Bộ trưởng Bộ Y tế (Việt Nam)

Bộ trưởng Bộ Y tế
Việt Nam
Huy hiệu Bộ Y tế Việt Nam
Đương nhiệm
Đào Hồng Lan

từ 21 tháng 10 năm 2022
Bộ Y tế
Kính ngữBộ trưởng
(thông dụng)
Đồng chí Bộ trưởng
Thành viên củaChính phủ Việt Nam
Báo cáo tớiThủ tướng
Trụ sở138 Giảng Võ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội
Bổ nhiệm bởiQuốc hội Việt Nam
theo sự đề cử của Thủ tướng Chính phủ
Nhiệm kỳTheo nhiệm kỳ của Quốc hội
Thành lập27/08/1945

Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam là người đứng đầu Bộ Y tế Việt Nam. Đồng thời là thành viên của Chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý ngành Y tế. Chức vụ trước đây còn được gọi là Bộ trưởng Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế và Lao động.

Lịch sử

Chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế được thành lập lần đầu trong Nội các Trần Trọng Kim dựa theo mô hình Nội các Nhật Bản.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Bộ Y tế do Phạm Ngọc Thạch làm Bộ trưởng.

Đầu năm 1946, Chính phủ Cách mạng lâm thời được cải tổ. Sau khi thảo luận giữa Việt Cách, Việt QuốcViệt Minh. Chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế do Trương Đình Tri (đảng viên Việt Cách) nắm giữ.

Sau khi Quốc hội khóa I được thành lập, Chính phủ tiếp tục được cải tổ lần nữa theo sự thỏa hiệp giữa Việt Minh và Việt Quốc, Việt Cách. Bộ Y tế sáp nhập cùng Bộ Lao độngBộ Cứu tế Xã hội thành Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế và Lao động do Trương Đình Tri làm Bộ trưởng.

Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I, Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế và Lao động lại được chia lại như ban đầu, Hoàng Tích Trí được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Y tế.

Kể từ năm 1954, Bộ trưởng Bộ Y tế nắm chức vụ quan trọng trong Chính phủ.

Chức năng và nhiệm vụ

Bộ trưởng là người đứng đầu Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Y tế và trực tiếp giải quyết các công việc bao gồm:

  • Chỉ đạo, điều hành Bộ Y tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháppháp luật.
  • Phân công công việc cho các Thứ trưởng.
  • Phân cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết một số công việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
  • Ủy quyền cho thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện một số công việc cụ thể trong khuôn khổ pháp luật;
  • Phối hợp với các Bộ, cơ quan khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Bộ Y tế hoặc các vấn đề do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
  • Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ Y tế trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ, ngành.

Quyền hạn

Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền hạn sau đây:

  • Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ.
  • Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao.
  • Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ.
  • Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng.
  • Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công.
  • Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
  • Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
  • Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
  • Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
  • Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Điều kiện trở thành Bộ trưởng

Một công dân của Việt Nam từ 35 tuổi hoặc cao hơn có thể trở thành một ứng viên Bộ trưởng. Ứng viên Bộ trưởng phải đủ những điều kiện sau đây:

Trường hợp bà Đào Hồng Lan - Bộ trưởng Bộ Y tế hiện tại là người đầu tiên không đảm bảo đủ các điều kiện trên (không xuất phát từ ngành Y)

Danh sách Bộ trưởng

STT Bộ trưởng Bộ Y tế Nhiệm kỳ Thời gian tại nhiệm Chức vụ Ghi chú
Bắt đầu Kết thúc
Bộ trưởng Bộ Y tế (1945-1946)
1 GS. Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch
(1909-1968)
2 tháng 9 năm 1945 1 tháng 1 năm 1946 121 ngày Bộ trưởng Bộ Y tế Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
2 BS. Trương Đình Tri
(?-1948)
1 tháng 1 năm 1946 2 tháng 3 năm 1946

