Bài viết này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. Xin hãy giúp cải thiện bài viết hoặc viết lại để hành văn tiếng Việt được tự nhiên hơn và đúng ngữ pháp.
Chú ý: Những bản dịch rõ ràng là dịch máy hoặc có chất lượng kém, KHÔNG dùng bản mẫu này, vui lòng đặt {{thế:clk|dịch máy chất lượng kém}} hoặc {{thế:cld5}} để xóa bản dịch kém.(tháng 5/2024)
Dự án chế tạo bom hạt nhân của Liên Xô[1] (Russian: Советский проект атомной бомбы, Sovetskiy proyekt atomnoy bomby) là một chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí bí mật của Liên Xô, do Joseph Stalin khởi xướng để phát triển vũ khí hạt nhân trong chiến tranh thế giới 2.[2][3]
Việc thảo luận về khả năng chế tạo bom hạt nhân đã được các nhà khoa học Liên Xô tiến hành trong suốt những năm 1930s,[4][5] đi tới việc đề xuất phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 1940,[6][7][8] tuy nhiên, phải đến khi chiến tranh thế giới 2 diễn ra thì chương trình nghiên cứu mới được tiến hành toàn diện.
Do các nhà khoa học người Đức, Mỹ và Anh đều không đưa ra các công trình nghiên cứu khoa học về chủ đề này, nên nhà vật lý Liên Xô Georgy Flyorov đã dự đoán rằng khối Đồng minh đang âm thầm phát triển một loại siêu vũ khí[3] từ năm 1939. Flyorov đã viết một bức thư cho Stalin nhằm thúc giục nhà lãnh đạo Liên Xô bắt đầu chương trình nghiên cứu vũ khí tương tự vào năm 1942.[9]:78–79 Những nỗ lực ban đầu đã bị cản trở bởi Chiến dịch Barbarossa, và những hiểu biết của Liên Xô về vũ khí hạt nhân chủ yếu là nhờ mạng lưới tình báo đang làm việc trong chương trình Manhttan.[2]
Ngày 29/8/1949, Liên Xô đã bí mật tiến hành thành công vụ thử bom nguyên tử đầu tiên, dựa trên quả bom nguyên tử Fat Man của Mỹ. Vụ thử diễn ra tại Khu vực thử nghiệm Semipalatinsk tại Kazakhstan.[2]
Ngay từ năm 1910, các nhà khoa học Nga đã tiến hành các nghiên cứu độc lập với các nước khác về các nguyên tố phóng xạ.[12]:44[13]:24–25 Mặc dù trải qua nhiều biến động xã hội và lịch sử của nước Nga như Cách mạng Nga (1917), sau đó là Nội chiến Nga năm 1922, nhưng Viện Hàn lâm Khoa học Nga vẫn có những thành tựu vật lý đáng ghi nhận trong những năm 1930s.[14]:35–36 Trước khi diễn ra Cách mạng Nga (1905), chuyên gia khai khoáng Vladimir Vernadsky đã kêu gọi khảo sát trữ lượng uranium của Nga tuy nhiên không ai chú ý đến ông.[14]:37
Tuy nhiên, cuối cùng thì vào năm 1922, viện nghiên cứu phóng xạ được thành lập tại Petrograd (nay là Saint Petersburg) đã đứng ra tài trợ và hỗ trợ việc nghiên cứu hạt nhân.:44[12]
Từ những năm 1920s đến cuối những năm 1930s, các nhà vật lý Nga trong đó có Georgi Gamov và Pyotr Kapitsa đã thực hiện cùng nghiên cứu các vấn đề về vật lý hạt nhân với các nhà vật lý châu Âu khác trong lĩnh vực vật lý hạt nhân tại phòng thí nghiệm Cavendish của nhà vật lý New Zealand, Ernest Rutherford.[14]:36
Các nghiên cứu vật lý hạt nhân được hướng dẫn bởi Abram Ioffe, giám đốc của Viện vật lý kỹ thuật Leningrad (Leningrad Physical-Technical Institute) (LPTI). Viện này cũng đã tài trợ cho các chương trình nghiên cứu khác nhau tại các trường kỹ thuật khác nhau ở Liên Xô.[14]:36 Sự kiện nhà vật lý người Anh James Chadwick phát hiện ra hạt neutron đã cho thấy hướng phát triển đúng đắn của viện LPTI, với việc xây dựng và vận hành thành công cyclotron có mức năng lượng hơn 1 MeV, cùng với sự kiện chia tách hạt nhân bởi John Cockcroft và Ernest Walton.[14]:36–37 Các nhà vật lý Nga đã bắt đầu thúc giục chính phủ, cổ vũ phát triển khoa học tại Liên Xô, vốn đã ít được quan tâm do những biến động tạo ra trong Cách mạng Nga (1917) và Cách mạng Tháng Hai.[14]:36–37 Các nghiên cứu ban đầu được tập trung cho y học và khám phá radium; nguồn cung cấp uranium ban đầu được cung cấp từ các mỏ dầu tại Ukhta.[14]:37
