Giải vô địch bóng đá ASEAN 2024 (tiếng Anh: 2024 ASEAN Championship), tên chính thức là ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 vì lý do tài trợ (cũng thường được gọi là ASEAN Cup 2024),[1] là lần tổ chức thứ 15 của Giải vô địch bóng đá ASEAN, giải đấu bóng đá của các quốc gia thuộc Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF) và là lần đầu tiên dưới tên gọi mới ASEAN Championship.
Ban đầu, giải đấu được dự kiến diễn ra từ ngày 23 tháng 11 đến ngày 21 tháng 12 năm 2024. Tuy nhiên, để phù hợp với hoạt động của các câu lạc bộ Đông Nam Á tham dự các giải đấu châu lục, AFF đã điều chỉnh lịch thi đấu từ ngày 8 tháng 12 năm 2024 đến ngày 5 tháng 1 năm 2025.[2]
Thái Lan – đương kim vô địch hai lần của giải đấu – đã không thể bảo vệ thành công danh hiệu của mình khi bị Việt Nam đánh bại với tổng tỷ số 5–3 ở hai lượt trận chung kết.
ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 sẽ diễn ra theo thể thức giống như các năm 2018 và 2022. Chín đội xếp hạng cao nhất sẽ tự động vượt qua vòng loại, trong khi các đội xếp thứ 10 và 11 thi đấu loại theo thể thức hai lượt. 10 đội tuyển tại vòng chung kết được chia thành hai bảng năm đội và thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, mỗi đội thi đấu hai trận trên sân nhà và hai trận trên sân khách. Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tiến vào vòng loại trực tiếp, gồm hai lượt trận bán kết và chung kết cũng theo thể thức sân nhà–sân khách.[3] Luật bàn thắng sân khách sẽ không được áp dụng tại giải đấu lần này; trong trường hợp hai đội hòa nhau sau hai lượt trận thì sẽ thi đấu tiếp hai hiệp phụ, trước khi tiến hành loạt sút luân lưu nếu vẫn có kết quả hòa.[4]
Chín đội tuyển đã được đặc cách vào thẳng vòng chung kết và được chia vào các nhóm tương ứng dựa trên thành tích tại hai giải đấu gần nhất. Brunei và Đông Timor là hai đội có thành tích thấp nhất sẽ phải thi đấu vòng loại với nhau qua hai lượt trận để xác định đội thứ 10 được lọt vào vòng bảng.
Vào ngày 15 tháng 10 năm 2024, Đông Timor đã vượt qua Brunei để trở thành đội tuyển cuối cùng tham dự giải đấu.[5]
Úc, thành viên chính thức của AFF từ năm 2013, vẫn không góp mặt tại giải đấu lần này.
Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra vào lúc 14:00 ICT (UTC+7) ngày 21 tháng 5 năm 2024 tại khách sạn Intercontinental Hanoi Landmark ở Hà Nội, Việt Nam.[6]
Mỗi bảng đấu sẽ bao gồm một đội tuyển từ mỗi nhóm hạt giống, tổng cộng năm nhóm với hai đội cho mỗi nhóm. Các đội tuyển được xếp vào các nhóm hạt giống dựa vào thành tích của hai giải đấu trước đó. Việc xếp hạng sẽ ưu tiên vị trí cao nhất mà đội tuyển đó đạt được trong hai giải đấu. Nếu thành tích ngang nhau, ưu tiên giải gần nhất.
Tại thời điểm bốc thăm, đội tuyển vượt qua vòng loại chưa được xác định và tự động được xếp vào nhóm 5.
Các trọng tài sau đây đã được lựa chọn để điều khiển tại giải đấu.
