Flights I và II: Chỉ có bãi đáp trực thăng, tuy có hệ thống điển tử LAMPS III được đặt trên bãi đáp để tăng hiệu quả tác chiến chống ngầm giữa tàu và máy bay
Flight IIA trở đi: Bãi đáp máy bay và nhà chứa máy bay cho hai trực thăng MH-60R LAMPS III
Arleigh Burke là một lớp tàu khu trục tên lửa dẫn đường thuộc biên chế Hải quân Hoa Kỳ. Nó được xây dựng dựa trên Hệ thống Tác chiến Aegis và radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA), đa chức năng SPY-1D. Lớp tàu lấy tên của đô đốc Arleigh Burke, một sĩ quan tàu khu trục người Mỹ trong Thế chiến II, sau này trở thành Trưởng ban Tác chiến Hải quân. Tàu dẫn đầu của lớp, USS Arleigh Burke, được nhập biên chế trong khoảng thời gian mà Arleigh Burke còn sống.
Loại khu trục này mang thiết kế đa nhiệm, có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm tấn công đất liền bằng tên lửa hành trình Tomahawk; tác chiến phòng không (AAW) bằng hệ thống radar AEGIS và tên lửa đất-đối-không; tác chiến chống tàu ngầm (ASW) bằng dàn sonar kéo, tên lửa diệt tàu ngầm, và trực thăng chống ngầm đặc nhiệm; và tác chiến chống hạm nổi (ASuW) bằng các bệ phóng tên lửa chống hạm Harpoon. Sau khi dàn radar quét điện tử AN/SPY-1 và bệ phóng tên lửa các loại trên tàu được nâng cấp, lớp Arleigh Burke đã thể hiện tiềm năng là một hệ thống vũ khí di động có khả năng chống tên lửa đạn đạo và có khả năng diệt vệ tinh. Hệ thống nâng cấp này đang được sử dụng trên 15 tàu cho đến tháng 3 năm 2009. Một số phiên bản của tàu không còn mang dàn sonar kéo, hay ống phóng tên lửa Harpoon. Vỏ tàu và cấu trúc thượng tầng được thiết kế để có mặt cắt radar thấp nhất có thể.[6]
Tàu đầu tiên của lớp được nhập biên chế vào ngày 4 tháng 7 năm 1991. Sau khi tàu cuối cùng của lớp tàu khu trục Spruance, tàu USS Cushing, xuất biên ngày 21 tháng 9 năm 2005, các tàu thuộc lớp Arleigh Burke là loại tàu khu trục duy nhất mà Hải quân Hoa Kỳ còn sử dụng, cho đến khi lớp Zumwalt được đưa vào hoạt động từ năm 2016. Trong số tất cả những loại hạm nổi được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng sau Thế chiến II, Arleigh Burke là tàu có trình sản xuất lâu nhất.[7] Ngoài 62 tàu thuộc lớp này (bao gồm 21 tàu thuộc phiên bản Flight I, 7 tàu thuộc bản Flight II, và 34 tàu thuộc bản Flight IIA) vẫn còn hoạt động đến năm 2016, đã có thêm 42 tàu (phiên bản Flight III) đã được lên kế hoạch sản xuất.
Với chiều dài từ 505 đến 509.5 feet (153.9 đến 155.3 mét), trọng tải choán nước từ 7,230 đến 9,700 tấn, và hệ thống vũ khí gồm 90 tên lửa các loại, lớp Arleigh Burke có thiết kế lớn hơn và mang nhiều hoả lực hơn phần lớn các tàu thuộc loại tàu tuần dương tên lửa dẫn đường.[8][9]
Đặc điểm
Phiên bản
Lớp tàu khu trục Arleigh Burke bao gồm bốn phiên bản khác nhau. Mỗi phiên bản được gọi là "Flight".