Năm 1939, nhà hóa học người Đức Otto Hahn phát hiện ra phản ứng phân hạch, tách uranium với neutron tạo ra nguyên tố nhẹ hơn nhiều lần là barium. Điều này cuối cùng dẫn đến việc các nhà khoa học Nga và các đối tác Mỹ của họ nhận ra rằng một phản ứng như vậy có thể có ý nghĩa quân sự.[15]:20 Phát hiện này khiến các nhà vật lý Nga phấn khích, và họ bắt đầu tiến hành các cuộc điều tra độc lập về quá trình phân hạch hạt nhân, chủ yếu nhằm mục đích sản xuất điện, vì nhiều người hoài nghi về khả năng sớm tạo ra bom nguyên tử.[16]:25 Những nỗ lực ban đầu được thực hiện bởi Yakov Frenkel (một nhà vật lý chuyên về vật lý vật chất ngưng tụ), người đã thực hiện các tính toán lý thuyết đầu tiên về cơ học môi trường liên tục liên quan trực tiếp đến động học của năng lượng liên kết trong quá trình phân hạch vào năm 1940.[15]:99
Sau một cuộc vận động hành lang mạnh mẽ của các nhà khoa học Nga, chính phủ Liên Xô ban đầu đã thành lập một ủy ban giải quyết "vấn đề uranium" và nghiên cứu tính khả thi của phản ứng dây chuyền và phân tách đồng vị.[17]:33 Ủy ban Vấn đề Uranium đã hoạt động không hiệu quả vì cuộc xâm lược của Đức vào Liên Xô cuối cùng đã gây ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, khi Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc trong bốn năm tiếp theo.[18]:114–115[19]:200 Chương trình vũ khí nguyên tử của Liên Xô không có ý nghĩa gì, và hầu hết các công trình chưa được phân loại vì các bài báo liên tục được xuất bản dưới dạng công khai trên các tạp chí học thuật.[17]:33
Joseph Stalin khi đó đã hầu như không quan tâm đến thành tựu trong lĩnh vực khoa học hạt nhân mà các nhà khoa học Liên Xô khi đó đã đạt được, và tập trung họ chuyển sang làm việc trong ngành luyện kim và khai thác mỏ hoặc phục vụ trong các ngành kỹ thuật quân sự có tính chất trực tiếp hơn.[20]:xx
Vào năm 1940–42, Georgy Flyorov, một nhà vật lý người Nga đang là sĩ quan trong Lực lượng Không quân Liên Xô, lưu ý rằng bất chấp những tiến bộ trong các lĩnh vực vật lý khác, các nhà khoa học Đức, Anh và Mỹ đã ngừng xuất bản các bài báo về khoa học hạt nhân. Rõ ràng, chương trình hạt nhân của các nước đã chuyển sang hoạt động bí mật.[21]:230 Các nhà vật lý bị thuyên chuyển từ viện nghiên cứu phóng xạ của Abram Ioffe từ Leningrad đến Kazan, cùng với việc nghiên cứu bom uranium bị chuyển sang mức ưu tiên sau radar và chống thủy lôi. Kurchatov bị điều từ Kazan sang Murmansk để nghiên cứu về thủy lôi cho Hải quân Liên Xô.[22]
Vào tháng 4 năm 1942, Flyorov gửi hai bức thư mật cho Stalin, cảnh báo ông về việc các nước đang tiến hành phát triển bom nguyên tử[23]:xxx Bức thư thứ hai, của Flyorov và Konstantin Petrzhak, nhấn mạnh tầm quan trọng của "bom uranium": "điều cần thiết là phải chế tạo một quả bom uranium ngay lập tức."[21]:230
Sau khi đọc các bức thư của Flyorov, Stalin ngay lập tức rút các nhà vật lý khỏi nghĩa vụ quân sự của họ và cho phép tiến hành dự án phát triển bom nguyên tử, dưới sự chỉ đạo của nhà vật lý kỹ thuật Anatoly Alexandrov và nhà vật lý hạt nhân Igor V. Kurchatov.[20]:xx[21]:230 Với mục đích này, Phòng thí nghiệm số 2 (sau là Viện Kurchatov) gần Mátxcơva được thành lập dưới thời Kurchatov.[21]:230 Kurchatov được chọn làm Tổng công trình sư chương trình bom hạt nhân của Liên Xô từ cuối năm 1942.[22]
Năm 1945, viện nghiên cứu hạt nhân tại thành phố mật Arzamas 16, gần Moskva, được thành lập đứng đầu là Yakov Zel'dovich và Yuli Khariton những người đã thực hiện các tính toán về lý thuyết đốt cháy hạt nhân, cùng với Isaak Pomeranchuk.[24]:117–118 Dù nỗ lực phát triển hạt nhân nhưng theo như các nhà sử học đánh giá, việc chế tạo bom của Liên Xô là bất khả thi.[24]:117–118 Bản thân Igor Kurchatov cũng đã nghi ngờ khả năng chế tạo bom uranium, dù ông đã chế tạo được bom plutonium sau khi NKVD cung cấp cho ông dữ liệu tình báo về chương trình hạt nhân của Anh.[24]:117–118
