Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo
Tên bản ngữ
Quốc kỳ OICon
Quốc kỳ
  Quốc gia thành viên   Quốc gia quan sát   Quốc gia bị đình chỉ
  Quốc gia thành viên
  Quốc gia quan sát
  Quốc gia bị đình chỉ
Tổng quan
Trung tâm hành chínhẢ Rập Xê Út Jeddah, Ả Rập Xê Út
Ngôn ngữ chính thước
KiểuTôn giáo
Lịch sử
Thành lập
• Ký kết hiến chương
25 tháng 9 năm 1969
Thành viên57 quốc gia thành viên
Địa lý
Dân số 
• Ước lượng 2018
1,81 tỷ
Thông tin khác
Trang web
www.oic-oci.org

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (tiếng Ả Rập: منظمة التعاون الإسلامي) (viết tắt theo tiếng Anh: OIC) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1969, gồm 57 quốc gia thành viên. Tổ chức tuyên bố bản thân là "tiếng nói tập thể của thế giới Hồi giáo" và hoạt động nhằm "duy trì và bảo hộ lợi ích của thế giới Hồi giáo trên tinh thần xúc tiến hòa bình và hài hòa quốc tế".[1]

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo có phái đoàn thường trực tại Liên Hợp QuốcLiên minh châu Âu. Các ngôn ngữ của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo là tiếng Ả Rập, tiếng Anhtiếng Pháp.

Lịch sử và tôn chỉ

Kể từ thế kỷ XIX, một số nhân sĩ Hồi giáo khao khát về một cộng đồng nhằm phục vụ các lợi ích chung của thế giới Hồi giáo về chính trị, kinh tế, và xã hội. Sự kiện Đế quốc Ottoman và thể chế Khalifah sụp đổ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại khoảng trống về một thể chế liên Hồi giáo. Thất bại của các quốc gia Hồi giáo trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 càng xúc tiến nhu cầu này. Các lãnh đạo của các quốc gia Hồi giáo tụ họp tại Rabat, Maroc để thành lập Tổ chức Hội nghị Hồi giáo vào ngày 25 tháng 9 năm 1969.[1]

Trong hiến chương, OIC ghi rằng mục tiêu của mình là bảo tồn các giá trị xã hội và kinh tế Hồi giáo; xúc tiến tình đoàn kết trong các quốc gia thành viên; gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học và chính trị; kiên trì hòa bình và an ninh quốc tế; và đề xướng giáo dục, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.[1]

Huy hiệu của OIC gồm ba yếu tố chủ yếu là Kaaba, Trái Đất và Trăng lưỡi liềm, biểu thị dự liệu và sứ mệnh của tổ chức.

Ngày 5 tháng 8 năm 1990, 45 bộ trưởng ngoại giao của các quốc gia thành viên OIC thông qua Tuyên bố Cairo về Nhân quyền trong Hồi giáo nhằm đóng vai trò như một hướng dẫn cho các quốc gia thành viên trong các sự vụ về nhân quyền tương thích nhiều nhất có thể với Sharia, hay luật Quran.[2]

Liên minh nghị viện các quốc gia thành viên OIC (PUOICM) được thành lập tại Iran vào năm 1999, có trụ sở tại Tehran. Chỉ có các thành viên của OIC mới có quyền làm thành viên của liên minh này.[3]

Trong tháng 6 năm 2008, OIC tiến hành tái xét chính thức hiến chương của mình. Hiến chương được tái xét này có mục đích xúc tiến nhân quyền, các quyền tự do cơ bản, và thiện chính trong toàn bộ các quốc gia thành viên. Bản hiến chương này cũng loại bỏ hoàn toàn đề cập đến Tuyên bố Cairo về Nhân quyền trong Hồi giáo. Trong bản hiến chương này, OIC lựa chọn ủng hộ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và pháp luật quốc tế.[4][không khớp với nguồn]

Ngày 28 tháng 6 năm 2011, trong phiên họp thứ 38 của Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao (CFM) tại Astana, Kazakhstan, tổ chức đổi danh xưng từ Tổ chức Hội nghị Hồi giáo sang danh xưng hiện tại.[5] OIC đồng thời cũng đổi biểu trưng.

