Yuzu

Yuzu
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Sapindales
Họ: Rutaceae
Chi: Citrus
Loài:
C. junos
Danh pháp hai phần
Citrus junos
Siebold ex Tanaka

Yuzu (Citrus junos, từ tiếng Nhật 柚子 dữu tử hoặc ユズ) là một loại cây ăn quả có múi thuộc họ Rutaceae có nguồn gốc từ Đông Á. Yuzu được trồng chủ yếu ở Đông Á, mặc dù gần đây cũng có ở New Zealand, Úc, Tây Ban Nha, ÝPháp. [1]

Cây được cho là có nguồn gốc ở miền trung Trung Quốc. Vốn là giống lai F1 của phân loài quýt rừng Mãng Sơn của quýt thường và cam Nghi Xương.[2][3]

Mô tả

Loại quả này giống như một quả bưởi nhỏ với vỏ không đều và có thể có màu vàng hoặc xanh tùy thuộc vào độ chín. Quả yuzu rất thơm, thường có đường kính khoảng từ 5,5 và 7,5 cm (2+18 và 3 in) nhưng cũng có thể to bằng quả bưởi thường (đến 10 cm hay 4 in, hoặc lớn hơn) và cân nậng khoảng 120 đến 130g.[4]

Yuzu có dạng cây bụi thẳng đứng hoặc cây nhỏ, thường có nhiều gai lớn. Lá cây nổi bật với cuống lá lớn, giống như lá đơn, giống lá chanh Thái và cam Nghi Xương có họ hàng gần và hương thơm nồng.

Yuzu gần giống với sudachi (Citrus sudachi, mọc ở tỉnh Tokushima, một loại cam lai chéo yuzu-quýt) ở nhiều khía cạnh, tuy nhiên, không giống như sudachi, yuzu khi chín có màu cam và có sự khác biệt tinh tế giữa hương vị của quả.

Trồng trọt

Yuzu có nguồn gốc ở thượng nguồn sông Dương Tử của Trung Quốc.[4] Cây được du nhập vào Nhật Bản và Hàn Quốc vào thời nhà Đường.[5] Cây phát triển chậm, thường cần mười năm để ra quả.  Để rút ngắn thời gian đậu quả, cây có thể được ghép vào karatachi (P. trifoliata).  Điều bất thường ở các loại cây có múi là tương đối chịu được sương giá, do loài tổ tiên là cam Nghi Xương vốn chịu lạnh, có thể trồng ở những vùng có mùa đông thấp đến −9 °C (16 °F), nơi cây có múi nhạy cảm hơn sẽ không phát triển mạnh.

Giống trồng và trái cây tương tự

Nhật Bản, một phiên bản trang trí của yuzu được gọi là hana yuzu (花柚子, 花ゆず (hoa dữu tử)?), "hoa yuzu", cũng được trồng để lấy hoa hơn là lấy quả. Một loại yuzu ngọt được gọi là yuko, chỉ có ở Nhật Bản, đã trở nên nguy cấp nghiêm trọng trong những năm 1970 và 1980; một nỗ lực lớn đã được thực hiện để hồi sinh giống này ở miền nam Nhật Bản.[6] Một loại yuzu khác ở Nhật Bản, có vỏ sần sùi, được gọi là shishi yuzu (獅子柚子 (sư tử dữu tử)? nghĩa đen "yuzu sư tử").[7]

Dangyuja, một loại quả có múi của Hàn Quốc từ đảo Jeju, thường được xem là một loại yuzu do hình dạng và hương vị tương tự, nhưng đó là một loại bưởi về mặt di truyền.

Sử dụng

Đông Á

Trong ẩm thực

Nhật Bản

Sản lượng yuzu nội địa là khoảng 27.000 tấn (2016). [8] Mặc dù hiếm khi được ăn như một loại trái cây, nhưng yuzu là một thành phần phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản, trong đó vỏ thơm (vỏ ngoài) và nước cốt được sử dụng nhiều giống như cách sử dụng chanh vàng trong ẩm thực đa dạng.[9] Hương vị yuzu chua và thơm, gần giống với hương vị bưởi, với hương quýt.[10]

Quả là một thành phần không thể thiếu (cùng với sudachi, daidai và các loại quả có múi tương tự khác) trong nước sốt ponzu làm từ các loại chanh và giấm yuzu cũng được sản xuất.[9] Yuzu thường được kết hợp với mật ong để làm yuzu hachimitsu (柚子蜂蜜 dữu tử phong mật), một loại siro dùng để pha trà yuzu (柚子茶 dữu tử trà), hoặc là một thành phần trong đồ uống có cồn như yuzu chua (柚子サワー).[11] Yuzu kosho (cũng là yuzukosho , nghĩa đen là "yuzu và hạt tiêu") là một loại nước sốt cay của Nhật Bản được làm từ vỏ quả yuzu xanh hoặc vàng, ớt xanh hoặc đỏ và muối.[3]