Ngay sau vụ ném bom nguyên tử, Bộ Chính trị Liên Xô đã nắm thành lập một ủy ban đặc biệt để giám sát việc phát triển vũ khí hạt nhân càng sớm càng tốt.[25]:2–5 Ngày 9 tháng 4 năm 1946, Hội đồng Bộ trưởng thành lập KB – 11 ('Phòng thiết kế-11') (sau là Viện thiết kế vật lý thực nghiệm toàn Nga) nhằm mục đích thiết kế vũ khí hạt nhân đầu tiên của Liên Xô, dựa trên thiết kế tương tự như quả bom Fat man của Mỹ và cho nổ ở cấp độ vũ khí plutonium.[25]:2–5 Từ đó, việc phát triển bom hạt nhân của Liên Xô được diễn ra một cách nhanh chóng, cuối cùng, quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô đã được chế tạo thành công ngày 25/10/1946.[25]:2–5
Mạng lưới gián điệp hạt nhân và công nghiệp Liên Xô tại Mỹ chủ yếu là những người Mỹ có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản, mạng lưới điệp viên này đã giúp Liên Xô đẩy nhanh tốc độ phát triển hạt nhân từ năm 1942 đến năm 1954.[26]:105–106[27]:287–305 Sự hợp tác chia sẻ thông tin mật cho Liên Xô của những người cộng sản Mỹ được tuyển mộ đã tăng lên khi Liên Xô có thể đối mặt với thất bại trước phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai.[27]:287–289 Mạng lưới các điệp viên tại Vương quốc Anh cũng đóng một vai trò quan trọng trong chương trình hạt nhân Liên Xô.[26]:105–106
Nhằm mục đích thu thập tin tình báo về chương trình hạt nhân của Mỹ, điệp viên Harry Gold, thuộc mạng lưới điệp viên do Semyon Semyonov chỉ huy, đã sử dụng mối quan hệ và thu thập tin tức tình báo trong ngành công nghiệp hóa chất của Mỹ. Và ông đã thu được thông tin về chương trình hạt nhân bí mật nhờ nhà vật lý người Anh Klaus Fuchs.[27]:289–290 Kiến thức và thông tin kỹ thuật bổ sung do Theodore Hall, nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, và Klaus Fuchs giao cho tình báo Liên Xô đã có tác động đáng kể đến hướng phát triển vũ khí hạt nhân của Liên Xô.[26]:105
Vào năm 1945, tình báo Liên Xô đã có được bản thiết kế của quả bom hạt nhân đầu tiên của Mỹ.[30][31] Alexei Kojevnikov đã ước tính, dựa trên các tài liệu mới được công bố của Liên Xô, rằng nhờ có nó mà Khariton đã có thể tránh các cuộc thử nghiệm nguy hiểm để xác định kích thước của khối lượng tới hạn, những cuộc thử nghiệm này đã khiến 2 nhà vật lý hạt nhân Mỹ thiệt mạng là Harry Daghlian và Louis Slotin.
Những ý tưởng ban đầu về bom nhiệt hạch là nhờ gián điệp và cả bản thân các nhà vật lý của Liên Xô. Mặc dù hoạt động gián điệp đã giúp ích cho các nghiên cứu của Liên Xô, nhưng các khái niệm bom H thời kỳ đầu của Mỹ có những sai sót đáng kể, vì vậy nó có thể đã làm cản trở, thay vì hỗ trợ, nỗ lực của Liên Xô nhằm đạt được năng lực hạt nhân.[32] Các nhà thiết kế bom nhiệt hạch thời kỳ đầu đã hình dung việc sử dụng bom nguyên tử làm ngòi nổ, nhằm cung cấp đủ nhiệt lượng và áp suất cần thiết để phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lớp chất lỏng deuteri nằm giữa vật liệu phân hạch và chất nổ hóa học xung quanh.[33]
Nhóm nghiên cứu của Andrei Sakharov tại FIAN vào năm 1948 đã đưa ra một khái niệm khác, theo đó, ông thêm một lớp vỏ làm từ uranium tự nhiên không làm giàu xung quanh lớp deuteri, sẽ làm tăng nồng độ của deuteri ở ranh giới uranium-deuterium và tăng công suất nổ của bom hạt nhân, bởi vì uranium tự nhiên sẽ bắt hạt neutron và chính nó phân hạch như một phần của phản ứng nhiệt hạch. Ý tưởng thiết kế bom theo từng lớp phân hạch-hợp hạch-phân hạch nên Sakharov đã gọi thiết kế này là sloika, hay bánh ngọt nhiều lớp.[33] Quả bom đầu tiên của Liên Xô có tên định danh là RDS-6S.[34][35] Liên Xô có hướng phát triển bom nhiệt hạch khác với người Mỹ. Tại Mỹ, các nhà khoa học bỏ qua thiết kế bom nhiệt hạch một giai đoạn và chuyển sang chế tạo bom nhiệt hạch hai giai đoạn.[33][36] Thiết kế bom nhiệt hạch RDS-7 tuy tiên tiến hơn nhưng không được phát triển thêm, thay vào đó, Liên Xô lựa chọn bom nhiệt hạch một giai đoạn RDS-6S.[33]