Các tàu mang số hiệu DDG 51 đến 71 mang thiết kế nguyên bản và được định danh là loại Flight I
DDG 72-78 thuộc loại Flight II
DDG 79-124 và DDG 127 thuộc loại Flight IIA
Các tàu DDG 125-126, DDG 128, và các tàu trở về sau thuộc loại Flight III[10]
Kết cấu
Các tàu thuộc lớp Arleigh Burke là loại tàu khu trục lớn nhất được đóng ở Hoa Kỳ. Chỉ các tàu lớp Spruance, Kidd (dài 563 ft hay 172 m) và lớp Zumwalt (600 ft hay 180 m) là dài hơn. Lớp tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Ticonderoga được thiết kế bằng dạng thân tàu của lớp Spruance, tuy nhiên, nó được định danh là tàu tuần dương vì có nhiệm vụ cơ bản và hệ thống vũ khí khác so với lớp Spruance và Kidd. Lớp Arleigh Burke được thiết kế với mặt phẳng ngấn nước mới và lớn hơn, đặc biệt có phần mũi tàu loe rộng, cho phép tàu có khả năng đi biển tốt hơn. Thiết kế thân tàu mới cho phép Arleigh Burke vượt biển với tốc độ cao trong thời tiết biển xấu.[6]
Các nhà thiết kế của Arleigh Burke kết hợp nhiều bài học kinh nghiệm từ thiết kế của lớp tuần dương tên lửa dẫn đường Ticonderoga. Lớp này được đánh giá là quá đắt để có thể tiếp tục sản xuất và quá khó để tiếp tục nâng cấp. Với lớp Arleigh Burke, Hải quân Hoa Kỳ quay trở về với thiết kế thân tàu hoàn toàn bằng thép. Các tàu tiền nhiệm thường kết hợp phần thân bằng thép với cấu trúc thượng tầng làm bằng nhôm để giảm khối lượng phần trên của tàu, nhưng nhôm — với đặc tính nhẹ, nhưng giòn hơn thép — dễ nứt hơn. Ngoài ra, nhôm có khả năng chịu lửa và nhiệt không bằng thép.[11] Năm 1975, môt vụ hoả hoạn trên tàu USS Belknap đã phá huỷ gần như hoàn toàn phần cấu trúc thượng tầng bằng nhôm của tàu.[12] Trong chiến tranh Falkland năm 1982, các tàu của Hải quân Hoàng gia Anh khi bị bắn trúng gặp hư hại nặng hơn do có phần cầu trúc thượng tầng bằng nhôm. Điều này cuối cùng là nhân tố quyết định cho thiết kế hoàn toàn bằng thép của Arleigh Burke. Một bài học[13] nữa được rút ra từ chiến tranh Falklands cũng được áp dụng. Arleigh Burke bảo vệ những phần trọng yếu của tàu bằng hai lớp giáp thép, đặt song song và cách nhau một khoảng rộng. Thiết kế giáp này giúp bảo vệ tàu khỏi các loại tên lửa chống hạm hiện đại. Đồng thời, tàu cũng mang các lớp giáp lót chống mảnh bom bằng kevlar.
