Trong toán học, đặc biệt là trong lý thuyết thứ tự, một tập hợp sắp thứ tự một phần (hay còn gọi là tập hợp sắp thứ tự bộ phận, hay tập hợp sắp thứ tự riêng phần, hoặc được gọi ngắn đi là poset) bao gồm một tập hợp cùng với một quan hệ hai ngôi có tính phản xạ (mỗi phần tử được so sánh với chính nó), tính phản đối xứng (giữa hai phần tử có nhiều nhất một cách so sánh) và tính bắc cầu (ta có thể so sánh theo kiểu bắc cầu).[1]
Từ "một phần" hay "bộ phận" trong tên quan hệ ý chỉ rằng không phải mọi cặp phần tử đều so sánh được với nhau. Nghĩa là, có một số cặp phần tử ta không biết phần tử nào đứng trước trong tập sắp thứ tự một phần. Do đó, quan hệ thứ tự riêng phần là dạng tổng quát của quan hệ thứ tự toàn phần, quan hệ mà mọi cặp trong tập hợp đều so sánh được với nhau.
Quan hệ thứ tự một phần là một khái niệm trong so sánh trong đó hai phần tử x và y chỉ nằm duy nhất một trong bốn quan hệ sau: hoặc x < y, hoặc x = y, hoặc x > y, hoặc x và y không so sánh được với nhau.[2][3]
Tập hợp đi cùng quan hệ thứ tự một phần được gọi là tập hợp sắp thứ tự một phần. Tập hợp sắp thứ tự một phần thường được vẽ qua biểu đồ Hasse.[4]
Quan hệ thứ tự một phần là quan hệ thuần nhất có tính bắc cầu và phản đối xứng.[5] Có hai định nghĩa thường gặp cho quan hệ thứ tự một phần phản xạ và không phản xạ, được gọi là "không nghiêm ngặt" và "nghiêm ngặt" tương ứng. Hai định nghĩa này có thể đặt trong ương ứng một-một, trong đó mỗi quan hệ thứ tự một phần nghiêm ngặt có duy nhất một quan hệ thứ tự một phần không nghiêm ngặt tương ứng và ngược lại cũng thế. Thuật ngữ quan hệ thứ tự một phần thường là chỉ đến nhất quan hệ thứ một phần không nghiêm ngặt.
Quan hệ thứ tự một phần không nghiêm ngặt[6] (hoặc quan hệ thứ tự một phần yếu)[5] là quan hệ thuần nhất ≤ có tính phản xạ, phản đối xứng và bắc cầu trên tập hợp P {\displaystyle P} , nghĩa là với mọi a , b , c ∈ P , {\displaystyle a,b,c\in P,} nó phải thỏa mãn:
Quan hệ thứ tự một phần không nghiêm ngặt còn là tiền thứ tự phản đối xứng.
Quan hệ thứ tự một phần nghiêm ngặt[5] (hoặc quan hệ thứ tự một phần mạnh) là quan hệ thuần nhất < có tính hoàn toàn không phản xạ, bất đối xứng và bắc cầu trên tập hợp P; nghĩa là nó phải thỏa mãn các điều kiện sau với mọi a , b , c ∈ P : {\displaystyle a,b,c\in P:}
Tính hoàn toàn không phản xạ và tính bắt cầu suy ra tính bất đối xứng. Tính bất đối xứng thì sẽ suy ra tính hoàn toàn không phản xạ. Nói cách khác, quan hệ bắc cầu có tính bất đối xứng khi và chỉ khi nó hoàn toàn không phản xạ.[7] Do vậy, định nghĩa giữ nguyên kể cả khi nó bỏ đi điều kiện hoàn toàn không phản xạ hoặc điều kiện bất đối xứng (nhưng không thể bỏ cả hai).
Quan hệ thứ tự một phần nghiêm ngặt còn được gọi là tiền thứ tự nghiêm ngặt.