Trọng tài
Trợ lý trọng tài
Trọng tài thứ tư
Trợ lý trọng tài video
Vào ngày 4 tháng 7 năm 2024, AFF đã chính thức xác nhận việc sử dụng toàn diện trợ lý trọng tài video (VAR) trong suốt giải đấu,[7] đánh dấu sự ra mắt của VAR tại giải. Việc vận hành VAR được giám sát bởi một nhà cung cấp riêng, với 10 máy quay ghi hình cho các trận đấu vòng bảng và 12 máy quay cho các trận đấu loại trực tiếp.[8]
Mỗi đội tuyển được phép đăng ký danh sách sơ bộ gồm 50 cầu thủ. Danh sách chính thức của các đội bao gồm 26 cầu thủ (ba trong số đó phải là thủ môn), và danh sách thi đấu gồm 23 cầu thủ trong số đó phải được đăng ký một ngày trước ngày trận đấu diễn ra.[9][10]
Mỗi quốc gia tham dự giải có một sân nhà và mỗi đội được thi đấu hai trận vòng bảng trên sân nhà.
Hai đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng bán kết.
Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa, 0 điểm cho một trận thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau đây sẽ được áp dụng theo thứ tự để xác định thứ hạng (Quy định mục 16.3.4):[14][15]
Bốn đội vượt qua vòng bảng thi đấu loại trực tiếp theo thể thức lượt đi-lượt về với các nhánh đấu: nhì bảng A gặp nhất bảng B (bán kết 1) và nhất bảng A gặp nhì bảng B (bán kết 2). Các đội thắng lọt vào trận chung kết.[16][17]
Việt Nam thắng với tổng tỷ số 5–1.
Thái Lan thắng với tổng tỷ số 4–3.
Việt Nam thắng với tổng tỷ số 5–3.
Các giải thưởng dưới đây đã được trao sau khi giải đấu kết thúc:[18]
Đã có 91 bàn thắng ghi được trong 26 trận đấu, trung bình 3.5 bàn thắng mỗi trận đấu.
7 bàn thắng
4 bàn thắng
3 bàn thắng
2 bàn thắng
1 bàn thắng
1 bàn phản lưới nhà
Một cầu thủ ngay lập tức bị treo giò ở trận đấu tiếp theo nếu phải nhận một trong các hình phạt sau:
Các quyết định kỷ luật sau đây đã được thực hiện trong suốt giải đấu:
Bảng này xếp hạng các đội tuyển trong giải đấu. Ngoại trừ hai vị trí đầu tiên, thứ tự các vị trí tiếp theo được xác định bằng điểm số với các đội lọt vào cùng một giai đoạn của giải.
Quả bóng thi đấu chính thức của giải đấu, Adidas Tiro Pro, được công bố vào ngày 14 tháng 8 năm 2024.[20] Sự kiện này đánh dấu sự trở lại của Adidas với vai trò Đối tác tổ chức và Nhà cung cấp thiết bị chính thức cho Giải vô địch bóng đá ASEAN sau 20 năm.
Philippines
Việc giải đấu diễn ra kéo dài trong một tháng với cường độ khoảng ba ngày một trận, cộng với việc di chuyển liên tục giữa các trận đấu khiến các đội tuyển không có thời gian để phục hồi thể chất và gia tăng nguy cơ chấn thương cho các cầu thủ.[32][33][34] Huấn luyện viên Shin Tae-yong của Indonesia sau trận đấu gặp Lào đã lên tiếng than phiền về việc họ phải trải qua lịch thi đấu quá dày, đồng thời chỉ ra rằng tình trạng mệt mỏi kéo dài có thể ảnh hưởng đến phong độ của cầu thủ trên sân.[35] Bên cạnh đó, giải đấu được tổ chức ngoài khung thời gian FIFA Days, tức là được tính điểm với hệ số thấp nhất trên bảng xếp hạng FIFA,[36] dẫn đến việc nhiều đội tuyển không có lực lượng mạnh nhất do câu lạc bộ chủ quản từ chối cung cấp cầu thủ; điều này cũng làm cho chất lượng giải đấu bị ảnh hưởng đáng kể.[37]
