Tiếng Mảng (tiếng Trung:莽语) là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á của Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Nó được nói chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Việt Nam và huyện Kim Bình, châu Hồng Hà, Trung Quốc. Nó chỉ được phát hiện gần đây vào năm 1974.
Ở Trung Quốc, người Mảng cũng được gọi là Xa Mãng 岔满, A Bì 阿比, Mãng Ca 孟嘎, Ba Các Nhiên 巴格然 và Mộ 莫 (Gao 2003: 1).
Tại tỉnh Lai Châu, Việt Nam, tiếng Mảng được nói bởi 2.200 người ở các huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ và ở các khu vực lân cận khác (Gao 2003: 1), bao gồm cả ở xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu[2][3] và thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. Tại Trung Quốc, số người nói tiếng Mảng là 606 người vào năm 1999 và được gộp nhóm chung trong nhóm không phân loại. Người Mảng Trung Quốc tuyên bố là đã di cư từ Việt Nam trong thời gian gần đây. Có hàng trăm người khác ở biên giới Lào-Việt ở vùng núi phía Đông Bắc của Lào. Một số người Mảng sử dụng tiếng Việt, Quan thoại Tây Nam hay tiếng Lào
Người Mảng chưa có hệ chữ viết riêng, tuy nhiên, họ có nền văn học nghệ thuật dân gian khá phong phú (hầu hết là văn học truyền miệng). Một số tác phẩm tiếng Mảng được ghi lại bằng cách dùng bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế.
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Mang”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^“Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
^Tạ Văn Thông. 2000. "Loại từ trong tiếng Mảng". In Loại từ trong các ngôn ngữ ở Việt Nam: Tập I, p. 229-244. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học Việt Nam.