Quan hệ một phần nghiêm ngặt và không nghiêm ngặt trên cùng tập hợp P {\displaystyle P} có quan hệ gần gũi với nhau. Quan hệ thứ tự một phần không nghiêm ngặt ≤ {\displaystyle \leq } có thể biến đổi sang dạng nghiêm ngặt bằng cách loại bỏ tất cả quan hệ dưới dạng a ≤ a ; {\displaystyle a\leq a;} tức quan hệ nghiêm ngặt là tập hợp < := ≤ ∖ Δ P {\displaystyle <\;:=\ \leq \ \setminus \ \Delta _{P}} trong đó Δ P := { ( p , p ) : p ∈ P } {\displaystyle \Delta _{P}:=\{(p,p):p\in P\}} là quan hệ đơn vị trên P × P {\displaystyle P\times P} và ∖ {\displaystyle \;\setminus \;} ký hiệu hiệu tập hợp. Ngược lại, quan hệ thứ tự một phần nghiêm ngặt < trên P {\displaystyle P} có thể đổi sang dạng không nghiêm ngặt bằng cách hợp thêm các quan hệ dưới dạng đó; tức là, ≤ := Δ P ∪ < {\displaystyle \leq \;:=\;\Delta _{P}\;\cup \;<\;} là quan hệ thứ tự một phần không nghiêm ngặt . Do đó, nếu ≤ {\displaystyle \leq } là quan hệ thứ tự một phần, thì quan hệ thứ tự một phần nghiêm ngặt < là hạt nhân không phản xạ được cho bởi a < b nếu a ≤ b và a ≠ b . {\displaystyle a<b{\text{ nếu }}a\leq b{\text{ và }}a\neq b.} Ngược lại, nếu < là quan hệ thứ tự một phần nghiêm ngặt thì quan hệ thứ tự một không phần nghiêm ngặt ≤ {\displaystyle \leq } là bao đóng phản xạ được đưa bởi
a ≤ b nếu a < b hoặc a = b . {\displaystyle a\leq b{\text{ nếu }}a<b{\text{ hoặc }}a=b.}
Đối ngẫu (hoặc đối ngược) R op {\displaystyle R^{\text{op}}} của quan hệ thứ tự một phần R {\displaystyle R} được định nghĩa bằng cách đặt R op {\displaystyle R^{\text{op}}} là quan hệ ngược của R {\displaystyle R} , tức. x R op y {\displaystyle xR^{\text{op}}y} khi và chỉ khi y R x {\displaystyle yRx} . Đối ngẫu của quan hệ thứ tự một phần không nghiêm ngặt là quan hệ thứ tự một phần không nghiêm ngặt,[8] tương tự như vậy đối với đối ngẫu của quan hệ thứ tự một phần nghiêm ngặt.
Ta có thể coi tập hợp sắp thứ tự một là bộ ba ( P , ≤ , < ) {\displaystyle (P,\leq ,<)} ,[9] trong đó ≤ {\displaystyle \leq } là quan hệ thứ tự một phần không nghiêm ngặt trên P {\displaystyle P} , < {\displaystyle <} là quan hệ một phần nghiêm ngặt tương ứng trên P {\displaystyle P} (hạt nhân không phản xạ của của ≤ {\displaystyle \leq } ), ≥ {\displaystyle \geq } là đối ngẫu của ≤ {\displaystyle \leq } , và > {\displaystyle >} là đối ngẫu của < {\displaystyle <} .
Bất kỳ một trong bốn quan hệ thứ tự một phần ≤ , < , ≥ , và > {\displaystyle \leq ,<,\geq ,{\text{ và }}>} trên cùng một tập cho trước sẽ xác định duy nhất ba quan hệ còn lại. Do đó khi ký hiệu,ta có thể viết ( P , ≤ ) {\displaystyle (P,\leq )} hoặc ( P , < ) {\displaystyle (P,<)} và giả định rằng các quan hệ còn lại được định nghĩa tương tự. Các nhà toán học thường định nghĩa bằng quan hệ thứ tự một phần không nghiêm ngặt ≤ {\displaystyle \leq } . Một số tác giả dùng ký hiệu khác thay vì ≤ {\displaystyle \leq } ví dụ như ⊑ {\displaystyle \sqsubseteq } [10] hoặt ⪯ {\displaystyle \preceq } [11] để phân biệt quan hệ thứ tự một phần với toàn phần.