Quốc gia thành viên

Liên đoàn Ả RậpLiên minh Nghị viện các quốc gia thành viên OICTổ chức Hợp tác Hồi giáoLiên minh Ả Rập MaghrebHiệp định AgadirHội đồng Thống nhất Kinh tế Ả RậpHội đồng Hợp tác vùng VịnhCộng đồng Kinh tế Tây PhiTổ chức Hợp tác Kinh tếHội đồng TurkQuyền lực Liptako-GourmaQuyền lực Liptako-GourmaTổ chức Hợp tác Kinh tếAlbaniaMalaysiaAfghanistanLibyaAlgérieTunisiaMarocLibanAi CậpSomaliaAzerbaijanBahrainBangladeshBéninBruneiBurkina FasoCameroonTchadComorosDjiboutiGambiaGuinéeGuiné-BissauGuyanaIndonesiaIranIraqBờ Biển NgàJordanKazakhstanKuwaitKyrgyzstanMaldivesMaliMauritanieMozambiqueNigerNigeriaOmanPakistanQatarSudanNhà nước PalestineSurinameSyriaTajikistanTogoThổ Nhĩ KỳTurkmenistanUgandaCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtUzbekistanYemenSénégalGabonSierra LeoneLiên minh Ả Rập MaghrebAgadir AgreementẢ Rập Saudi
Biểu đồ thể hiện các quan hệ giữa các tổ chức đa quốc gia của trong số các thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (Syria bị đình chỉ tư cách thành viên trong mọi tổ chức trong biểu đồ do nội chiến).

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo có 57 thành viên, 56 trong số đó cũng là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc. Một số quốc gia, đặc biệt là tại khu vực Tây Phi không có đa số cư dân là người Hồi giáo. Một vài quốc gia có dân số Hồi giáo đáng kể như Nga và Thái Lan có tư cách quốc gia quan sát viên, trong khi Ấn Độ và Ethiopia không phải là thành viên.

Châu Phi

Châu Á

Châu Âu

Nam Mỹ

Lập trường

OIC lập ra Tuyên bố Cairo về Nhân quyền trong Hồi giáo.[2] Những người ủng hộ tuyên bố rằng nó không thay thế mà bổ sung cho Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Điều 24 viết rằng "toàn bộ quyền lợi và tự do trong Tuyên bố này lệ thuộc Shari'ah Hồi giáo" và Điều 25 ghi rằng "Shari'ah Hồi giáo là nguồn tham chiếu duy nhất để giải thích hoặc làm rõ bất kỳ điều khoản nào trong Tuyên bố này." Các nỗ lực để Tuyên ngôn được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua vấp phải sự chỉ trích ngày càng tăng, do nó mâu thuẫn với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, trong đó có chỉ trích từ các tổ chức Hồi giáo tự do.[6] Những người chỉ trích CDHR phát biểu rằng nó là "thủ thuật và đạo đức giả," "có ý đồ nhằm phai nhạt, nếu không phải là loại trừ hoàn toàn, các quyền dân sự và chính trị được luật pháp quốc tế bảo vệ" và các nỗ lực nhằm "phá vỡ các nguyên tắc này [về tự do và bình đẳng]."[7][8][9]

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng OIC "đấu tranh ngoan cường" và thành công trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhằm bao che cho các quốc gia trước những chỉ trích, ngoại trừ chỉ trích nhằm vào Israel. Chẳng hạn khi các chuyên gia báo cáo về các vi phạm nhân quyền trong Nội chiến Liban 2006, các quốc gia OIC kịch liệt phản đối các chuyên gia cả gan vượt ra ngoài các vi phạm của Israel để thảo luận về vi phạm của Hezbollah. OIC yêu cầu Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nên làm việc mang tính hợp tác với các chính phủ lạm dụng thay vì chỉ trích họ.[10][11]

Sau khi một tờ báo Đan Mạch đăng tranh biếm họa Muhammad vào tháng 9 năm 2005, Hội nghị Thượng đỉnh Hồi giáo vào tháng 12 năm 2005 chỉ trích việc phát hành biếm họa, khiến vấn đề được phủ sóng rộng hơn trên truyền thông các quốc gia Hồi giáo. Các cuộc biểu tình bạo lực sau đó khắp thế giới Hồi giáo khiến một số người thiệt mạng.[12]

Tháng 3 năm 2012, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tổ chức phiên thảo luận đầu tiên về kỳ thị dựa trên thiên hướng tình dục và bản sắc giới tính.[13] Đại biểu của Pakistan phát biểu trước phiên họp nhân danh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, kịch liệt phản đối cuộc thảo luận và đặt vấn đề khái niệm thiên hướng tình dục mà ông cho rằng được sử dụng để xúc tiến "hành vi dâm loạn ... chống lại giáo lý cơ bản của các tôn giáo khác nhau, trong đó có Hồi giáo". Hầu hết các quốc gia Ả Rập và một số quốc gia châu Phi sau đó rời khỏi phiên họp.[14][15][16] Tuy vậy, các thành viên OIC là Albania, Gabon, Guinea-Bissau, và Sierra Leone đã ký kết một Tuyên bố của Liên Hợp Quốc ủng hộ các quyền lợi của người LGBT tại Đại hội đồng.[17][18]