Sau khi kết thúc trận đấu bảng A giữa Malaysia và Singapore trên sân Bukit Jalil với kết quả Malaysia bị loại, một nhóm cổ động viên chủ nhà đã thể hiện sự thiếu tôn trọng đối thủ bằng cách cầm ngược quốc kỳ Singapore.[38] Một vụ tấn công cũng đã xảy ra tại ga Bandar Tasik Selatan ở thủ đô Kuala Lumpur, nơi được nhóm người hâm mộ Malaysia nhắm đến.[39] Các bê bối khác trước đó liên quan đến hành vi côn đồ của cổ động viên Malaysia bao gồm việc một người đàn ông bị bắt giữ về cáo buộc sát hại một phụ nữ để lấy tiền mua vé xem trận gặp Campuchia,[40] và cuộc đụng độ giữa nhóm cổ động viên Malaysia và Thái Lan khiến một người Malaysia bị thương.[41][42]
Tại giải đấu lần này, chỉ có một phòng VAR trung tâm được đặt tại Malaysia, nơi tiếp nhận và xử lý tất cả hình ảnh truyền từ sân thi đấu.[43] Việc này dẫn đến một độ trễ nhất định trong quá trình tham khảo và ra quyết định của các trọng tài, nhưng thực tế cho thấy nhiều trận đấu có VAR đã làm lãng phí thời gian đáng kể.[37] Tờ Daily News của Thái Lan đã tố cáo VAR "quá chậm chạp và thiếu chuyên nghiệp" trong trận đấu Singapore thua Thái Lan 2–4, nơi mà các trọng tài đã mất nhiều thời gian để xem xét tình huống từ chối bàn thắng của Pansa Hemviboon ở phút 70 và pha ghi bàn của Peeradol Chamratsamee bị báo hiệu việt vị ở phút 90, dẫn đến hiệp 2 của trận đấu kéo dài hơn 15 phút bù giờ.[44] Bên cạnh đó, nhiều tình huống gây tranh cãi đã diễn ra nhưng VAR không can thiệp, điển hình là trong trận đấu vòng bảng giữa Việt Nam và Indonesia[45] và trận chung kết lượt về giữa Thái Lan và Việt Nam.[46]
Trong trận chung kết lượt về giữa Thái Lan và Việt Nam trên sân vận động Quốc gia Rajamangala, tiền đạo Supachok Sarachat của Thái Lan đã gây tranh cãi với tình huống sút xa thành bàn ở phút thứ 64 để nâng tỷ số lên 2–1 cho đội chủ nhà.[47] Trước đó, thủ môn Nguyễn Đình Triệu đã chủ động ném bóng ra ngoài sân khi một cầu thủ Việt Nam đang bị đau, và các cầu thủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối gay gắt với quyết định này của Supachok vì cho rằng Thái Lan lẽ ra phải trả bóng cho họ. Tuy nhiên, trọng tài vẫn công nhận bàn thắng cho Thái Lan sau khi mất khá nhiều thời gian để kiểm tra VAR và phân tích cho các cầu thủ cùng ban huấn luyện hai đội.[48] Mặc dù bàn thắng này không vi phạm luật bóng đá, nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng Thái Lan đã không thi đấu fair-play và gọi đây là pha lập công "đáng xấu hổ".[49] Supachok sau đó đăng trên trang cá nhân rằng anh không biết cầu thủ Việt Nam đá bóng ra ngoài biên và cho rằng mọi thứ chỉ là hiểu nhầm, nhưng lời giải thích này không khiến các cổ động viên hài lòng.[50]
Sau trận chung kết lượt về giữa Thái Lan và Việt Nam, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh của Việt Nam đã được ban tổ chức trao huy chương vàng nhưng với dòng chữ "Runners-up" (á quân), thay vì "Champion" dành cho nhà vô địch. Anh hoàn toàn không biết việc mình bị trao huy chương lỗi khi đang ăn mừng cùng các đồng đội, và chỉ phát hiện ra vấn đề sau khi đọc được bình luận trên mạng xã hội.[51][52] Ngay sau khi nhận được phản hồi thông qua Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), ban tổ chức đã gửi lời xin lỗi tới Tiến Linh về "sự cố ngoài ý muốn", đồng thời hứa hẹn sẽ trao cho cầu thủ này tấm huy chương vàng đạt chuẩn.[53] Tiến Linh đã chính thức nhận được tấm huy chương vàng bản chuẩn từ AFF vào tháng 2 năm 2025.[54]
{{Chú thích web}}
|tên=