Trang phục Việt Nam

Trang phục miền Bắc thời cận đại
Người Đông Kinh (Đông Kinh nhân) - đồ quyển Thế giới nhân vật (世界人物圖卷)


Y phục truyền thống Việt Nam (còn gọi Việt Nam phục sức) bao gồm các loại y phục của người Việt và y phục cung đình.

Một số quan điểm khác[ai nói?] tổng quát các dân tộc đã sống trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay từ lâu đời, chẳng hạn như người Chăm-pa, người Khmer và các dân tộc thiểu số khác.

Cổn Miện (ngự phục của hoàng đế)

Lịch sử

Trang phục trước thế kỷ XI

Trước thời Bắc thuộc, có sách ghi người Việt mặc áo cài bên trái,[1]. Kể từ thời tự chủ thế kỷ thứ 10 trở đi thì áo người Việt đại thể có ba loại căn cứ theo cách cắt cổ áo:[2]

  1. Áo giao lĩnh - tràng Vạt: phía trước cổ là vạt bên trái buộc chéo sang nách áo bên phải. Áo Giao Lĩnh xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, có lẽ vào khoảng thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất trong thời Đông Hán, sau khi Mã Viện đánh bại khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Sách An Nam chí lược của Lê Tắc đời Trần có chép về chi tiết nhỏ này trong ghi chép Uy Vũ miếu, chuyện của hai vị Phục Ba ở Lĩnh Nam (tức chỉ Việt Nam), ghi rằng: "Nhà Hán có hai ông Phục Ba đối với dân Lĩnh Nam đều có công đức. Ông Phục Ba trước là Bì Li Lộ Hầu, ông Phục Ba sau là Tân Tức Mã Hầu [...] nếu không phải Tân Tức (hầu) chịu khó đánh dẹp thì dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ". Trải qua nhiều thế kỉ biến động, đến tận thời kì nhà Nguyễn, loại áo Giao Lĩnh vẫn tồn tại với vị trí độc tôn với vai trò là dạng thức của các áo lễ phục cao quý, dù áo Ngũ Thân cổ đứng đang chiếm thế thượng phong. Có thể nói, loại áo này mới chính là "áo cổ truyền" chuẩn theo ý nghĩa đối với người Việt vậy.[3]
  2. Áo trực lĩnh: áo cổ thẳng nói chung, bao gồm cả tràng vạt; bổ long
  3. Áo viên lĩnh, hay bàn lĩnh: cổ áo cắt tròn ép sát vòng cổ, cài bên phải.

Đàn bà còn dùng yếm một mảnh vải vuông che phần ngực, một góc cắt lẹm đi rồi đính hai dải vải buộc vào sau gáy. Hai góc trái và phải cũng đính hai dải vải, gọi là dải yếm, dài đủ để quành ra sau lưng rồi buộc lại ở trước ngực. Khi ở nhà làm lụng, người đàn bà có khi chỉ mặc yếm.[4] Khi ra ngoài giao tiếp mới mặc thêm áo.

Ở phía dưới bụng thì ngày xưa đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy. Khố là mảnh vải hẹp mà dài. Người mặc quấn quanh bụng vài vòng rồi chèn từ phía trước bẹn ra sau cài chặt lại. Tích Chử Đồng Tử từ thời Hùng Vương đã nhắc tới việc trang phục dùng khố. Tuy nhiên, khẳng định này vẫn còn tranh cãi.[cần dẫn nguồn]

"Trúc Lâm đại sĩ xuất san đồ" (竹林大士出山圖) vua Trần Nhân Tông đắc đạo, xuất san (áo tràng vạt, tọa kiệu). Vua Trần Anh Tông (mặc bạch bào) cùng quan (đội toàn hoa quan) nghênh tiếp. Y phục là áo viên lĩnh

Thời Lý, Trần

Người Việt mặc loại áo dài cổ tròn (viên lĩnh) 4 vạt, gọi là áo "tứ điên"; dưới thì vận thường đen. Đàn ông đàn bà đều có thể mặc vậy. Ngoài ra, còn có các kiểu khác như: áo giao lĩnh (cổ chéo) ở trên, dưới quây thường bên