Phòng thủ thụ động
Arleigh Burke có thiết kế tàng hình. Các mặt phẳng trên thân tàu có hình góc cạnh thay vì thẳng đứng. Cột buồm chính của tàu có ba chân nhỏ thay vì một chân lớn như các thiết kế cũ, giúp tàu khó bị phát hiện bởi radar và tên lửa chống hạm hơn. Tàu cũng mang một hệ thống tác chiến điện tử có khả năng phát hiện mối nguy hiểm và triển khai hệ thống mồi nhử tên lửa.[6]
Arleigh Burke là lớp tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ có mang Hệ thống Bảo vệ Tập thể, bao gồm một hế thống lọc khí có khả năng chống lại và bảo vệ thủy thủ đoàn khỏi các loại vũ khí hạt nhân, sinh học, và hoá học (NBC). Tàu mang nhiều hệ thống phòng thủ NBC, như một hệ thống rửa phần thân ngoài của tàu để gội sạch và loại bỏ các tác nhân hạt nhân, sinh học, và hoá học bám vào tàu.[14]
Hệ thống vũ khí
Các tàu thuộc lớp Arleigh Burke có thiết kế đa nhiệm, vì thế, mỗi tàu mang trên mình nhiều hệ thống vũ khí khác nhau, bao gồm "tổ hợp giữa ... một hệ thống vũ khí chống tàu ngầm (ASW) tiên tiến, tên lửa hành trình tấn công đất liền, tên lửa đối hạm, và nhiều tên lửa phòng không hiện đại."[13] Mỗi tàu có một hải pháo lưỡng dụng 127 mm (5-inch) ở mũi tàu có thể tấn công các loại tàu thủy, máy bay ở cự li gần, và các mục tiêu trên đất liền.[15]
Hệ thống Tác chiến Aegis khác với các loại radar truyền thống phải xoay 360° với mỗi lần quét. Thay vào đó, Aegis sử dụng radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA), cho phép theo dõi mục tiêu liên tục song song với việc quét khu vực tác chiến. Hệ thống máy tính điều khiển của Aegis cho phép tàu kết hợp hai tính năng theo dõi và ngắm bắn mục tiêu. Ở các hệ thống tác chiến cũ, hai tính năng này hoàn toàn tách biệt với nhau. Aegis không bị tác động bởi hệ thống tác chiến điện tử của đối phương. Mỗi tàu mang hàng loạt ống phóng tên lửa chống hạm Harpoon độc lập, do đó, Arleigh Burke có khả năng chống hạm nổi trong phạm vi từ 64 hải lý (119 km; 74 dặm).[6]
Sau khi tên lửa hành trình Tomahawk được nâng cấp lên phiên bản Block V, tất cả các tên lửa Block IV mà các tàu được trang bị cũng được nâng cấp lên bản Block V. Bản nâng cấp này cho phép mỗi tên lửa không chỉ có khả năng đánh các mục tiêu trên đất liền, mà còn có khả năng diệt hạm. Tên lửa Tomahawk phiên bản Block Va còn được gọi là bản "Tấn công Hàng hải" (Maritime Strike), và phiên bản Block Vb mang Hệ thống Đầu đạn Đa hiệu ứng Dùng chung (Joint Multi-Effects Warhead System).[16] Các gói nâng cấp này cho phép mỗi tàu lớp Arleigh Burke có thêm một loại tên lửa mà nó có thể dùng để diệt hạm, bên cạnh Harpoon (các tàu phiên bản Flight IIA không mang tên lửa này). Tomahawk còn có thể được trang bị với số lượng nhiều hơn Harpoon, và mang đầu đạn lớn hơn.
Các tàu mang tên lửa RIM-7 Sea Sparrow hoặc RIM-162 ESSM trong vai trò phòng thủ điểm, nhằm bảo vệ khỏi tên lửa và máy bay địch.
Loại tên lửa SM-2 và SM-6 có khả năng chống máy bay ở tầm xa; tên lửa SM-6 đặc biệt có khả năng phòng thủ tên lửa qua đường chân trời.[17] Tên lửa SM-3 và 6 có khả năng diệt tên lửa đạn đạo (BMD).[18]Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo Aegis (BMD) đã trở thành một tính năng cực kì quan trọng của tàu lớp Arleigh Burke đến nỗi tất cả các tàu (bao gồm Flight I) sẽ được nâng cấp hệ thống BMD.[19] Lô 28 tàu Flight I đầu tiên đã được nâng cấp trong năm 2012-2014. Các tàu Flight III sẽ được giao cho Hải quân Hoa Kỳ từ năm 2023 với hệ thống BMD tích hợp sẵn và mang loại radar AN/SPY-6 3D mới. Trong khi đó, các tàu Flight IIA sẽ được trang bị tính năng BMD và radar AN/SPY-6 từ 2022.