Năm 1999, OIC thông qua Công ước OIC về Chiến đấu với chủ nghĩa khủng bố quốc tế.[19] Điều 1 của Công ước này mô tả "bất kỳ hành động hoặc đe dọa bạo lực được tiến hành bằng vũ khí, hoặc cùng các phương tiện khác, đe dọa nhân phẩm, chiếm cứ hay chiếm đoạt tài sản công hoặc tư, hay đe dọa tính ổn định, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất chính trị hoặc chủ quyền của một quốc gia." Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng định nghĩa này là mơ hồ, có nhiều điều nằm ngoài quan niệm được chấp thuận phổ biến về khái niệm khủng bố. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng nó gán cho, có thể được sử dụng để gán nhãn khủng bố cho các hành động biểu thị, liên hiệp hoặc hội họp hòa bình.[20] Trong một hội nghị tại Malaysia vào tháng 4 năm 2002, các đại biểu thất bại trong việc đạt được một định nghĩa về chủ nghĩa khủng bố, song họ bác bỏ cuộc chiến đấu của người Palestine với Israel là khủng bố, chỉ trích Israel là khủng bố nhà nước.[21] Trong hội nghị bộ trưởng ngoại giao Hồi giáo thứ 34 34th Islamic Conference of Foreign Ministers (ICFM) vào tháng 5 năm 2007, các đại biểu xác định ám ảnh lo sợ Hồi giáo là "dạng tệ nhất của chủ nghĩa khủng bố".[22]

OIC chỉ trích Thái Lan về lạm dụng nhân quyền tại các tỉnh Pattani, Yala, và Narathiwat có đa số cư dân là người Hồi giáo. Ngày 18 tháng 10 năm 2005, Tổng thư ký Ihsanoglu lên tiếng quan ngại về xung đột tiếp diễn tại miền Nam Thái Lan "cướp đi sinh mạng của người dân vô tội và buộc cư dân địa phương phải di cư khỏi quê hương của họ".[23] Ấn Độ chỉ trích OIC do tổ chức đề cập các bộ phận của Kashmir là "Ấn Độ chiếm cứ".[24] Mặc dù Ấn Độ có khoảng 12% cư dân Hồi giáo toàn cầu, song quốc gia này bị Pakistan ngăn cản gia nhập OIC.[24][25][26]

Hội nghị hượng đỉnh năm 2014 của OIC tại New York kết thúc mà không thông qua được bất kỳ nghị quyết hay kết luận nào, nguyên nhân là Ai Cập, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất yêu cầu loại bỏ thuật ngữ "Quốc gia Síp Thổ Nhĩ Kỳ" khi ám chỉ đến Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp có vị thế quan sát viên trong tổ chức.[27][28][29]

Cấu trúc

Hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo có sự hiện diện của các quốc vương và nguyên thủ quốc gia và chính phủ của các quốc gia thành viên, được nhóm họp mỗi ba năm. Hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo ra quyết định chính sách và chỉ đạo về toàn bộ các vấn đề liên quan đến thực hiện các mục tiêu quy định tại Hiến chương và đánh giá các vấn đề khác liên quan đến các quốc gia thành viên và cộng đồng.[30]

Hội nghị Ngoại trưởng Hồi giáo được tổ chức mỗi năm một lần để kiểm tra một báo cáo tiến triển về thi hành các quyết định của tổ chức trong khuôn khổ chính sách được Hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo xác định.

Tổng thư ký được Hội đồng Ngoại trưởng bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm, được tái cử một lần. Tổng thư ký được bầu từ công dân của các quốc gia thành viên theo nguyên tắc phân bổ công bằng về địa lý, luân phiên và cơ hội bình đẳng cho toàn bộ các quốc gia thành viên có quan tâm đến năng lực, tính chính trực và kinh nghiệm.[31]

Ban Thư ký thường trực là một cơ quan chấp hành của Tổ chức, được ủy thác thực thi các quyết định của hai thể chế trên, đặt tại Jeddah, Ả Rập Xê Út.