RDS-6S được thử nghiệm ngày 12/8/1953, với tên định danh của phương Tây là "Joe 4".[37] Vụ thử tạo ra công suất nổ 400 kiloton, mạnh hơn khoảng mười lần so với bất kỳ vụ thử nào trước đây của Liên Xô. Vào khoảng thời gian này, Hoa Kỳ cũng đã tiến hành vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch đầu tiên của mình Ivy Mike vào ngày 1 tháng 11 năm 1952. Bom hạt nhân Mike lớn hơn khoảng 20 lần so với RDS-6S nên nó không phải là một thiết kế mang tính thực tiễn, không thể mang bằng máy bay ném bom như là RDS-6S.[33]
Sau khi thử nghiệm thành công RDS-6S, Sakharov đã đề xuất việc thiết kế một phiên bản cải tiến mang tên RDS-6SD.[33] Quả bom này được chứng minh là bị lỗi, và nó không được chế tạo cũng như thử nghiệm. Nhóm nghiên cứu của Liên Xô đã nghiên cứu về khái niệm RDS-6T, nhưng nó cũng đã đi vào ngõ cụt.
Năm 1954, Sakharov bắt đầu với ý tưởng thiết kế bom nhiệt hạch hai giai đoạn.[33] Ý tưởng của ông sử dụng cả sóng bức xạ của bom phân hạch, bên cạnh nhiệt độ và áp suất, để tạo ra phản ứng nhiệt hạch, đồng thời song song với khám phá của Ulam và Teller. Không giống như RDS-6S, đặt nhiên liệu nhiệt hạch bên trong khối kích nổ là bom nguyên tử, thiết kế bom nhiệt hạch mới đặt nhiên liệu nhiệt hạch trong một cấu trúc thứ cấp cách bộ kích hoạt bom nguyên tử một khoảng cách nhỏ, nơi nó được nén và đốt cháy bởi Bức xạ tia X từ quả bom nguyên tử.[33] Hội đồng Khoa học-Kỹ thuật viện thiết kế KB-11 đã phê duyệt kế hoạch tiến hành thiết kế vào ngày 24 tháng 12 năm 1954. Các thông số kỹ thuật của loại bom mới được hoàn thành vào ngày 3 tháng 2 năm 1955, và nó được đặt tên là RDS-37.[33]
RDS-37 được thử nghiệm thành công vào ngày 22 tháng 11 năm 1955 với đương lượng nổ 1,6 megaton. Đương lượng nổ lớn hơn gần một trăm lần so với quả bom nguyên tử đầu tiên do Liên Xô thử nghiệm 6 năm trước đó, cho thấy Liên Xô có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ về sức mạnh hạt nhân.[33][38] và thậm chí còn hơn nữa với việc thử bom Tsar bomba.
Nguồn cung Uranium
Vấn đề lớn mà Liên Xô gặp phải trong thời kỳ đầu phát triển chương trình hạt nhân là việc mua quặng uranium, do Liên Xô chỉ có một lượng quặng uranium hạn chế. Mỏ uranium đầu tiên của Liên Xô được thành lập ở Taboshar, Tajikistan ngày nay, và vào thời điểm tháng 5 năm 1943 nó có sản lượng hàng năm vài tấn uranium tinh khiết.[39] Taboshar là thành phố đầu tiên trong số các Thành phố bị đóng cửa ở Liên Xô liên quan tới việc khai thác và chế biến quặng uranium.[40]
Nhu cầu uranium cho dự án bom thử nghiệm cao hơn nhiều. Người Mỹ, với sự giúp đỡ của doanh nhân người Bỉ Edgar Sengier vào năm 1940, đã chặn quyền khai thác các mỏ uranium ở Congo, Nam Phi và Canada. Nhà máy chế xuất uranium đầu tiên của Liên Xô là Tổ hợp khai mỏ và hóa chất Leninabad tại Chkalovsk (nay là Buston, Sughd), Tajikistan.
Sản xuất trong nước vẫn không đủ khi lò phản ứng đầu tiên của Liên Xô, lò F-1, bắt đầu hoạt động vào tháng 12 năm 1946. Lò F-1 được cung cấp nhiên liệu bằng uranium bị tịch thu từ những gì còn sót lại trong dự án bom nguyên tử của Đức. Uranium này đã được khai thác ở Congo thuộc Bỉ, và quặng ở Bỉ đã rơi vào tay người Đức sau khi họ xâm lược và chiếm đóng Bỉ vào năm 1940.
