UEFA Champions League 2010–11 là giải đấu bóng đá cao nhất ở cấp câu lạc bộ của châu Âu thứ 56 tính từ lần đầu khởi tranh và là giải thứ 19 theo thể thức và tên gọi mới UEFA Champions League. Trận chung kết sẽ được tổ chức tại sân vận động Wembley ở thủ đô London của Anh vào ngày 28 tháng 5 năm 2011. Inter Milan là đương kim vô địch của giải.
Phân bổ suất tham dự
Có tổng cộng 76 câu lạc bộ tham gia giải đấu năm nay, từ 52 liên đoàn thành viên của UEFA (ngoại trừ Liechtenstein do không có giải vô địch quốc gia). Vị trí của các liên đoàn dựa vào hệ số năm 2009 của UEFA, tính theo thành tích trên đấu trường châu Âu trong 5 mùa bóng từ 2004–05 đến 2008–09.[1]
Số suất tham dự giải đấu UEFA Champions League mùa 2010–11 được phân bổ cụ thể như sau:[2]
Liên đoàn từ 1 đến 3 được 4 đội bóng tham dự
Liên đoàn từ 4 đến 6 được 3 đội bóng tham dự
Liên đoàn từ 7 đến 15 được 2 đội bóng tham dự
Các liên đoàn còn lại (trừ Liechtenstein) được 1 đội bóng tham dự
Bởi đương kim vô địch Inter Milan giành một vị trí ở vòng bảng bằng chức vô địch quốc gia nên vị trí của đương kim vô địch ở vòng bảng bỏ ngỏ. Do đó một số vị trí xếp dưới sẽ được đẩy lên, cụ thể:
Nhà vô địch của liên đoàn thứ 13 (Scotland) chuyển từ vòng loại thứ ba lên vòng đấu bảng.
Nhà vô địch của liên đoàn thứ 16 (Đan Mạch) chuyển từ vòng loại thứ hai vào vòng loại thứ ba.
Các nhà vô địch của liên đoàn thứ 48 và 49 (Quần đảo Faroe và Luxembourg) từ vòng loại thứ nhất được dự vòng loại thứ hai.
Các câu lạc bộ tham dự vòng đấu này
Các câu lạc bộ tham dự vòng đấu trước
Vòng loại thứ nhất (4 câu lạc bộ)
4 nhà vô địch của các liên đoàn 50–53
Vòng loại thứ hai (34 câu lạc bộ)
32 nhà vô địch của các liên đoàn 17–49 (trừ Liechtenstein)
2 đội thắng từ vòng loại thứ nhất
Vòng loại thứ ba
Các đội vô địch (20 câu lạc bộ)
3 nhà vô địch của các liên đoàn 14–16
17 đội thắng từ vòng loại thứ hai
Các đội không vô địch (10 câu lạc bộ)
9 á quân của các liên đoàn 7–15
1 đội hạng ba của liên đoàn thứ 6
Vòng loại cuối cùng
Các đội vô địch (10 câu lạc bộ)
10 đội thắng từ vòng loại thứ ba
Các đội không vô địch (10 câu lạc bộ)
2 đội hạng ba của liên đoàn thứ 4 và 5
3 đội hạng tư của liên đoàn thứ 1–3
5 đội thắng từ vòng loại thứ ba
Vòng đấu bảng (32 câu lạc bộ)
13 nhà vô địch của các liên đoàn 1–13
6 á quân của các liên đoàn 1–6
3 đội hạng ba của liên đoàn 1–3
5 đội thắng từ vòng loại cuối cùng cho các nhà vô địch
5 đội thắng từ vòng loại cuối cùng cho các đội không vô địch
Vòng loại trực tiếp (16 câu lạc bộ)
8 đội nhất bảng ở vòng bảng
8 đội nhì bảng ở vòng bảng
Câu lạc bộ tham dự
Số ở trong ngoặc là vị trí của câu lạc bộ tại giải vô địch quốc gia nếu không phải là đội vô địch.
HL Ở Hy Lạp suất thứ hai tham dự Champions League (sau nhà vô địch) được quyết định thông qua một lượt đấu giữa các đội từ thứ hai đến thứ năm. PAOK tuy chỉ xếp thứ ba ở giải vô địch nhưng xếp đầu lượt đấu đó và giành được suất tham dự giải đấu này thay vì đội xếp thứ hai.