Các vị quan thời nhà Nguyễn

ngoài hay mặc váy bên trong (với nữ) hoặc mặc áo giao lĩnh hay viên lĩnh trên mặc quần hay khố (với nam). Áo may dài quá đầu gối, cài khuy với áo viên lĩnh, buộc vạt bên phải với áo giao lĩnh. Sứ giả Triệu Nhữ Thích bình rằng lối ăn mặc người Việt thời bấy giờ (1125) không khác người Tống là mấy.[5] Nam đầu đội mũ đinh tự, nhìn như con ốc. Cả nam và nữ, quý tộc và thường dân đều đi đất và nhuộm răng đen.

Thời

Dân thời Lê (Đàng Ngoài) - sách "Vạn quốc nhân vật chi đồ" (万国人物图会) (1645). Nữ mặc áo trực lĩnh lộ yếm, đội nón dâu, nam gọt chỏm (đang tang hoặc quân binh)
Trang phục người Đàng Trong, 1675

Áo trực lĩnh phổ biến, dùng làm thường phục trong dân gian (mặc lót trong là 1 viên lĩnh đơn y hoặc yếm). Màu sắc áo cũng đã thành lệ: đàn ông thường dùng áo màu xanh, khi có việc trọng đại thì dùng màu đen, màu thẫm. Người làm ruộng thì dùng màu nâu. Bông vải là hàng chính. Chỉ người sang trọng mới dùng hàng tơ lụa. Quần thì chỉ có hai màu trắng và nâu. Họa hoằn những người giàu có hay già cả mới dùng quần màu đỏ.

Căn cứ theo minh họa trong sách Vạn quốc nhân vật chi đồ (1645) của Nhật Bản thì vẽ người đàn bà đội nón dâu (rộng), tóc dài, mặc váy ở dưới, phía trên mặc áo trực lĩnh, mặc yếm trong. Đàn ông thì búi tóc, mặc một loại rông cài bên phải.

Thời Trịnh Nguyễn phân tranh thế kỷ 18, chúa Nguyễn Võ VươngĐàng Trong có sắc quy định y phục trong Nam, nhất là lối ăn mặc của phụ nữ, bỏ váy mà mặc quần, còn áo thì cài khuy, bỏ lối thắt vạt.[1] Đàng Ngoài thuộc chúa Trịnh thì vẫn giữ áo tứ thân buộc vạt. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là "Áo tứ thân" có thể đã ra đời từ thế kỷ 12. Áo tứ thân hình dạng tương đồng với áo Bối Tử thời Tống[6].

Hoàng Bào

Trong tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú ghi nhận: "Từ thời Lê Trung Hưng về sau, các lễ lớn như vua lên ngôi, tiến tôn và ban chiếu, đều đội mũ Xung Thiên, mặc Hoàng Bào,..." [3].

Áo thời Lê không được ghi chép rõ về hoa văn, hiện vật duy nhất của Hoàng Bào thời Lê là từ áo bồi táng của vua Lê Dụ Tông thời Lê Trung Hưng, nhưng hoa văn rồng trên áo này đã theo kiểu "long vân đại hội", một dạng hoa văn rất phổ biến thời Minh mạt. Lúc này, đồ án rồng rất to trước ngực và sau lưng, ở trên vai là hình đồ án rồng tương tự nhưng kích thước nhỏ hơn, khắp xung quanh áo là hình mây cùng ngọn lửa. Có thể thấy, cục diện hoa văn này đã xa thời Minh sơ mà rất gần với thời Minh mạt, cho nên hoa văn cách thức của áo Bào Lê Dụ Tông chỉ biểu thị một giai đoạn Lê Trung Hưng, còn thời Lê Sơ có lẽ vẫn theo kiểu hình Đoàn Long.[3]

Dân Đàng Ngoài, Caupchy (Chữ Hán 交趾 Giao Chỉ) (Boxer Codex) (1595) nữ cầm tráp trầu cau (tiện phục khi làm việc trong nhà), nam đội bình đính cân thắt nhuyễn (sĩ phu hay tiện phục thượng lưu)

Thời Nguyễn

Thời Nguyễn thì nam giới cả hai miền Nam Bắc đã quen mặc áo ngũ thân (áo lập lĩnh may bằng năm khổ vải), thân áo dài quá đầu gối, tay áo hẹp. Đàn bà từ Hoành Sơn vào Nam cũng mặc áo ngũ thân nhưng khác áo đàn ông chút ít với thân áo may dài hơn; gấu áo dài quá bắp chân,[2] dưới hạ y mặc quần. Đàn bà từ Hà Tĩnh trở ra vẫn mặc áo tứ thân (giản lược về màu sắc) và mặc váy.

