Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gọi ngắn gọn hơn là Quốc hội Việt Nam hay đơn giản là Quốc hội (QH), là cơ quan thực hiện quyền lập pháp cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[2]
Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Nghị viện châu Á (APA), Diễn đàn các nghị sĩ về dân số và phát triển (AFPPD), Liên minh Nghị viện các nước Châu Á - Thái Bình Dương (APPU), Tổ chức nghị sĩ thầy thuốc thế giới (IMPO) là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF)[6].
Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội, người này cũng đồng thời là chủ tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cơ quan thường trực của Quốc hội.
Quốc hội đương nhiệm hiện nay là Quốc hội khóa XV, được bầu vào ngày 23 tháng 5 năm 2021 và bầu ra 499 đại biểu. Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm là ông Trần Thanh Mẫn.[7]
Tên gọi
Theo các sắc lệnh năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và các văn kiện tại 2 kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I năm 1946 - tên gọi ban đầu của cơ quan lập pháp là Quốc dân Đại hội hay Quốc dân Đại biểu Đại hội (còn gọi là Toàn quốc Đại biểu Đại hội). Trong văn bản thường được gọi tắt là Quốc hội.[8][9][10][11]
Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp năm 1946 được thông qua tại kỳ họp thứ 2 (Quốc hội khoá I) đã xác định tên chính thức của cơ quan lập pháp là Nghị viện Nhân dân.[12] Tuy nhiên, bản Hiến pháp này không được công bố/thực thi trong hoàn cảnh chiến tranh, vì vậy tên gọi và các chức vụ cũ trong Quốc hội vẫn được giữ nguyên khi hoạt động.[13]
Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Hiến pháp năm 1959 được thông qua tại kỳ họp thứ 11 (Quốc hội khóa I) và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố vào ngày 01 tháng 1 năm 1960 - hiến định tên chính thức của cơ quan lập pháp này là Quốc hội.[14] Cho đến nay, trải qua các bản Hiến pháp sửa đổi sau này, đây là tên gọi cố định cho "cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" của Việt Nam.[15]
Theo chiều dài thời gian, từ những năm đầu đến Khóa VII thập niên 1980, hoạt động của Quốc hội rất yếu ớt và mờ nhạt. Mỗi năm Quốc hội chỉ nhóm họp một lần, kéo dài không quá năm ngày. Có đôi lần Quốc hội nhóm họp lâu hơn vì tính cách tượng trưng lịch sử, như Khóa VI họp đến 9 ngày nhân dịp nghị hội toàn quốc thống nhất hai Miền Nam Bắc ở năm 1976. Những năm đó Quốc hội có mỗi một chức năng duy nhất là hợp thức hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.[16]
Phải đến năm 1985 Quốc hội Việt Nam mới bắt đầu khởi sắc, tuy vẫn do Đảng và Ban Chấp hành Trung ương chi phối nhưng đã có những tiếng nói riêng dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội từ đấy có những đại biểu lên tiếng phát biểu tự do hơn, thay vì như trước kia Tổng Thư ký Quốc hội phải duyệt trước bài diễn văn của đại biểu, trước khi đại biểu được nói tại phiên họp. Cũng theo đó, Quốc hội không còn việc biểu quyết với tỷ lệ đồng đều 100%. Sang thập niên 1990, Quốc hội mới có lệ chất vấn Chính phủ, và kể từ năm 1998 thì bắt đầu truyền hình trực tiếp các kỳ họp Quốc hội để công chúng theo dõi.[17]
Năm 2013, Quốc hội bắt đầu bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ (Thủ tướng và các Bộ trưởng). Từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 2016-2021, truyền thông và người dân dần quan tâm nhiều hơn tới các kỳ họp của Quốc hội. Mỗi phiên chất vấn các lãnh đạo Chính phủ của Quốc hội đều được truyền thông quan tâm và đưa tin nhiệt tình. Nhiều câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội trong các buổi "sinh hoạt nghị trường" thậm chí còn trở thành các đề tài nóng trên mạng xã hội.
Tháng 12 năm 2021, điều 83 Hiến pháp 2013 lần đầu được kích hoạt, khi Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập Kì họp bất thường đầu tiên trong lịch sử.[18]
Kỳ họp thứ nhất (2 tháng 3 năm 1946) công nhận: Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Kháng chiến ủy viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, Vĩnh Thụy làm Cố vấn tối cao, Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 thành viên.