(Sáp nhập Bộ)

33 ngày Đảng viên Đảng Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội
Bộ trưởng Bộ Xã hội kiêm Y tế, Cứu tế và Lao động (1946)
(2) BS. Trương Đình Tri
(?-1948)
2 tháng 3 năm 1946 3 tháng 11 năm 1946

(Sáp nhập Bộ)

Tổng cộng 306 ngày Bộ trưởng Bộ Xã hội
Bộ trưởng Bộ Y tế (1946-nay)
3 GS. Tiến sĩ Hoàng Tích Trý
(1903-1958)
3 tháng 11 năm 1946 27 tháng 5 năm 1959 12 năm, 205 ngày Bộ trưởng Bộ Y tế
(1) GS. Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch
(1909-1968)
27 tháng 5 năm 1959 7 tháng 11 năm 1968 9 năm, 164 ngày Qua đời khi đang tại nhiệm
- GS. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưởng
(1906-1998)
7 tháng 11 năm 1968 26 tháng 3 năm 1969 139 ngày Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế
4 26 tháng 3 năm 1969 1 tháng 4 năm 1974 5 năm, 6 ngày Bộ trưởng Bộ Y tế Thôi làm Bộ trưởng vì lý do sức khỏe
5 BS. Vũ Văn Cẩn
(1914-1982)
1 tháng 4 năm 1974 1 tháng 4 năm 1982 8 năm, 0 ngày
6 TS. Đặng Hồi Xuân
(1929-1988)
1 tháng 4 năm 1982 9 tháng 9 năm 1988 6 năm, 161 ngày Tử nạn máy bay gần sân bay Đôn Mường, Băng Cốc, Thái Lan.
- GS. Tiến sĩ Phạm Song
(1931-2011)
9 tháng 9 năm 1988 11 tháng 11 năm 1988 63 ngày Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế
7 11 tháng 11 năm 1988 8 tháng 10 năm 1992 4 năm, 29 ngày Bộ trưởng Bộ Y tế
8 GS. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Nhân
(1930-2017)
8 tháng 10 năm 1992 tháng 10, 1995 2 năm, 358 ngày
9 GS. Tiến sĩ Đỗ Nguyên Phương
(1937-2008)
tháng 10, 1995 12 tháng 8 năm 2002 6 năm, 315 ngày
10 Tiến sĩ Trần Thị Trung Chiến
(sinh 1946)
12 tháng 8 năm 2002 2 tháng 8 năm 2007 4 năm, 355 ngày Nữ Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên
11 TS. Nguyễn Quốc Triệu
(sinh 1951)
2 tháng 8 năm 2007 3 tháng 8 năm 2011 4 năm, 1 ngày
12 PGS. Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến
(sinh 1959)
3 tháng 8 năm 2011 22 tháng 11 năm 2019 8 năm, 111 ngày
- TS. Vũ Đức Đam
(sinh 1963)
5 tháng 11 năm 2019 7 tháng 7 năm 2020 245 ngày Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Bộ Y tế
- GS. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long
(sinh 1966)
7 tháng 7 năm 2020 11 tháng 11 năm 2020 128 ngày Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Bị cách chức, khai trừ khỏi Đảng
13 12 tháng 11 năm 2020 7 tháng 6 năm 2022 1 năm, 207 ngày Bộ trưởng Bộ Y tế
- Đỗ Xuân Tuyên
(sinh 1966)
7 tháng 6 năm 2022 15 tháng 7 năm 2022 38 ngày Thứ trưởng Thường trực phụ trách Bộ Y tế
- ThS. Kinh tế Đào Hồng Lan
(sinh 1971)
15 tháng 7 năm 2022 21 tháng 10 năm 2022 98 ngày Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nữ Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên không xuất phát từ ngành Y.
14 21 tháng 10 năm 2022 nay 2 năm, 60 ngày Bộ trưởng Bộ Y tế

Tham khảo

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!