Sân bay quốc tế Orlando

Sân bay quốc tế Orlando
Mã IATA
MCO
Mã ICAO
KMCO
Thông tin chung
Kiểu sân bayDân dụng
Cơ quan chủ quảnGreater Orlando Aviation Authority
Thành phốOrlando, Florida, Hoa Kỳ
Vị tríQuận Cam, Florida, Hoa Kỳ
Phục vụ bay cho
Phục vụ bay thẳng cho
Độ cao96 ft / 29 m
Tọa độ28°25′46″B 81°18′32″T / 28,42944°B 81,30889°T / 28.42944; -81.30889
Trang mạngorlandoairports.net
Bản đồ
MCO trên bản đồ Florida
MCO
MCO
Vị trí ở bang Florida
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
m ft
17L/35R 2.743 9.001 Bê tông
17R/35L 3.048 10.000 Bê tông
18L/36R 3.659 12.005 Asphalt/Bê tông
18R/36L 3.659 12.004 Bê tông
Bãi đáp trực thăng
Số Chiều dài Bề mặt
m ft
H1 13 44 Bê tông
Thống kê (2016)
Số chuyến bay316.981[1]
Số lượt khách41,923,399 [1]
Nguồn: Số lượng chuyến bay: Cục hàng không Liên bang Hoa Kỳ[2]
Số khách: Hội đồng Sân bay Quốc tế[3]
Sơ đồ sân bay MCO

Sân bay quốc tế Orlando (IATA: MCO, ICAO: KMCO, LID FAA: MCO)[4] là một sân bay quốc tế lớn cách khu vực trung tâm thành phố Orlando, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ 6 dặm (9,7 km) về phía đông nam. Năm 2016, sân bay phục vụ 41.923.399 lượt khách, đưa nó trở thành sân bay bận rộn thứ nhì ở tiểu bang Florida (sau Sân bay quốc tế Miami), và xếp thứ 41 thế giới về lượng khách thông qua năm đó.

Sân bay là trạm trung chuyển của hãng Silver Airways và là thành phố trọng điểm của Delta Air Lines, Frontier Airlines, JetBlue Airways, Southwest Airlines, và Spirit Airlines. Southwest Airlines là hãng vận chuyển nhiều lượt khách nhất ở sân bay này. Sân bay là cửa ngõ quan trọng của khu vực miền trung Florida với các chuyến bay của các hãng vận chuyển nước ngoài. Với diện tích 53,83 km2 (13.300 mẫu Anh), MCO là một trong những sân bay thương mại lớn nhất Hoa Kỳ.[2]

Mã sân bay MCO được lấy từ tên gọi cũ của sân bay là Căn cứ Không quân McCoy, một căn cứ của Bộ chỉ huy Không quân chiến thuật Hoa Kỳ (Strategic Air Command - SAC), đóng cửa vào năm 1975 sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Về mặt dịch vụ hàng không thương mại, khu vực Đại Orlando cũng được phục vụ bởi Sân bay quốc tế Orlando Sanford (SFB), và ít trực tiếp hơn bởi Sân bay quốc tế Daytona Beach (DAB), Sân bay quốc tế Orlando Melbourne (MLB), Sân bay quốc tế Tampa (TPA), và Sân bay quốc tế St. Pete–Clearwater (PIE).

Nhà ga và phòng chờ

Sân bay quốc tế Orlando có thiết kế hub-and-spoke với một nhà ga trung tâm và 4 cánh phòng chờ được tiếp cận thông qua hệ thống tàu điện trên cao. Năng lực phục vụ của sân bay hiện tại đạt 43 triệu khách một năm[5]. Nhà ga trung tâm được chia ra làm 2 phần là nhà ga A (nằm ở phía bắc) và nhà ga B (nằm ở phía nam). Cả hai nhà ga đều có các quầy làm thủ tục hành khách và hệ thống băng chuyền hành lý. Cả hai sử dụng chung hai chốt kiểm tra an ninh: chốt phía tây dẫn tới Cánh 1 và 3, chốt phía đông dẫn tới Cánh 2 và 4. Tổng số cổng tại sân bay là 129. Không giống như thiết kế tương tự được dùng ở Tampa, hành khách phải thông qua chốt an ninh trước khi đi tàu điện tới các cánh phòng chờ.

Cánh 1, 3 và 4 được thiết kế bởi KBJ Architects[6] trong khi cánh 2 được thiết kế bởi Hellmuth, Obata and Kassabaum, Helman Hurley Charvat Peacock Architects, và Rhodes + Brito Architects. C.T. Hsu + Associates và Rhodes + Brito Architects thiết kế các cải tiến ở cánh 1 và 3, hoàn thành vào tháng 4 năm 2010.