Tuy lúc đầu Quốc hội có 403 đại biểu nhưng đến khóa mùa thu năm 1946 thì số đại biểu chỉ còn 291 và khi mãn khóa thì chỉ còn 242 vì hầu hết các đại biểu đối lập thuộc Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) đã bỏ chạy sang Trung Hoa khi không còn sự hậu thuẫn về quân sự và chính trị của quân đội Trung Hoa Dân quốc sau Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946.[19]
Cũng tại kỳ họp này, sáng ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.
Quốc hội khóa VI đã thông qua Hiến pháp 1980 tại kỳ họp 7 ngày 18 tháng 12 năm 1980; đồng thời Quốc hội khóa VI cũng thông qua 1 luật, 4 pháp lệnh và phê chuẩn 12 hiệp ước - hiệp định song phương.[24]
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Phạm Hùng. (Đỗ Mười, từ tháng 6 năm 1988)
Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp 1992 tại kỳ họp 11 ngày 15 tháng 4 năm 1992; đồng thời Quốc hội khóa VIII cũng thông qua 31 luật và bộ luật, 42 pháp lệnh và phê chuẩn 1 hiệp định quốc tế.[26]
Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp (ban hành ngày 7 tháng 1 năm 2002); thông qua 31 luật và bộ luật, 36 pháp lệnh; phê chuẩn Hiệp ước biên giới đất liền với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hiệp định thương mại với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.[29]
Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội gồm 11 người. Trưởng đoàn thư ký: Bùi Ngọc Thanh
Kỳ họp thứ 9 (từ 16 tháng 5 - 29 tháng 6 năm 2006) Quốc hội biểu quyết miễn nhiệm các chức vụ Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại vị và tiến hành bầu mới:
Quốc hội khóa XI đã thông qua 84 luật và bộ luật, 34 pháp lệnh; phê chuẩn 3 hiệp ước, hiệp định song phương và quốc tế; trong đó Quốc hội đã phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 10 (tháng 11 năm 2006).[30]
Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội gồm 13 người. Trưởng đoàn thư ký: Trần Đình Đàn
Quốc hội khóa XII đã thông qua 67 luật và 14 pháp lệnh.
Quốc hội khóa XII cũng rút ngắn thời gian hoạt động 1 năm để tiến hành bầu cử Quốc hội khóa XIII cho cùng thời gian với cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp năm 2011.[31]
Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội gồm 13 người. Trưởng đoàn thư ký: Nguyễn Hạnh Phúc
Kỳ họp thứ 6 (từ 21 tháng 10 - 31 tháng 11 năm 2013) Quốc hội thông qua Hiến pháp 2013 vào ngày 28/11/2013. Trong số 97,99% (tức 488 ĐB) có mặt tại hội trường có 97, 59% (tức 486 ĐB) tán thành; 0% ĐB không tán thành; và 0,4% (tức 2 ĐB) không biểu quyết.[32]
Chiều 06/04, thông qua việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng với 84,62% tán thành, 13,77% không tán thành. Cụ thể 418/487 ĐB có mặt đồng ý, 68 ĐB không đồng ý.[38]
Sáng 07/04, ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Thủ tướng Chính phủ với 90,28% tán thành, 8,91% không tán thành. Cụ thể, có 446/490 ĐB có mặt đồng ý và 44 ĐB không đồng ý.[39]
Như vậy, nhân sự cấp cao của cả khóa XIII như sau:
Quốc hội khóa XIII đã thông qua 100 luật, bộ luật và 10 pháp lệnh [40]. Quốc hội khóa XIII cũng là lần đầu tiên Việt Nam là chủ nhà đăng cai tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Tòa nhà Quốc hội. Đây cũng là khóa đầu tiên tiến hành việc Lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh mà Quốc hội đầu ra vào kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5/2013.
Kỳ họp thứ 6 (từ 22 tháng 10 năm 2018 - 21 tháng 11 năm 2018), Quốc hội bầu lại Chủ tịch nước thay thế cố Chủ tịch Trần Đại Quang.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời ngày 21/09/2018 do trọng bệnh.[41]
Ngày 23/09/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thông báo Phó Chủ tịch nước đương nhiệm Đặng Thị Ngọc Thịnh tạm giữ chức Quyền Chủ tịch nước.