Các tàu lớp Burke được trang bị hệ thống vũ khí chống tàu ngầm mới nhất của Hải quân, bao gồm sonar chủ động, dàn sonar kéo, và tên lửa diệt tàu ngầm. Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS) cho phép tàu phóng các tên lửa Tomahawks để tiêu diệt mục tiêu trên đất liền.[6] Các radar và cảm biến trên tàu có thể dò thấy mìn chống hạm từ khoảng cách 1,400 m.
Mỗi tàu thuộc lớp Arleigh Burke mang một hải pháo Mark 45 127 mm (5-inch). Pháo Mark 45 phiên bản Mod 2, với chiều dài nòng là 54 caliber (270 inches, 6,900 mm) được trang bị trên các tàu có số hiệu DDG-51 — DDG-80 (30 tàu). Các tàu từ DDG-81 trở đi mang pháo Mark 45 phiên bản Mod 4, với chiều dài nòng 62 caliber (310 inches, 7,900 mm). Pháo Mark 45 5-inch, được điều khiển bởi Hệ thống Kiểm soát Hỏa lực Pháo Mark 34 (GWS), có thể được dùng để chống hạm, bảo vệ tàu khỏi phi cơ đối phương ở cự li gần, và hỗ trợ hoả lực cho các đơn vị bạn trên cạn. Pháo có cự li 20 dặm (32 km) và có tốc độ bắn từ 16-20 phát mỗi phút.
Máy bay
Lớp tàu được trang bị hệ thống trực thăng đa dụng hạng nhẹ (LAMPS). Mỗi trực thăng hỗ trợ trên tàu nâng cao khả năng chống tàu ngầm và hạm nổi của tàu. Chúng có thể được sử dụng làm bệ quan sát các tàu ngầm và chiến hạm đối phương trong khu vực. Khi cần, trực thăng cũng có thể phóng các loại thủy lôi, tên lửa để tiêu diệt chúng. Trực thăng cũng có khả năng yểm trợ, hỗ trợ hoả lực bằng súng máy và tên lửa dẫn đường chống tăng Hellfire khi vận chuyển binh lính từ tàu đến mục tiêu và ngược lại.[20] Các máy bay trực thăng cũng có thể được dùng cho nhiều mục đích khác, như tiếp tế, tìm kiếm và cứu hộ, sơ tán y tế, liên lạc, và kiếm soát hoả lực cho súng pháo của tàu.
Vào tháng 3, 2022, các tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị một máy bay không người lái (UAS) AAI Aerosonde. Máy bay này chủ yếu được sử dụng trên các tàu Flight I và Flight II do chúng không có nhà chứa máy bay nên không có trực thăng túc trực dài hạn trên tàu. Aerosonde nhỏ hơn nhiều so với trực thăng, nên có thể được cho vào kho khi không sử dụng. UAS này có khả năng trinh sát tầm xa với chi phí ít hơn nhiều so với trực thăng.[21]
Phát triển
Năm 1980, Hải quân Hoa Kỳ mời bảy nhà thầu quốc phòng trong nước nghiên cứu thiết kế một loại chiến hạm mới. Đến năm 1983, số công ty ứng tuyển chỉ còn ba: Bath Iron Works, Todd Shipyards, và Ingalls Shipbuilding. Ngày 3 tháng 4 năm 1985, Bath Iron Works nhận một hợp đồng trị giá 321.9 triệu USD để đóng tàu đầu tiên của lớp là USS Arleigh Burke. Công ty Gibbs & Cox nhận hợp đồng thiết kế tàu. Tổng chi phí của tàu đầu tiên năm khoảng 1.1 tỷ USD, với 778 triệu USD được chi cho hệ thống vũ khí các loại được gắn trên tàu. Con tàu này được đặt lườn bởi Bath Iron Works tại thành phố Bath, bang Maine vào ngày 6 tháng 12 năm 1988, và hạ thủy vào ngày 16 tháng 12 năm 1989 bởi vợ của Đô đốc Arleigh Burke (bà Roberta Burke). Chính Đô đốc đã có mặt tại lễ nhập biên của tàu vào ngày 4 tháng 7 năm 1991 bên bờ biển Norfolk, bang Virginia. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân Hoa Kỳ mà người được đặt tên có mặt tại lễ nhập biên, và cũng là lần thứ ba mà Hải quân đặt tên con tàu cho một người còn sống.[22][23]