Lễ phục thì vẫn còn dùng áo giao lĩnh, nhưng khoác ra bên ngoài cùng khi hành lễ, gọi là áo thụng hay bổ phục[2]

Áo Nhật bình (xẻ trước ngực) với tay áo rộng là lễ phục khoác ra ngoài của nữ giới quyền quý trong chốn cung đình.[2] Các thiếu nữ trong gia đinh quý tộc khi xuất giá cũng được mặc áo nhật bình nhưng các hoa văn giản lược hơn.

Áo viên lĩnh được sử dụng làm triều phục các quan từ Lục phẩm trở lên.

Ba Biêu, nghĩa quân của Đề Thám đầu đội khăn xếp chữ nhân bảy nếp
Thế kỷ 19 tiện phục
  • Người Nam Bộ dùng gấu áo ngắn (che đũng quần), xẻ hai bên hông, gọi là áo bà ba. Ra ngoài mặc áo ngũ thân.

Về màu sắc thì người dân quê làm ruộng, quần áo hay nhuộm màu nâu hay đen, chỉ những khi nhàn nhã mới mặc màu bạch hay màu tươi như yếm màu hồng, màu đào.[7] Đàn ông mặc quần lá tọa. Quần này may sâu đũng để có thể kéo cạp quần lên cao hay xuống thấp để cho ống quần dài hay ngắn tùy ý; cạp quần buông loà xòa, buộc bằng thắt lưng ở bụng.

Khăn, tóc (cân, mạo, phát)

Bức họa đám rước thánh ở Bắc Kỳ, thế kỷ 19, cho thấy lối trang phục đàn ông: thân mặc áo ngũ thân, dưới bụng mặc quần, đầu đội khăn xếp
Vua Hoằng Tông nhà Nguyễn, đầu đội khăn lượt chữ nhất, 7 nếp

Thời Lý, Trần thì tóc ngắn, đầu trần. Đàn bà để tóc dài hơn đàn ông độ 1 tấc [6].Đàn ông dùng khăn quấn đỉnh đầu kín, không lộ tóc

Thời Lê: khi đối diện người có địa vị cao hơn thì để tóc dài chuốt sáp gọn ra sau lưng.Mọi người chỉ búi tóc chuy kế khi làm điền, làm việc nặng, hoặc đi sứ

Thúc phát của nữ giới xuất giá sẽ 2 kết (tạo hình như tai thỏ) để cài trâm lên ước phát (1 mảnh vải hoặc búi tóc có trang sức ngọc hoặc kim loại), buộc phần dưới của hợp phát rồi để thả 2 đầu ách ti (扼臂) (lụa buộc kết) xuống. Cùng với châu xuyến và san hô (đã tạo thành hình giống đinh ba) thả 2 đầu song song ách ti

Thúc phát của Bé gái (chưa cập kê) tạo kiểu nha đầu (dài dọc bên tai)để thả 1 phần tóc sau gáy.Khi được tuyển vào cung đình vẫn để nha đầu.Gia nhân kết 1 búi to phía trước (gần như tranh Boxer Codex). Thị nữ cung đình sau tập sự búi hình thỏ. Nữ quan, quý tộc búi ước phát cài trâm

Phụ nữ, đàn ông tùy địa vị (đinh tự cân, bao đính cân, trúc quan), tuổi tác (bức cân, bát tiên cân)sẽ dùng khăn phù hợp theo điển lệ. Quân đội triều đình trước khi đội các loại lạp thì phải đeo trách (mao kê cân) coi như tiện phục

Thời Nguyễn: bé gái kết nha đầu, bé trai đeo khăn ngũ sắc trùm kín tai.