Các nguồn cung uranium khác cho Liên Xô là từ Đông Đức (thông qua công ty SAG Wismut), Cộng hòa Séc, Bulgaria, Romania (gần Stei) và Ba Lan. Boris Pregel đã bán 0,23 tấn uranium oxide cho Liên Xô trong thời chiến theo thỏa thuận với chính phủ Mỹ.[41][42][43]
Cuối cùng, các mỏ uranium lớn đã được phát hiện ở Liên Xô (bao gồm cả những mỏ uranium hiện nay ở Kazakhstan).
Uranium cho chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô đến từ việc sản xuất mỏ ở các nước sau đây,[44]
RDS-1, quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô "First Lightning" (Первая молния, hay Pervaya Molniya) được thử nghiệm ngày 29/8/1949, và được người Mỹ gọi là Joe 1. Thiết kế của RDS-1 tương tự như quả bom plutonium "Fat Man".
RDS-2
Ngày 24/9/1951, Liên Xô thử nghiệm quả bom hạt nhân RDS-2 có đương lượng nổ 38,3 kiloton dựa trên thiết kế tăng công suất nổ nhờ tritium tăng cường.[45] Vụ thử nghiệm được CIA gọi là Joe 2.
RDS-3
RDS-3 là quả bom hạt nhân thứ 3 được Liên Xô thử nghiệm ngày 18/10/1951, đương lượng nổ 41,2 kiloton, với lõi Plutoni-239 và vỏ uranium-235. Tên mã định danh của phương Tây là Joe-3, đây cũng là vụ thử bom đầu tiên được thả từ máy bay ném bom. Quả bom được thả từ độ cao 10 km và kích nổ cách mặt đất 400 mét.
RDS-4
RDS-4 đại diện cho vũ khí hạt nhân có cỡ chiến thuật. Nó là một đầu đạn phân hạch được tăng cường sử dụng plutonium trong một thiết kế lõi "bay lên". Lần thử nghiệm đầu tiên là một lần thả từ máy bay ném bom vào ngày 23 tháng 8 năm 1953, đương lượng nổ 28 kiloton. Năm 1954, quả bom này cũng được sử dụng trong cuộc tập trận Snowball ở Totskoye, do máy bay ném bom Tu-4 thả xuống trận địa mô phỏng, trước sự chứng kiến của 40.000 bộ binh, xe tăng và máy bay phản lực. Kích thước của RDS-4 phù hợp để trang bị trên tên lửa xuyên lục địa tầm trung R-5M, cũng là loại tên lửa liên lục địa tầm trung đầu tiên trên thế giới, được thử nghiệm lần đầu cũng là lần duy nhất vào ngày 5/2/1956.
RDS-5
RDS-5 là một thiết kế bom plutonium cỡ nhỏ, có khả năng có lõi rộng, có hai phiên bản được chế tạo và thử nghiệm.
RDS-6
RDS-6, là vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên của Liên Xô, diễn ra vào ngày 12/8/1953, tên ký hiệu của CIA là Joe 4. Nó sử dụng thiết kế kiểu theo lớp nhiên liệu hợp hạch và phân hạch (uranium 235 và lithium-6 deuteride), có đương lượng nổ 400 kiloton, lớn hơn gấp 10 lần so với các vụ thử trước đó.[33]
RDS-9
Phiên bản RDS-4 với đương lượng nổ cỡ nhỏ hơn nhiều, 3-10 kiloton, RDS-9 được phát triển để trang bị trên ngư lôi hạt nhân T-5. Ngư lôi được thử nghiệm ngày 21/9/1955.
RDS-37
Vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên của Liên Xô, với đương lượng nổ cỡ megaton, diễn ra vào ngày 22/11/1955.[46] Joe 1, Joe 4, và RDS-37 đều được thử nghiệm tại Semipalatinsk Test Site, Kazakhstan.
Tsar Bomba (RDS-220)
Bom Tsar Bomba (Царь-бомба) là quả bom có đương lượng nổ lớn nhất từng được thử nghiệm. Nó có đương lượng nổ lên tới 50 megaton.[47] Đương lượng nổ này gấp 10 lần tổng đương lượng nổ trong Chiến tranh thế giới thứ 2.[48] Tsar Bomba được thử nghiệm vào ngày 30/10/1961, tại Novaya Zemlya, và có thiết kế với đương lượng nổ tới 100 megaton, nhưng các nhà khoa học Liên Xô đã quyết định cắt giảm đương lượng nổ xuống còn một nửa. Quả bom mang ý nghĩa thử nghiệm khả năng của nền khoa học và kỹ thuật Liên Xô. Nhiệt từ vụ nổ có thể gây ra bỏng độ 3 ở khoảng cách 100 km.[49]
Chagan
Chagan là vụ thử nghiệm cho chương trình sử dụng các vụ nổ hạt nhân nhằm mục đích phát triển kinh tế (còn được gọi là Project 7), tương đương với Operation Plowshare của Mỹ để sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình. Vụ nổ hạt nhân được thực hiện ở dưới bề mặt đất, diễn ra vào ngày 15/1/1965. Địa điểm thử nghiệm được chọn là vùng lòng sông cạn của sông Chagan thuộc phạm vi khu vực thử nghiệm Semipalatinsk. Kết quả của vụ thử nghiệm đã tạo ra hố đường kính 408 m và sâu 100 m. Ngay sau đó đã hình thành một hồ mới tên là hồ Chagan hoặc hồ Balapan. [cần dẫn nguồn]
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thành lập ít nhất 9 thành phố đóng, hay còn gọi với tên thành phố hạt nhân (Atomgrad),[cần dẫn nguồn] là nơi tập trung các cơ sở hạt nhân của Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, tất cả các thành phố này đều được đổi tên (phần lớn chúng mang tên thành phố lân cận kèm chữ số). Tất cả các thành phố này vẫn trong trạng thái đóng cửa với người bên ngoài, mặc dù vẫn cho phép một số người nước ngoài thăm với giấy phép đặc biệt (Sarov, Snezhinsk, and Zheleznogorsk).
