Côn Đảo

Côn Đảo
Huyện
Huyện Côn Đảo
Một bãi biển ở Côn Đảo
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ (Biển Đông)
TỉnhBà Rịa – Vũng Tàu
Trụ sở UBNDSố 32, đường Tôn Đức Thắng, đảo Côn Sơn
Thành lập1802
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDLê Văn Phong
Chủ tịch HĐNDNguyễn Hoàng Tùng
Bí thư Huyện ủyNguyễn Hoàng Tùng
Địa lý
Tọa độ: 8°40′57″B 106°36′26″Đ / 8,682374°B 106,607208°Đ / 8.682374; 106.607208
MapBản đồ huyện Côn Đảo
Côn Đảo trên bản đồ Việt Nam
Côn Đảo
Côn Đảo
Vị trí huyện Côn Đảo trên bản đồ Việt Nam
Diện tích75,79 km²[1]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng13.112 người[2]
Mật độ173 người/km²
Dân tộcKinh và các dân tộc khác
Khác
Mã hành chính755[3]
Biển số xe72-L1
Websitecondao.baria-vungtau.gov.vn

Côn Đảo là một quần đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.

Quần đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý theo đường biển. Nơi gần Côn Đảo nhất trên đất liền là xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là 40 hải lý. Côn Đảo từng được biết đến là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân lớn nhất Đông Dương trước năm 1975. Ngày nay, Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan với các bãi tắm và khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo.

Địa lý

Quần đảo Côn Đảo nằm cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý và cách cửa sông Hậu 45 hải lý, có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′ Đông) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′ Bắc). Quần đảo gồm 16 hòn đảo, trong đó 14 hòn quây cụm gần nhau; riêng hai hòn Trứng Lớn và Trứng Nhỏ nằm tách biệt về phía tây, vốn dĩ mới được chính quyền Việt Nam nhập vào huyện Côn Đảo từ năm 1995. Côn Đảo có tổng diện tích đất nổi là 76 km², trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn 51,52 km². Đảo này có địa hình đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía tây nam đến đông bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh.[4] Điểm cao nhất của quần đảo là đỉnh núi Thánh Giá trên đảo Côn Sơn, cao 577 m. Địa chất quần đảo có tính đa dạng cao, gồm đá mácma Mesozoi xâm nhập axít, đá mácma phun trào axít và phun trào trung tính và trầm tích Đệ Tứ.[5][6]

Các đảo

STT Tên gọi Tên khác Toạ độ Diện tích
(km²)
Ghi chú
1 Đảo Côn Sơn Côn Đảo; đảo/hòn Côn Lôn; Phú Hải 8°40′57″B 106°36′26″Đ / 8,6825°B 106,60722°Đ / 8.68250; 106.60722 (đảo Côn Sơn) 51,52 đảo lớn nhất
2 Hòn Bà Hòn Côn Lôn Nhỏ; Phú Sơn 8°38′51″B 106°33′37″Đ / 8,6475°B 106,56028°Đ / 8.64750; 106.56028 (hòn Bà) 5,45 cách đảo Côn Sơn bởi khe nước Họng Đầm rộng không quá 20 m[7]; trên đảo có đỉnh núi cao 321 m[8]
3 Hòn Bảy Cạnh Phú Tường 8°40′14″B 106°40′20″Đ / 8,67056°B 106,67222°Đ / 8.67056; 106.67222 (hòn Bảy Cạnh) 5,5 là điểm A5 trên đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam[9]
4 Hòn Bông Lan Hòn Bông Lang; hòn Bông Lau; Phú Phong 8°39′4″B 106°40′31″Đ / 8,65111°B 106,67528°Đ / 8.65111; 106.67528 (hòn Bông Lan) 0,2 là điểm A4 trên đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam[9]
5 Hòn Cau Phú Lệ 8°41′34″B 106°44′20″Đ / 8,69278°B 106,73889°Đ / 8.69278; 106.73889 (hòn Cau) 1,8 nằm về phía đông bắc đảo Côn Sơn, đất đai màu mỡ; thuở xưa đảo có loại cau to, ngon và rất được người Gia Định ưa chuộng[7]
6 Hòn Tài Lớn Phú Bình 8°38′15″B 106°37′52″Đ / 8,6375°B 106,63111°Đ / 8.63750; 106.63111 (hòn Tài Lớn) 0,38 là điểm A3 trên đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam[9]
7 Hòn Tài Nhỏ Hòn Thỏ; Phú An 8°38′14″B 106°38′11″Đ / 8,63722°B 106,63639°Đ / 8.63722; 106.63639 (hòn Tài Nhỏ) 0,1 -
8 Hòn Trác Lớn Phú Hưng 8°38′14″B 106°37′8″Đ / 8,63722°B 106,61889°Đ / 8.63722; 106.61889 (hòn Trác Lớn) 0,25 -
9 Hòn Trác Nhỏ Phú Thịnh 8°38′19″B 106°37′22″Đ / 8,63861°B 106,62278°Đ / 8.63861; 106.62278 (hòn Trác Nhỏ) 0,1 -
10 Hòn Tre Lớn Phú Hoà 8°42′27″B 106°32′34″Đ / 8,7075°B 106,54278°Đ / 8.70750; 106.54278 (hòn Tre Lớn) 0,75 -
11 Hòn Tre Nhỏ Phú Hội 8°44′13″B 106°35′14″Đ / 8,73694°B 106,58722°Đ / 8.73694; 106.58722 (hòn Tre Nhỏ) 0,25 -
12 Hòn Trọc Hòn Trai; Phú Nghĩa 8°41′18″B 106°33′28″Đ / 8,68833°B 106,55778°Đ / 8.68833; 106.55778 (hòn Trọc) 0,4 còn gọi là hòn Trai vì có nhiều trai ốc biển[10]
13 Hòn Trứng Hòn Đá Bạc; hòn Đá Trắng; Phú Thọ 8°46′45″B 106°43′12″Đ / 8,77917°B 106,72°Đ / 8.77917; 106.72000 (hòn Trứng) 0,1 trơ trụi nhưng có nhiều chim[10]
14 Hòn Vung Phú Vinh 8°37′46″B 106°33′27″Đ / 8,62944°B 106,5575°Đ / 8.62944; 106.55750 (hòn Vung) 0,15 nằm ngay phía nam của hòn Bà
15 Hòn Trứng Lớn Hòn Anh 8°36′13″B 106°08′29″Đ / 8,60361°B 106,14139°Đ / 8.60361; 106.14139 (hòn Trứng Lớn) 0,11 đảo không người, chủ yếu núi đá[10]
16 Hòn Trứng Nhỏ Hòn Em 8°34′40″B 106°05′25″Đ / 8,57778°B 106,09028°Đ / 8.57778; 106.09028 (hòn Trứng Nhỏ) 0,03 đảo không người, chủ yếu núi đá[10]
Vị trí các đảo

