Cúp bóng đá thế giới các câu lạc bộ (tiếng Anh: FIFA Club World Cup), trước đây được gọi là FIFA Club World Championship (Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ), là một giải đấu bóng đá nam quốc tế được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), cơ quan quản lý bóng đá toàn cầu, quy tụ các câu lạc bộ vô địch từ các châu lục (châu Âu, châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Trung Mỹ, châu Đại Dương) cùng với đội chủ nhà.
Giải đấu lần đầu tiên được tổ chức tại Brasil vào năm 2000, và được thi đấu song song với Cúp Liên lục địa (hay còn được biết đến với tên gọi Cúp châu Âu/Nam Mỹ) – một giải đấu được đồng tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) và Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) dành cho đội vô địch UEFA Champions League và Copa Libertadores. Trong các năm 2001 tới 2004, giải đấu không được tổ chức vì nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do sự sụp đổ của đối tác tiếp thị của FIFA là International Sport and Leisure. Năm 2005, Cúp Liên lục địa được hợp nhất vào FIFA Club World Championship; cũng từ đây giải được tổ chức hàng năm, và sau đó lấy tên là FIFA Club World Cup kể từ năm 2006.
Sau giải đấu năm 2023, FIFA Club World Cup được cải tiến để trở thành giải đấu với chu kỳ 4 năm 1 lần, bắt đầu từ năm 2025. Thể thức mới bao gồm 32 câu lạc bộ thi đấu tại một nước chủ nhà, với 12 đội châu Âu, 6 đội Nam Mỹ, 4 đội châu Á, 4 đội châu Phi, 4 đội Bắc, Trung Mỹ và Caribe, 1 đội châu Đại Dương, và 1 đội đại diện quốc gia chủ nhà. Các đội được chia thành tám bảng 4 đội, thi đấu ba trận trong bảng để chọn hai đội đứng đầu vào vòng đấu loại trực tiếp, từ vòng 16 đội cho đến trận chung kết.
Giai đoạn mới thành lập giải và bị hoãn (2000 – 2006)
Kế hoạch tổ chức FIFA Club World Cup đã được vạch ra từ nhiều năm trước. Theo cựu chủ tịch FIFA Sepp Blatter, ý tưởng thành lập giải đấu được trình bày với Ủy ban điều hành FIFA vào tháng 12/1993 bởi chủ tịch A.C.MilanSilvio Berlusconi tại Las Vegas .
Ở phiên bản tiếp theo được dự kiến tổ chức vào mùa hè 2001 tại Tây Ban Nha, có 12 CLB tham dự và được bốc thăm vào tháng 3/2001 tại La Coruna. Tuy nhiên vào ngày 18/5/2001, do có nhiều yếu tố tác động, chủ yếu là do sự sụp đổ của đối tác FIFA là International Sport and Leisure. Các đội tham dự giải đấu năm 2001 được FIFA bồi thường 750.000 USD và LĐBĐ Tây Ban Nha cũng nhận được 1 triệu USD tiền bồi thường.
Sau cúp liên lục địa cuối cùng vào năm 2004, FIFA Club World Championship được tái khởi động lại và giải tiếp theo được diễn ra tại Nhật Bản vào năm 2005.
Thể thức loại trực tiếp (2005 – 2022)
Ở giải đấu năm 2005, thời gian thi đấu tại giải được rút ngắn lại so với giải đấu trước và chỉ có 6 đội vô địch từ các Liên đoàn tham dự. Đại diện đến từ UEFA và CONMEBOL được đặt cách vào bán kết của giải. São Paulo là nhà vô địch của giải khi đánh bại Liverpool 1–0 trong trận chung kết, tiền vệ Mineiro cũng là cầu thủ đầu tiên ghi bàn trong một trận chung kết của FIFA Club World Cup.
Đến năm 2010, đội bóng ngoài châu Âu và Nam Mỹ đầu tiên lọt vào chung kết FIFA Club World Cup là TP Mazembe của CHDC Congo. Đội bóng châu Phi đánh bại Internacional của Brasil trong trận bán kết để đi vào lịch sử của giải đấu. Tuy nhiên đội đã nhận thất bại dễ dàng 0-3 trước Inter Milan trong trận chung kết.