^ abSchmid, Sonja D. (2015). “Dual Origins”(googlebooks). Producing Power: The Pre-Chernobyl History of the Soviet Nuclear Industry (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1). [S.l.]: MIT Press. tr. 315. ISBN9780262028271. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2017.
^Lente, Dick van (2012). “A Conspicuous Silence”(googlebooks). The Nuclear Age in Popular Media: A Transnational History, 1945–1965 (bằng tiếng Anh). New York: Springer. tr. 270. ISBN9781137086181. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2017.
^ abcdefgJohnson, Paul R. (1987). Early years of Soviet nuclear physics (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 2). U.S.: Bulletin of the Atomic Scientists. tr. 60. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2017.
^ abRichelson, Jeffrey (2007). “A Terrifying Prospect”(googlebooks). Spying on the Bomb: American Nuclear Intelligence from Nazi Germany to Iran and North Korea (bằng tiếng Anh). New York: W. W. Norton & Company. tr. 600. ISBN9780393329827. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2017.
^Burns, Richard Dean; Siracusa, Joseph M. (2013). “Soviet scientists began Quest”(googlebooks). A Global History of the Nuclear Arms Race: Weapons, Strategy, and Politics [2 volumes]: Weapons, Strategy, and Politics (bằng tiếng Anh). ABC-CLIO. tr. 641. ISBN9781440800955. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2017.
^ abAllen, Thomas B.; Polmar, Norman (2012). “Atomic Bomb: Soviet Union”(googlebooks). World War II: the encyclopedia of the war years 1941-1945 (bằng tiếng Anh) . Mineola, N.Y.: Dover Publications. tr. 941. ISBN9780486479620. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2017.
^Higham, R. (2010). “The Stalin Years: 194653”(googlebooks). The Military History of the Soviet Union (bằng tiếng Anh). Springer. tr. 400. ISBN9780230108219. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2017.
^ abcdWest, Nigel; Tsarev, Oleg (1999). “Atom Secrets”(googlebooks). The Crown Jewels: The British Secrets at the Heart of the KGB Archives (bằng tiếng Anh). Yale University Press. ISBN978-0300078060. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2017.
^ abcHamblin, Jacob Darwin (2005). “I.V. Kurchatov”(googlebooks). Science in the early twentieth century: an encyclopedia (bằng tiếng Anh). Santa Barbara, Calif.: ABC-CLIO. tr. 400. ISBN9781851096657. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2017.
^ abcdBukharin, Oleg; Hippel, Frank Von (2004). “Making the First Nuclear Weapons”(googlebooks). Russian Strategic Nuclear Forces (bằng tiếng Anh). MIT Press. tr. 695. ISBN9780262661812. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2017.
^ abcSchwartz, Michael I. (1996). “The Russian-A(merican) Bomb: The Role of Espionage in the Soviet Atomic Bomb Project”(PDF). J. Undgrad.Sci (bằng tiếng Anh). Harvard University: Harvard University press. 3: 108. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2017. There was no "Russian" atomic bomb. There only was an American one, masterfully discovered by Soviet spies."
^ abcHaynes, John Earl (2000). “Industrial and Atomic Espionage”(googlebooks). Venona: Decoding Soviet Espionage in America (bằng tiếng Anh). Yale University, TX: Yale University Press. tr. 400. ISBN978-0300129878. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2017.
^The Rise and Fall of the Soviet Union by Martin Mccauley
^Goncharov. Beginnings of the Soviet H-Bomb Program.
^ abcdefghijkZaloga, Steve (ngày 17 tháng 2 năm 2002). The Kremlin's Nuclear Sword: The Rise and Fall of Russia's Strategic Nuclear Forces. Smithsonian Books. tr. 32–35.
^The American counterpart to this idea was Edward Teller's Alarm Clock design of August 1946. In August 1990 the Soviet science journal Priroda published a special issue devoted to Andrei Sakharov, which contained more detailed notes on the early fusion bomb than Sakharov's own memoirs, especially the articles by V.E. Ritus and Yu A. Romanov
^The Super Oralloy bomb was developed in Los Alamos and tested on ngày 15 tháng 11 năm 1952
^Soviet Hydrogen Bomb Program, Atomic Heritage Foundation, ngày 8 tháng 8 năm 2014. Retrieved ngày 28 tháng 3 năm 2019.
