Biến đổi khí hậu hiện nay bao gồm cả ấm lên toàn cầu gây bởi các hoạt động của con người và các tác động của nó lên hệ thống khí hậu thời tiết Trái Đất. Trước đây đã có những thời kỳ biến đổi khí hậu, nhưng những thay đổi hiện tại diễn ra nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào đã biết trước đây trong lịch sử Trái Đất. Nguyên nhân chính đó là sự phát thải khí nhà kính, chủ yếu là CO₂ và methan. Chủ yếu việc đốt các nhiên liệu hóa thạch phục vụ nhu cầu sử dụng năng lượng thải ra phần lớn các khí này. Nông nghiệp, sản xuất thép, xi măng, và suy giảm diện tích rừng cũng là những nguồn phát thải các khí này. Nhiệt độ tăng cũng ảnh hưởng bởi những phản hồi ngược khí hậu (climate feedbacks) như sự giảm diện tích băng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời, và giải phóng khí carbon dioxide từ những khu rừng khô hạn. Gộp chung lại, những nguyên nhân này làm khuếch đại ấm lên toàn cầu. (Đọc thêm...)
Biểu đồ mô tả Bắc Cực theo quan sát của Advanced Microwave Scanning Radiometer for EOS (AMSR-E) trên vệ tinh Aqua của NASA ngày 16 tháng 9 năm 2007. Ảnh cho thấy kỉ lục về cực tiểu băng biển ở Bắc Cực.
Ngày 15 tháng 06, tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập đã diễn ra lễ khai mạc các hoạt động của Hội nghị nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 8, với khẩu hiệu “Nghị sỹ trẻ với các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu”.[1]
Các cuộc đàm phán về vấn đề biến đổi khí hậu ở Bonn, Đức đã bước sang ngày cuối cùng, song vẫn không có tiến triển, thậm chí các nước phát triển đang bị cáo buộc “phản bội”.[2]
Tốc độ thay đổi của độ dày băng hà, còn gọi là cân bằng khối băng hà, là một phép đo sự thay đổi trung bình của độ dày một con sống băng sau khi tính đến sự thay đổi về tỷ khối do sự nén tuyết và chuyển đổi thành băng. Bản đồ thể hiện tốc độ suy giảm hàng năm từ 1970. Mức độ thay đổi lớn hơn được thể hiện bằng hình tròn lớn hơn. Tất cả các vùng được khảo sát trừ Scandinavia cho thấy độ dày sông băng bị suy giảm. Sự thoái lui băng hà rộng khắp này được coi là dấu hiệu của sự nóng lên toàn cầu.