Tại giải đấu năm 2013, chủ nhà Raja Casablanca của Maroc tiến một mạch đến trận chung kết kể từ vòng đầu tiên gặp Auckland City của New Zealand. Họ trở thành đội bóng châu Phi thứ 2 tiến đến trận chung kết giải đấu khi đánh bại Atlético Mineiro của Brasil ở bán kết. Raja Casablanca là đội chủ nhà thứ 2 trong lịch sử giải đấu góp mặt ở trận chung kết và họ chịu thất bại trước Bayern Munich bởi đẳng cấp quá chênh lệch giữa hai đội.
Năm 2016, một đội chủ nhà khác đi vào lịch sử của giải khi Kashima Antlers trở thành đội bóng châu Á đầu tiên thi đấu trận chung kết FIFA Club World Cup. Thậm chí, đại diện của J1 League suýt gây sốc khi dẫn trước Real Madrid 2–1 ở đầu hiệp 2 trước khi trận đấu kéo dài thêm hai hiệp phụ và để thua ngược 2–4 với cú Hat-trick của Cristiano Ronaldo. Mặc dù vậy, đội bóng của Nhật Bản vẫn để lại ấn tượng khi suýt trở thành đội đầu tiên ngoài châu Âu và Nam Mỹ từng vô địch giải đấu.
Năm 2018, Al-Ain của nước chủ nhà Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống Nhất trở thành đội bóng châu Á thứ hai giành quyền chơi một trận chung kết FIFA Club World Cup. Bị đánh giá thấp hơn Real Madrid, không bất ngờ khi đội đã nhận thất bại với tỉ số 1–4.
Năm 2019, Liverpool giành chiến thắng chung cuộc 1–0 sau hiệp phụ trước Flamengo của Brasil qua đó giành chức vô địch FIFA Club World Cup lần đầu tiên.
Năm 2020, Bayern Munich giành cúp vô địch lần thứ 2 sau năm 2013 khi đánh bại Tigres UANL của Mexico trong trận chung kết.
Năm 2021, giải đấu được tổ chức tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống Nhất. Chelsea giành chức vô địch FIFA Club World Cup đầu tiên khi thắng 2–1 trước Palmeiras của Brasil sau 120 phút trong trận chung kết.
Năm 2022, giải đấu được tổ chức tại Maroc. Real Madrid giành chức vô địch FIFA Club World Cup lần thứ 5 khi thắng 5–3 trước Al Hilal của Ả Rập Xê Út trong trận chung kết.
Mở rộng số đội tham dự (kể từ năm 2021)
Vào cuối năm 2016, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đã đề nghị mở rộng giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ thành 32 đội bắt đầu vào năm 2019 và diễn ra vào mùa hè để giải đấu hấp dẫn hơn và cân bằng trình độ các đội tham gia, nhằm thu hút các nhà tài trợ cũng như tăng bản quyền truyền hình. Vào cuối năm 2017, FIFA đã thảo luận các đề xuất để mở rộng giải đấu tới 24 đội và diễn ra bốn năm một lần vào năm 2021, thay thế cho FIFA Confederations Cup.[1][2][3]
Vào tối 16-12, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino cũng cho biết giải đấu sẽ không diễn ra hằng năm như hiện tại, mà sẽ được tổ chức 4 năm/lần.
"Đó sẽ là kỳ FIFA Club World Cup của 32 đội, 4 năm/lần và là lần đầu tiên nó sẽ diễn ra vào mùa hè. Đó sẽ là vào năm 2025. Những đội bóng mạnh nhất thế giới sẽ được mời để tham dự", ông Infantino phát biểu.