Lịch thi đấu và bốc thăm
Các buổi bốc thăm đều được tổ chức ở trụ sở chính của UEFA tại Nyon, Thuỵ Sĩ nếu không có sự thay đổi nào khác.[3]
Vòng loại được chia thành hai nhánh: nhánh vô địch cho các nhà vô địch quốc gia và nhánh không vô địch dành cho các câu lạc bộ xếp từ thứ nhì trở xuống ở những liên đoàn mạnh. Việc phân chia này từ mùa bóng 2009-10 tạo điều kiện cho các liên đoàn thứ hạng thấp có nhiều cơ hội có đại diện ở vòng bảng hơn.
Vòng loại thứ nhất
Vòng loại thứ nhất theo dự kiến tiến hành lượt đi vào 29 và 30 tháng 6 và lượt về vào ngày 6 và 7 tháng 7 năm 2010. Tuy nhiên, trận đấu đầu tiên của cả giải (FC Santa Coloma gặp Birkirkara vào 29 tháng 6) phải huỷ vì sân đấu không đủ tiêu chuẩn do mưa to.[4]
Chú thích 1: Trận lượt đi bị huỷ vi mưa to dẫn đến sân không đủ tiêu chuẩn thi đấu. FC Santa Coloma đề nghị tiến hành trận đấu vào 30 tháng 6, tuy nhiên UEFA quyết định Birkirkara thắng 3–0.[5]
Vòng loại thứ hai
Lượt đi thi đấu vào 13 và 14 tháng 7, lượt về thi đấu vào 20 và 21 tháng 7 năm 2010.
Vòng loại thứ ba được chia thành hai nhánh: nhánh cho các câu lạc bộ vô địch quốc gia và nhánh cho các câu lạc bộ không phải vô địch quốc gia. Các câu lạc bộ thua ở vòng đấu này sẽ xuống thi đấu tại Europa League. Lượt đi diễn ra trong hai ngày 27 và 28 tháng 7, lượt về trong hai ngày 3 và 4 tháng 8 năm 2010.
Vòng loại cuối cùng vẫn chia theo hai nhánh: vô địch và không vô địch. Các đội thua ở vòng này (cả hai nhánh) xuống đấu ở vòng bảng của Europa League. Lượt đi diễn ra trong hai ngày 17 và 18 tháng 8, lượt về sau đó một tuần: 24 và 25 tháng 8 năm 2010.
Theo như thử nghiệm tại UEFA Europa League năm trước, UEFA quyết định trong hai mùa bóng 2010–11 và 2011–12, hai trợ lý trọng tài sẽ được bổ sung ở hai đường biên mỗi khung thành, như vậy mỗi trận đấu sẽ có 5 trọng tài.[6]
Có tổng cộng 32 câu lạc bộ tham gia vòng đấu bảng. Các đội bóng được phân thành 4 nhóm, dựa trên hệ số UEFA. 32 câu lạc bộ này được bốc thăm chia thành tám bảng 4 đội vào 26 tháng 8. Các đội bóng cùng nhóm hoặc cùng quốc gia không được xếp chung bảng.
Màu sắc dùng trong bảng:
Đội được giành quyền vào vòng 1/8, tên in đậm.
Đội bị loại ở vòng bảng, xuống chơi ở Europa League, tên in đậm nghiêng.
Đội bị loại ở vòng bảng, phải ra khỏi cuộc chơi, tên in nghiêng.
Ngày 17 tháng 12 năm 2010, UEFA đã tổ chức bốc thăm chia các cặp đấu loại trực tiếp tại Nyon, Thụy Sĩ.[7] Lượt đi của vòng thi đấu này đã diễn ra vào các ngày 15, 16, 22 và 23 tháng 2, còn lượt về đã diễn ra vào các ngày 8, 9, 15 và 16 tháng 3 năm 2011.
Lễ bốc thăm phân cặp đã diễn ra ngày 18 tháng 3 năm 2011 tại Nyon. Trận lượt đi đã diễn ra ngày 5 và 6 tháng 4, và trận lượt về đã diễn ra ngày 12 và 13 tháng 4 năm 2011.
Theo thể thức bốc thăm, những đội cùng quốc gia vẫn có thể gặp nhau tại vòng đấu này.