Khí hậu

Khí hậu Côn Đảo mang đặc điểm á xích đạo - hải dương nóng ẩm,[11] chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 26,9 °C.[12] Tháng 5 oi bức, có lúc nhiệt độ lên đến 34 °C. Lượng mưa bình quân trong năm đạt 2.200 mm; mưa ít nhất vào tháng 1.[12] Quần đảo Côn Đảo nằm ở vùng giao nhau giữa luồng hải lưu ấm từ phía nam và luồng hải lưu lạnh từ phía bắc.[4] Nhiệt độ nước biển từ 25,7 °C đến 29,2 °C.[11]

Sinh thái

Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở chuyển từ Khu rừng cấm Côn Đảo với diện tích 6.000 ha trên cạn và 14.000 ha vùng nước, bao trùm 14 hòn đảo[13] (không bao gồm hòn Trứng Lớn và hòn Trứng Nhỏ[Ghi chú 1]).

Về thực vật, người ta thống kê được 882 loài thực vật rừng bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc,.... Về động vật rừng, hiện đã biết 144 loài bao gồm 28 loài thú, 69 loài chim, 39 loài bò sát,...[13] Côn Đảo có loài thạch sùng Côn Đảo đặc hữu.

Vùng biển của vườn quốc gia sở hữu 1.383 loài sinh vật biển, trong đó có 127 loài rong biển, 11 loài cỏ biển, 157 loài thực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 202 loài cá, 8 loài thú và bò sát biển,... Các rạn san hô nơi đây do 219 loài hợp thành; độ phủ trung bình là 42,6 %.[13] Côn Đảo không chỉ là vùng có nhiều rùa biển nhất nước Việt Nam mà còn là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.[14]

Hành chính

Hiện nay, huyện Côn Đảo có chính quyền một cấp, thông qua các cơ quan chức năng huyện, trực tiếp đến địa bàn khu dân cư, không có các cấp phụ thuộc như xã, phường hay thị trấn.

Lịch sử

Tên gọi

Đền thờ bà Phi Yến, vợ thứ chúa Nguyễn Ánh

Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sách sử Việt Nam trước thế kỷ XX thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Côn Lôn có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai, là "Pulau Kundur" (tạm dịch là "hòn Bí"). Người châu Âu phiên âm thành Poulo Condor (trong các văn bản tiếng Anhtiếng Pháp). Riêng tên trong tiếng Khmer là "Koh Tralach".[15]

Năm 1977, Quốc hội Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo[16]. Tên gọi này được sử dụng cho đến tận ngày nay.

Căn cứ vào các kết quả khảo cổ học, các nhà nghiên cứu cho rằng Côn Đảo đã có sự hiện diện của con người từ thời tiền sử qua các di vật công cụ tạo tác, được xác định ở vào khoảng giữa sơ kỳ thời đại Kim khí và có quan hệ mật thiết với di vật gốm thời tiền Sa Huỳnh sớm ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.[17][18][19]

Nằm cách xa đất liền, nhưng do nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu-Á nên Côn Đảo sớm được người phương Tây biết đến. Những ghi chép ban đầu của một thương gia thương nhân Ả Rập sống ở thế kỷ thứ IX là Soleyman (hay Sulaymân), được các tài liệu Pháp dẫn lại, có ghi nhận một quần đảo có tên gọi là Sender-Foulat (hoặc Cundur-fũlát) nằm ở vùng biển phía Nam Trung Hoa.[20][21] Theo học giả người Pháp Gabriel Ferrand: Cundur-fũlát là cách đọc cổ, Sundur-fũlát là cách đọc hiện đại; có nghĩa là những hòn đảo trái bí (les iles de la courge) trong tiếng Mã Lai. Ông cũng khẳng định đó chính là đảo Poulo Condore, tọa lạc tại địa điểm cách đồng bằng sông Mékong bốn mươi dặm về phía Nam; tương ứng vị trí quần đảo Côn Đảo ngày nay.

Trong tác phẩm Marco Polo du ký, thương gia người Ý Marco Polo có ghi chép vào năm 1294, đoàn thuyền buôn 14 chiếc của ông trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc; số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo[22], được ông ghi nhận với tên gọi Poulo Condore.

Giai đoạn thế kỷ XVthế kỷ XVI: có rất nhiều đoàn du hành của châu Âu ghé qua thăm Côn Đảo.

Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII: các nhà tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu để ý đến các nước phương Đông. Nhiều lần các công ty của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với dụng ý chiếm Côn Đảo.

