Quốc kỳ Việt Nam
Quốc huy Việt Nam
{{{a}}}
Hội đồng dân tộc là cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề dân tộc của Quốc hội Việt Nam. Cơ quan có chức năng giám sát hoạt động của Chính phủ, Nhà nước về các vấn đề dân tộc, đồng thời là cơ quan tham mưu về chính sách, nghị định cho Ủy ban Dân tộc và Chính phủ.
Hội đồng Quốc hội còn giám sát hoạt động của các Ban Dân tộc tại các địa phương, về ngân sách, chính sách, quyết định của Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân các tỉnh và thành phố.
Hội đồng Dân tộc có nhiệm vụ và quyền hạn sau[1]:
Hội đồng Dân tộc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.[2]
Khi Hội đồng Dân tộc quyết định vấn đề thuộc về một dân tộc mà đại biểu dân tộc đó không tán thành thì Hội đồng báo cáo xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trong trường hợp thật cần thiết trình Quốc hội xem xét và quyết định.
Trong trường hợp Hội đồng Dân tộc bàn quyết định vấn đề thuộc về một dân tộc mà dân tộc đó không có đại diện trong Hội đồng Dân tộc, thì phải tham khảo ý kiến của đại diện Dân tộc đó trước khi quyết định. Từ đó đưa ra những vấn đê cần phải bàn luận trong các vấn đề mà các dân tộc đang và sẽ cần đến
Hội đồng Dân tộc chịu trách nhiệm và báo cáo hoạt động của mình trước Quốc hội; trong thời hạn giữa hai kỳ họp Quốc hội, báo cáo hoạt động trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban.
Cơ quan và viên chức Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân trong phạm vị nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội đồng Dân tộc thực hiện nhiệm vụ.
Quốc hội bầu Chủ tịch, các phó Chủ tịch, các uỷ viên Hội đồng Dân tộc trong số đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội. Khi cần thiết, Quốc hội có thể bầu bổ sung hoặc thay đổi thành viên của Hội đồng Dân tộc.
Chủ tịch, các Phó chủ tịch và một số uỷ viên được Hội đồng Dân tộc cử hợp thành Thường trực Hội đồng.
Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ:
Thường trực Hội đồng có trách nhiệm tạo điều kiện cho các Uỷ viên của Hội đồng hoạt động.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc có nhiệm vụ:
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện nhiệm vụ và được giao phụ trách một số công tác của Hội đồng; trong số các Phó chủ tịch có một Phó chủ tịch được Hội đồng cử làm Phó chủ tịch thường trực.
Khi Chủ tịch vắng mặt, Phó chủ tịch thường trực điều hành công việc Hội đồng.
Uỷ viên Hội đồng Dân tộc có trách nhiệm tham gia hoạt động của Hội đồng; thực hiện nhiệm vụ công tác được Hội đồng giao; giữ mối liên hệ thường xuyên với Hội đồng, tham gia góp ý và gửi báo cáo vấn đề Hội đồng yêu cầu và Uỷ viên quan tâm.
Phiên họp của Hội đồng Dân tộc có thể được tiến hành trong thời gian kỳ họp Quốc hội hoặc giữa 2 kỳ họp Quốc hội
Các thành viên của Hội đồng có trách nhiệm tham gia dự phiên họp của Hội đồng; trong trường hợp không tham dự được phải báo cáo lý do với Chủ tịch Hội đồng.
Biên bản và hồ sơ của phiên họp được lập và lữu trữ theo quy định của Nhà nước.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Hội đồng dân tộc của Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) gồm có 47 thành viên:[3]
Điểu Điều• Lò Thị Phương • Thạch Kim Sêng • Trần Thị Hoa Sinh• Nông Quốc Tuấn • Vi Thị Tuyết• Danh Út• Ly Kiều Vân • Quàng Thị Xuyến• Bo Bo Thị Yến • Mùa A Sơn • Giàng Vu Thè • Ya Duck • Y Ngọc • H`Luộc Ntơr• Củng Thị Mẩy • Đinh Mươk • Trịnh Thị Giới • Dương Thị Thu Hà • Vi Thị Hương • Bá Thanh Kia • Cầm Chí Kiên• Đinh Thị Phương Lan • Lưu Thị Chi Lan• Phương Thị Thanh• Đinh Thị Biểu • Phan Thị Mỹ Bình• Chu Lê Chinh• Cụt Thị Hợi• Dao Nhiễu Linh (Dao Hà Nữ) •
{{Chú thích web}}
|url hỏng=