Sáng ngày 23/10/2018, ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư đương nhiệm - được bầu làm Chủ tịch nước với tỷ lệ 99,79% tán thành (tương ứng 476/477 ĐB có mặt tham gia biểu quyết).[42]
Ngày 30/03, bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân với 96,66% tán thành (tương ứng 464/475 ĐB có mặt biểu quyết); 1,87% không tán thành (tương ứng 9 ĐB); và miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với 96,45% tán thành (tương ứng với 463/475 ĐB); 1,87% không tán thành (tương ứng 9 ĐB).[44]
Sáng 02/04, bỏ phiếu miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Xuân Phúc với 92,92% tán thành (tương ứng 446/452 ĐB có mặt) và 1,25% không tán thành (tương ứng 6 ĐB).[46]
Chiều 02/04, bỏ phiếu miễn nhiệm Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Phú Trọng với 91,25% tán thành (tương ứng 438/440 ĐB có mặt), 0,21% không tán thành (tương ứng 1 ĐB), và 0,21% không biểu quyết (tương ứng 1 ĐB). Ông cũng đồng thời thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.[47]
Chiều 05/04, ông Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng Chính phủ với tỷ lệ 96,25% tán thành (tương ứng 462/466 ĐB có mặt); 0,83% không tán thành (tương ứng 4 ĐB).[49]
Như vậy, nhân sự cấp cao của cả khóa Quốc hội XIV như sau:
Quốc hội khóa XIV đã thông qua 73 luật, bộ luật và 2 pháp lệnh.[52][53] Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV là nhiệm kỳ thành công về mặt ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), với 3 hiệp định đa phương quan trọng là Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định RCEP. Ngoài ra, còn có Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA) và Hiệp định thương mại tự do song phương ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA).
Đây là kỳ họp bất thường đầu tiên trong lịch sử. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trị giá gần 350,000 tỉ đồng nhằm phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch COVID-19.[56]
Kỳ họp bất thường lần thứ 3 (chiều ngày 18 tháng 1 năm 2023), Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước:
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Xuân Phúc, với tỷ lệ 93,75% tán thành (tức 465/482 đại biểu tham gia biểu quyết)[57]. Trước đó, ông Phúc đã xin thôi giữ các chức vụ trên do chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng.[58]
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra thông báo về việc thực hiện Quyền Chủ tịch nước đối với bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước đương nhiệm - cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.[59]
Kỳ họp bất thường lần thứ 4 (sáng ngày 2 tháng 3 năm 2023), Quốc hội bầu mới Chủ tịch nước:
Kỳ họp bất thường lần thứ 6 (sáng ngày 21 tháng 3 năm 2024), Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước:
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Võ Văn Thưởng, với tỷ lệ 87,8% tán thành (tức 432/447 đại biểu tham gia biểu quyết)[61]. Trước đó, ông Thưởng đã xin thôi giữ các chức vụ trên do các sai phạm cá nhân.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra thông báo về việc tiếp tục thực hiện quyền Chủ tịch nước lần thứ 2 đối với bà Võ Thị Ánh Xuân.[62]
Kỳ họp bất thường lần thứ 7 (chiều ngày 2 tháng 5 năm 2024), Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội:
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ. Trước đó, ông Huệ đã xin thôi giữ các chức vụ trên do các sai phạm cá nhân.[63]
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra thông báo về việc phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đối với ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đương nhiệm cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội mới.[64]
Kỳ họp thứ 7 (từ 20 tháng 5 - 28 tháng 6 năm 2024), Quốc hội bầu mới Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước:
Quốc hội khóa XV là nhiệm kỳ nổi bật rõ rệt về mặt ngoại giao và nhân sự. Về ngoại giao, chỉ trong 5 năm Việt Nam nâng cấp quan hệ cao nhất Đối tác Chiến lược Toàn diện với 5 nước quan trọng là: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Pháp. Về nhân sự, lần đầu tiên chỉ trong một nhiệm kỳ, Quốc hội phải 4 lần bầu mới Chủ tịch nước; trong đó 2 Chủ tịch nước và 1 Chủ tịch Quốc hội đang đương nhiệm phải xin từ chức do sai phạm.
Đây cũng là khóa đầu tiên Quốc hội triệu tập một "Kỳ họp bất thường".[68]
Điều 73 Hiến pháp 2013 quy định: "Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội". Luật Tổ chức Quốc hội 2014 sửa đổi 2020 quy định tại Điều 66[71]: "Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội". Như vậy ngoài Ủy ban Thường vụ, các Ủy ban khác của Quốc hội gồm:
Ủy ban Thường vụ, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đều làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội. Quốc hội quyết định số lượng các Ủy ban và bầu các thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
Ngoài ra, Quốc hội có thể thành lập các Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định khi thấy cần thiết.