Năm 1702, tức năm thứ 12 đời Chúa Nguyễn Phúc Chu, đích thân giám đốc Công ty Đông Ấn của Anh chỉ huy quân đổ bộ lên Côn Đảo, xây dựng pháo đài[23] và cột cờ.

Sau 3 năm, vào ngày 3 tháng 2 năm 1705 thì xảy ra cuộc nổi dậy của lính Macassar (lính người Sulawesi[23]). Đoàn quân Anh phải rời bỏ Côn Đảo.

Ngày 28 tháng 11 năm 1783, trong chuyến đem vương tử Cảnh và vương ấn của Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh để ký với Bá tước De Mantmarin (đại diện cho vua Louis XVI của Pháp) một hiệp ước tên gọi là Hiệp ước Versailles. Đây là văn kiện đầu tiên nhượng cho Pháp chủ quyền cửa biển Touron[Ghi chú 2] và quần đảo Côn Lôn. Đổi lại, Pháp sẽ giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1.200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống lại nhà Tây Sơn. Cách mạng Pháp nổ ra khiến nước này không thực hiện được cam kết trên.[24]

Tương truyền trong đợt thứ 3 bị Tây Sơn truy sát thì Nguyễn Ánh và thuộc hạ đã trốn ra Côn Lôn. Ông sống ẩn dật mấy tháng trời ở đây. Vì thế, hiện nay ở đảo Côn Sơn có một ngọn núi cao gọi là núi Chúa; ở làng An Hải có đền thờ thứ phi của Nguyễn Ánh là Hoàng Phi Yến và ở làng Cỏ Ống có Miếu Cậu thờ Hoàng tử Cải con của thứ phi Hoàng Phi Yến.

Vào thời Gia Long, theo Đại Nam nhất thống chí thì Côn Đảo thuộc quyền quản hạt của đạo Cần Giờ, trấn Phiên An, tổng trấn Gia Định (Gia Định thành).

Đến năm Minh Mạng 20 (1839) thì Côn Đảo được chuyển sang thuộc tỉnh Vĩnh Long của Nam Kỳ Lục tỉnh.[25]

Năm 1822, đại sứ nước Anh John Crawfurd trên hành trình đi sứ Xiêm và Cochin China Việt Nam đã ghé thăm và khám phá Côn Đảo.[26]

Thời Pháp thuộc

Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, chiếm đóng bán đảo Sơn Trà và chuẩn bị đánh Huế.

Tháng 4 năm 1861, Pháp đánh chiếm Định Tường. Chính trong thời gian này, Pháp khẩn cấp đặt vấn đề chiếm đóng Côn Đảo vì sợ Anh chiếm mất vị trí chiến lược quan trọng này.

Vào lúc 10 giờ sáng, ngày 28 tháng 11 năm 1861, Thủy sư đô đốc Hải quân PhápLouis Adolphe Bonard hạ lệnh cho tàu thông báo Norzagaray đến chiếm Côn Đảo, thượng cờ Pháp.

Trung úy Hải quân Pháp Lespès Sebastien Nicolas Joachim lập biên bản "Tuyên cáo chủ quyền" của Pháp tại Côn Đảo.

Ngày 14 tháng 1 năm 1862, chiếc tàu chở hàng Nievre đưa một số nhân viên ra đảo. Những người này có nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm hải đăng Côn Đảo nhằm chống chế nếu có nước nào phản kháng hành động tuyên bố chủ quyền.

Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình HuếHòa ước Nhâm Tuất với Pháp. Khoản 3 của Hoà ước ghi rõ rằng nhà Nguyễn phải nhượng hoàn toàn chủ quyền Côn Lôn cho Hoàng đế Pháp. Nguyễn (2012) cho rằng, sở dĩ Pháp ép triều đình Huế là do Anh phản đối việc Pháp chiếm Côn Lôn năm 1861. Lý lẽ của Anh là, Pháp chiếm đảo dựa theo một hiệp ước vốn dĩ không được thi hành (tức Hiệp ước Versailles năm 1783).[27]

Thời Việt Nam Cộng hoà

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143-NV về việc công bố danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt, trong đó có tỉnh Côn Sơn.

Ngày 24 tháng 4 năm 1965, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tỉnh Côn Sơn thành Cơ sở Hành chính Côn Sơn trực thuộc Bộ Nội vụ. Chức tỉnh trưởng được đổi thành đặc phái viên hành chính.

Ngày 1 tháng 5 năm 1975, quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tiếp quản Côn Đảo.

Tóm lược lịch sử hành chính

Trước thời Pháp thuộc, Côn Đảo thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản lý.

Ngày 16 tháng 5 năm 1882, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.

Tháng 9 năm 1954, dưới chính quyền Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ nhà tù của Pháp và đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143/NV đổi tên các tỉnh thành Nam Việt, trong đó thành lập tỉnh Côn Sơn.

Ngày 24 tháng 4 năm 1965, tỉnh Côn Sơn đổi thành Cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa. Chức Tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chính.

Ngày 1 tháng 11 năm 1974, dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Cơ sở hành chính Côn Sơn đổi tên thành thị xã Phú Hải thuộc tỉnh Gia Định. Các trại tù đều được ghép thêm chữ Phú: Trại I thành Trại Phú Thọ, Trại II thành Trại Phú Sơn, Trại IV thành Trại Phú Tường, Trại V thành Trại Phú Phong, Trại VI thành Trại Phú An, Trại VII thành Trại Phú Bình và Trại VIII thành Trại Phú Hưng.[28] Giai đoạn này số tù nhân lên đến 8.000 người.