Cánh 4 là cánh phục vụ các chuyến bay quốc tế chính của sân bay; cánh 1 cũng đảm nhiệm một vài chuyến bay quốc tế. Khách quốc tế được yêu cầu kiểm tra hải quan hay làm thủ tục nhập cảnh sẽ được xử lý ngay tại cánh nhà ga mà họ tới. Sau khi làm thủ tục nhập cảnh Hoa Kỳ, hành khách sẽ lấy hành lý và khai báo hải quan. Khi khai báo hoàn tất, hành khách sẽ di chuyển bằng tàu điện tới nhà ga trung tâm. Cánh 4 có thang máy tiếp cận trực tiếp nối từ sảnh nhập cảnh tới tàu điện. Điều này giúp hành khách đến không phải đi qua chốt kiểm tra an ninh ở giữa khu vực hải quan và tàu điện và do đó, họ có lựa chọn là mang theo hành lí kí gửi theo mình lên tàu điện hoặc đặt hành lí lên băng chuyền ở sảnh hải quan để được vận chuyển tới thẳng băng chuyền lấy hành lí ở nhà ga trung tâm. Hành khách nối chuyến ở Cánh 4 hoặc làm thủ tục nhập cảnh ở Cánh 1, cũng như nhân viên sân bay, sẽ phải qua kiểm tra an ninh trước khi ra khỏi khu vực hải quan.

Sân bay có một khách sạn Hyatt Regency ngay bên trong nhà ga trung tâm, nằm ở phía đông tòa nhà. Nhà ga trung tâm cũng có một sảnh lớn cho hành khách chờ với vài quán bar, nhà hàng và không gian hội nghị.

Nhà ga A

Nhà ga A nằm ở phía bắc nhà ga trung tâm, có đường tàu điện trên cao nối đến Cánh 1 và Cánh 2.

Cánh 1

  • Cổng 1–29
  • Cánh đón hành khách quốc tế phụ trợ
  • Là một phần của nhà ga ban đầu, mở cửa vào năm 1981.
  • Các hãng hàng không khai thác các chuyến bay định kì ở Cánh 1: Aeroméxico, Avianca, Azul, Copa Airlines, Frontier, Icelandair, JetBlue, LATAM Brasil, LATAM Chile, LATAM Perú, Silver Airways
  • Các hãng hàng không thuê chuyến khai thác ở Cánh 1: Magnicharters, Miami Air International, XTRA Airways, World Atlantic Airways
  • Cổng 20, 22-28 có khả năng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế.

Cánh 2

Nhà ga B

Nhà ga B nằm ở phía nam nhà ga trung tâm, có đường tàu điện trên cao nối đến Cánh 3 và Cánh 4.

Cánh 3

Cánh 4

Mở rộng và nâng cấp nhà ga

Nhà ga Liên phương tiện

Nhà ga Liên phương tiện (Intermodal Terminal Facility - ITF) hiện đang được xây dựng cách nhà ga hành khách chính khoảng 1 mi (1,6 km) về phía nam. Nhà ga này, được góp vốn một phần bởi Bộ Giao thông Vận tải Florida, sẽ trở thành một trạm dừng cho các dịch vụ đường sắt gồm tuyến đường sắt tốc độ cao Brightline (kết nối tới Fort LauderdaleMiami), tuyến đường sắt ngoại ô SunRail (hiện chạy từ Pine Castle tới DeBary), và một tuyến đường sắt hạng nhẹ đang được nghiên cứu kết nối tới khu vực International Drive và Trung tâm Hội nghị Quận Cam.[7] Nhà ga này sẽ được kết nối với nhà ga chính hiện tại bằng hệ thống tàu điện trên cao. Xây dựng cùng nhà ga là một bãi đậu xe 2.500 chỗ.

Tổ hợp Nhà ga Nam

Tháng 5 năm 2015, Ban giám đốc Cục Hàng không Đại Orlando đã chấp thuận dự án công trình Tổ hợp Nhà ga Nam (South Terminal Complex) với kinh phí 2.1 tỷ USD, xây dựng ở ngay phía nam nhà ga hành khách hiện hữu.[8] Nhà ga Nam sẽ được xây dựng ngay bên cạnh Nhà ga Liên phương tiện và sẽ được kết nối với nhà ga phía bắc bằng hệ thống tàu điện trên cao tự động. Giai đoạn I, còn được gọi là "Nhà ga C", có diện tích 300 mẫu Anh (120 ha) với vài đường lăn và bãi đỗ mới, nhà ga rộng 2.700.000 foot vuông (250.000 m2) với 16 cửa ra máy bay, dự kiến được hoàn thành vào mùa thu năm 2020.[9] Khi hoàn tất tất cả các giai đoạn, nhà ga Nam sẽ có 120 cửa ra máy bay, nâng công suất toàn sân bay lên 80-100 triệu hành khách mỗi năm.[8]