Loại tàu Arleigh Burke bản Flight II có một số cải tiến so với bản Flight I: tích hợp hệ thống dò hướng mục tiêu, hệ thống tác chiến điện tử SLQ-32V-3, hệ thống liên lạc quân sự TADIX-B, hệ thống chỉ huy và điều khiển JTIDS, và khả năng phóng và điều khiển tên lửa tầm xa SM-2 Block IV.[24]
Loại tàu Arleigh Burke bản Flight IIA có nhiều chức năng mới, kể từ USS Oscar Austin (DDG-79). Nằm trong số những thay đổi là hai nhà chứa máy bay ở đuôi tàu cho trực thăng chống tàu ngầm (ASW), một hải pháo 5-inch/62-caliber (127 mm) Mark 45 Mod 4 với nòng dài hơn. Loại pháo này được trang bị cho các tàu từ USS Winston S. Churchill (DDG-81) trở về sau. Các tàu Flight IIA sau này, bắt đầu từ USS Mustin (DDG-89) mang một thiết kế ống khói mới nằm sâu trong phần cấu trục thượng tầng nhằm giảm đi tín hiệu nhiệt của tàu. Dàn sonar kéo TACTAS và ống phóng tên lửa Harpoon bị loại bỏ ở các tàu Flight IIA.[25]
Các tàu từ DDG-68 đến DDG-84 có hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 với thiết kế ăng-ten giống với phiên bản V3 được trang bị cho các tàu tuần dương lớp Ticonderoga, trong khi các tàu còn lại có thiết kế giống với phiên bản V2 được trang bị cho lớp khinh hạm Oliver Hazard Perry. Phiên bản V3 có hệ thống tác chiến điện tử chủ động, trong khi V2 chỉ mang hệ thống thụ động. AN/SLQ-32 được nâng cấp qua Chương trình Cải tiến Tác chiến Điện tử Mặt nước (SEWIP). Các nâng cấp SEWIP Block 2 được triển khai vào năm 2014 với lịch sản xuất hàng loạt được đặt vào giữa năm 2015.[25]
Một số tàu Flight IIA được đóng mà không có hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx CIWS vì được dự kiến sẽ được trang bị tên lửa ESSM. Tuy nhiên, Hải quân sau này quyết định sửa đổi toàn bộ các tàu loại IIA với ít nhất một hệ thống Phalanx CIWS đến năm 2013. Năm 2021, dàn vũ khí laser năng lượng cao HELIOS với công suất 60 kW được thử nghiệm trên một tàu Arleigh Burke.
USS Michael Murphy (DDG-112) ban đầu được dự tính là tàu cuối cùng của lớp Arleigh Burke. Tuy nhiên, sau khi kế hoạch sản xuất lớp Zumwalt bị giảm, Hải quân Hoa Kỳ đặt hàng thêm nhiều tàu mới. Hợp đồng được giao cho Northrop Grumman vào tháng 12, 2009, cho tàu DDG-113 và tháng 4, 2010, cho tàu DDG-114.[26]General Dynamics nhận một hợp đồng cho DDG-115 vào tháng 12, 2010.[27] Dự kiến vào các năm tài chính 2012 và 2013, Hải quân Hoa Kỳ sẽ công bố thiết kế Flight III và yêu cầu 24 tàu được đóng từ 2016 đến 2031. Tháng 5 năm 2013, tổng cộng 76 tàu lớp Arleigh Burke đã được lên kế hoạch đóng.[28] Loại tàu Flight III được biết là ở giai đoạn thiết kế vào năm 2013. Tháng 6 năm 2013, Hải quân Hoa Kỳ ký nhiều hợp đồng cho một loạt các tàu khu trục trị giá 6.2 tỷ USD. Đến 42 tàu Flight III có thể sẽ được mua bởi Hải quân với tàu đầu tiên gia nhập biên chế vào năm 2023.