^Details of Soviet weapons designs after 1956–57 are generally lacking. A certain amount can be inferred from data about missile warheads, and in recent histories, the two nuclear-warhead development bureaus have begun to cautiously reveal which weapons they designed,
^The yield of the test has been estimated between 50 and 57.23 megatons by different sources over time. Today all Russian sources use 50 megatons as the official figure. See the section "Was it 50 Megatons or 57?" at “The Tsar Bomba ("King of Bombs")”. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2006.
^DeGroot, Gerard J. The Bomb: A Life. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, 2005. p. 254.
Holloway, David (1994), Stalin and the Bomb: The Soviet Union and Atomic Energy 1939–1956, Yale University Press, ISBN978-0-300-06056-0.
Kojevnikov, Alexei (2004), Stalin's Great Science: The Times and Adventures of Soviet Physicists, Imperial College Press, ISBN978-1-86094-420-8.
Erickson, John (1999) [1983]. The Road to Berlin: Stalin's War with Germany, Volume Two. New Haven: Yale University Press. tr. 79, 80, 659. ISBN0-300-07813-7.
For the census town, see Ramnagar (NPP). This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Ramnagar, Nainital – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (August 2012) (Learn how and when to remove this template message) Town in Uttarakhand, IndiaRamnagarTownKosi river flowing through Jim Corbett National Pa...
В Википедии есть статьи о других людях с такой фамилией, см. Синельников. Иван Максимович Синельников Правитель Екатеринославского наместничества 1784 — 1788 Предшественник Тимофей Иванович Тутолмин Преемник Василий Васильевич Каховский Рождение 1741 Смерть 29 июля (9 авг...
Municipalité locale de Stellenbosch Administration Pays Afrique du Sud Province Cap-Occidental District municipal Cape Winelands Maire Mandat Gesie Van Deventer (DA) depuis 2016 Démographie Population de l'agglomération 155 733 hab. (2011) Densité 187 hab./km2 Géographie Coordonnées 33° 55′ sud, 19° 55′ est Altitude 12 m Superficie de l'agglomération 83 104 ha = 831,04 km2 Localisation Géolocalisation sur la carte&...
1791 amendment limiting government restriction of civil rights First Amendment redirects here. For the first amendments to other constitutions, see First Amendment (disambiguation). This article is part of a series on theConstitutionof the United States Preamble and Articles Preamble I II III IV V VI VII Amendments to the Constitution I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII XIX XX XXI XXII XXIII XXIV XXV XXVI XXVII Unratified Amendments: Congressional Apportionment Ti...
المدرسة الأحمدية معلومات التأسيس 1921 - 1957 تكاليف الدراسة مجاناً لأبناء الفقراء الموقع الجغرافي المدينة مدينة الكويت البلد الكويت الإدارة الرئيس يوسف بن عيسى القناعي المدير عبد الملك صالح المبيض إحصاءات العاملون عبد الرحمن بك النقيب مشاري الكليب مشعان الخضير سلطان الا...
Wappen Deutschlandkarte 50.52611111111111.192777777778Koordinaten: 50° 32′ N, 11° 12′ O Basisdaten (Stand 2019) Bestandszeitraum: 1994–2019 Bundesland: Thüringen Landkreis: Saalfeld-Rudolstadt Fläche: 56,75 km2 Einwohner: 4004 (31. Dez. 2017) Bevölkerungsdichte: 71 Einwohner je km2 Kfz-Kennzeichen: SLF, RU Verbandsschlüssel: 16 0 73 5002 Verbandsgliederung: 4 Gemeinden Adresse der Verbandsverwaltung: Saalfelder Str. 498739 Lich...
Powerpuff Girls ZBerkas:Powerpuff Girls Z vol 1.jpg出ましたっ!パワパフガールズZ(They're Here! Powerpuff Girls Z)GenreAksi, Komedi, Gadis magik AnimeSutradaraHiroyuki KakudouStudioCartoon Network, Toei Animation, Aniplex MangaPenerbitShueishaMajalahRibon Portal anime dan manga Demashita! Powerpuff Girls Z (出ましたっ!パワパフガールズZcode: ja is deprecated , Demashita! Pawapafu Gāruzu Zetto) adalah salah satu anime Jepang yang dirilis berdasarkan film The P...
Romualdo de MadariagaInformación personalNombre de nacimiento Romualdo de Madariaga CéspedesNacimiento 1894Fallecimiento 21 de enero de 1970Madrid, EspañaNacionalidad EspañolaEducaciónEducado en Escuela de Arquitectura de MadridInformación profesionalOcupación ArquitectoEmpleador Banco de España[editar datos en Wikidata] Romualdo de Madariaga Céspedes (1894-1970) fue un arquitecto español del siglo XX. Biografía Nació en 1894. Se tituló por la Escuela de Arquitectura de...