Khi nhắc đến thứ tự một phần, ≤ {\displaystyle \leq } không nên được coi là phần bù của > {\displaystyle >} . Quan hệ > {\displaystyle >} là quan hệ ngược của hạt nhân không phản xạ của ≤ {\displaystyle \leq } , hạt nhân này luôn là tập con của phần bù của ≤ {\displaystyle \leq } , nhưng > {\displaystyle >} chỉ bằng với phần bù của ≤ {\displaystyle \leq } khi và chỉ khi ≤ {\displaystyle \leq } là quan hệ toàn phần.[a]
Các ví dụ của tập hợp sắp thứ tự một phần trong toán học bao gồm
Một ví dụ khác thường gặp trong ngoài đời là tập các con người sắp xếp theo thứ tự phả hệ. Một số cặp người có thể có quan hệ tổ tiên-con cháu nhưng cũng có một số cặp người không so sánh với nhau vì không ai trong cặp là con cháu của người kia.
Đây là ba trong nhiều quan hệ thứ tự một phần được định nghĩa trên tích đề các của hai tập hợp sắp thứ tự một phần, xếp thứ tự từ yếu đến mạnh (xem hình 4):
Cả ba đều có thể định nghĩa tương tự cho tích Descartes của nhiều hơn hai tập hợp.
Khi áp dụng cho các không gian vectơ có thứ tự trên cùng một trường, kết quả thu được trong mỗi trường hợp cũng là không gian vectơ có thứ tự.
Xem thêm Quan hệ thứ tự trên tích Descartes của tập sắp thứ tự toàn phần
Một cách khác để hợp hai tập sắp thứ tự một phần (không giao nhau) là tổng thứ tự[12] (hay còn gọi là tổng tuyến tính),[13] Z = X ⊕ Y, được định nghĩa trên hợp của hai tập X và Y theo quan hệ a ≤Z b khi và chỉ khi:
Nếu hai tập sắp thứ tự một phần đó có thứ tự tốt, thì tổng thứ tự của nó cũng vậy.[14]
Các ví dụ sau sử dụng tập hợp sắp thứ tự một phần ( P ( { x , y , z } ) , ⊆ ) {\displaystyle ({\mathcal {P}}(\{x,y,z\}),\subseteq )} bao gồm tập các tập con của { x , y , z } , {\displaystyle \{x,y,z\},} được xếp theo quan hệ bao hàm (xem hình 1).
Có một số khái niệm cho phần tử "lớn nhất" và "nhỏ nhất" trong tập sắp thứ tự một phần P , {\displaystyle P,} nhất là:
Giống với ví dụ trên, xét tập số các số nguyên dương được sắp theo tính chia hết:: 1 là phần tử nhỏ nhất, bởi nó là ước của mọi số còn lại, tập này không có phần tử lớn nhất (tuy nhiên nếu ta cho số 0 vào thì số 0 trở thành phần tử lớn nhất vì nó là bội của bất kỳ số nguyên, xem hình 6). Tập sắp thứ tự một phần này không có phần tử tối đại nào vì bất kỳ g đều sẽ là ước của số khác (chẳng hạn như 2g), phân biệt với nó, do đó g không tối đại. Nếu số 1 được bỏ đi mà vẫn giữa tính chia hết cũng như thứ tự của các số lớn hơn một, thì tập sắp thứ tự một phần thu được không có phần tử nhỏ nhất nhưng bất kỳ số nguyên tố là phần tử tối tiểu của nó. Trong tập sắp thứ tự một phần này, 60 là cận trên (nhưng chưa phải cận trên nhỏ nhất) của tập con { 2 , 3 , 5 , 10 } , {\displaystyle \{2,3,5,10\},} tập con này không có cận dưới (vì số 1 không còn trong tập khác); mặt khác, số 2 là cận dưới của tập con chứa các lũy thừa của 2, tập con này không có cận trên.