Đại học Kỹ thuật Hồi giáo do OIC thành lập tại Bangladesh
Cơ quan phụ trợ
  • Trung tâm Thống kê, Nghiên cứu và Đào tạo Kinh tế-Xã hội các Quốc gia Hồi giáo (SESRIC) tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử, Nghệ thuật và Văn hóa Hồi giáo (IRCICA), tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Đại học Kỹ thuật Hồi giáo, tại Dhaka, Bangladesh.
  • Trung tâm Hồi giáo về Phát triển Mậu dịch, tại Casablanca, Maroc.
  • Viện hàn lâm Fiqh Hồi giáo Quốc tế, tại Jeddah, Ả Rập Xê Út.
  • Ban Chấp hành Quỹ Đoàn kết Hồi giáo và Waqf của nó, tại Jeddah, Ả Rập Xê Út.
  • Đại học Hồi giáo tại Niger, tại Say, Niger.
  • Đại học Hồi giáo tại Uganda, tại Mbale, Uganda.
  • Cơ quan Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Hồi giáo (ISESCO), tại Rabat, Maroc.
  • Tổ chức Phát thanh-Truyền hình các Quốc gia Hồi giáo (ISBO) và Thông tấn xã Hồi giáo Quốc tế (IINA), tại Jeddah, Ả Rập Xê Út
Cơ quan liên kết
  • Phòng Công thương Hồi giáo (ICCI), tại Karachi, Pakistan.
  • Diễn đàn Kinh tế Hồi giáo Thế giới (WIEF), tại Kuala Lumpur, Malaysia.
  • Tổ chức các Thủ đô và Thành phố Hồi giáo (OICC), tại Jeddah, Ả Rập Xê Út.
  • Liên đoàn thể thao của Đại hội Thể thao Đoàn kết Hồi giáo, tại Riyadh, Ả Rập Xê Út.
  • Hội đồng Hồi giáo về Trăng lưỡi liềm Quốc tế (ICIC), tại Benghazi, Libya.
  • Hiệp hội chủ tàu Hồi giáo (ISA), tại Jeddah, Ả Rập Xê Út.
  • Liên đoàn Thế giới các trường Ả Rập-Hồi giáo Quốc tế, tại Jeddah, Ả Rập Xê Út.
  • Hiệp hội Quốc tế các Ngân hàng Hồi giáo, tại Jeddah, Ả Rập Xê Út.
  • Hội nghị Diễn đàn Thanh niên Hồi giáo về Đối thoại và Hợp tác (ICYF-DC), tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Đại hội đồng các Ngân hàng và Thể chế Tài chính Hồi giáo (CIBAFI), tại Manama, Bahrain.
  • Viện Tiêu chuẩn và Đo lường các Quốc gia Hồi giáo (SMIIC), tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.[32]

Tổng thư ký

Secretaries-General of the Organisation of the Islamic Cooperation[33]
Số Tên Quốc gia Tựu nhiệm Xuất nhiệm
1 Tunku Abdul Rahman  Malaysia 1970 1974
2 Hassan Al-Touhami  Ai Cập 1974 1975
3 Amadou Karim Gaye  Sénégal 1975 1979
4 Habib Chatty  Tunisia 1979 1984
5 Syed Sharifuddin Pirzada  Pakistan 1984 1988
6 Hamid Algabid  Niger 1988 1996
7 Azeddine Laraki  Maroc 1996 2000
8 Abdelouahed Belkeziz  Maroc 2000 2004
9 Ekmeleddin İhsanoğlu  Thổ Nhĩ Kỳ 2004 2014
10 Iyad bin Amin Madani  Ả Rập Xê Út 2014

Hội nghị Thượng đỉnh Hồi giáo

Số Ngày Quốc gia Địa điểm
1s 22–25 tháng 9 năm 1969  Maroc Rabat
2[34] 22–24 tháng 2 năm 1974  Pakistan Lahore
3[35] 25–29 tháng 1 năm 1981  Ả Rập Xê Út MeccaTa’if
4 16–19 tháng 1 năm 1984  Maroc Casablanca
5[36] 26–29 tháng 1 năm 1987  Kuwait Thành phố Kuwait
6[37] 9–11 tháng 12 năm 1991  Sénégal Dakar
7 13–15 tháng 12 năm 1994  Maroc Casablanca
Bất thường thứ 1 23–24 tháng 3 năm 1997  Pakistan Islamabad
8 9–11 tháng 12 năm 1997  Iran Tehran
9 12–13 tháng 11 năm 2000  Qatar Doha
Bất thường thứ 2[38] 4–5 tháng 3 năm 2003  Qatar Doha
10 16–17 tháng 10 năm 2003  Malaysia Putrajaya
Bất thường thứ 3 7–8 tháng 12 năm 2005  Ả Rập Xê Út Mecca
11[39] 13–14 tháng 3 năm 2008  Sénégal Dakar
Bất thường thứ 4[40] 14–15 tháng 8 năm 2012  Ả Rập Xê Út Mecca
12[41] 6–7 tháng 2 năm 2013  Ai Cập Cairo
Bất thường thứ 5[42] 6–7 tháng 3 năm 2016  Indonesia Jakarta
13[43] 14–15 tháng 4 năm 2016  Thổ Nhĩ Kỳ Istanbul