Đàn bà phía nam sông Gianh kết tóc cài trâm, phụ nữ có chồng khi ra ngoài trùm thêm khăn trắng. Hôn lễ thì kết kim ước phát. Đàn ông thường búi tóc, búi tó to được cho là đẹp. Khăn là một mảnh vải gồm 12, 13 vuông vải bằng nhiễu hay lượt khâu lại thật dài dùng quấn quanh đầu, giữ búi tóc cho chặt. Người đội khăn quấn năm hay bảy vòng. Số năm tượng trưng cho ngũ thường và số bảy là bảy vía của người đàn ông. Thế kỷ 20 ta chế khăn đóng sẵn, gọi là khăn đóng hay khăn xếp

Khăn đàn ông thì chỗ chân tóc trên trán có thể xếp thành dạng chữ "nhất" (Hán Tự: 一) hay chữ "nhân" (人)[2] với nếp trái đè lên nếp phải[8] tạo bằng hai vòng quấn đầu tiên.

Đàn bà Bắc Bộ cuộn tóc vào trong khăn rồi quấn thành một vòng quanh đầu.[1] Hình dáng búi tó thông tục gọi là "búi tó củ hành" hay "búi tó củ kiệu".[9] Phụ nữ có chồng khi ra ngoài trùm thêm khăn đen mỏ quạ.

Người Việt còn dùng nhiều loại nón như nón ba tầm, nón ngựa, nón cụ

Hài, lí (giầy, dép, guốc)

Sách Giao Châu ký của Trung Hoa thì kể rằng Bà Triệu (thế kỷ thứ 3) chân đi guốc bằng ngà voi.

Người nông thôn thường đi chân đất. Khi có việc thì mới xỏ guốc bằng gỗ hay gộc tre, buộc quai dọc tết bằng dây mây, sau mới dùng quai ngang bằng da. Guốc phụ nữ đẽo thon hơn, sơn đen có hoa văn.Guốc đàn ông to bản, tục gọi là guốc xuồng. Gỗ thường để mộc nguyên màu không sơn phết nên gọi là guốc mộc[10]

Ở thành thị đàn ông lẫn đàn bà còn dùng lí (履) (dép đơn giản nhất chỉ là một lớp da trâu, có khi đan bằng sơ dừa hay bằng cói, không có đế).Người xỏ ngón chân vào lỗ khuyết ở đằng mũi. Ở mu bàn chân có thêm một quai thẳng ngang như chữ "nhất" nên gọi là dép một.[4]

Sang hơn thì đàn bà đi lí đóng bằng bốn năm lớp da trâu. Đầu mũi lí vót nhọn và dùng đanh tre uốn cao vồng lên che hẳn đầu ngón chân, xỏ ngón chân thứ hai[11] vào vòng bằng da ở đằng mũi.Vì loại lí này nặng nên không thể đi nhanh[4]

Thời Lê: ca nương, hoa nương, tân nương, quý tộc dùng tích (潟) (loại hài vếch lên có hoa văn) khi lễ

Thời Nguyễn, Tân nương (Bắc bộ) xỏ guốc cong có 2 đế cao vếch lên (tựa như tích).Phía nam sông Gianh, tân nương xỏ hài (鞋) đầu nhọn

Nữ quý tộc xỏ hài vếch nhọn, cung nhân xỏ guốc sơn son thếp vàng khi Công phục. Nữ quý tộc xỏ hài đế cao (thon hơn của nam) khi tiện phục.

Trang phục của quan địa phương. Giao lĩnh đính bổ tử (補子) ở ngực, đội Đông Pha cân東坡巾

Đàn ông xỏ hài Gia Định. Một đặc danh nữa là dép da Chi Long, gót cao 2–3 cm, mũi ôm lấy mu bàn chân và chạy bọc quành ra đến gót, dép sơn đen hoặc đỏ[12], mặc khi công phục. Hài mõm ếch khi tiện phục

Lễ phục

Đôi hia thêu, một phần trong bộ triều phục của Hoàng đế

Tế lễ Thời Nguyễn, dân gian dùng áo thụng, đội phong cân.