Cho hai tập hợp sắp thứ tự một phần (S, ≤) và (T, ≼),[c] hàm f : S → T {\displaystyle f:S\to T} được gọi là bảo toàn thứ tự, đơn điệu, hoặc đẳng điệu, nếu với mọi x , y ∈ S , {\displaystyle x,y\in S,} x ≤ y {\displaystyle x\leq y} suy ra f(x) ≼ f(y). Nếu (U, ≲) cũng là tập sắp thứ tự một phần và cả hai hàm f : S → T {\displaystyle f:S\to T} và g : T → U {\displaystyle g:T\to U} đều bảo toàn thứ tự thì hàm hợp g ∘ f : S → U {\displaystyle g\circ f:S\to U} cũng bảo toàn thứ tự. Hàm f : S → T {\displaystyle f:S\to T} được gọi là phản xạ thứ tự nếu với mọi x , y ∈ S , {\displaystyle x,y\in S,} f(x) ≼ f(y) suy ra x ≤ y . {\displaystyle x\leq y.} Nếu f {\displaystyle f} vừa bảo toàn thứ tự vừa phản xạ thứ tự thì nó được gọi là phép nhúng thứ tự của (S, ≤) vào (T, ≼). Trong trường hợp này, f {\displaystyle f} phải là đơn ánh, vì f ( x ) = f ( y ) {\displaystyle f(x)=f(y)} suy ra x ≤ y và y ≤ x {\displaystyle x\leq y{\text{ và }}y\leq x} và do vậy x = y {\displaystyle x=y} theo tính phản đối xứng của ≤ . {\displaystyle \leq .} Nếu tồn tại phép nhúng thứ tự giữa hai tập sắp thứ tự một phần S và T, ta có thể nói S được nhúng vào T. Nếu phép nhúng thứ tự f : S → T {\displaystyle f:S\to T} là song ánh. thì nó được gọi là đẳng cấu thứ tự và hai thứ tự một phần (S, ≤) và (T, ≼) được gọi là đẳng cấu với nhau. Quan hệ thứ tự đẳng cấu với nhau có cấu trúc biểu đồ Hasse tương tự với nhau (xem hình 7a). Ta có thể chứng minh nếu tồn tại hai ánh xạ bảo toàn thứ tự f : S → T {\displaystyle f:S\to T} và g : T → U {\displaystyle g:T\to U} sao cho cả hai g ∘ f {\displaystyle g\circ f} và f ∘ g {\displaystyle f\circ g} đều là hàm đồng nhất trên S và T, tương ứng, thì S và T đẳng cấu thứ tự với nhau.[15]
Ví dụ, xét hàm f : N → P ( N ) {\displaystyle f:\mathbb {N} \to \mathbb {P} (\mathbb {N} )} từ tập hợp các số tự nhiên (xếp theo tính chia hết) tới tập lũy thừa của các số tự nhiên (xếp theo quan hệ bao hàm) có thể được định nghĩa bằng cách ánh xạ mỗi số sang tập các ước nguyên tố của số đó. Nó bảo toàn thứ tự vì nếu x {\displaystyle x} là ước của y , {\displaystyle y,} thì mỗi ước nguyên tố của x {\displaystyle x} cũng là ước nguyên tố của y . {\displaystyle y.} Tuy nhiên, nó không phải đơn ánh (vì nó ánh xạ cả 12 và 6 sang { 2 , 3 } {\displaystyle \{2,3\}} ) và cũng không phản xạ thứ tự (vì 12 không phải là ước của của 6). Nếu thay vì đó, định nghĩa ánh xạ mỗi số sang tập các ước lũy thừa nguyên tố của nó qua g : N → P ( N ) {\displaystyle g:\mathbb {N} \to \mathbb {P} (\mathbb {N} )} ánh xạ này bảo toàn thứ tự, phản xạ thứ tự và do đó là phép nhúng thứ tự. Song, nó không phải đẳng cấu thứ tự (Bởi vì , ví dụ chẳng hạn nó không ánh xạ số nào sang tập { 4 } {\displaystyle \{4\}} ), tuy nhiên nó có thể trở thành một bằng cách giới hạn miền giá trị thành g ( N ) . {\displaystyle g(\mathbb {N} ).} Hình 7b minh họa một tập hợp con của N {\displaystyle \mathbb {N} } và ảnh dưới phép đẳng cấu g . {\displaystyle g.} Cách xây dựng đẳng cấu thứ tự vào tập lũy thừa này có thể tổng quát hóa cho một lớp rộng rãi các quan hệ thứ tự một phần, được gọi là dàn phân phối, xem "định lý biểu diễn Birkhoff".
