's Edge (North America)Producer Riverside Magda and Robert Srzedniccy Riverside chronology Anno Domini High Definition(2009) Memories in My Head(2011) Shrine of New Generation Slaves(2013) Professional ratingsReview scoresSourceR...

 

João Paulo Cunha Brazilian politician João Paulo Cunha (born 1958) is a deputy of the Brazilian Workers Party from São Paulo and was elected President of the Chamber of Deputies in 2003.[1] He left this position in 2005.[2][3] In August 2012, whilst running the Brazilian municipal election in Osasco, Cunha was forced to pull out after he was convicted of corruption and money laundering. According to the accusation he received $24,000 (£15,000) from a businessman wh...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!