Tham khảo

  1. ^ a b c About OIC Lưu trữ 2013-10-30 tại Wayback Machine. Oic-oci.org. Truy cập 2014-11-07.
  2. ^ a b “Cairo Declaration on Human Rights in Islam, ngày 5 tháng 8 năm 1990, U.N. GAOR, World Conf. on Hum. Rts., 4th Sess., Agenda Item 5, U.N. Doc. A/CONF.157/PC/62/Add.18 (1993) [English translation]”. University of Minnesota. ngày 5 tháng 8 năm 1990. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
  3. ^ “وب سایتهای ایرنا - Irna”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2011.
  4. ^ Resolution No Lưu trữ 2015-09-04 tại Wayback Machine. Oic-oci.org. Truy cập 2013-09-27.
  5. ^ OIC changes name, emblem Lưu trữ 2014-10-23 tại Wayback Machine Pakistan Observer
  6. ^ ’’Human Rights Brief’’ United Nations Update Lưu trữ 2009-03-25 tại Wayback Machine Accessed ngày 10 tháng 3 năm 2009.
  7. ^ Fatema Mernissi: Islam and Democracy, Cambridge 2002, Perseus Books, p. 67.
  8. ^ Ann Mayer, "An Assessment of Human Rights Schemes," in Islam and Human Rights, p. 175. Westview 1999, Westview Press.
  9. ^ Robert Carle: "Revealing and Concealing: Islamist Discourse on Human Rights," Human rights review, vol:6, No 3 April–June 2005.
  10. ^ How to Put U.N. Rights Council Back on Track Lưu trữ 2009-04-13 tại Wayback Machine Human Rights Watch, ngày 2 tháng 11 năm 2006.
  11. ^ The UN Human Rights Council Human Rights Watch Testimony Delivered to the U.S. Senate Foreign Relations Committee, ngày 25 tháng 7 năm 2007.
  12. ^ Howden, Daniel; Hardaker, David; Castle, Stephen (ngày 10 tháng 2 năm 2006). “How a meeting of leaders in Mecca set off the cartoon wars around the world”. The Independent. Luân Đôn. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2012.
  13. ^ List of Panel Discussions to take place during 19th session http://www.ohchr.org/Documents/HRBodies/HRCouncil/RegularSession/Session19/PanelDiscussionsHRC19.pdf
  14. ^ Evans, Robert (ngày 8 tháng 3 năm 2012). “Islamic states, Africans walk out on UN gay panel”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012.
  15. ^ Solash, Richard (ngày 7 tháng 3 năm 2012). “Historic UN Session On Gay Rights Marked By Arab Walkout”. Radio Free Europe/Radio Liberty. Agence France-Presse. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012.
  16. ^ South Africa leads United Nations on gay rights | News | National | Mail & Guardian. Mg.co.za (2012-03-09). Truy cập 2013-09-27.
  17. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2015.
  18. ^ Over 80 Nations Support Statement at Human Rights Council on LGBT Rights » US Mission Geneva. Genève.usmission.gov. Truy cập 2013-09-27.
  19. ^ “OIC Convention on Combating International Terrorism”. OICUN. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
  20. ^ Organisation of the Islamic Conference: Improve and Strengthen the 1999 OIC Convention on Combating International Terrorism Human Rights Watch ngày 11 tháng 3 năm 2008.
  21. ^ The OIC's blind eye to terrorThe Japan Times ngày 9 tháng 4 năm 2002. Lưu trữ 2012-10-01 tại Wayback Machine
  22. ^ ‘Islamophobia Worst Form of Terrorism’ Arab News ngày 17 tháng 5 năm 2007.
  23. ^ “Ihsanoglu urges OIC Member States to accord greater attention to Muslim minority issues”. Patanipost.com. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng 7 2011. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  24. ^ a b Wahab, Siraj (ngày 30 tháng 6 năm 2011). “OIC urged to press India on Kashmir issue”. Arab News. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2012.
  25. ^ Chickrie, Raymond (ngày 23 tháng 1 năm 2011). “Eight Countries Seek OIC Membership”. Caribbean Muslims. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2011.
  26. ^ 'Pak will match India weapons'. The Indian Express. ngày 3 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2011.
  27. ^ [1] The World Bulletin news: Egypt's Sisi demands Turkish Cypriots removed from OIC
  28. ^ [2] Egypt's Sisi tells Turks to get out of Cyprus
  29. ^ [3] Lưu trữ 2014-10-12 tại Wayback Machine OIC says «NO» to «Turkish Republic of Northern Cyprus»
  30. ^ Welcome to Organisation of Islamic Cooperation official website. Oic-oci.org. Truy cập 2013-09-27. Lưu trữ 2015-03-02 tại Wayback Machine
  31. ^ Welcome to Organisation of Islamic Cooperation official website. Oic-oci.org. Truy cập 2013-09-27. Lưu trữ 2013-06-24 tại Wayback Machine
  32. ^ "About SMIIC". Standards and Metrology Institute for Islamic Countries. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2012.
  33. ^ Former Secretaries-General–OIC. Lưu trữ 2013-06-24 tại Wayback Machine
  34. ^ “Second Islamic summit conference” (PDF). Formun. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
  35. ^ “Mecca Declaration”. JANG. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2013.
  36. ^ “Resolution of the Fifth Islamic Summit Conference”. IRCICA. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
  37. ^ “Dakar Declaration” (PDF). IFRC. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2013.
  38. ^ Darwish, Adel (ngày 1 tháng 4 năm 2003). “OIC meet in Doha: mudslinging dominated the OIC conference in Qatar”. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
  39. ^ Shah, S. Mudassir Ali (ngày 12 tháng 3 năm 2008). “Karzai flies to Sénégal for 11th OIC summit”. Pajhwok Afghan News. Kabul. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
  40. ^ Knipp, Kersten (ngày 15 tháng 8 năm 2012). “Islamic group hopes to limit Syrian conflict”. Deutsche Welle. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012.
  41. ^ Arrott, Elizabeth (ngày 6 tháng 2 năm 2013). “Islamic Summit Leaders Urge Action on Mali, Syria”. Voice of America. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2013.
  42. ^ Karensa, Edo (ngày 6 tháng 3 năm 2016). “OIC Extraordinary Summit on Palestine Kicks Off in Jakarta”. The Jakarta Globe. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2016.
  43. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2017.