Thể thức thi đấu
Thể thức hiện tại của giải đấu bao gồm 7 đội tham dự diễn ra trong 2 tuần ở 1 nước chủ nhà; đội vô địch của AFC Champions League (châu Á), CAF Champions League (châu Phi), CONCACAF Champions League (Bắc Mỹ), Copa Libertadores (Nam Mỹ), OFC Champions League (châu Đại Dương) và UEFA Champions League (châu Âu) năm đó, cùng với đội vô địch quốc gia của nước chủ nhà, tham dự giải đấu theo thể thức loại trực tiếp. Đội vô địch quốc gia của nước chủ nhà sẽ gặp đội vô địch châu Đại Dương trong 1 trận play-off; đội giành chiến thắng sẽ cùng với các đội vô địch châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ tham dự vòng tứ kết. Các đội thắng ở tứ kết sẽ gặp các đội vô địch châu Âu và Nam Mỹ, những đội được vào thẳng bán kết. Hai đội thua ở tứ kết sẽ đá trận tranh hạng 5, hai đội thua ở bán kết đá trận tranh hạng 3 và trận đấu cuối cùng của giải là trận chung kết giữa hai đội giành chiến thắng ở vòng bán kết.
Kể từ mùa giải 2025, thể thức thi đấu có sự thay đổi lớn. Giải sẽ chuyển sang thi đấu vào mùa hè, theo chu kỳ 4 năm một lần và tăng số đội tham dự lên 32 đội. Giải cũng sẽ được bổ sung thêm vòng bảng, với 8 bảng 4 đội, thi đấu vòng tròn chọn đội nhất bảng vào vòng tứ kết.
Các đại diện châu Phi xuất sắc nhất tính tới thời điểm hiện tại là TP Mazembe của Cộng hòa Dân chủ Congo và Raja Casablanca của Maroc. Đó là 2 đội duy nhất của châu Phi từng tham dự trận chung kết giải đấu, lần lượt vào các năm 2010 và 2013.
Kashima Antlers của Nhật Bản, Al-Ain của Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống Nhất và Al-Hilal của Ả Rập Xê Út là những đội châu Á có thành tích tốt nhất, giành vị trí á quân lần lượt vào các năm 2016, 2018 và 2022.
Đối với từng đội, đội vô địch được nhận 5 triệu $, đội Á quân nhận 4 triệu $, đội hạng ba 2.5 triệu $, hạng tư 2 triệu $, hạng năm 1.5 triệu $, hạng sáu 1 triệu $ và đội hạng bảy nhận 500,000 $.
Tham khảo
^Không thi đấu hiệp phụ trong trận tranh hạng ba. Urawa Red Diamonds thắng 4–2 trong loạt sút luân lưu.[10]
^Pontes, Ricardo (ngày 29 tháng 5 năm 2007). “FIFA Club World Championship 2000”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^Nakanishi, Masanori "Komabano"; de Arruda, Marcelo Leme (ngày 30 tháng 4 năm 2006). “FIFA Club World Championship 2005”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^“FIFA Club World Cup Japan 2006”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^Nakanishi, Masanori "Komabano"; de Arruda, Marcelo Leme (ngày 10 tháng 5 năm 2007). “FIFA Club World Championship 2006”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^“Shootout sends bronze to Urawa”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 16 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^“FIFA Club World Cup Japan 2007”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^de Arruda, Marcelo Leme (ngày 28 tháng 5 năm 2008). “FIFA Club World Championship 2007”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^“FIFA Club World Cup Japan 2008”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^Nakanishi, Masanori "Komabano"; de Arruda, Marcelo Leme (ngày 21 tháng 5 năm 2009). “FIFA Club World Championship 2008”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^“FIFA Club World Cup UAE 2009”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^de Arruda, Marcelo Leme (ngày 14 tháng 5 năm 2010). “FIFA Club World Championship 2009”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^“FIFA Club World Cup UAE 2010”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^de Arruda, Marcelo Leme (ngày 17 tháng 7 năm 2012). “FIFA Club World Championship 2010”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^“Al-Sadd take third on penalties”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 18 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^“FIFA Club World Cup Japan 2011”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^de Arruda, Marcelo Leme (ngày 17 tháng 7 năm 2012). “FIFA Club World Championship 2011”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^“FIFA Club World Cup Japan 2012”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^de Arruda, Marcelo Leme (ngày 10 tháng 1 năm 2013). “FIFA Club World Championship 2012”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
^de Arruda, Marcelo Leme (ngày 23 tháng 12 năm 2013). “FIFA Club World Championship 2013”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
^“Auckland City claim historic bronze”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 20 tháng 12 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2014.