Ngày 18 tháng 9 năm 1976, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 164-CP về việc thành lập huyện Côn Sơn trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.[16]

Ngày 15 tháng 1 năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ 2 ban hành nghị quyết phê chuẩn việc đổi tên huyện Côn Sơn thành huyện Côn Đảo và sáp nhập huyện Côn Đảo vào tỉnh Hậu Giang.[16][29]

Ngày 30 tháng 5 năm 1979, huyện Côn Đảo sáp nhập với thị xã Vũng Tàu và xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai để thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc trung ương[30]. Ngày 10 tháng 12 năm 1979, Côn Đảo được chuyển thành quận trực thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.[31]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo giải thể, Côn Đảo trở thành huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như hiện nay.[32]

Kinh tế

Tính đến năm 2010, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (71,63%) trong cơ cấu kinh tế của huyện, kế đó là công nghiệp (20,20%) và cuối cùng là nông nghiệp (8,27%). GDP bình quân đầu người là 965 đô la Mỹ. Hàng năm ngành dịch vụ tăng trưởng với nhịp độ khoảng 33,7%; số khách du lịch đến Côn Đảo đạt khoảng 200.000 đến 250.000 người/năm.[8]

Viễn thông: Côn Đảo đã được phủ sóng điện thoại và chất lượng sử dụng rất tốt. Hiện có 4 mạng điện thoại di động phủ sóng là VinaPhone, Mobifone, Viettel TelecomVietnamobile. Ngoài ra, còn có mạng điện thoại cố định không dây của Viettel. Cuối tháng 8 năm 2007, Côn Đảo đã có kết nối Internet tốc độ cao ADSL, đảm bảo thông tin liên lạc. Côn Đảo cũng có đài phát thanh và truyền hình.

Dân cư

Lịch sử phát triển dân số huyện Côn Đảo qua các năm
NămSố dân±%
2010 5.995—    
2014 8.360+39.4%
2015 6.140−26.6%
2017 7.687+25.2%
2018 8.617+12.1%
2019 8.857+2.8%
NămSố dân±%
2020 9.120+3.0%
2021 9.808+7.5%
31/12/2021 10.760+9.7%
2022 9.886−8.1%
31/12/2022 14.386+45.5%
31/12/2023 13.112−8.9%
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Côn Đảo

Dân cư trên đảo sống tập trung trong một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 8°40′57″ Bắc 106°36′10″ Đông. Thung lũng có chiều dài từ 8 đến 10 km, chiều rộng từ 2 đến 3 km và có độ cao trung bình khoảng 3m so với mặt nước biển. Một mặt trông ra vịnh Đông Nam trong khi ba mặt còn lại vây quanh là núi. Khu vực này nằm ở khoảng giữa của sân bay Cỏ Ống và cảng Bến Đầm (khoảng cách ước chừng là 12 km). Đây là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của quần đảo nhưng không mang danh nghĩa đơn vị hành chính thực sự vì Côn Đảo chỉ có chính quyền một cấp (là cấp huyện), không có hoặc thị trấn.

Dân số Côn Đảo tính đến năm 2014 là 8.360 người thuộc 10 khu dân cư.

Huyện Côn Đảo có diện tích là 76,78 km², dân số hiện trạng quy đổi đến đầu năm 2021 đạt khoảng 10.760 người.[33]

Huyện Côn Đảo có diện tích 75,79 km², dân số tính đến năm 2022 khoảng 14.386 người: trong đó, dân số thường trú là 9.886 người, dân số quy đổi từ lao động con lắc và khách du lịch khoảng 4.500 người,[34] mật độ dân số đạt 189 người/km².

Huyện Côn Đảo có diện tích là 75,79 km²,[1] dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2023 là 13.112 người,[2] mật độ dân số đạt 173 người/km².

Du lịch

Côn Đảo nhìn từ Nhà khách ra biển

Côn Đảo là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Nơi đây được nhiều du khách đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và biển). Côn Đảo được xem là hòn đảo du lịch với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn. Không khí trên đảo thật trong lành, được ví như thiên đường nghỉ dưỡng. Sở hữu rừng nguyên sinh và biển được bảo tồn đa dạng sinh học, Côn Đảo không chỉ là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học mà còn là nơi để du khách đến du lịch khám phá, với các chương trình du lịch sinh thái.

Tháng 5 năm 2011, tạp chí Travel + Leisure gọi Côn Đảo - nơi có "những vách đá dốc đứng bên cạnh những bãi biển hoang sơ và làn nước xanh trong vắt" - là một trong những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới.[35] Tương tự, Lonely Planet cũng xếp Côn Đảo vào danh sách những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới, đồng thời ca ngợi Côn Đảo là "thiên đường thiên nhiên với những cánh rừng rậm rạp, làn nước màu ngọc bích, những bãi cát trắng và là ngôi nhà của bò biển, cá heo, rùa biển và những rạn san hô ngoạn mục".[36]

Ngày 5 tháng 9 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký Quyết định số 1518/QĐ-TTG phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030, theo đó định hướng sẽ phát triển Côn Đảo thành khu kinh tế du lịch hiện đại, tầm cỡ khu vực và quốc tế.[37]

Di tích-danh thắng

Bà Phi Yến được thờ ở An Sơn miếu
Hòn Bà

Nguyên là đảo Côn Lôn Nhỏ. Tương truyền thời còn bị quân Tây Sơn truy sát, chúa Nguyễn Ánh từng trốn ra Côn Lôn ẩn trú và tính kế mượn nhờ sức mạnh người Pháp để phục thù. Một người thiếp của ông tên Yến (tục gọi là Răm) đã khuyên can. Chúa nổi giận, đày bà ra đảo Côn Lôn Nhỏ, từ đó đảo này có tên gọi là hòn Bà.[38]