Các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể thành lập các Ban chuyên môn chịu trách nhiệm giúp Ủy ban Thường vụ trong các công tác hoạt động. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hiện có 3 cơ quan trực thuộc là:[72]
Đây là các cơ quan được Quốc hội thành lập nhưng hoạt động độc lập gồm:[76]
Kiểm toán Nhà nước: Là cơ quan thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của nhà nước, do Quốc hội thành lập và chịu trách nhiệm cũng như sự giám sát của Quốc hội.
Hội đồng Bầu cử Quốc gia: Có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 117 Hiến pháp 2013).
Đại biểu
Thành phần nhân sự của Quốc hội là các đại biểu Quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.
Dưới Chủ tịch là các Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Số lượng Phó Chủ tịch gồm 01 Phó Chủ tịch Thường trực, 04 Phó Chủ tịch Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội đầu tiên năm 1946 là Phạm Văn Đồng. Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 tính đến tháng 06/2024 có 4 Phó Chủ tịch, là:
Từ năm 2016, Chủ tịch Quốc hội kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 30 tháng 3 và bắt đầu nhiệm kỳ mới vào ngày 31 tháng 3 hoặc 01 tháng 4.
Hoạt động của Quốc hội
Nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm, kể từ ngày khai mạc kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kì, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.[77]
Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quyết định của mình, hoặc khi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số Đại biểu Quốc hội yêu cầu[78]. Các cuộc họp của Quốc hội đều công khai, một số được truyền hình trực tiếp, phát sóng toàn quốc và ra nước ngoài. Quốc hội Việt Nam cũng có thể họp kín theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội[78]. Thành viên của Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội[79]. Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội[79].
Kì họp bất thường
Về tính pháp lí, các quy định về các "Kì họp bất thường" vốn đã được đề cập đến trong Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau[80] (tuy rằng Luật Tổ chức Quốc hội 2014 đã được sửa đổi một lần vào năm 2020 nhưng các điều khoản về Kì họp bất thường đều không có sự thay đổi[81]):
Khoản 2, Điều 83, Chương V trong Hiếp pháp 2013: "Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường".
Khoản 1, Điều 33, Chương II trong Luật Tổ chức Quốc hội 2014: "Đại biểu Quốc hội có quyền [...] tổ chức phiên họp bất thường".
Khoản 3, Điều 33, Chương II: "Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội [...] quyết định họp bất thường [...] thì Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định".
Khoản 2, Điều 90, Chương V: "Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường".
Khoản 2, Điều 91, Chương V: "Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là [...] 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường".
Khoản 1, Điều 92, Chương V: "Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập [...] kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp".
Theo như phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các Kỳ họp bất thường "chỉ giải quyết vấn đề cấp bách, được chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, tạo sự đồng thuận cao. Bất thường chỉ là tiến độ chứ không coi nhẹ chất lượng"[82].
Mặc dù các Kỳ họp bất thường đã được quy định ngay từ trong Hiến pháp 2013, tuy nhiên phải đến tận Quốc hội khóa XV nó mới chính thức được tổ chức, do các vấn đề xã hội cấp bách (như gói hỗ trợ kích thích kinh tế hậu đại dịch) gây ra bởi COVID-19 thời điểm đó.[83]Kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội XV (diễn ra từ 4-11 tháng 1 năm 2022) cũng là Kỳ họp bất thường đầu tiên trong lịch sử hoạt động 78 năm của Quốc hội Việt Nam[84], cũng như đánh dấu lần đầu tiên Điều 83 Hiến pháp 2013 được kích hoạt kể từ khi Hiến pháp đi vào hiệu lực.
Kể từ Khóa XV này, các Kỳ họp bất thường được tổ chức thường xuyên hơn, chủ yếu là để giải quyết vấn đề nhân sự và các dự án luật chưa được đồng ý biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thường kỳ trước đó (như Luật Khám chữa bệnh sửa đổi tại Kỳ họp 4 tháng 10/2022, hay Luật Đất đai tại Kỳ họp thứ 6 tháng 11/2023). Tính đến đầu năm 2024, Quốc hội khóa XV đã tổ chức 6 Kỳ họp bất thường.[83]
Mối liên quan giữa Quốc hội và Đảng Cộng sản Việt Nam
Hiến pháp và luật pháp Việt Nam quy định các đại biểu Quốc hội có quyền tự do thảo luận và quyết định mà không phụ thuộc vào chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, mối quan hệ giữa hai cơ quan này vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phân tích chuyên sâu dưới góc nhìn chuyên môn.