Liên kết ngoài

Read other articles:

2015 concert tour by New Kids on the Block The Main EventTour by New Kids on the BlockPromotional poster for the tourLocationNorth AmericaStart dateMay 1, 2015 (2015-05-01)End dateJuly 2, 2015 (2015-07-02)Legs1No. of shows47Box office$26.1 million New Kids on the Block tour chronology The Package Tour(2013) The Main Event(2015) Total Package Tour(2017) The Main Event was a co-headlining concert tour from American boy band New Kids on the Block with special guests TL…

هذة قائمة مرشحي المستعر الأعظم أو النجوم التي اقترح علماء الفلك انها أسلاف المستعرات الأعظمية. هذه القائمة غير مكتملة. فضلاً ساهم في تطويرها بإضافة مزيد من المعلومات ولا تنسَ الاستشهاد بمصادر موثوق بها. قائمة مرشحي المستعر الأعظم التسمية الحقبة حقبة (فلك) الكوكبة البعد(سنة

Map of rivers, drainage divide and main drainage basins in Bulgaria   Danube     a1 Timok   a2 Topolovets   a3 Voynishka reka   a4 Vidbol   a5 Archar   a6 Skomlya   a7 Lom   a8 Tsibritsa   a9 Ogosta   a10 Iskar   a11 Vit   a12 Osam   a13 Barata   a14 Yantra   a15 Rusenski Lom   a16 Topchiyska reka   a17 Tsaratsar   a18 Senkovets   a19 Kanagyol   a20 Suha reka   a21 Nishava  Bla…

Esta página cita fontes, mas que não cobrem todo o conteúdo. Ajude a inserir referências. Conteúdo não verificável pode ser removido.—Encontre fontes: ABW  • CAPES  • Google (N • L • A) (Agosto de 2021) Ivã VI Imperador e Autocrata de Todas as Rússias Ivã VI da Rússia Imperador da Rússia Reinado 28 de outubro de 1740a 6 de dezembro de 1741 Coroação 28 de outubro de 1740 Predecessora Ana Sucessora Isabel Regente Ana Leo…

