Đối với tỉnh Hậu Giang hiện nay, xem
Hậu Giang.
Hậu Giang là một tỉnh cũ thuộc miền Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long), Việt Nam.
Địa lý
Tỉnh Hậu Giang có vị trí địa lý:
Diện tích và dân số
Dân số tỉnh Hậu Giang qua các giai đoạn năm 1979 - 1984
|
STT
|
Năm
|
Dân số (người)
|
Diện tích (km²)
|
1
|
1979
|
2.054.100
|
6.263
|
2
|
1981
|
2.274.000
|
6.126
|
3
|
1984
|
2.495.200
|
6.126
|
Lịch sử
Tỉnh Hậu Giang cũ được thành lập vào tháng 2 năm 1976 và bị giải thể dựa theo Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam vào ngày 26 tháng 12 năm 1991 về việc chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Hậu Giang.
Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976 của Chính phủ Việt Nam, thì tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ được nhập lại để thành lập tỉnh Hậu Giang. Như vậy địa bàn tỉnh Hậu Giang tương đương với ba tỉnh: Phong Dinh (có thành phố Cần Thơ), Chương Thiện (có thị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thị xã Sóc Trăng) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Khi mới thành lập, tỉnh Hậu Giang gồm có thành phố Cần Thơ (tỉnh lỵ), thị xã Sóc Trăng, thị xã Vị Thanh và 11 huyện: Châu Thành, Kế Sách, Long Mỹ, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thạnh Trị, Thốt Nốt, Vĩnh Châu.
Ngày 15 tháng 1 năm 1977, chuyển huyện Côn Đảo của Thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh Hậu Giang quản lý theo nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[1]
Ngày 15 tháng 12 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 330-CP[2] về việc sáp nhập thị xã Vị Thanh vào huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang, thị xã Vị Thanh chuyển xuống thành thị trấn Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 30 tháng 5 năm 1979, tách huyện Côn Đảo để thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo theo nghị quyết của Quốc hội[3]
Ngày 26 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 119-HĐBT[4] về việc thành lập huyện Mỹ Thanh từ một phần huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang.
Ngày 6 tháng 4 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 64-HĐBT[5] về việc đổi tên huyện Mỹ Thanh thành huyện Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang.
Từ đó cho đến cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang cũ gồm có thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng và 12 huyện: Châu Thành, Kế Sách, Long Mỹ, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thạnh Trị, Thốt Nốt, Vị Thanh, Vĩnh Châu.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang để tái lập tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng:
- Tỉnh Cần Thơ gồm thành phố Cần Thơ và 6 huyện: Châu Thành, Ô Môn, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Thốt Nốt, Vị Thanh.
- Tỉnh Sóc Trăng gồm thị xã Sóc Trăng và 6 huyện: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tỉnh Cần Thơ lại được chia thành thành phố Cần Thơ thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang mới. Tỉnh Hậu Giang lúc này là phần đất phía Nam của tỉnh Cần Thơ cũ, gồm thị xã Vị Thanh (tỉnh lỵ) và các huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy. Ngày 2 tháng 1 năm 2004, thành phố Cần Thơ lúc này là phần đất phía Bắc của tỉnh Cần Thơ cũ, gồm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và các huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt.
Biển số xe
Biển số xe 65 là Biển số tỉnh Hậu Giang (hiện nay là biển số xe thành phố Cần Thơ). Sau khi chia tách thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thì biển số xe tỉnh Sóc Trăng là 83, còn tỉnh Cần Thơ mang biển số xe 65. Sau chia tách tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ thì tỉnh Hậu Giang mang biển số xe 95, còn thành phố Cần Thơ mang biển số xe 65 như hiện nay.
Chú thích
Tham khảo