Vị trí Chủ tịch Quốc hội và ảnh hưởng của Đảng: Theo quy định, Chủ tịch Quốc hội do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề cử, thường là Ủy viên Bộ Chính trị, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập pháp. Điều này thể hiện mối liên kết chặt chẽ giữa hai tổ chức, nhưng cũng đặt ra câu hỏi về tính độc lập của Quốc hội trong việc thực thi quyền hạn. Hơn 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tuân theo điều lệ và nghị quyết của Đảng.
Giới hạn trong thảo luận và quyết định tại Quốc hội: Theo ý kiến của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, nói: "Nhiều vấn đề quan trọng đã được Trung ương Đảng quyết định trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận. Điều này hạn chế quyền tự quyết của cơ quan lập pháp, khiến hoạt động của Quốc hội đôi khi mang tính hình thức. Việc đa số đại biểu là đảng viên khiến họ có xu hướng tuân theo nghị quyết của Trung ương Đảng, dẫn đến khả năng đồng thuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thiếu thảo luận và tranh luận cởi mở, ảnh hưởng đến chất lượng của các quyết định được đưa ra".
Quốc hội trong hệ thống chính trị đơn đảng: Là quốc gia đơn đảng với chế độ nhất viện, quan điểm của Quốc hội Việt Nam thường được xem là phản ánh ý chí của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các vấn đề quan trọng của đất nước. Điều này đặt ra câu hỏi về mức độ độc lập và tự chủ của Quốc hội trong việc thực thi quyền lập pháp và giám sát chính phủ.
Kết luận: Mối quan hệ giữa Quốc hội và Đảng Cộng sản Việt Nam là một vấn đề mang tính chiến lược, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền dân chủ và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, trước đây, Chính phủ Việt Nam hầu như chỉ trình các báo cáo lên Bộ Chính trị trước mà không trình Quốc hội Việt Nam. Chỉ sau khi Bộ Chính trị kết luận thì báo cáo mới được trình Quốc hội. Tuy nhiên, quyền lực của Quốc hội trong thời gian gần đây đã được cải thiện đáng kể, như từ trước khóa 14, Bộ Chính trị đã cho phép Đảng đoàn Quốc hội hoặc Ủy ban kinh tế của Quốc hội có ý kiến trước đối với những vấn đề liên quan.[85]
Tổ chức của Đảng đoàn Quốc hội
Vai trò lãnh đạo rõ rệt nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quốc hội Việt Nam là cơ quan Đảng đoàn Quốc hội. Đây là một tổ chức của Đảng Cộng sản trong Quốc hội, gồm các đảng viên nắm vai trò trọng yếu trong Quốc hội như Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các chức vụ Bí thư, Phó Bí thư và các Ủy viên Đảng đoàn đều do Bộ Chính trị chỉ định.
Về danh nghĩa, Đảng đoàn Quốc hội là một tổ chức có tư cách pháp nhân có con dấu độc lập.[cần dẫn nguồn] Trên thực tế, các hoạt động của Quốc hội đều được Bộ Chính trị và Ban Bí thư định hướng gián tiếp thông qua Đảng đoàn Quốc hội.[cần dẫn nguồn]
Thành viên Đảng đoàn Quốc hội hiện gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thành viên khác (nếu có) do Đảng đoàn đề nghị, Bộ Chính trị quyết định. Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư Đảng đoàn, một Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Bí thư Đảng đoàn.
Nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội
Lãnh đạo Quốc hội thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng.
Thực hiện các nghị quyết của Đảng về tổ chức, cán bộ; quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Bộ Chính trị.
Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Quốc hội.
Được triệu tập đảng viên hoặc đại diện đảng viên ở các đoàn đại biểu Quốc hội để bàn chủ trương và biện pháp thực hiện nghị quyết của Đảng trong Quốc hội.
Báo cáo và kiến nghị với cấp ủy có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với đảng viên là đại biểu Quốc hội vi phạm nguyên tắc kỷ luật Đảng trong hoạt động Quốc hội.
Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những đề xuất và các quyết định của Đảng đoàn.
Phối hợp với Đảng ủy khối và Đảng ủy cơ quan xây dựng Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội trong sạch, vững mạnh.
Vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị
Đảng đoàn Quốc hội trình Bộ Chính trị:
Những vấn đề Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến khác với ý kiến Bộ Chính trị trước khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua (nếu có).
Về định hướng trọng tâm hoạt động giám sát trong cả nhiệm kỳ của Quốc hội.
Về việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có sai phạm.