Nullsoft Scriptable Install System Тип ІнсталяторРозробник NullsoftСтабільний випуск 2.46 (6 грудня 2009 р.)Операційна система Microsoft Windows, POSIXМова програмування C++[1], C[1], Nullsoft Scriptable Install System[1] і PHP[1]Ліцензія Ліцензія zlibОнлайн-документація nsis.sourceforge.io/Docs/(англ.)Репозитор
Composite construction material This article is about the construction material. For other uses, see Concrete (disambiguation). Not to be confused with cement, grout, mortar, or plaster. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Concrete – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (July 2022) (Learn ...
This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Centro Comercial Galerias – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (May 2014) (Learn how and when to remove this template message) Shopping mall in San Salvador, El SalvadorCentro Comercial GaleriasLateral view of the mallAlternative namesGaleriasGeneral i...
American drugstore retailer 1917 logo The Owl Drug Company was an American drugstore retailer with its headquarters in San Francisco.[1] It was a subsidiary of Rexall stores[2] at its peak in the 1920s through 1940s.[citation needed] The company sold medicines and pills, and later ventured into cosmetics,[3] perfumes, and other goods.[citation needed] History Owl Drugs logo (1916) The founder of the Owl Drug Company was Richard Elgin Miller, R.E. Miller...
For the 1988 film, see Killer Instinct (1988 film). This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Killer Instinct 1991 film – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (April 2019) (Learn how and when to remove this template message) 1992 American filmKiller InstinctDirected byDavid TausikWritten by...
This article includes a list of general references, but it lacks sufficient corresponding inline citations. Please help to improve this article by introducing more precise citations. (May 2019) (Learn how and when to remove this template message) Sydney Ringer FRS (March 1835 – 14 October 1910) was a British clinician, physiologist and pharmacologist, best known for inventing Ringer's solution. He was born in 1835 in Norwich, England and died following a stroke in 1910 in Lastingham, Yorksh...
الثلاثة يشتغلونهاملصق الفيلممعلومات عامةالصنف الفني كوميدي فكاهيتاريخ الصدور 3 يونيو 2010اللغة الأصلية لغة عربيةالبلد مصرالطاقمالمخرج علي إدريسالكاتب يوسف معاطيالبطولة ياسمين عبد العزيزهالة فاخرصلاح عبد اللهرجاء الجداويلطفي لبيبمحمد لطفي[؟]نضال الشافعيشادي خل...
DC Comics superhero character Sodam (comics) redirects here. For the Marvel Comics supervillain, see SODAM. Comics character Sodam YatSodam Yat as Ion, as he appeared in Green Lantern/Sinestro Corps Secret Files #1 (December 2007) Art by Patrick Gleason.Publication informationPublisherDC ComicsFirst appearanceTales of the Green Lantern Corps Annual #2 (1986)Created byAlan Moore (writer)Kevin O'Neill (artist)In-story informationFull nameSodam YatSpeciesDaxamitePlace of originDaxamTeam affiliat...
Season of television series MythBustersSeason 2007Country of originAustraliaUnited StatesNo. of episodes25 (includes 4 specials)ReleaseOriginal networkDiscovery ChannelOriginal releaseJanuary 10 (2007-01-10) –December 12, 2007 (2007-12-12)Season chronology← Previous2006 season Next →2008 season List of episodes The cast of the television series MythBusters performs experiments to verify or debunk urban legends, old wives' tales, and the like. This is a list of t...
Thinking of possible connections around a certain theme Highlighting a theme for teaching purposes Thematic teaching (also known as thematic instruction) is the selecting and highlighting of a theme through an instructional unit or module, course, or multiple courses. It is often interdisciplinary, highlighting the relationship of knowledge across academic disciplines and everyday life. Themes can be topics or take the form of overarching questions.[1] Thematic learning is closely rel...
Sfida senza pauraLee Remick e Paul Newman in una scena del filmTitolo originaleSometimes a Great Notion Paese di produzioneStati Uniti d'America Anno1971 Durata113 min Generedrammatico RegiaPaul Newman SoggettoKen Kesey SceneggiaturaJohn Gay FotografiaRichard Moore MontaggioBob Wyman MusicheHenry Mancini ScenografiaPhilip M. Jefferies e William Kiernan Interpreti e personaggi Paul Newman: Hank Stamper Henry Fonda: Henry Stamper Lee Remick: Viv Stamper Michael Sarrazin: Leeland Stamper Richard...
1972 compilation album by Eddie CochranLegendary Masters SeriesCompilation album by Eddie CochranReleasedJanuary 1972RecordedMay 1956 toAugust 1959GenreRock and roll, RockabillyLabelUnited ArtistsProducerVariousEddie Cochran chronology Summertime Blues(1966) Legendary Masters Series(1972) Eddie Cochran on the Air(1972) Singles from Legendary Masters Series Jeannie Jeannie JeannieReleased: January 1958 Professional ratingsReview scoresSourceRatingAllmusic [1] Legendary Masters ...