Chiến hạm nổi Tương lai
Tháng 4 năm 2014, Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu quá trình thiết kế loại tàu mới để thay thế lớp Arleigh Burke, gọi là "Chiến hạm nổi Tương lai". Lớp tàu mới được dự đoán có thể bắt đầu hoạt động vào những năm đầu 2030 và ban đầu sẽ hoạt động cùng với 22 tàu Arleigh Burke loại Flight III. Hiện tại, chưa có thiết kế vỏ tàu hoặc khung tàu nào đã được công bố, tuy nhiên được biết là lớp tàu mới sẽ tích hợp những công nghệ mới nhất bao gồm laser, hệ thống phát điện mới, tự động hoá, và vũ khí, cảm biến, hệ thống điện tử thế hệ mới. Các tàu này sẽ tận dụng các công nghệ đã được phát triển và sử dụng ở các tàu như khu trục hạm lớp Zumwalt, tàu chiến đấu ven biển (LCS), và tàu sân bay lớp Gerald R. Ford.[29]
Dự án Chiến hạm nổi Tương lai có thể sẽ đặt tầm quan trọng của hệ thống truyền động điện của lớp Zumwalt lên hàng đầu, cho phép tàu phát 58 mW điện. Với nguồn điện mạnh hơn, tàu sẽ có khả năng sử dụng vũ khí năng lượng như laser. Vũ khí laser có khả năng sẽ được trọng dụng hơn trong tương lai so với tên lửa do giá thành thấp, tránh trường hợp tên lửa được phóng có giá thành cao hơn mục tiêu đang được tập kích. Với vũ khí ít tốn kém hơn, tàu cũng mang giá thành thấp hơn. Các yêu cầu ban đầu của Chiến hạm nổi Tương lai là có khả năng sống sót và hoả lực cao hơn, đồng thời tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay. Các con tàu này phải có thiết kế mô-đun hoá, cho phép thay thế, sửa chữa, và nâng cấp vũ khí, cảm biến, hệ thống máy tính và điện tử qua thời gian khi nhiệm vụ và mục tiêu thay đổi và biến hoá. Dự án Chiến hạm nổi Tương lai đã phát triển thành chương trình DDG(X), hay "Tàu khu trục Tên lửa Dẫn đường Thế hệ mới".[30]
Lịch sử hoạt động
Tháng 10 năm 2011, bốn tàu lớp Arleigh Burke khởi hành đến Châu Âu để hỗ trợ hệ thống phòng thủ tên lửa NATO. Các tàu này, đặt cảng tại Trạm Hải quân Rota, Tây Ban Nha, được nêu tên vào tháng 12 năm 2012 là Ross, Donald Cook, Porter, và Carney. Sự có mặt của các tàu tại đây giảm thiểu thời gian tác chiến của các tàu, cho phép sáu tàu khu trục khác được chuyển từ Đại Tây Dương đến Châu Á cho Chiến thuật Đông Á. Nga đã doạ sẽ rời khỏi hiệp ước hạt nhân New START sau khi bốn tàu này được lưu động đến Châu Âu, nói rằng sự hiện diện của các tàu này đe doạ đến khả năng răn đe hạt nhân của mình. Năm 2018, Trưởng ban Tác chiến Hải quân Hoa Kỳ là Đô đốc John Richardson đã chỉ trích chính sách giữ sáu hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động "trong một cái hộp nhỏ chỉ để bảo vệ đất liền," khi mà các hệ thống phòng thủ trên bờ có thể làm điều tương tự với giá thành ít tốn kém hơn.