أسامة المزيني المزيني عام 2013 معلومات شخصية اسم الولادة أُسامة عطيَّة أحمد المزيني  الميلاد 16 مارس 1966  غزة  الوفاة 16 أكتوبر 2023 (57 سنة) [1]  قطاع غزة[1]  سبب الوفاة ضربة جوية[2]  قتله القوات الجوية الإسرائيلية[2]  مواطنة دولة فلسطين  عضو في حركة ح

Pinède sur sol sablonneux dans le Satakunta. La Taïga. La Forêt en Finlande ou forêt de la Finlande appartient à la forêt boréale ou Taïga. Couverture forestière La Finlande est l'un des pays les plus boisés avec 71,6 % de sa superficie couvertes de forêts, soient 230 000 km2[1]. Les suivants sont le Japon (61,8 %) et la Suède (56 %)[2]. La superficie totale des forêts de Finlande est de 26,3 millions d'hectares. La superficie de forêts marécageuses est de…

Bảng chữ cái tiếng Slovak Ký tự Glagolica là những chữ cái đầu tiên của người Slav được Konstantin Filozof[1] người Solun tạo nên vào khoảng năm 862 để diễn đạt ngôn ngữ Slovientrina cổ (Staroslovienčina), về sau phát triển thành ký tự Cyrill và ký tự Azbuca. Tượng hai thánh Konstantin và Metod, hai anh em xứ Solun mang đến chữ viết cho dân tộc Slovak vào thế kỷ thứ 9 là một trong những biểu …

This is about the 1996 elections in Jammu and Kashmir to the 11th Lok Sabha that Congress wonThis article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article provides insufficient context for those unfamiliar with the subject. Please help improve the article by providing more context for the reader. (June 2018) (Learn how and when to remove this template message) This article's lead section may …

Die Protestantische Kirche in den Niederlanden (niederländisch: Protestantse Kerk in Nederland, PKN) ist eine am 1. Mai 2004 gegründete Union dreier Kirchen. Dabei handelt es sich um die gemäßigt-calvinistische, die streng-calvinistische und die kleine lutherische Kirche in den Niederlanden. Die PKN ist mit fast 1,6 Millionen Mitgliedern (oder 9,1 %)[1] die zweitgrößte Kirche der Niederlande (die römisch-katholische Kirche ist mit 25 % Anteil an der Bevölkerung die…

King of Kings of IranImperialThe Derafsh Kaviani, the legendary royal standard of the Sasanian monarchsPlate of a Sasanian king, located in the Azerbaijan Museum in Iran DetailsFirst monarchArdashir I (224–242)Last monarchYazdegerd III (632–651)Residence Istakhr (224–226) Ctesiphon (226–637) (winter residence) Gundeshapur (briefly under Bahram I and Shapur II) Hamadan (as summer residence) Dastgerd (briefly Khosrow II's reign) AppointerDivine right, hereditary The Sasanian mona…

Dieffenbachia Dieffenbachia bowmannii Klasifikasi ilmiah Kerajaan: Plantae Divisi: Magnoliophyta Kelas: Liliopsida Ordo: Alismatales Famili: Araceae Genus: Dieffenbachia Species Contoh: D. amoena D. bowmanii D. maculata D. seguine Dieffenbachia adalah tanaman hias populer yang biasa ditanam di pekarangan. Keindahannya berasal dari bentuk tajuk dan juga warna daunnya yang bervariasi: hijau dengan bercak-bercak hijau muda atau kuning. Di kalangan penjual tanaman hias, Dieffenbachia dikenal pula se…

Altar Tiga Dewa di Samseonggung Samseonggung (bermakna: Istana Tiga Harta) adalah kuil Muis dan Taois yang terletak di Desa Cheonghakdong, kaki Gunung Jiri, Hadong, Korea Selatan.[1][2] Kuil ini dibangun sebagai altar tiga dewa Muisme: Hwanin, Hwanung, dan Dangun.[1] Sekitar kawasan Samseonggung dilindungi sebagai tempat suci sodo sehingga banyak ornamen-ornamen khas agama tradisional Korea yang dipasang di tempat itu, antara lain jangseung dan sotdae sebagai simbol perli…