Hãng hàng không và tuyến bay

Các quốc gia có đường bay đi và đến Orlando (MCO) bao gồm các chuyến bay theo mùa và trong tương lai

Hành khách

Hãng hàng khôngCác điểm đếnNhà ga/
Cánh
Aer Lingus Dublin A/1
Aeroméxico Thành phố México A/1
Air Canada Montréal–Trudeau, Ottawa, Toronto–Pearson
Theo mùa: Halifax, Vancouver
B/4
Air Transat Montréal–Trudeau, Toronto–Pearson
Theo mùa: Halifax, Moncton, Québec City
A/1
Alaska Airlines Los Angeles (bắt đầu từ 25/4/2018)[10], Portland (OR), San Diego, San Francisco (bắt đầu từ 25/4/2018)[10], Seattle/Tacoma A/1
American Airlines Charlotte, Chicago–O'Hare, Dallas/Fort Worth, Los Angeles, Miami, New York–JFK, New York–LaGuardia, Philadelphia, Phoenix–Sky Harbor, Washington–National B/3
Avianca Bogotá A/1
Azul Brazilian Airlines Belo Horizonte-Confins, Campinas, Recife A/1
Bahamasair Nassau
Theo mùa: Freeport
B/3
British Airways London–Gatwick B/4
Caribbean Airlines Port of Spain
Theo mùa: Kingston–Norman Manley,
A/1
Copa Airlines Panama City–Tocumen A/1
Delta Air Lines Amsterdam(bắt đầu từ 30/3/2018), Atlanta, Boston, Cincinnati, Detroit, Indianapolis, Los Angeles, Miami, Minneapolis/St. Paul, New York–JFK, New York–LaGuardia, Raleigh/Durham, Salt Lake City, São Paulo–Guarulhos, Seattle/Tacoma
Theo mùa: Birmingham (AL)Cancún, Cleveland, Columbus–Glenn, Grand Rapids, Hartford, Kansas City, Las Vegas, Louisville, Memphis, Milwaukee, Nashville, Pittsburgh, St. Louis, Washington–National
B/4
Edelweiss Air Zürich B/4
Emirates Dubai–International B/4a
Frontier Airlines Atlanta, Buffalo, Charlotte, Chicago–O'Hare, Cincinnati, Cleveland, Colorado–Springs, Columbus–Glenn, Denver, Detroit, Grand Rapids, Indianapolis, Las Vegas, Long Island/Islip, Los Angeles, Milwaukee, Minneapolis/St. Paul, Nashville, New Orleans, Philadelphia, Pittsburgh, Raleigh/Durham, St. Louis, San Juan Trenton, Washington–Dulles
Theo mùa: Austin, Cedar Rapids/Iowa City, Des Moines, Knoxville, Madison, Memphis, Minneapolis/St. Paul, Omaha, Phoenix–Sky Harbor, Pittsburgh, San Antonio (bắt đầu từ 8/4/2018), San Diego, San Francisco, Tulsa (bắt đầu từ 8/4/2018)
A/1
Gol Airlines Brasília (bắt đầu từ 4/11/2018), Fortaleza (bắt đầu từ 4/11/2018)
Icelandair Theo mùa: Reykjavík–Keflavík B/3
JetBlue Airways Aguadilla, Albany, Atlanta, Austin, Baltimore, Boston, Bogotá, Buffalo, Cancún, Hartford, Thành phố México, Montego Bay, Nassau, New York–JFK, New York–LaGuardia, Newark, Newburgh, Ponce, Port-au-Prince, Providence, Richmond, Salt Lake City, San José de Costa Rica, San Juan, Santo Domingo–Las Américas, Syracuse, Washington–National, White Plains, Worcester A/1
LATAM Fortaleza (bắt đầu từ 5/7/2018), Lima, Rio de Janeiro–Galeão, São Paulo–Guarulhos
Theo mùa: Santiago de Chile
B/4
Lufthansa Frankfurt B/4
Norwegian Air Shuttle London–Gatwick, Oslo–Gardermoen
Theo mùa: Copenhagen, Paris–Charles de Gaulle
B/4b
Silver Airways Fort Lauderdale, Fort Myers, Key West, Pensacola, Tallahassee
Theo mùa: Marsh Harbour, North Eleuthera
B/3
Southwest Airlines Albany, Aruba (kết thúc vào 7/3/2018), Atlanta, Austin, Baltimore, Birmingham (AL), Buffalo, Chicago–Midway, Columbus-Glenn, Dallas–Love, Denver, Fort Lauderdale, Grand Rapids, Hartford, Houston–Hobby, Indianapolis, Kansas City, Las Vegas, Long Island/Islip, Louisville, Manchester (NH), Memphis, Milwaukee, Montego Bay, Nashville, Newark, New Orleans, Norfolk, Oakland (bắt đầu từ 15/7/2018), Philadelphia, Phoenix–Sky Harbor, Pittsburgh, Providence, Raleigh/Durham, Rochester (NY), San Antonio, San Diego, San Juan, San Jose (CA), St. Louis, Washington–Dulles, Washington–National
Theo mùa: Albuquerque, Boston, Cleveland, Detroit, Flint (kết thúc vào 7/4/2018), Minneapolis/St. Paul, Oaklahoma City, Omaha (khởi động lại từ 7/6/2018), Portland (ME), Tulsa (bắt đầu từ 9/6/2018)
A/2
Spirit Airlines Akron/Canton, Atlanta, Atlantic City, Baltimore, Chicago–O'Hare, Cleveland, Columbus-Glenn (bắt đầu từ 15/2/2018), Dallas/Fort Worth, Detroit, Fort Lauderdale, Houston–Intercontinental, Kansas City, Las Vegas (bắt đầu từ 12/4/2018), Latrobe/Pittsburgh, Minneapolis/St. Paul, New Orleans, Newark, Thác Niagara, Philadelphia, Pittsburgh, Plattsburgh (NY), Richmond (bắt đầu từ 15/3/2018), San Juan, B/3
Sun Country Airlines Minneapolis/St. Paul B/4
Sunrise Airways Port-au-Prince
Sunwing Airlines Toronto–Pearson
Theo mùa: Halifax, Moncton, Winnipeg
A/1
Thomas Cook Airlines Theo mùa: Birmingham (UK), Glasgow, London–Gatwick, London–Stansted, Manchester (UK) B/4
United Airlines Chicago–O'Hare, Cleveland, Denver, Houston–Intercontinental, Los Angeles, Newark, San Francisco, Washington–Dulles B/3
Virgin America Los Angeles, San Francisco (cùng kết thúc vào 24/4/2018) A/2
Virgin Atlantic London–Gatwick, Manchester (UK)
Theo mùa: Belfast–International, Glasgow
B/4c
Volaris Guadalajara, Thành phố México A/1
WestJet Calgary, Halifax, St. John's, Toronto–Pearson
Theo mùa: Edmonton, Hamilton (ON), London (ON), Moncton, Montréal–Trudeau, Ottawa, Regina, Vancouver, Winnipeg
A/1