^Hợp đồng cho DDG-127 được thông báo trễ hơn. Mặc dù có hai tàu đi trước, các tàu DDG-125 & DDG-126 là các tàu loại Flight III, DDG-127 thuộc loại Flight IIA, thiết kế chèn thêm công nghệ mới. Series tàu Flight III tiếp tục với DDG-128.
^Missile Defense Agency Fact sheet (03/2007) “Aegis Ballistic Missile Defense”(PDF). Missile Defense Agency. 18 tháng 8 năm 2009. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2010.
^ ab“CNO's Position Report: 2014”(PDF). US Navy. 4 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ(PDF) bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2014.
^“Keel Laid for Future USS Daniel Inouye” (Thông cáo báo chí). United States Navy. 15 tháng 5 năm 2018. NNS180515-04. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2018.
Fictional character in Les Misérables This article is about the fictional character in Victor Hugo's novel Les Misérables and its various adaptations. For the novel by Solomon Cleaver, see Jean Val Jean. For the asteroid, see 24601 Valjean. Fictional character Jean ValjeanLes Misérables characterJean Valjean disguised as Monsieur Madeleine. Illustration by Gustave Brion.Created byVictor HugoPortrayed byGabriel GabrioHarry BaurFredric MarchMichael RennieRichard JordanJean GabinColm Wilkinso...
військова академія Військовий інститут телекомунікацій та інформатизації скорочення назви ВІТІскорочення назви ВІТІ Країна УкраїнаЗасновано 11 січня 1968Акредитація: III рівняКурсантів: близько 11 тис. випускниківСайт: viti.edu.uaАдреса: Полтава, вул. Зіньківська, 44 Полтав
Freeware web browser OperaOpera 102 displaying the Wikipedia main page on Windows 11Developer(s)Opera SoftwareInitial release10 April 1995; 28 years ago (1995-04-10)[1]Stable release105.0.4970.13[2] / 14 November 2023; 1 day ago (14 November 2023)Preview release Opera beta 104.0.4944.3 (October 5, 2023; 41 days ago (2023-10-05)[3][4][5]) Opera developer 104.0.4941.0 (October 2, 2023; 44...
Questa voce o sezione deve essere rivista e aggiornata appena possibile. Commento: l'elenco delle parrocchie è stato aggiornato dopo l'ampliamento della diocesi avvenuto il 23 ottobre 2014 con l'annessione di 53 parrocchie dell'abbazia territoriale di Montecassino, ma i dati numerici vanno rivisti. Sembra infatti che questa voce contenga informazioni superate e/o obsolete. Se puoi, contribuisci ad aggiornarla. Voce principale: Diocesi di Sora-Cassino-Aquino-Pontecorvo. Le parrocchie della di...
Vladislav Bogićević Informações pessoais Nome completo Vladislav Bogićević Data de nascimento 7 de novembro de 1950 Local de nascimento Belgrado, Sérvia Informações profissionais Posição Meia Clubes profissionais Anos Clubes Jogos e gol(o)s Estrela Vermelha Seleção nacional 1971–1977 Iugoslávia 23 (2) Vladislav Bogićević (Belgrado, 7 de novembro de 1950) é um ex-futebolista profissional bósnio, que atuava como meia. Carreira Vladislav Bogićević fez parte do elenco ...