Hòn Trác và Hòn Tài

Tương truyền chúng bắt nguồn từ tên của hai anh em sinh đôi là Đặng Phong Tài và Đặng Trác Vân.[39] Cả hai đều là tùy tùng phò vua Hàm Nghi chống thực dân Pháp. Năm 1899, Pháp đày Đặng Phong Tài ra Côn Đảo; tại đây ông kết duyên cùng một cô gái tên Đào Minh Nguyệt. Về sau, người em Đặng Trác Vân cũng bị đày ra đây. Người chị dâu nảy sinh tình ý với em chồng, khiến Vân dần cảm thấy lo ngại và bèn quyết định bỏ sang hòn đảo khác. Khi Tài lần sang đảo tìm em thì Vân lại bỏ đi tiếp đảo khác nữa.[39]

Hòn Bảy Cạnh
Hòn Cau
Vườn Quốc gia Côn Đảo
Bãi Đầm Trầu
Nhà tù Côn Đảo
Tượng người tù Côn Đảo

Nhà tù được thành lập ngày 1 tháng 2 năm 1862, do tướng Bonard, tư lệnh quân viễn chinh Pháp ký quyết định thành lập, biến Côn Lôn thành nơi giam giữ các phạm nhân chống Pháp. Về sau, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phát triển nơi đây thành hệ thống nhà tù và nơi lưu đày, chủ yếu là tù chính trị với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng. Dưới chế độ nhà tù Côn Đảo, khoảng 20.000 người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã chết và được chôn cất tại Nghĩa trang Hàng Dương.[40]

Nghĩa trang Hàng Dương
Bãi Sọ Người và Khu di tích Chuồng Bò
Khu di tích Nghĩa trang Hàng Keo

Giao thông

Đường biển

Từ Cảng Cát Lỡ – Vũng Tàu, có thể đi đến Côn Đảo bằng tàu Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10. Lịch tàu chạy được cập nhật theo tháng và không thông báo hủy chuyến (tùy thuộc vào điều kiện thời tiết). Thời gian đi từ Vũng Tàu đến Côn Đảo khoảng 12 tiếng với quãng đường 97 hải lý. Vào ngày 15/2/2019, hãng Phú Quốc Express đã đưa vào khai thác tàu cao tốc Côn Đảo Express tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo với thời gian khoảng 3 giờ 15 phút.

Năm 2019, dự kiến sẽ có tàu tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo với thời gian khoảng 5 giờ.

Vào tháng 7 năm 2017, hãng tàu Supperdong thực hiện chuyến tàu thương mại đầu tiên tuyến Sóc Trăng - Côn Đảo.[41]

Vào tháng 3 năm 2019, có tuyến tàu cao tốc từ Thành phố Cần Thơ – Côn Đảo.

Cuộc sống người dân đảo phụ thuộc nhiều vào những chuyến tàu, nhất là trong những ngày gió bão tàu không chạy được. Hàng hóa không ra được đảo sẽ có thể khiến Côn Đảo rơi vào tình trạng thiếu lương thực và mọi sinh hoạt đều bị ảnh hưởng.

Trên hòn Bảy Cạnh có ngọn hải đăng lâu đời được dựng bằng công sức lao động khổ sai của các tù nhân. Lịch sử kể lại rằng vào ngày 27 tháng 8 năm 1883, Pháp cho dời hải đăng dựng tạm ở ngọn đồi phía bắc thung lũng Cỏ Ống (đảo Côn Sơn) về mỏm núi ở phía đông hòn Bảy Cạnh với độ cao và tầm chiếu sáng ưu thế hơn.[42] Hải đăng có chiều cao tâm sáng 212 m; ánh sáng trắng, chớp nhóm 2, chu kì 10 giây. Tầm hiệu lực ban ngày là 35 hải lý còn ban đêm là 26,7 hải lý.[43]

Đường hàng không
Sân bay Côn Đảo

Sân bay Côn Đảo là sân bay duy nhất của đảo được xây dựng từ thời Pháp thuộc và chính thức khai thác hàng không dân dụng từ năm 2004. Năm 2011, đánh dấu sự phát triển của đường bay Côn Đảo khi hãng không Air Mekong thông báo mở đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Côn Đảo. VASCO cũng mở thêm đường bay từ Cần Thơ đi Côn Đảo và tăng thêm một chuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Côn Đảo lên thành 4 chuyến/ngày. Từ ngày 6 tháng 9 năm 2011, Air Mekong đã mở thêm tuyến bay Côn Đảo - Hà Nội với tần suất 3 chuyến/tuần. Vietnam Airline cũng khai thác đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Côn Đảo với tuần suất 4 chuyến/ngày. Trong 9 tháng đầu năm 2017, công ty dịch vụ Hàng không Vasco cũng vận chuyển được 148.736 lượt khách đến với Côn Đảo, tăng 25,58% so với cùng kỳ năm 2016, tần suất vận chuyển trong mùa cao điểm (từ tháng 2 đến hết tháng 8 dương lịch) lên tới 10 - 12 chuyến/ngày. Việc tăng tần suất vận chuyển đưa đón du khách như trên đã cho thấy sức hút du lịch của huyện đảo này. Theo thông cáo báo chí, sân bay Côn Đảo sẽ tạm ngừng khai thác để nâng cấp trong năm 2023 và trở lại hoạt động vào năm 2024 với nhiều hạng mục được thay đổi, bao gồm đường băng được kéo dài và nhà ga có công suất lớn hơn[44][45]

Chú thích

  1. ^ Trước năm 1995 thì huyện Côn Đảo chỉ quản lý 14 hòn đảo. Năm 1995, chính quyền Việt Nam giao cho huyện quản lý thêm hai đảo nữa là hòn Trứng Lớn và hòn Trứng Nhỏ ((Nguyễn 2012, tr. 21)).
  2. ^ Dường như Hiệp ước này có sự nhầm lẫn giữa Touron (Đà Nẵng) với Hội An (Lưu Anh Rô (2005), Đà Nẵng buổi đầu đánh Pháp (1858-1860), Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 59).

