Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Không rõ tiếng Ba Tư cổ hình thành và đóng vai trò ngôn ngữ nói từ lúc nào. Theo quan niệm lịch sử về nguồn gốc xa xưa của người Ba Tư cổ đại tại miền tây nam Iran (nơi nhà Achaemenes xuất thân), tiếng Ba Tư cổ khởi thủy là ngôn ngữ của một tộc người gọi là Parsuwash, tộc người này đến sơn nguyên Iran vào đầu thiên kỷ 1 TCN rồi di cư đến nơi ngày nay là tỉnh Fārs. Ngôn ngữ của họ, tiếng Ba Tư cổ, là tiếng nói của các vua Achaemenes.[9] Tài liệu Assyria, thứ có lẽ cho ta biết rõ nhất về sự hiện diện các tộc Iran cổ (người Ba Tư và người Media) trên sơn nguyên Iran, đưa ra niên biểu xác đáng nhưng chỉ nói mơ hồ về vị trí địa lý của dân tộc có lẽ người Ba Tư cổ đại. Tên gọi Parsuwash có nghĩa không rõ, song từ góc nhìn ngôn ngữ học nó có vẻ ứng với pārsa tiếng Ba Tư cổ.[10]Xenophon, một tướng lĩnh người Hy Lạp tham gia vào một số cuộc viễn chinh đến Ba Tư, kể lại về cuộc sống làng quê cùng lòng mến khách của người Armenia vào năm 401 TCN, khi mà tiếng Ba Tư cổ vẫn được sử dụng rộng rãi. Theo ý ông thì người Armenia nói một thứ tiếng nghe giống tiếng nói người Ba Tư.[11]
Ngôn ngữ tên là tiếng Tân Ba Tư, mà vào thời này (đầu thời kỳ Hồi giáo) hay gọi là tiếng Parsi-Dari, về mặt ngôn ngữ học được coi là hậu thân của tiếng Ba Tư trung đại, ngôn ngữ văn học và tôn giáo chính của nước Iran Sasan, mà chính nó lại là hậu duệ tiếng Ba Tư cổ, ngôn ngữ của người Achaemenes. Khác các ngôn ngữ và phương ngữ khác, dẫu cổ đại hay hiện đại, của ngữ chi Iran như tiếng Avesta, tiếng Parthia, tiếng Soghdia, tiếng Kurd, tiếng Pashtun, v.v., tiếng Ba Tư cổ, trung đại và hiện đại chỉ là một ngôn ngữ qua ba thời kỳ lịch sử mà thôi. Nó bắt gốc từ tỉnh Fars và (dù) có sự khác biệt về phương ngữ, vẫn dễ dàng nhận diện khi so với tiếng nói miền đông và tây bắc Iran.
Văn bản tiếng Ba Tư cổ được viết từ trái qua phải, bằng chữ hình nêm với 36 âm tự và 8 chữ tượng hình. Chữ tượng hình không nhất thiết luôn được sử dụng.[14] Hệ chữ hình nêm này, ngạc nhiên thay,[15] không phải là sản phẩm tiếp nhận trực tiếp từ nền văn minh Lưỡng Hà,[16] và thực ra, theo Schmitt, là "một phát kiến tự ý vào thế kỷ VI TCN".[16]
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tiếng Ba Tư cổ (chừng 600-400 TCN)”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^(Lazard, Gilbert 1975, “The Rise of the New Persian Language” in Frye, R. N., The Cambridge History of Iran, Vol. 4, pp. 595-632, Cambridge: Cambridge University Press.
^Trích từ (Schmitt 2008, tr. 78)Lỗi harv: nhiều mục tiêu (2×): CITEREFSchmitt2008 (trợ giúp): "Không rõ tại sao người Ba Tư cổ đại không lấy hệ thống (chữ viết) Lưỡng Hà thời trước, như người Elam và các tộc người miền Cận Đông khác từng làm, và, tương tự, sao người Ba Tư không mượn hệ chữ phụ âm Aram.."
Kent, Roland G. (1953), Old Persian: Grammar, Texts, Lexicon, New Haven: American Oriental Society
Kuhrt, A. (2013). The Persian Empire: A Corpus of Sources from the Achaemenid Period. Routledge. ISBN978-1136016943.
Sims-Williams, Nicholas (1996), “Iranian languages”, Encyclopedia Iranica, 7, Costa Mesa: Mazda: 238-245
Schmitt, Rüdiger (1989), “Altpersisch”, trong R. Schmitt (biên tập), Compendium linguarum Iranicarum, Wiesbaden: Reichert: 56–85
Schmitt, Rüdiger (2000). The Old Persian Inscriptions of Naqsh-i Rustam and Persepolis. Corpus Inscriptionum Iranicarum by School of Oriental and African Studies. ISBN978-0728603141.
Schmitt, R. (2008), “Old Persian”, trong Roger D. Woodard (biên tập), The Ancient Languages of Asia and the Americas , Cambridge University Press, tr. 76–100, ISBN978-0521684941
Tolman, Herbert Cushing (1908), Ancient Persian Lexicon and the Texts of the Achaemenidan Inscriptions Transliterated and Translated with Special Reference to Their Recent Re-examination, New York/Cincinnati: American Book Company
Peterson, Joseph H. (2006), Old Persian Texts, Herndon, VA: avesta.org
Harvey, Scott L., Old Iranian Online, Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2018, truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2019
Windfuhr, Gernot L. (1995), “Cases in Iranian languages and dialects”, Encyclopedia Iranica, 5, Costa Mesa: Mazda, tr. 25–37, Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2007, truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2019Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp)
Schmitt, R. (2008), “Old Persian”, trong Roger D. Woodard (biên tập), The Ancient Languages of Asia and the Americas , Cambridge University Press, tr. 76–100, ISBN978-0521684941
Tiếng Ba Tư đương đại và Tiếng Ba Tư cổ điển là cùng một ngôn ngữ, nhưng những tác giả từ năm 1900 trở đi được phân loại là thuộc thể loại tiếng Ba Tư đương đại. Có một thời, tiếng Ba Tư là ngôn ngữ văn hóa thông dụng ở rất nhiều phần của thế giới Hồi giáo không phải tiếng Ả Rập. Ngày nay, nó là ngôn ngữ chính thức của Iran, Tajikistan và một trong hai ngôn ngữ chính thức của Afghanistan.
Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!