Cùng với nội dung thi đấu của nữ, giải bóng đá Thế vận hội Mùa hè 2020 được tổ chức tại 6 thành phố của Nhật Bản. Trận chung kết được tổ chức tại sân vận động Quốc tế ở Yokohama. Các đội tuyển tham dự nội dung nam bị giới hạn độ tuổi dưới 24 tuổi (sinh từ sau ngày 1 tháng 1 năm 1997) với tối đa ba cầu thủ quá tuổi được phép. Giải đấu nam thường được giới hạn ở các cầu thủ dưới 23 tuổi nhưng do Thế vận hội bị hoãn lại một năm, FIFA đã quyết định duy trì hạn chế đối với các cầu thủ sinh từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 trở về sau.[2]
Đương kim vô địch Brasil đã bảo vệ thành công tấm huy chương vàng.
Lịch thi đấu
Lịch thi đấu của giải đấu tính đến ngày 5 tháng 12 năm 2018.[3]
Ngoài chủ nhà Nhật Bản, 15 đội tuyển Olympic nam quốc gia đã giành quyền tham dự từ các giải đấu vòng loại của 6 liên đoàn châu lục riêng biệt. Ban tổ chức các giải đấu FIFA đã phê chuẩn việc phân bổ các suất tham dự tại cuộc họp vào ngày 14 tháng 9 năm 2017.[4]
^1 Ngày và địa điểm của vòng chung kết khu vực đó (hoặc vòng cuối cùng của quá trình vòng loại); các giai đoạn vòng loại khác nhau có thể diễn ra trước đó ở nhiều địa điểm khác nhau.
Giải đấu nam là một giải đấu quốc tế có giới hạn về độ tuổi: các cầu thủ tham dự phải sinh vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 1997, với ba cầu thủ quá tuổi được phép cho mỗi đội trong vòng chung kết. Theo truyền thống, mỗi đội tuyển phải đăng ký 18 cầu thủ (trong đó có hai thủ môn), cùng một danh sách gồm bốn cầu thủ dự bị, những cầu thủ có thể thay thế bất kỳ cầu thủ nào trong đội hình chính trong trường hợp bị chấn thương khi giải đấu đang diễn ra.[12] Vào cuối tháng 6 năm 2021, Ủy ban Olympic Quốc tế và FIFA đã thông báo rằng tất cả 22 cầu thủ của mỗi đội tuyển sẽ có sẵn để lựa chọn trước mỗi trận đấu, từ đây các đội tuyển sẽ chọn ra 18 cầu thủ chính thức để thi đấu trong trận đấu đó.[13] Việc thay đổi quy tắc được thực hiện liên quan đến những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra.[14]
Trọng tài
Vào tháng 6 năm 2020, FIFA đã phê duyệt việc sử dụng hệ thống trợ lý trọng tài video (VAR) cho giải đấu.[15] Các trọng tài đã được công bố vào ngày 23 tháng 4 năm 2021.[16][17]
Lễ bốc thăm cho giải đấu được tổ chức vào lúc 10:00 CEST (UTC+2) ngày 21 tháng 4 năm 2021 tại trụ sở FIFA ở Zürich, Thụy Sĩ.[18] Buổi lễ được tiến hành bởi Sarai Bareman, giám đốc bóng đá nữ FIFA, trong khi Samantha Johnson là người dẫn dắt buổi lễ. Lindsay Tarpley và Ryan Nelsen đóng vai trò là trợ lý bốc thăm.[19]
16 đội tuyển được bốc thăm chia thành 4 bảng 4 đội, được ký hiệu lần lượt là A, B, C và ..[20] Chủ nhà Nhật Bản tự động được xếp vào nhóm hạt giống số 1 và ở vị trí A1, trong khi các đội tuyển còn lại được phân hạt giống vào các nhóm tương ứng dựa trên thành tích đạt được tại năm kỳ Thế vận hội gần nhất 5 kỳ Thế vận hội gần đây (các giải đấu gần hơn có trọng số lớn hơn), cùng với điểm thưởng được trao cho các nhà vô địch của liên đoàn. Không bảng nào có nhiều hơn một đội từ cùng một liên đoàn.[21]
Trong vòng đấu loại trực tiếp, nếu trận đấu có tỷ số hòa sau 90 phút thi đấu chính thức, hiệp phụ sẽ được diễn ra (hai hiệp, mỗi hiệp 15 phút) và nếu cần sẽ tiến hành thêm loạt sút luân lưu để xác định đội giành chiến thắng.[12]
^“Draws set path to Tokyo 2020 gold”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 21 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2021.