Ghi chú:

^a Emirates gửi và lấy hành lý ở nhà ga A nhưng sử dụng Cánh 4, thuộc nhà ga B.

^b Norwegian Air Shuttle gửi và lấy hành lý ở nhà ga A nhưng sử dụng Cánh 4, thuộc nhà ga B.

^c Virgin Atlantic gửi và lấy hành lý ở nhà ga A nhưng sử dụng Cánh 4, thuộc nhà ga B.

Hàng hóa

Hãng hàng khôngCác điểm đến
ABX Air Cincinnati, Miami
FedEx Express Fort Lauderdale, Indianapolis, Memphis
FedEx Feeder Tallahassee
UPS Airlines Columbia, Fort Lauderdale, Dallas/Fort Worth, Louisville, Newark, Ontario (CA)

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ a b FAA Airport Master Record for MCO (Form 5010 PDF), effective ngày 15 tháng 3 năm 2007
  3. ^ “ACI passenger figures in 2007”. Airports Council International. ngày 1 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2011.
  4. ^ “Great Circle Mapper: MCO / KMCO – Orlando, Florida”. Karl L. Swartz. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2017.
  5. ^ “GREATER ORLANDO AVIATION AUTHORITY BOARD APPROVES CAPITAL IMPROVEMENT PLAN BUDGET ADJUSTMENT, UBER AND LYFT AT ORLANDO INTERNATIONAL AND CHANGES IN PARKING FEES”. Orlando International Airport (MCO). Greater Orlando Aviation Authority. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.
  6. ^ “Aviation”. KBJ Architects.
  7. ^ “South APM Station/Garage "C". Orlando International Airport (MCO). Greater Orlando Aviation Authority. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.
  8. ^ a b Spear, Kevin. “Orlando airport begins construction of $2.1 billion South Terminal”. Orlando Sentinel. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  9. ^ “South Terminal Complex”. Orlando International Airport (MCO). Greater Orlando Aviation Authority. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  10. ^ a b “Virgin America Flights Become Alaska Next April”. flightglobal. 5 tháng 10 năm 2017.

Liên kết ngoài


Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!