Sân bay này lần đầu mở cửa năm 1939 với tên Sân bay Malton. Sau đó được đổi tê Sân bay quốc tế Toronto năm 1960, và sau đó là Sân bay quốc tế Lester B. Pearson (LBPIA) năm 1984 để vinh danh Lester B. Pearson, thủ tướng thứ 14 của Canada. Ngày 2/12 năm 1996, việc kiểm soát vận hành sân bay đã được chuyển từ Chính phủ Canada sang cho Sở sân bay Đại Toronto (GTAA) như là một phần của Chính sách sân bay quốc gia. Tên đầy đủ của sân bay, theo GTAA, hiện nay là "Toronto Pearson International Airport" hay "Toronto Pearson", nhưng đôi lúc cũng được gọi đơn giản là "Pearson." Các hãng thông tấn và lữ hành thường gọi sân bay này là "Lester B. Pearson International Airport."
Năm 1972, chính phủ đã giải tỏa khu đất phía Đông của Toronto để xây một sân bay thứ hai là Sân bay Pickering, để giảm tải cho sân bay Toronto. Dự án bị trì hoãn năm 1975 do sự phản đối của cộng đồng nhưng GTAA khởi động lại dự án năm 2004. Sau sự kiến 11 tháng 9, Toronto Pearson là một phần của Operation Yellow Ribbon, khi nó tiếp nhận 19 chuyến bay chuyển hướng thay vì bay đến Hoa Kỳ dù Transport Canada và NAV CANADA đã chỉ dẫn các phi công tránh sân bay như một biện pháp an ninh. Năm 2006, Toronto Pearson được bầu chọn là "Sân bay toàn cầu tốt nhất 2006" bởi Viện nghiên cứu Quản lý vận tải (ITM).[2]
Các nhà ga (Terminal) và các hãng hàng không
Toronto Pearson International Airport hiện có hai nhà ga hàng không đang hoạt động: Terminal 1 and Terminal 3. T1 mở cửa ngày 6/4 năm 2004, với hãng chủ yếu là Air Canada. Nhà ga Terminal 1 cũ, đồng thời cũng được đóng cửa, đã được phá bỏ để nhường chỗ cho các cổng nới ra phía Đông của Pier E và các cổng của các hãng từ Pier E đến Pier F. Là một phầnc ủa kế hoạch tái phát triển Toronto Pearson, Nhà ga Infield Terminal (IFT) đã được xây để phục vụ các chuyến bay quốc tế khi nhà ga T1 được mở rộng. Việc sử dụng Infield Terminal được quy hoạch để hạn chế trong những giai đoạn cao điểm trong năm. Pier F tại Terminal 1 mở của ngày 30 tháng 1 năm 2007; pier này phục vụ cho các tuyến đi Hoa Kỳ và quốc tế và bổ sung năng lực 7 triệu khách mỗi năm cho tổng công suất của sân bay này. Cuối năm 2008, Terminal 2 sẽ hoàn toàn bị dỡ bỏ và nơi này sẽ dành cho các tàu bay đỗ.
Các nhà ga (terminal) hiện tại
Terminal 1
T1 được thiết kế để phục vụ các chuyến bay nội địa, quốc tế và xuyên biên giới trong một nhà ga chung. Ngày 30/1/2007, Pier F mới được mở cửa để phục vụ các tuyến bay quốc tế và xuyên biên giới.
Nhà ga này được thiết kế bởi Skidmore, Owings & Merrill International Ltd., Hội kiến trúc Adamson, và Moshe Safdie and Associates.
Thống kê nhà ga 1:
Hãng hàng không: N/A
Lượng hành khách theo giờ: N/A
Lượng hành khách theo năm: N/A
Tổng hành khách: N/A
Số cổng: 49 (2007)
Infield Terminal (IFT)
Được xây dựng trong suốt tháng 2 năm 2001 và mở cửa vào ngày 6 tháng 4 năm 2003, nhà ga này được xây dựng để giảm tải trong khi Terminal 1 được mở rộng. Nhà ga gồm 11 cửa (521 đến 531), được sử dụng khi lượng hành khác tăng cao.
Terminal 2 East Holdroom
Holdroom phía đông được xây thêm vào năm 1990 và sẽ hoạt động sau khi Terminal 2 đóng cửa và kết thúc việc mở rộng Terminal 1.
Terminal 3
Terminal 3, mở cửa tháng 2/1991, được xây bởi hãng Scott Associates Architects Incorporated
Các số liệu thống kê về T3:
Athens (bắt đầu từ ngày 17/5/2015) Theo mùa:Budapest (bắt đầu từ ngày ngày 21 tháng 5 năm 2015), Thessaloniki (bắt đầu từ ngày 21/5/2015), Zagreb (bắt đầu từ ngày 22/6/2015)