Partizan được thành lập bởi các sĩ quan cấp cao trẻ tuổi của Quân đội Nhân dân Nam Tư vào năm 1945 ở Beograd, là một phần của Hiệp hội Thể thao Nam Tư Partizan.[5] Sân nhà của câu lạc bộ là Sân vận động Partizan ở Beograd, nơi họ đã thi đấu kể từ năm 1949.[6] Partizan nắm giữ những kỷ lục như thi đấu ở trận đấu Cúp C1 châu Âu đầu tiên vào ngày 4 tháng 9 năm 1955,[7] cũng như trở thành câu lạc bộ bóng đá Balkan và Đông Âu đầu tiên lọt đến trận chung kết Cúp C1 châu Âu vào năm 1966.[8] Partizan là câu lạc bộ Serbia đầu tiên thi đấu ở vòng bảng UEFA Champions League.
Câu lạc bộ có một mối thù địch lâu dài với Sao Đỏ Beograd. Các trận đấu giữa hai câu lạc bộ này được biết đến là trận Derby vĩnh cửu ("Večiti derbi") và được đánh giá là một trong những cuộc đụng độ giữa hai đội cùng thành phố vĩ đại nhất trên thế giới.[9] Partizan cũng có nhiều cổ động viên ở nhiều nước cộng hòa thuộc Nam Tư cũ và cộng đồng người Serbia.[10][11]
Thành tích
Tổng thể, Partizan đã giành được 45 danh hiệu chính thức bao gồm 27 chức vô địch quốc gia, 16 cúp quốc gia, 1 siêu cúp quốc gia và 1 Mitropa Cup.
Người giữ kỷ lục về số lần ra sân của Partizan là cầu thủ Saša Ilić. Anh đã chơi 874 trận trong hai thời kỳ, từ năm 1996 đến năm 2005 và từ năm 2010 đến năm 2019.[12] Người giữ kỷ lục ghi bàn là tiền đạo Stjepan Bobek với 425 bàn.[13] Hơn 150 cầu thủ bóng đá từ Partizan đã thi đấu cho các đội tuyển bóng đá quốc gia Nam Tư và Serbia.[14] Stjepan Bobek nắm giữ kỷ lục của đội tuyển quốc gia Nam Tư với 38 bàn thắng,[15] với vị trí thứ hai được chia sẻ bởi Savo Milošević, Milan Galić và Blagoje Marjanović, mỗi người ghi được 37 bàn thắng.[15]Aleksandar Mitrović giữ kỷ lục của đội tuyển quốc gia Serbia với 41 bàn thắng tính đến cuối năm 2021, điều này có nghĩa là bốn trong số năm cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển quốc gia đã từng là cầu thủ của Partizan.
Partizan là đội giữ kỷ lục của Giải bóng đá vô địch quốc gia Nam Tư về số điểm giành được trong một mùa giải với 107 điểm, và là đội vô địch giải đấu duy nhất đã bất bại trong một mùa giải (vào năm 2005 và 2010). Partizan trở thành đội vô địch đầu tiên của Nam Tư vào năm 1947, đội đoạt Cúp bóng đá Nam Tư đầu tiên cũng vào năm 1947, và qua đó cũng là đội giành cú đúp đầu tiên trong nước. Họ đã giành được ba danh hiệu vô địch quốc gia liên tiếp vào các năm 1961, 1962 và 1963, là hat-trick danh hiệu đầu tiên trong lịch sử của Giải bóng đá vô địch quốc gia Nam Tư.[16] Partizan giành được nhiều chức vô địch quốc gia nhất kể từ khi Nam Tư giải thể, trở thành nhà vô địch 13 lần. Họ là câu lạc bộ Serbia duy nhất từ trước đến nay, kể từ giải đấu bóng đá quốc gia đầu tiên trên toàn quốc vào năm 1923, giành được sáu danh hiệu quốc gia liên tiếp, một kỳ tích mà họ đã đạt được từ năm 2007 đến năm 2013.[17]
Câu lạc bộ nắm giữ các kỷ lục như thi đấu ở trận đấu Cúp C1 châu Âu đầu tiên vào năm 1955,[18] trở thành câu lạc bộ Balkan và Đông Âu đầu tiên thi đấu ở trận chung kết Cúp C1 châu Âu vào năm 1966,[8] và trở thành câu lạc bộ đầu tiên từ Serbia tham dự vòng bảng UEFA Champions League vào năm 2003.[19] Chiến thắng đậm nhất của câu lạc bộ tại các giải đấu châu Âu là 8–0 trước nhà vô địch Wales Rhyl ở vòng loại UEFA Champions League 2009–10.[20]
Cờ biểu thị các đội tuyển quốc gia mà các cầu thủ đã thi đấu. Các cầu thủ đã thi đấu cho hai đội tuyển quốc gia khác nhau có cờ của cả hai đội tuyển quốc gia.[23]
Cờ biểu thị các đội tuyển quốc gia mà các cầu thủ đã thi đấu. Các cầu thủ đã thi đấu cho hai đội tuyển quốc gia khác nhau có cờ của cả hai đội tuyển quốc gia.