Sinema Britania RayaBioskop Vue, Lapangan LeicesterJumlah layar3,767 (2011)[1] • Per kapita6.8 per 100,000 (2011)[1]Distributor utamaWarner Bros 18.2%Paramount 16.3%20th Century Fox 12.1%[2]Film fitur yang diproduksi (2011)[3]Fiksi239 (79.9%)Animasi4 (1.3%)Dokumenter56 (18.7%)Jumlah admisi (2011)[5]Total171,600,000 • Per kapita2.7 (2012)[4]Keuntungan Box Office (2011)[5]Total£1.13 miliarFilm nasi…

Federal election results in South Australia 2022 Australian federal election(South Australia) ← 2019 21 May 2022 All 10 South Australian seats in the Australian House of Representativesand 6 seats in the Australian Senate   First party Second party Third party   CA Leader Anthony Albanese Scott Morrison No leader Party Labor Liberal/National coalition Centre Alliance Last election 5 seats 4 seats 1 seat Seats won 6 3 1 Seat change 1 1 Popular vote 378,329…

Punjabi-language film industry of India This article is about the Punjabi language film industry in India. For the Punjabi film industry in Pakistan, see Lollywood. For other uses of Pollywood, see Pollywood. Punjabi cinemaNo. of screens309 (2022)[1]Main distributorsOmjee Group Studio 7 Production Rhythm Boyz PTC Motion Pictures White Hill Studios[2]Produced feature films (2014)[3][4]Total230Gross box office (2014)Total₹10 billion (US$130 million)…

Pakistani politician Shahbaz GillChief of Staff To Imran KhanIn office12 April 2022 – 22 August 2022[1]PresidentArif AlviPrime MinisterImran KhanPreceded byNaeemul HaqueSucceeded byShibli FarazSpecial Assistant to Prime Minister on Political CommunicationIn office13 May 2020 – 3 April 2022Spokesperson of the Government of PunjabIn office2018–2019GovernorChaudhry Mohammad SarwarChief MinisterUsman BuzdarSucceeded byAun Chaudhry[2] Personal detailsBornFaisal…

Ibrani 11Sebagian naskah Papirus 13, yang memuat Surat Ibrani 2:14-5:5; 10:8-22; 10:29-11:13; 11:28-12:17, dibuat sekitar tahun 225-250 M.KitabSurat IbraniKategoriSurat-surat Paulus/Surat-surat AmBagian Alkitab KristenPerjanjian BaruUrutan dalamKitab Kristen19← pasal 10 pasal 12 → Ibrani 11 (disingkat Ibr 11) adalah bagian dari Surat kepada Orang Ibrani dalam Perjanjian Baru di Alkitab Kristen.[1] Berisi ulasan mengenai iman dan saksi-saksinya.[2] Tidak diketahui peng…

KlangKlang in Lothringen Gemeente in Frankrijk Situering Regio Grand Est Departement Moselle (57) Arrondissement Thionville Kanton Metzervisse Coördinaten 49° 19' NB, 6° 22' OL Algemeen Oppervlakte 4,19 km² Inwoners (1 januari 2020) 218[1] (52 inw./km²) Hoogte 195 - 335 m Burgemeester André Pierrat (2008-2014) Overig Postcode 59173 INSEE-code 57367 Foto's Portaal    Frankrijk Klang (Duits:Klang in Lothringen) is een gemeente in het Franse departement Moselle (regio Grand …

British civil servant The Right HonourableThe Lord BridgesKG GCB GCVO MC PC FRSCabinet SecretaryIn office1938–1946Preceded bySir Maurice HankeySucceeded bySir Norman BrookHead of the Home Civil ServiceIn office1945–1956Preceded bySir Horace WilsonSucceeded bySir Norman Brook Personal detailsBornEdward Ettingdene Bridges4 August 1892Died27 August 1969 (1969-08-28) (aged 77)SpouseKatharine Farrer (died in 1986)Children4, including Thomas and MargaretParentRobert B…

Nuno Informasi pribadiNama lengkap Nuno Herlander Simões Espírito SantoTanggal lahir 25 Januari 1974 (umur 49)Tempat lahir São Tomé, São Tomé and PríncipeTinggi 1,90 m (6 ft 3 in)Posisi bermain Penjaga gawangKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)1992–1996 Vitória Guimarães 34 (0)1993–1994 → Vila Real (pinjaman) 19 (0)1997–2002 Deportivo La Coruña 4 (0)1998–2000 → Mérida (pinjaman) 69 (0)2000–2001 → Osasuna (pinjaman) 33 (0)2002–2004 Porto 6 (0)2005…

Kembali kehalaman sebelumnya