Tang lễ dùng vải sô trắng, nam thắt khăn trắng chống trượng đi đầu. Nữ chùm mền trắng hình dạng theo tang chế.

Lễ phục cung đình có quy chế nghiêm ngặt.

Văn quan dùng bì ngoa mũi tròn, võ quan dùng bì ngoa mũi nhọn

Nữ nhân hoàng tộc dùng phụng tích khi lễ phục

Thế kỷ 21

Áo dài được cách tân dựa theo áo lập lĩnh (ngũ thân) tay chẽn. Thập niên 1930 họa sĩ Cát Tường trong nhóm Tự lực Văn đoàn đã cách tân áo dài tân thời theo hướng tây hóa.

Áo dài trắng đã trở thành trang phục cho học sinh trung học ở Việt Nam. Một số nữ nhân viên, giáo viên, hướng dẫn viên du lịch cũng mặc áo dài khi làm việc.

Chú thích

  1. ^ a b c Đào Duy Anh
  2. ^ a b c d e “78. Quốc Phục & Lễ Phục Truyền Thống Việt - Báo Xuân - Việt Báo Văn Học Nghệ Thuật”.
  3. ^ a b c Vietnam Centre. Dệt Nên Triều Đại | Weaving a Realm. NXB Dân Trí, Việt Nam, 2020.
  4. ^ a b c "Y phục cổ truyền..."
  5. ^ Trần Quang Đức. Tr 47
  6. ^ a b Trần Quang Đức
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên TMVT
  8. ^ "Tinh hoa làng nghề khăn xếp..."
  9. ^ Sự, Thiên Hạ (14 thg 5, 2011). “Búi tó củ kiệu và vành khăn vấn ngày xưa của các cụ ở Huế”. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  10. ^ "Đôi guốc dân gian"
  11. ^ nguyen, sưu tầm. “Quan họ Bắc Ninh 1”. danchua.org. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2017.
  12. ^ “SO KHOA HOC CONG NGHE - KIEN THUC NONG NGHIEP”. www.haiduongdost.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.

Tham khảo

  • Đào Duy Anh. Việt Nam văn hóa sử cương. Houston, TX: Xuân Thu, ?. trang 172-6.
  • Trần Quang Đức. Ngàn năm áo mũ. Nhã Nam, 2013.

Liên kết ngoài

Read other articles:

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada April 2016. Artikel ini membutuhkan rujukan tambahan agar kualitasnya dapat dipastikan. Mohon bantu kami mengembangkan artikel ini dengan cara menambahkan rujukan ke sumber tepercaya. Pernyataan tak bersumber bisa saja dipertentangkan dan dihapus.Cari sumber: S...

 

ويليام تي. ريدموند (بالإنجليزية: William T. Redmond)‏    معلومات شخصية الميلاد 28 يناير 1955 (68 سنة)[1]  شيكاغو  مواطنة الولايات المتحدة  مناصب عضو مجلس النواب الأمريكي[2][3]   عضو خلال الفترة13 مايو 1997  – 3 يناير 1999  انتخب في انتخابات مجلس النواب الأمريكي 1996&#...

 

URO UROVESA Tipo Industria fabril de Automoción y DefensaIndustria AutomociónForma legal sociedad por accionesFundación 1981 (42 años)Sede central Santiago de Compostela, La Coruña, EspañaProductos AutomóvilesCamionesVehículos militaresCarretillas elevadorasIngresos 61 millones de € (2021)[1]​Beneficio económico 5,5 millones de € (2021)[1]​Empleados ±250 (2022)[2]​Sitio web www.urovesa.com[editar datos en Wikidata] Un camión autobomba URO CK-25....

 

آيت حدو واشعيب تقسيم إداري البلد المغرب  الجهة فاس مكناس الإقليم الحاجب الدائرة أكوراي الجماعة القروية رأس اجري المشيخة آيت ويخلفن 1 السكان التعداد السكاني 1587 نسمة (إحصاء 2004)   • عدد الأسر 291 معلومات أخرى التوقيت ت ع م±00:00 (توقيت قياسي)[1]،  وت ع م+01:00 (توقيت صيفي)[1...