Quả được sử dụng để làm rượu (chẳng hạn như yuzukomachi ,柚子小町 dữu tử tiểu đinh) và rượu vang. [12] [13] Vỏ quả yuzu cắt nhỏ được dùng để trang trí món bánh pudding trứng muối có vị mặn gọi là chawanmushi, cũng như súp miso.[14] Nó thường được sử dụng cùng với sudachikabosu. Yuzu được sử dụng để làm nhiều loại đồ ngọt khác nhau, bao gồm mứt cambánh ngọt. Quả được sử dụng rộng rãi trong hương liệu của nhiều sản phẩm ăn nhẹ, chẳng hạn như Doritos.[15] [16] [17]

Hàn Quốc

Trong ẩm thực Hàn Quốc, yuja được sử dụng phổ biến nhất để làm yuja-cheong (유자청, mứt cam yuja) và trà yuja. Yuja-cheong có thể được nấu bằng yuja đã gọt vỏ ngâm đường, tách nước và thái lát mỏng. Món yuja-cha, trà yuja, có thể nấu bằng cách pha nước nóng với yuja-cheong.[3] Yuja-hwachae (유자화채, rượu punch yuja), nhiều loại hwachae (rượu punch trái cây), là một món tráng miệng phổ biến khác được nấu cùng yuja. Yuja cũng là thành phần phổ biến trong món ăn phương Tây kiểu Hàn Quốc, chẳng hạn như xa lát.[18]

Cách dùng khác

Tắm Yuzu

Yuzu cũng được biết đến với hương thơm nồng đặc trưng và dầu từ vỏ được bán trên thị trường dưới dạng nước hoa. Ở Nhật Bản, tắm với yuzu vào ngày đông chí, là một phong tục có muộn nhất từ đầu thế kỷ 18 đến nay.[19][10][20][21][22] Toàn bộ quả yuzu được thả nổi trong nước nóng của bồn tắm, đôi khi được bọc trong túi vải để tỏa hương thơm. [23] Quả cũng có thể được cắt đôi, để cho nước ép quả hòa với nước tắm. Tắm cùng yuzu, thường được gọi là yuzu yu (柚子湯. dữu tử thang), còn có tên là yuzu buro (柚子風呂, dữu tử phong lã), được cho là có tác dụng chống cảm lạnh, trị da sần sùi, làm ấm cơ thể và thư giãn đầu óc.[10][20]

Dùng làm gỗ

Phần thân của taepyeongso, một loại kèn oboe truyền thống của Hàn Quốc, gần giống với kèn tỏa niệt của Trung Quốc hoặc zurna, thường được chế tạo từ gỗ táo tàu, dâu tằm hoặc yuzu.[24]

Nơi khác

Bắt đầu từ đầu thế kỷ 21, yuzu ngày càng được các đầu bếp ở Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác sử dụng nhiều hơn, gây chú ý trong một bài báo năm 2003 trên tờ The New York Times.[25]