Tham khảo

  1. ^ a b “Quyết định số 365/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Côn Đảo”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1 tháng 3 năm 2023. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ a b “Dự thảo Báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc thẩm tra kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Côn Đảo đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b “Vườn quốc gia Côn Đảo”. BirdLife International - Chương trình Đông Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  5. ^ (Trần & ctg 2012, tr. 89)
  6. ^ Trần Đức Thạnh; Lê Đức An; Nguyễn Hữu Cử; Trần Đình Lân; Tạ Hoà Phương; Nguyễn Văn Quân (2012). Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Vietnamese sea and islands – position resources, and typical geological and ecological wonders). Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. doi:10.13140/rg.2.1.3586.8403.
  7. ^ a b (Nguyễn 2012, tr. 22)
  8. ^ a b “Côn Đảo – tiềm năng và định hướng phát triển”. Trang web của Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương (Việt Nam). 15 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  9. ^ a b c “Toạ độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam (đính theo Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam)”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  10. ^ a b c d (Nguyễn 2012, tr. 23)
  11. ^ a b (Trần & ctg 2012, tr. 213)
  12. ^ a b (Nguyễn 2012, tr. 24)
  13. ^ a b c Châu Minh (14 tháng 11 năm 2012). “Triển khai các chương trình quản lý, bảo tồn Vườn Quốc gia Côn Đảo”. Trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  14. ^ “Giới thiệu Vườn quốc gia Côn Đảo”. Trang chủ của Vườn quốc gia Côn Đảo. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  15. ^ (Cordier 1920, tr. 104)
  16. ^ a b c “Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1976 – 1992)”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam.
  17. ^ Nguyễn Trung Chiến – Đào Quý Cảnh, Khai quật Bãi Ngự - Bãi Dong trên đảo Thổ Chu (Phú Quốc-Kiên Giang) 1998 – KCH, số 2: 46-73 (H.2000); Khảo sát và phát hiện mới tại Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) – KCH, số 3:28-42 (H.2001a); Sưu tập mũi lao ngạnh từ xương động vật ở Hòn Cau-Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) – NPHMVKCH:348 (H.2001b); Ghi chú về một loại hình vò táng mới ở địa điểm Cồn Miếu Bà (Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu) năm 2002 – NPHMVKCH:281 (H.2003).
  18. ^ Nguyễn Trung Chiến – Đào Quý Cảnh – Phạm Chí Thân, Kết quả điều tra khảo cổ học tại Côn Đảo (tháng 3/2001) – NPHMVKCH:296 (H.2001).
  19. ^ Nguyễn Trung Chiến – Nguyễn Văn Hảo – Lại Văn Tới – Nguyễn Mạnh Cường – Dương Trung Mạnh – Nguyễn Hữu Thiết, Phát hiện khảo cổ từ quần đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) cuối năm 1995 – NPHMVKCH:217 (H.1996).
  20. ^ "Relation des Voyages par les Arabes et Persans dans l'Inde et la Chine dans le IX siècle de l'Ère Chrétienne", M. Reinaud dịch ra tiếng Pháp, hiệu đính, xuất bản tại Paris, 1845.
  21. ^ "Relations de Voyages et Textes Géographiques Arabes, Persans et Turcs Relatifs à l'Extrême-Orient", Gabriel Ferrand dịch, hiệu đính và chú giải, xuất bản tại Paris, 1913.
  22. ^ (Nguyễn 2012, tr. 27)
  23. ^ a b (Nguyễn 2012, tr. 28)
  24. ^ (Nguyễn 2012, tr. 30-31)
  25. ^ Đại Nam nhất thống chí (bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo), Nam Kỳ lục tỉnh, quyển hạ, tỉnh Vĩnh Long, trang 10”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2012.
  26. ^ John Crawfurd (1828): Journal of an embassy from the Governor-General of India to the courts of Siam and Cochin-China: exhibiting a view of the actual state of those kingdoms. SOUTHEAST ASIA VISIONS, Cornell University Library's John M. Echols Collection. Chapter 3.
  27. ^ (Nguyễn 2012, tr. 32)
  28. ^ Nguyễn, Đình Thống. “Đấu tranh bảo vệ khí tiết ở nhà tù Côn Đảo thời chống Mỹ”. Trang web Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2018.
  29. ^ “Nghị quyết về việc phê chuẩn việc sáp nhập huyện Côn Đảo vào tỉnh Hậu Giang do Quốc hội ban hành”.
  30. ^ “Nghị quyết về việc thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc trung ương”.
  31. ^ “Quyết định 438-CP năm 1979 về việc tổ chức các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước của đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo do Hội đồng Chính phủ ban hành”.
  32. ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành”.
  33. ^ “Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo: Phát triển đô thị xanh, bền vững và bảo tồn di tích”. Cổng thông tin Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch đô thị Việt Nam. 30 tháng 12 năm 2021.
  34. ^ “Thuyết minh Điều chỉnh Tổng thể quy hoạch xây dựng huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2045” (PDF). Cổng thông tin điện tử. 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  35. ^ “Best Secret Islands on Earth” (bằng tiếng Anh). Travel + Leisure. 2011. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2012.
  36. ^ “The world's best secret islands” (bằng tiếng Anh). Lonely Planet. 12 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2012.
  37. ^ “Quyết định số 1518/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  38. ^ (Nguyễn 2012, tr. 30)
  39. ^ a b (Nguyễn 2012, tr. 75)
  40. ^ (Nguyễn 2004, tr. 860)
  41. ^ “Tuyến tàu Sóc Trăng – Côn Đảo đã khởi hành chuyến tàu thương mại đầu tiên”. superdong.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |acessdate= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp)
  42. ^ Nhiều tác giả (2012). Hải đăng Việt Nam: Mắt thần canh biển. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên. tr. 110.
  43. ^ “Bảy Cạnh”. Trang web của Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Miền Nam, Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  44. ^ baochinhphu.vn (21 tháng 9 năm 2022). “Sân bay Côn Đảo hoàn thành sửa chữa năm 2024”. Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2022.
  45. ^ “Sân bay Côn đảo sẽ đóng cửa 9 tháng để nâng cấp”. https://dangcongsan.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)