 

Part of a series onClassical mechanics F = d d t ( m v ) {\displaystyle {\textbf {F}}={\frac {d}{dt}}(m{\textbf {v}})} Second law of motion History Timeline Textbooks Branches Applied Celestial Continuum Dynamics Kinematics Kinetics Statics Statistical mechanics Fundamentals Acceleration Angular momentum Couple D'Alembert's principle Energy kinetic potential Force Frame of reference Inertial frame of reference Impulse Inertia / Moment of inertia Mass Mechanical power Mechanical work ...

 

اللعبة الكبرىمعلومات عامةتاريخ البدء 12 يناير 1830 تاريخ الانتهاء 10 سبتمبر 1895 المشاركون المملكة المتحدة لبريطانيا العظمى وأيرلنداالإمبراطورية الروسية تعديل - تعديل مصدري - تعديل ويكي بيانات بلاد فارس في بداية اللعبة الكبرى سنة 1814 آسيا الوسطى حوالي سنة 1848 جزء من سلسلة حول تا�...

 

Untuk orang lain dengan nama yang sama, lihat Robert Livingston. Robert LivingstonDuncan Renaldo, Robert Livingston, dan Raymond Hatton dalam Cowboys from Texas (1939)LahirRobert Edward Randall(1904-12-09)9 Desember 1904Quincy, Illinois, Amerika SerikatMeninggal7 Maret 1988(1988-03-07) (umur 83)Tarzana, California, Amerika SerikatMakamForest Lawn Memorial Park CemeteryPekerjaanPemeranTahun aktif1921–1975Suami/istriMargaret M. Roach ​ ​(m. 1947; c.&...

 

Former municipality in Norway For the village of Torsken in Torsken municipality, Norway, see Torsken (village). Former municipality in Troms, NorwayTorsken Municipality Torsken kommuneDoaskku suohkanFormer municipalityView of Medby in Torsken FlagCoat of armsTroms within NorwayTorsken within TromsCoordinates: 69°17′47″N 17°02′11″E / 69.29639°N 17.03639°E / 69.29639; 17.03639CountryNorwayCountyTromsDistrictMidt-TromsEstablished1 Jan 1902 • Prece...

 

2006 biography by Jamal Joseph Tupac Shakur Legacy Tupac Shakur Legacy book coverAuthorJamal JosephLanguageEnglishGenreBiographyPublisherSimon & SchusterPublication dateAugust 16, 2006Media typePrint (Hardcover)ISBN0-7432-9260-XOCLC138436160Dewey Decimal782.421649092 B 22LC ClassML420.S529 J67 2006 Tupac Shakur Legacy is an official interactive biography of Tupac Shakur released on August 16, 2006.[citation needed] The author of the book is Jamal Joseph, a friend of the ...

 

This article includes a list of general references, but it lacks sufficient corresponding inline citations. Please help to improve this article by introducing more precise citations. (December 2019) (Learn how and when to remove this template message) 1993 American filmAmerican Ninja VTheatrical release posterDirected byBobby Jean LeonardWritten byJohn Bryant HedbergGreg LatterGeorge SaundersProduced byOvidio G AssonitisStarringDavid BradleyLee ReyesPat MoritaJames LewMusic byDaniel MayDistri...

 

Poverty phenomena that most frequently affect women Feminization of poverty refers to a trend of increasing inequality in living standards between men and women due to the widening gender gap in poverty. This phenomenon largely links to how women and children are disproportionately represented within the lower socioeconomic status community in comparison to men within the same socioeconomic status.[1] Causes of the feminization of poverty include the structure of family and household,...

 

Injectieve functie, die niet surjectief is In de wiskunde is een injectie of injectieve afbeelding, ook eeneenduidige afbeelding of een-op-eenafbeelding genoemd, een afbeelding, waarbij geen twee verschillende elementen hetzelfde beeld hebben, dus anders gezegd ieder beeld een uniek origineel heeft. De definitie is voor functies hetzelfde. Een injectie is dus een relatie tussen twee verzamelingen. Twee andere soorten relatie, die aan overeenkomstige eigenschappen voldoen, zijn de surjectie en...