Dãy A001035 trong OEIS cho số quan hệ thứ tự một phần trên tập hợp chứa n phần tử được dán nhãn:
Trong đó S(n, k) là số Stirling loại thứ hai.
Số quan hệ thứ tự một phần nghiêm ngặt bằng với số quan hệ thứ tự một phần.
Nếu đếm xê xích đẳng cấu, thì ta thu được dãy 1, 1, 2, 5, 16, 63, 318, ... (dãy số A000112 trong bảng OEIS).
Quan hệ thứ tự một phần ≤ ∗ {\displaystyle \leq ^{*}} trên tập hợp X {\displaystyle X} được gọi là mở rộng của thứ tự một phần khác ≤ {\displaystyle \leq } trên X {\displaystyle X} nếu với mọi phần tử x , y ∈ X , {\displaystyle x,y\in X,} nếu x ≤ y , {\displaystyle x\leq y,} thì cũng x ≤ ∗ y . {\displaystyle x\leq ^{*}y.} Mở rộng tuyến tính là mở rộng đồng thời là quan hệ tuyến tính (tức toàn phần). Ví dụ chẳng hạn, thứ tự từ điển của tập sắp thứ tự toàn phần là mở rộng tuyến tính của thứ tự tích của nó. Mọi thứ tự một phần đều có thể mở rộng thành quan hệ thứ tự toàn phần (theo nguyên lý mở rộng thứ tự).[16]
Trong khoa học máy tính, các thuật toán tìm mở rộng tuyến tính của quan hệ thứ tự một phần (được biểu diễn bằng quan hệ chạm tới được của các đồ thị có hướng không chu trình) được gọi là sắp xếp tô pô.
Các quan hệ thứ một phần nghiêm ngặt có mối liên hệ chặt chẽ với các đồ thị có hướng không chu trình (hay còn gọi là DAG). Nếu một đồ thị được xây bằng cách lấy mỗi phần tử thuộc P {\displaystyle P} làm nútt và mỗi phần tử của ≤ {\displaystyle \leq } làm cạnh, thì mọi thứ tự một nghiêm ngặt đều là DAG, và bao đóng bắc cầu của DAG vừa là quan hệ thứ tự một phần nghiêm ngặt cũng vừa là DAG. Ngược lại, bởi trong quan hệ không nghiêm ngặt, mỗi nút sẽ có cạnh vòng lại nên nó không thể là DAG.
Mọi tập sắp thứ tự một phần (và mọi tập sắp tiền thứ tự) có thể được coi là phạm trù mà, cho vật x {\displaystyle x} và y , {\displaystyle y,} có tối đa một cấu xạ từ x {\displaystyle x} đến y . {\displaystyle y.} Cụ thể hơn, gọi hom(x, y) = {(x, y)} nếu x ≤ y (còn không thì là tập rỗng) và ( y , z ) ∘ ( x , y ) = ( x , z ) . {\displaystyle (y,z)\circ (x,y)=(x,z).} Các phạm trù như vậy đôi khi được gọi là posetal.
Các tập sắp thứ tự một phần tương đương với nhau khi và chỉ khi chúng đẳng cấu với nhau. Trong tập sắp thứ tự một phần, phần tử nhỏ nhất nếu tồn tại là vật khởi tạo, và phần tử lớn nhất lớn nhất nếu tồn tại thì là vật kết thúc. Bên cạnh đó, mọi tập sắp tiền thứ tự đều tương đương với một tập sắp tự một phần.
