Dòng B7A được bắt đầu thiết kế vào năm 1941 nhằm đáp ứng nhu cầu của Hải quân Nhật Bản về một chiếc máy bay ném bom hoạt động trên tàu sân bay sẽ thay thế cho cả chiếc máy bay ném ngư lôi Nakajima B6NTenzan và máy bay ném bom bổ nhào Yokosuka D4YSuisei đang được sử dụng.[1] Động cơ trang bị là một kiểu Nakajima NK9C Homare-12 18 xy lanh bố trí hình tròn thành hai hàng công suất 2.000 mã lực (1.491 kW)[1], và chiếc máy bay có một kiểu cánh "cong" hình cánh hải âu ngược, phần nào tương tự như của chiếc F4U Corsair, nhằm tạo giữ khoảng cách cho bộ cánh quạt mà không cần dùng đến bộ phận đáp cánh chính dài hơn.
Cho dù B7A có tải trọng bom không lớn hơn những chiếc tiền nhiệm, việc có được một khoang chứa bom bên trong thân cùng hai đế gắn bom tải trọng lớn cho phép mang hai bom 250 kg, điều mà những chiếc máy bay tiêm kích hay cường kích một động cơ Nhật Bản khác chưa từng có.[3] Tuy có kích thước và trọng lượng đáng kể, nó có được khả năng điều khiển và tính năng bay như một chiếc máy bay tiêm kích, sánh ngang chiếc Mitsubishi Zero đang hoạt động lúc đó. Bay nhanh và tính cơ động cao, nếu như nó được sản xuất sớm hơn và với số lượng đáng kể, B7A hẳn là một đối thủ xứng đáng cho những chiếc máy bay tiêm kích của Hải quân Hoa Kỳ.
Lịch sử hoạt động
Chiếc nguyên mẫu đã bay chuyến bay đầu tiên vào tháng 5 năm 1942, nhưng những vấn đề trong việc giao động cơ làm cho nó không được sản xuất với số lượng lớn cho đến tận năm 1944[1], khi mà đã quá trễ để nó có thể ảnh hưởng đến tình thế cuộc chiến. Không còn chiếc tàu sân bay nào để cho nó cất cánh, và chỉ có 105 chiếc được chế tạo.[1]
Các phiên bản
B7A1: Chiếc nguyên mẫu. Có chín chiếc được chế tạo.
B7A2: Phiên bản sản xuất hàng loạt. Máy bay ném bom-ngư lôi và ném bom bổ nhào hai chỗ ngồi dành cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
B7A2 : Phiên bản thử nghiệm. Một chiếc được trang bị kiểu động cơ Nakajima Homare 23 bố trí hình tròn công suất 2.000 mã lực (1.491 kW).