 

Isotop utama oksigen Iso­top Peluruhan kelim­pahan waktu paruh (t1/2) mode pro­duk 16O [99,738%, 99,776%] stabil 17O [0,0367%, 0,0400%] stabil 18O [0,187%, 0,222%] stabil Berat atom standar Ar°(O)[15,99903, 15,99977]15,999±0,001 (diringkas)[1]lihatbicarasunting Oksigen (8O) memiliki tiga isotop stabil: 16O, 17O, dan 18O. Isotop radioaktif oksigen mulai dari 11O hingga 28O juga telah dikarakterisasi, semuanya berumur pendek. Radioisotop yan...

 

العلاقات السنغالية السنغافورية السنغال سنغافورة   السنغال   سنغافورة تعديل مصدري - تعديل   العلاقات السنغالية السنغافورية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين السنغال وسنغافورة.[1][2][3][4][5] مقارنة بين البلدين هذه مقارنة عامة ومرجعية للدولتين...

 

Empire in East Asia from 618 to 842/848 This article's lead section may be too long. Please read the length guidelines and help move details into the article's body. (June 2023) Tibetan Empireབོད་ཆེན་པོbod chen po618–842/848 Standard of the Tibetan King, Songtsen Gampo (7th century)Map of the Tibetan Empire's influence at its greatest extent, in the late 8th to mid 9th century[1]CapitalLhasaCommon languagesTibetic languagesReligion Tibetan Buddhism, BonGover...

 

This article should list only official names approved by the International Astronomical Union (IAU).[1] Elevation map of crater Schiaparelli imaged by MGS This is a list of craters on Mars. There are hundreds of thousands of impact craters on Mars, but only some of them have names. This list here contains only named Martian craters starting with the letter O – Z (see also lists for A – G and H – N). Large Martian craters (greater than 60 kilom...

 

Human settlement in ScotlandBonar BridgeThe fording point across the Kyle of SutherlandBonar BridgeLocation within the Sutherland areaPopulation724 (2011)[1]OS grid referenceNH615915• Edinburgh141 miles (227 km)• London472 miles (760 km)Council areaHighlandLieutenancy areaSutherlandCountryScotlandSovereign stateUnited KingdomPost townARDGAYPostcode districtIV24Dialling code01863PoliceScotlandFireScottishAmbulanceScottish...

 

Pomorska Specjalna Strefa Ekonomiczna Sp. z o.o. Państwo  Polska Województwo  pomorskie Siedziba Sopot Adres ul. Trzy Lipy 380-172 Gdańsk Forma prawna spółka z ograniczoną odpowiedzialnością Prezes Przemysław Sztandera Przewodniczący rady nadzorczej Barbara Piontek Udziałowcy Skarb PaństwaWojewództwo PomorskieGmina Miasta GdańskGmina Miasta TczewGmina Miasta MalborkGmina ChojniceGmina CzłuchówGmina Miasta KwidzynWojewództwo Kujawsko-PomorskieGmina – Miasto i Gmin...

 

Heidi en har pake. In pake of (argaysk) oareheit (útspr. mei brekking yn it earste wurdlid: [warə'hɔit] of [warə'hɛit], ûarreheit) is in man mei in soan of dochter dy't sels bern hat, of, beskreaun fanút it eachpunt fan sokke bernsbern (of pakesizzers), de heit fan ien fan jins âlden. Dit is in foarm fan twaddegraads besibskip. It eigenskipswurd dat by 'pake' heart, is pakich of pake-eftich. De froulike wjergader fan in pake is in beppe. Tegearre foarmje pake en beppe in generaasje yn...

 

此條目需要編修,以確保文法、用詞、语气、格式、標點等使用恰当。 (2015年8月19日)請按照校對指引,幫助编辑這個條目。(幫助、討論) 爱彼迎AirbnbAirbnb驻加拿大多伦多办公室公司類型上市公司股票代號NASDAQ:ABNB成立2008年創辦人布萊恩·切斯基、喬·傑比亞、內森·布萊卡斯亞克 代表人物布萊恩·切斯基(執行長)喬·傑比亞(CPO)Nathan Blecharczyk(CTO)總部 美國�...