Nếu P {\displaystyle P} là tập hợp sắp thứ tự một phần và đồng thời có cấu trúc của không gian tô pô, thì theo lệ, ta có thể giả định rằng { ( a , b ) : a ≤ b } {\displaystyle \{(a,b):a\leq b\}} đóng dưới không gian tích tô pô P × P . {\displaystyle P\times P.} Dưới giả định này, các quan hệ thứ tự một phần vẫn hoạt động tại các giới hạn theo nghĩa sau: nếu lim i → ∞ a i = a , {\displaystyle \lim _{i\to \infty }a_{i}=a,} và lim i → ∞ b i = b , {\displaystyle \lim _{i\to \infty }b_{i}=b,} và với mọi i , {\displaystyle i,} a i ≤ b i , {\displaystyle a_{i}\leq b_{i},} thì a ≤ b . {\displaystyle a\leq b.} [17]
Khoảng trong tập hợp sắp thứ tự một phần P là tập con I của P cùng với tính chất sau: cho bất kỳ x và y thuộc I và bất kỳ z thuộc P, nếu x ≤ z ≤ y, thì z cũng thuộc I. (Định nghĩa này tổng quát hoá khái niệm khoảng thưởng gặp ở số thực.)
Khi a ≤ b, khoảng đóng [a, b] là tập các phần tử x thoả mãn a ≤ x ≤ b (tưc là, a ≤ x và x ≤ b). Nó chứa cả hai phần tử a và b.
Sử dụng quan hệ ngặt tương ứng "<", khoảng mở (a, b) là tập các phần tử thoả mãn x thoả mãn a < x < b (tức a < x và x < b). Khoảng mở có thể rỗng kể cả khi a < b. Ví dụ chẳng hạn, khoảng mở (0, 1) trên các số nguyên bị rỗng là bởi không có số nguyên I sao cho 0 < I < 1.
Khoảng nửa mở (hay nửa đóng) [a, b) và (a, b] được định nghĩa tương tự như trên.
Đôi khi định nghĩa khoảng được mở rộng cho cả a > b, và khi đó thì khoảng đó là khoảng rỗng.
Khoảng I được gọi là bị chặn nếu tồn tại các phần tử a , b ∈ P {\displaystyle a,b\in P} sao cho I ⊆ [a, b]. Dễ thấy mọi khoảng có thể biểu diễn bằng ký hiệu khoảng thì bị chặn, song ngược lại chưa chắc đã đúng. Ví dụ chẳng hạn, gọi P = (0, 1) ∪ (1, 2) ∪ (2, 3) là tập con sắp thứ tự một phần của tập các số thực. Tập con (1, 2) là khoảng bị chặn, nhưng nó không có cận trên đúng hay cận dưới đúng thuộc P, nên nó không thể viết theo ký hiệu khoảng sử dụng các phần tử thuộc P.
Tập sắp thứ tư một phần được gọi là poset hữu hạn địa phương nếu mọi khoảng bị chặn của nó hữu hạn. Ví dụ, các số nguyên hữu hạn địa phương dưới thứ tự tự nhiên của chúng. Thứ tự từ điển trên tích Đề-các N × N {\displaystyle \mathbb {N} \times \mathbb {N} } không hữu hạn địa phương, bởi vì (1, 2) ≤ (1, 3) ≤ (1, 4) ≤ (1, 5) ≤ ... ≤ (2, 1).
Sử dụng ký hiệu khoảng, tính chất "a phủ bởi b" có thể viết lại thành [ a , b ] = { a , b } . {\displaystyle [a,b]=\{a,b\}.}
Không nên nhầm lẫn khái niệm khoảng trong thứ tự một phần với lớp các thứ tự một phần đặc biệt được gọi là thứ tự khoảng.
compare_elements(x, y): Compare x and y in the poset. If x<y, return -1. If x=y, return 0. If x>y, return 1. If x and y are not comparable, return None.
A comparison between two elements s, t in S returns one of three distinct values, namely s≤t, s>t or s|t.
{{Chú thích tạp chí}}
|magazine=
A partially ordered set is conveniently represented by a Hasse diagram...
So we can think of every partial order as really being a pair, consisting of a weak partial order and an associated strict one.