Về kết quả giám sát, các kiến nghị, đề xuất sau giám sát đối với việc thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia, các chủ trương lớn của Đảng có ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; kiến nghị xử lý các vi phạm, kết luận về trách nhiệm của các cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý.
Kiến nghị xử lý về trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý khi có vi phạm trong hoạt động Quốc hội.
Những vấn đề khác Đảng đoàn Quốc hội thấy cần xin ý kiến Bộ Chính trị.
Đảng đoàn Quốc hội trình Ban Bí thư kiến nghị xử lý về trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý khi có vi phạm trong hoạt động Quốc hội.[86] Bí thư Đảng đoàn Quốc hội hiện là Trần Thanh Mẫn, Phó Bí thư hiện đang trống.
Nhận định
Năm 1988, khi xuất bản cuốn sách "Asia-Pacific Legal Development", Giáo sư Gerry Ferguson, trưởng khoa quan hệ pháp luật vùng châu Á - Thái Bình Dương thuộc đại học Victoria, Canada từng nhận định về Quốc hội Việt Nam là: "từ năm 1945, Quốc hội Việt Nam hoạt động như là một cơ quan "gật đầu" (rubber stamp) mọi quyết định được đưa ra trước từ các ban cao nhất thuộc đảng hợp pháp độc nhất (Đảng Cộng sản Việt Nam)".[87]
Theo nhà phân tích David Koh của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore thì dù Quốc hội đã bắt đầu bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ từ năm 2013 nhưng vẫn không giải quyết được những mâu thuẫn trong cơ chế chính trị Việt Nam. Ví dụ như nếu Quốc hội bất tín nhiệm nhân sự trong chính phủ nhưng Đảng vẫn tín nhiệm thì sao? Cuộc bỏ phiếu vẫn không có tác động nào.[88]
Về hoạt động làm luật, luật sư Nguyễn Minh Tuấn, giảng viên khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội nhận xét: "Quốc hội nắm quyền lập pháp, nhưng thực tế phần lớn các dự thảo luật là do Chính phủ và các Bộ ngành soạn thảo, đệ trình."[89] Nói về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lý giải câu hỏi tại sao tới 95% các văn bản pháp luật là do Chính phủ soạn thảo và trình Quốc hội thông qua là vì: "Quyền lập pháp không phải là quyền làm luật, mà là quyền cho phép ban hành pháp luật. Đó là lý do tại sao Chính phủ trình tới 95% văn bản luật, Chính phủ có nhu cầu nhiều hơn về pháp luật, muốn điều chỉnh hành vi thì phải có luật, sau đó trình sang Quốc hội. Quốc hội sẽ xem xét dựa trên lợi ích của cử tri, của người dân với luật đó, xem xét luật đó có thể tạo điều kiện cho Chính phủ, các bộ ngành nhưng có tạo điều kiện cho người dân hay không. Do vậy, quyền lập pháp ở đây được hiểu là quyền thông qua luật, chứ không phải quyền làm luật." [90]
Trong phiên họp quốc hội ngày 26/3/2021, nói về tính cục bộ địa phương trong Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu: "Quốc hội cần công bằng trong phân bổ nguồn lực và trao quyền lực, kiểm soát quyền lực, không được ngủ mê trên quyền lực của nhân dân, đặc biệt không được biến Quốc hội thành căn phòng kín để gom góp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và chia chác quyền lực, chia chác nguồn lực của đất nước[91]".
Islam menurut negara Afrika Aljazair Angola Benin Botswana Burkina Faso Burundi Kamerun Tanjung Verde Republik Afrika Tengah Chad Komoro Republik Demokratik Kongo Republik Kongo Djibouti Mesir Guinea Khatulistiwa Eritrea Eswatini Etiopia Gabon Gambia Ghana Guinea Guinea-Bissau Pantai Gading Kenya Lesotho Liberia Libya Madagaskar Malawi Mali Mauritania Mauritius Maroko Mozambik Namibia Niger Nigeria Rwanda Sao Tome dan Principe Senegal Seychelles Sierra Leone Somalia Somaliland Afrika Selatan ...
Este artículo o sección necesita referencias que aparezcan en una publicación acreditada.Este aviso fue puesto el 7 de septiembre de 2013. Macedonia del Norte Estación miembro Final Nacional Skopje Fest, Za Evrosong y elección interna Apariciones 21 (9 finales) Primera aparición 1996 Mejor resultado Final 7.º 2019 Semifinal 2.º 2019 Peor resultado Final 19.º 199819.º 2002 Semifinal 26.º 1996 Enlaces externos Página en MKRTV Página de Macedonia del Norte en Macedonia del Norte —...