بولي معلومات شخصية الاسم الكامل بوليكاربو ريبيرو دي أوليفيرا الميلاد 21 ديسمبر 1907(1907-12-21)كونسيكاو دي ماكابو الوفاة 1 مايو 1986 (78 سنة)كامبوس دوس غويتاكازس الطول 172 سنتيمتر مركز اللعب المهاجم الجنسية البرازيل المسيرة الاحترافية1 سنوات فريق م. (هـ.) 1924–1944 أميريكانو ? (?) ال
This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article may require cleanup to meet Wikipedia's quality standards. The specific problem is: No sections. Please help improve this article if you can. (April 2016) (Learn how and when to remove this template message)This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable ...
Este artículo o sección necesita referencias que aparezcan en una publicación acreditada.Este aviso fue puesto el 15 de mayo de 2013. Las tablas de hash distribuidas, conocidas por las siglas DHT (del inglés, Distributed Hash Tables), son un tipo de tablas de hash que almacenan pares de clave-valor y permiten consultar el valor asociado a una clave, en las que los datos se almacenan de forma distribuida en una serie de nodos (sistemas distribuidos) y proveen un servicio eficiente de búsq...
У Вікіпедії є статті про інших людей із прізвищем Паєвська. Паєвська Олександра Загальна інформаціяНародження 17 січня 1908(1908-01-17)с. Нижній Березів, Косівський район, Івано-Франківська областьСмерть 8 квітня 1953(1953-04-08) (45 років)м. КиївПсевдо «Орися»Військова службаПриналежн...
Branch of fluid mechanics Compressible flow (or gas dynamics) is the branch of fluid mechanics that deals with flows having significant changes in fluid density. While all flows are compressible, flows are usually treated as being incompressible when the Mach number (the ratio of the speed of the flow to the speed of sound) is smaller than 0.3 (since the density change due to velocity is about 5% in that case).[1] The study of compressible flow is relevant to high-speed aircraft, jet ...
Municipal building in Leicester, Leicestershire, England Leicester GuildhallLocationLeicester, LeicestershireCoordinates52°38′4.9″N 1°8′15.7″W / 52.634694°N 1.137694°W / 52.634694; -1.137694Built1390; 633 years ago (1390) Listed Building – Grade IDesignated5 January 1950Reference no.1361405 Location of Leicester Guildhall in Leicester The Guildhall in Leicester, England, is a timber framed building, with the earliest part dating fro...
Road in Malaysia This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Lebuh SPA – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (August 2015) (Learn how and when to remove this template message) Federal Route 33Sungai Udang–Paya Rumput–Ayer Keroh HighwayRoute informationLength23.1 km (14.4 mi)Exi...
Soviet actor, director and screenwriter (1891–1957) You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Russian. (May 2020) Click [show] for important translation instructions. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the English Wikipedia. C...
20012001 Студийный альбом Dr. Dre Дата выпуска 16 ноября 1999 Жанры Хип-хоп Западного побережья, гангста-рэп, джи-фанк Длительность 68:01 Продюсеры Dr. Dre (также исп.), Mel-Man, Lord Finesse Язык песен английский Лейблы Aftermath, Interscope Профессиональные рецензии All Music Guide ссылка RapReviews.com ссылка The Source...
Madrid Metro station QuevedoMadrid Metro stationGeneral informationLocationChamberí, MadridSpainCoordinates40°26′00″N 3°42′16″W / 40.4332213°N 3.7043352°W / 40.4332213; -3.7043352Owned byCRTMOperated byCRTMConstructionAccessibleNoOther informationFare zoneAHistoryOpened21 October 1925; 98 years ago (1925-10-21)Services Preceding station Madrid Metro Following station San Bernardotowards Las Rosas Line 2 Canaltowards Cuatro Caminos Locatio...
Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Maret 2023. Artikel ini bukan mengenai Bahasa Kaska (Kanada). Bahasa Kaska Kaška WilayahAnatolia bagian timur laut dan Kolkhis[1]EtnisOrang KaskaEraZaman PerungguRumpun bahasa(tidak terklasifikasi) Kode bahasaISO 639-3zskLINGUIST ListzskGlottologTidak ada S...