Thư mục

  • Nguyễn, Đình Thống (2012), Côn Đảo: Từ góc nhìn lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, ISBN 978-604-58-0429-2Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Nguyễn, Quang Thái (2004), Toàn cảnh kinh tế Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc giaQuản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Trần Đức Thạnh (chủ biên); Lê Đức An; Nguyễn Hữu Cử; Trần Đình Lân; Nguyễn Văn Quân; Tạ Hoà Phương (2012), Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kì quan địa chất, sinh thái tiêu biểu, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, ISBN 978-604-913-063-2Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) [1]
  • Cordier, Henri (1920), Ser Marco Polo: Notes and Addenda to Sir Henry Yule's Edition, Containing the Results of Recent Research and Discovery, Luân Đôn: John Murray. Xem nội dung (tiếng Anh)

Read other articles:

Pour les articles homonymes, voir Christopher Lee (homonymie) et Lee. Christopher Lee Christopher Lee au Women's World Awards en 2009. Données clés Nom de naissance Christopher Frank Carandini Lee Naissance 27 mai 1922Belgravia, Londres, Angleterre, Royaume-Uni Nationalité Britannique Décès 7 juin 2015[1] (à 93 ans)Chelsea, Londres, Angleterre, Royaume-Uni Profession ActeurProducteurOrateurMusicienChanteurPhotographe[2] Films notables Le Cauchemar de DraculaThe Wicker ManL'Homme au...

 

Aircraft configured specifically to transport cargo Cargo jet redirects here. For the Canadian cargo airline, see Cargojet. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Cargo aircraft – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (September 2018) (Learn how and when to remove this template message) A Volg...

 

Esta página cita fontes, mas que não cobrem todo o conteúdo. Ajude a inserir referências. Conteúdo não verificável pode ser removido.—Encontre fontes: ABW  • CAPES  • Google (N • L • A) (Novembro de 2022) Lode Runner Desenvolvedora(s) Douglas E. Smith Publicadora(s) Brøderbund Plataforma(s) Nintendo DS, ZX Spectrum, DOS, Nintendo Entertainment System, Atari ST, Commodore 64, TurboGrafx-16, Amstrad CPC, MSX, Mac OS, Amiga,...

2010 single by MGMT Flash DeliriumSingle by MGMTfrom the album Congratulations ReleasedMarch 23, 2010GenrePsychedelic rockart rockpsychedelic popprogressive rockexperimental rockLength4:16LabelColumbiaSongwriter(s)Andrew VanWyngarden, Ben GoldwasserMGMT singles chronology The Youth (2009) Flash Delirium (2010) Siberian Breaks (2010) Music videoMGMT – Flash Delirium at YouTube Flash Delirium is a song released by the American psychedelic rock band MGMT on their second album Congratulations. ...

 

No Hunting Serial Donald DuckSutradaraJack HannahProduserWalt DisneyMusikOliver WallaceAnimatorDan MacManus (efek)John SibleyStudioWalt Disney ProductionsDidistribusikan olehRKO Radio PicturesLama waktu6 menit 10 detikNegaraUnited StatesBahasaInggris No Hunting adalah sebuah film pendek animasi Amerika tahun 1955 yang diproduksi oleh Walt Disney Productions dan dirilis oleh RKO Radio Pictures. Kartun tersebut menampilkan Donal Bebek ikut serta dalam sebuah perjalanan berburu yang sangat drama...

 

American singer and actor (1935–1977) For other uses, see Elvis Presley (disambiguation). Elvis and King of Rock and Roll redirect here. For other uses, see Elvis (disambiguation) and King of Rock and Roll (disambiguation). Elvis PresleyPresley in a publicity photograph for the 1957 film Jailhouse RockBornElvis Aaron Presley[a](1935-01-08)January 8, 1935Tupelo, Mississippi, U.S.DiedAugust 16, 1977(1977-08-16) (aged 42)Memphis, Tennessee, U.S.Resting placeGraceland, Memphis35°2...

Forbach-Boulay-Moselle Arrondissement in Frankrijk Situering Regio Grand Est Departement Moselle Coördinaten 49°6'16NB, 6°41'44OL Algemeen Onderprefectuur Forbach Overig Aantal kantons 5 + delen van 3 Aantal gemeenten 169 Portaal    Frankrijk Forbach-Boulay-Moselle is een arrondissement van het Franse departement Moselle in de regio Grand Est. Het arrondissement is op 1 januari 2015 ontstaan toen het arrondissement Boulay-Moselle werd samengevoegd met het arrondissement Forbach, ...

 

Il Grammy Award alla miglior interpretazione vocale rock femminile (Grammy Award for Best Female Rock Vocal Performance) è un premio dei Grammy conferito dalla National Academy of Recording Arts and Sciences per la qualità della miglior registrazione rock vocale femminile.[1] Il premio è stato conferito per la prima volta nel 1980 con il nome Best Rock Vocal Performance, Female, poi dal 1995 la categoria ha cambiato nome in Best Female Rock Vocal Performance. Nel 1988, 1992, 1994 e...