Видається за доцільне перенесення цього файлу до Вікісховища у категорію: Brovary Raion. Перенесення зображень до ВікісховищаЗверніть увагу, що в Україні відсутня свобода панорамної зйомки, а отже для перенесення фотографії із зображенням пам'ятника, будівлі, меморіальної д
Pierre DuxFestival d'Avignon. 1972Lahir(1908-10-21)21 Oktober 1908Paris, PrancisMeninggal1 Desember 1990(1990-12-01) (umur 82)Paris, PrancisPekerjaanPemeranTahun aktif1932–1990 Pierre Dux (21 Oktober 1908 – 1 Desember 1990) adalah seorang pengarah panggung, pemeran panggung, dan pemeran film asal Prancis. Ia tampil dalam 50 film antara 1932 dan 1990.[1] Referensi ^ Pierre Dux. allocine. Diakses tanggal 29 August 2019. Pranala luar Pierre Dux di IMDb (...
Astragalus whitneyi Klasifikasi ilmiah Kerajaan: Plantae (tanpa takson): Angiospermae (tanpa takson): Eudicots (tanpa takson): Rosids Ordo: Fabales Famili: Fabaceae Genus: Astragalus Spesies: Astragalus whitneyi Nama binomial Astragalus whitneyiA.Gray Astragalus whitneyi adalah spesies tumbuhan yang tergolong ke dalam famili Fabaceae. Spesies ini juga merupakan bagian dari ordo Fabales. Spesies Astragalus whitneyi sendiri merupakan bagian dari genus Astragalus.[1] Nama ilmiah dari spe...
American automobile manufacturer Charles DuryeaCharles Duryea (left) with J. Frank DuryeaBorn(1861-12-15)December 15, 1861Canton, Illinois, U.S.DiedSeptember 28, 1938(1938-09-28) (aged 76)Philadelphia, Pennsylvania, U.S.Resting placeIvy Hill Cemetery, Philadelphia, Pennsylvania, U.S.OccupationEngineer Charles Edgar Duryea (December 15, 1861 – September 28, 1938) was an American engineer. He was the engineer of the first working American gasoline-powered car and co-founder of Durye...
Chinese character radical For the five stroke grain radical 禾, see Radical 115. For the eleven/seven stroke wheat radical 麥/麦, see Radical 199. 黍 ← 201 Radical 202 (U+2FC9) 203 → 黍 (U+9ECD) milletPronunciationsPinyin:shǔBopomofo:ㄕㄨˇWade–Giles:shu3Cantonese Yale:syu2Jyutping:syu2Japanese Kana:ショ sho (on'yomi)きび kibi (kun'yomi)Sino-Korean:서 seoHán-Việt:thửNamesJapanese name(s):黍/きび kibiHangul:기장 gijangStroke order an...
Gedung HSBC tahun 1886 sebelum direnovasi seperti sekarang Pembangunan Gedung HSBC dan Gedung Pabean, yang dibangun pada tahun 1925-1927 Gedung HSBC dan di sebelah kanan adalah Gedung Pabean Gedung HSBC atau sering juga disebut Gedung Pemerintah Kota, adalah gedung bergaya neo-klasik enam lantai di the Bund, Jalan Zhongshan Timur No.12, Shanghai, Tiongkok. Gedung ini merupakan kantor pusat The Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC) cabang Shanghai dari tahun 1923 hingga 1955 dan saa...
Lithium aluminium hydride Wireframe model of lithium aluminium hydride Unit cell ball and stick model of lithium aluminium hydride Names Preferred IUPAC name Lithium tetrahydridoaluminate(III) Systematic IUPAC name Lithium alumanuide Other names Lithium aluminium hydrideLithalLithium alanateLithium aluminohydrideLithium tetrahydridoaluminate Identifiers CAS Number 16853-85-3 Y14128-54-2 (2H4) Y 3D model (JSmol) Interactive image Abbreviations LAH ChEBI CHEBI:30142 Y ChemSp...
American composer For the Breaking Bad character, see Elliott Schwartz (Breaking Bad). Elliott Schwartz ca.2006 Photo Erik Jorgensen [1] Elliott Shelling Schwartz (January 19, 1936 – December 7, 2016) was an American composer. A graduate of Columbia University,[2] he was Beckwith Professor Emeritus of music at Bowdoin College joining the faculty in 1964. In 2006, the Library of Congress acquired his papers to make them part of their permanent collection. He held visiting res...