Tại Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp có lệnh cấm nhập khẩu yuzu tươi (cùng với hầu hết các loại quả có múi) từ nước ngoài, bao gồm cả quả và cây.[26] Điều này nhằm ngăn chặn lây lan bệnh truyền nhiễm giữa các loại cây trồng trong nước.[25][27]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Japan External Trade Organization (日本貿易振興機構 JETRO ジェトロ) Lưu trữ 2021-01-08 tại Wayback Machine.
  2. ^ Wu, Guohong Albert; Sugimoto, Chikatoshi; Kinjo, Hideyasu; Asama, Chika; Mitsube, Fumimasa; Talon, Manuel; Gmitter, Grederick G, Jr; Rokhsar, Daniel S (2021). “Diversification of mandarin citrus by hybrid speciation and apomixis”. Nature Communications. 12 (1): 4377. Bibcode:2021NatCo..12.4377W. doi:10.1038/s41467-021-24653-0. PMC 8313541. PMID 34312382. and Supplement
  3. ^ a b c Sawamura, Masayoshi (14 tháng 9 năm 2011). Citrus Essential Oils: Flavor and Fragrance (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 367–358. ISBN 978-1-118-07438-1.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  4. ^ a b “Yuzu from Kochi” (PDF). Nishikidori Market.
  5. ^ “Yuzu ichandrin (papeda hybrid). Citrus junos Sieb. ex Tanaka. Citrus ichangensis X C. reticulata var. austere. Citrus Variety Collection. University of California Riverside. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2012.
  6. ^ Kurokawa, Yoko (7 tháng 1 năm 2009). “Vol. 11: The Yuko, a Native Japanese Citrus”. Japanese Traditional Foods. Tokyo Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2009.
  7. ^ “Shi Shi Yuzu Citrus”. specialtyproduce.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ Japan External Trade Organization (日本貿易振興機構 JETRO ジェトロ) Lưu trữ 2021-01-08 tại Wayback Machine Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries (農林水産省) 2016 Survey
  9. ^ a b Khan, Muhammad Sarwar; Khan, Iqrar Ahmad (3 tháng 11 năm 2021). “12”. Citrus: Research, Development and Biotechnology (bằng tiếng Anh). BoD – Books on Demand. tr. 229–232. ISBN 978-1-83968-723-5.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  10. ^ a b c Matsumoto, Tamaki; Kimura, Tetsuya; Hayashi, Tatsuya (21 tháng 4 năm 2016). “Aromatic effects of a Japanese citrus fruit-yuzu (Citrus junos Sieb. ex Tanaka)-on psychoemotional states and autonomic nervous system activity during the menstrual cycle: A single-blind randomized controlled crossover study”. BioPsychoSocial Medicine: 2. doi:10.1186/s13030-016-0063-7.
  11. ^ 5分. “柚子サワー | ホームクッキング【キッコーマン】”. Kikkoman.co.jp. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.
  12. ^ “Yuzu wine”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2006.
  13. ^ “Bottle of Yuzu wine”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007.
  14. ^ Fletcher, Janet (31 tháng 5 năm 2006). “Yuzu and Huckleberry, Flavors of the Moment: How these and other obscure ingredients end up on so many Bay Area menus”. San Francisco Chronicle. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2013.
  15. ^ Phro, Preston (22 tháng 9 năm 2015). “New citrus-yuzu-salt-flavored Jagariko potato sticks are delicious, cheap, and ultra-limited”. Sora News 24. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2019.
  16. ^ Loss, Laura (11 tháng 1 năm 2017). “13 Ways You Can Enjoy Yuzu, Japan's Favourite Citrus Fruit”. DigJapan!. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2019.
  17. ^ Morelli, Vivian (18 tháng 12 năm 2017). “The Zesty World of Yuzu”. NHK World. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2019. Yuzu is also even used in the flavoring of many snack products, such as chips and chocolate bars.
  18. ^ “Bureau of Taste: Korean All-Purpose Yuzu Salad Dressing”. Sous Chef. 12 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2017.
  19. ^ Emi, Doi (21 tháng 12 năm 2017). “Soaking and Seasoning: The Aromatic Pleasures of "Yuzu". Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2017. Yuzuyu dates from the Edo period (1603–1868) and may have been partially inspired by a form of Japanese wordplay called goroawase — the characters for "winter solstice" (冬至) and "hot-spring cure" (湯治) can both be read as tōji.
  20. ^ a b “Yuzuyu”. Nihon Kokugo Daijiten (bằng tiếng Nhật). Tokyo: Shogakukan. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
  21. ^ Minh Hương (13 tháng 12 năm 2020). “Bốn tập tục thú vị người Nhật thường làm để xua tan mùa đông lạnh giá”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  22. ^ “Yuzu - loại cam vàng siêu đắt đặc sản Nhật Bản”. suckhoecong.vn. 30 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  23. ^ “Yuzuyu”. Dijitaru daijisen (bằng tiếng Nhật). Tokyo: Shogakukan. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
  24. ^ Low, Kathleen (15 tháng 10 năm 2019). Asian Fruits and Berries: Growing Them, Eating Them, Appreciating Their Lore (bằng tiếng Anh). McFarland. tr. 220. ISBN 978-1-4766-7595-4.
  25. ^ a b Karp, David (3 tháng 12 năm 2003). “The Secrets Behind Many Chefs' Not-So-Secret Ingredient”. The New York Times. tr. 12. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2011.
  26. ^ Rosner, Helen (27 tháng 2 năm 2020). “Nothing Compares to Yuzu”. The New Yorker. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2020.
  27. ^ “Importation advisory: Citrus fruit cannot be brought into United States from Canada”. U.S. Customs and Border Protection. 12 tháng 12 năm 2017.

Liên kết ngoài