 

Constituency of the Andhra Pradesh Legislative Assembly, India TirupatiConstituency No. 167 for the Andhra Pradesh Legislative AssemblyLocation of Tirupati Assembly constituency within Andhra PradeshConstituency detailsCountryIndiaRegionSouth IndiaStateAndhra PradeshDistrictTirupatiLS constituencyTirupatiEstablished1951Total electors270,762ReservationNoneMember of Legislative Assembly15th Andhra Pradesh Legislative AssemblyIncumbent Bhumana Karunakar Reddy Party  YSRCPElected year20...

Japanese television drama This article uses bare URLs, which are uninformative and vulnerable to link rot. Please consider converting them to full citations to ensure the article remains verifiable and maintains a consistent citation style. Several templates and tools are available to assist in formatting, such as reFill (documentation) and Citation bot (documentation). (August 2022) (Learn how and when to remove this template message) Mashin Sentai KiramagerGenreTokusatsuSuperhero fictionAct...

 

Зада́ча Аполло́ния — построить с помощью циркуля и линейки окружность, касающуюся трёх данных окружностей. Восемь различных решений задачи Аполлония Задача решается с помощью применения двух операций: инверсии и перехода к концентрическим окружностям. Содержание 1 ...

 

German politician This article is about the German politician. For the German conductor, see Helmut Müller-Brühl. For the German historian, see Helmut Müller-Enbergs. This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This biography of a living person needs additional citations for verification. Please help by adding reliable sources. Contentious material about living persons that is unso...

Ronan the Barbarian AuthorJames BibbyWorking titleRonan and the Singing SwordCover artistStephen PlayerCountryUnited KingdomLanguageEnglishGenreComic fantasyPublished1995 (Millennium)Media typePrint and digitalPages260ISBN1-85798-282-7Followed byRonan's Rescue  Ronan the Barbarian is a comic fantasy novel by James Bibby, first published in 1995 by Millennium.[1] It is the first book in a trilogy, followed by Ronan's Rescue and Ronan's Revenge. It is also the f...

 

GB & England international rugby league footballer For other persons named Ernest Pollard, see Ernest Pollard. Ernest PollardOgden's Cigarette card featuring Ernest PollardPersonal informationFull nameErnest PollardBornfourth ¼ 1910Wakefield district, EnglandDiedunknownPlaying informationPositionCentre, Stand-off Club Years Team Pld T G FG P 1927–36 Wakefield Trinity 260 54 319 0 800 1936–≤38 Leeds ≤1938–38 Bradford Northern Total 260 54 319 0 800 Representative Years ...

 

PD

Ten artykuł dotyczy informatyki. Zobacz też: Partia Demokratyczna - demokraci.pl, Public Domain. Nośnik PD-M650 firmy TEAC Napęd dysków PD (model TEAC PD-518E) wraz z nośnikiem PD (ang. phase-change dual) – standard dysków optycznych wielokrotnego zapisu wprowadzony przez firmę Panasonic w 1995 roku. Podobnie jak w przypadku dysków CD-RW, dane na dyskach PD zapisuje się wykorzystując warstwę zmieniającą fazę padającego na nią światła. Informacje na niej zapisane mogą by...

American sprinter Taylor MansonManson in 2018Personal informationBorn (1999-09-29) September 29, 1999 (age 24)SportCountry United StatesSportAthletics (Track and Field)Event400 metres Medal record Women's athletics Representing the  United States Olympic Games 2020 Tokyo 4×400 m mixed Taylor Manson (born September 29, 1999) is an American athlete who competes primarily in the 400m. From East Lansing, Michigan, she studied at East Lansing High School and at the University of Fl...

 

City in Switzerland This article is about the city in Switzerland. For other uses, see Basel (disambiguation). Basle and Basilea redirect here. For other uses, see Basle (disambiguation) and Basilea (disambiguation). Municipality in Basel-Stadt, SwitzerlandBaselBasleMunicipality FlagCoat of armsLocation of BaselBasle BaselBasleShow map of SwitzerlandBaselBasleShow map of Canton of Basel-StadtCoordinates: 47°33′17″N 07°35′26″E / 47.55472°N 7.59056°E / 47.554...

 

2018 Indian filmThayige Thakka MagaFilm posterDirected byShashank[1]Written byShashankProduced byShashankRaghavendra P. S.Ramesh K.StarringAjay RaoAshika RanganathSumalathaCinematographyShekar ChandraEdited byGiri MaheshMusic byJudah SandhyProductioncompanyShashank CinemassRelease date 16 November 2018 (2018-11-16) Running time147 minutesCountryIndiaLanguageKannada Thayige Thakka Maga (Like Mother Like Son) is a 2018 Indian Kannada-language action drama film directed an...

Prewar 10-sen Japanese stamp, promoting the expansionist concept of hakkō ichiu and the 2600th anniversary of the Empire. In Japan, like in most other countries, propaganda has been a significant phenomenon during the 20th century.[1] Propaganda activities in Japan have been discussed as far back as the Russo-Japanese War of the first decade of the 20th century.[2] Propaganda activities peaked during the period of the Second Sino-Japanese War and World War II.[3][...

 

1813 battle during the Peninsular War This article includes a list of references, related reading, or external links, but its sources remain unclear because it lacks inline citations. Please help to improve this article by introducing more precise citations. (May 2011) (Learn how and when to remove this template message) Battle of SoraurenPart of Peninsular WarBattle of the Pyrenees, July 28th 1813 by Thomas SutherlandDate28 July – 1 August 1813LocationSorauren, Navarre, Spain42°52′33″...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!