Boku no Kanojo ga Majime Sugiru Shojo Bitch na Ken僕の彼女がマジメ過ぎる処女ビッチな件(Boku no Kanojo ga Majime Sugiru Shojo Bicchi na Ken)CreadorNamiru MatsumotoGéneroComedia romántica, harem, ecchi MangaCreado porNamiru MatsumotoEditorialKadokawa ShōtenPublicado enNiconico SeigaComic WalkerComic NewtypePrimera publicación20 de julio de 2015Última publicación13 de septiembre de 2019Volúmenes8 Ficha en Anime News NetworkFicha en Anime News Network AnimeDirectorNobuyos...
2014 Indian filmEe Dil Helide Nee BekanthaTheatrical release posterDirected byTM SrinivasaWritten byTM SrinivasaProduced bySridhara SMusic bySatish AryanProductioncompanySai Krishna EnterprisesRelease date 31 October 2014 (2014-10-31) CountryIndiaLanguageKannada Ee Dil Helide Nee Bekantha is a 2014 Kannada romance drama film directed by TM Srinivasa and produced by Sridhara S under the banner of Sai Krishna Enterprises. It stars Avinash Diwakar and Sri Sruthi.[1][2&...
1978 Wanderlodge The Immortality Bus The Immortality Bus is a 1978 Wanderlodge that has been made to appear as a 38-foot brown coffin.[1] The bus was used by Zoltan Istvan and various other transhumanist activists during his 2016 US presidential campaign to deliver a Transhumanist Bill of Rights to the US Capitol and to promote the idea that death can be conquered by science.[2][3] The nearly four-month journey of the art vehicle from San Francisco to Washington, ...
Chinese high-speed electric multiple units This article is about the train brand. For the high-speed rail service operated by China Railway, see China Railway High-speed (CRH). Hexie (Harmony)CRH380A at Shanghai Expo 2010In service28 January 2007 – PresentManufacturerBombardier TransportationKawasaki Heavy IndustriesAlstomSiemensCRRCOperator(s)China Railway CorporationSpecificationsTrain length200.84 m (658 ft 11 in) or moreMaximum speed380 km/h (236 mph)Power suppl...
Galaxy in the constellation Hercules NGC 6061SDSS image of NGC 6061.Observation data (J2000 epoch)ConstellationHerculesRight ascension16h 06m 16.0s[1]Declination18° 15′ 00″[1]Redshift0.036839[1]Heliocentric radial velocity11044 km/s[1]Distance151 Mpc (492 Mly)[1]Group or clusterHercules ClusterApparent magnitude (V)14.4[1]CharacteristicsTypeSA0^-[1]Size~180,000 ly (54 kpc)[1] (e...
SD Negeri Curug 3 BojongsariInformasiDidirikan01 Januari 1971JenisNegeriAkreditasiBNomor Statistik Sekolah101026600224Nomor Pokok Sekolah Nasional20228698Kepala SekolahAmin Fadillah S.PdRentang kelasI, II, III, IV, V, VIKurikulumKurikulum 2013StatusSekolah Standar NasionalAlamatLokasiJalan Raya Curug №71, Curug, Kec. Bojongsari, Depok, Jawa Barat, IndonesiaTel./Faks.(0251) 8610448Situs webSitus ResmiSurelsdn_curug3bojongsari@yahoo.co.idMoto SD Negeri Curug 3 Bojongsari adalah sebu...
Cycling Track – Women's scratch race at the 2022 Commonwealth GamesVenueLee Valley VeloParkDates1 August 2022Competitors20 from 10 nationsMedalists Laura Kenny England Michaela Drummond New Zealand Maggie Coles-Lyster Canada← 20182026 → Cycling at the2022 Commonwealth GamesQualificationRoad cyclingRoad racemenwomenTime trialmenwomenTrack cyclingIndividual pursuitmenwomenTeam pursuitmenwomenSprintmenwomenTeam spri...
Railway station in Lancashire, England Ormskirk A view of the Merseyrail end of the platform.General informationLocationOrmskirk, West LancashireEnglandCoordinates53°34′09″N 2°52′52″W / 53.5692°N 2.8811°W / 53.5692; -2.8811Grid referenceSD417084Managed byMerseyrailTransit authorityMerseytravelPlatforms2 [1]Other informationStation codeOMSFare zoneFClassificationDfT category DHistoryOriginal companyLiverpool, Ormskirk and Preston RailwayPre-groupingL...