Cam có nguồn gốc ở một khu vực bao gồm Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ và Myanmar,[8][9] và người ta nhắc đến cam ngọt sớm nhất trong văn học Trung Quốc vào năm 314 trước Công nguyên.[2] Tính đến năm 1987[cập nhật], cây cam được coi là cây ăn quả được trồng nhiều nhất trên thế giới.[10] Cây cam được trồng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới để cho quả ngọt. Quả của cây cam có thể ăn tươi hoặc chế biến lấy nước cốt hoặc vỏ thơm.[11] Tính đến năm 2012[cập nhật], cam ngọt chiếm khoảng 70% sản lượng cam quýt.[12]
Năm 2019, 79 triệu tấn cam đã được trồng trên toàn thế giới, trong đó Brasil sản xuất 22% tổng số, tiếp theo là Trung Quốc và Ấn Độ.[13]
Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, và vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua. Cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước. Vỏ cam dày, có vị đắng, thường bị vứt đi nhưng có thể chế biến thành thức ăn cho súc vật bằng cách rút nước bằng sức ép và hơi nóng. Nó cũng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí trong một số món ăn. Lớp ngoài cùng của vỏ có thể được dùng làm "zest" để thêm hương vị cam vào thức ăn. Phần trắng của vỏ cam là một nguồn pectin.
Sản phẩm làm từ cam gồm có:
Nước cam, Brazil là nước sản xuất nước cam nhiều nhất thế giới, sau đó là Florida, Hoa Kỳ.
Dầu cam, được chế biến bằng cách ép vỏ. Nó được dùng làm gia vị trong thực phẩm và làm hương vị trong nước hoa. Dầu cam có khoảng 90% d-Limonene, một dung môi dùng trong nhiều hóa chất dùng trong gia đình, cùng với dầu chanh dùng để làm chất tẩy dầu mỡ và tẩy rửa nói chung. Chất tẩy rửa từ tinh chất cam hiệu quả, thân thiện với môi trường, và ít độc hại hơn sản phẩm cất từ dầu mỏ, đồng thời có mùi dễ chịu hơn.
Dinh dưỡng
Theo [1], 180 gam cam ở dạng đồ tráng miệng nguyên chất cung cấp tới 160% nhu cầu vitamin C trung bình của một người trong một ngày. Cam cũng chứa vitamin A, calci và chất xơ.
Trong văn hóa Việt
“
Quýt làm cam chịu
”
Tên Cam trong tiếng Việt có nguồn gốc Hán Việt. Cam có nghĩa là ngọt, như trong
“
Đồng cam cộng khổ
”
(Sát nghĩa: ngọt đắng cùng nhau),
“
cam khổ
”
(Sát nghĩa: ngọt đắng. Ý nghĩa: những gian nan, thay đổi giữa may mắn và bất lợi).
Sử dụng
Vỏ cam dày lớp màu trắng của nó được gọi là trần bì là một vị thuốc Nam dùng chữa ho.
Lưu ý
Cam với nghĩa rộng hơn trong tên gọi thực vật còn được dùng để chỉ một số loài khác cùng chi như cam chanh (cam đắng, cam chua) (Citrus aurantium), cam sành v.v
^“Citrus sinensis”. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.