Andy Murray

Andy Murray
Murray tại Úc Mở rộng 2015
Tên đầy đủAndrew Barron Murray
Quốc tịch Anh Quốc
Nơi cư trúLuân Đôn, Anh, Vương quốc Anh
Sinh15 tháng 5, 1987 (37 tuổi)
Dunblane, Scotland, Vương quốc Anh
Chiều cao1,91 m
Lên chuyên nghiệp2005
Giải nghệ1 tháng 8 năm 2024
Tay thuậnTay phải, trái tay hai tay
Tiền thưởng64,687,542 USD[1]
Đánh đơn
Thắng/Thua739/262
Số danh hiệu46
Thứ hạng cao nhất1 (7.11.2016)
Thành tích đánh đơn Gland Slam
Úc Mở rộngCK (2010, 2011, 2013, 2015, 2016)
Pháp mở rộngCK (2016)
Wimbledon (2013, 2016)
Mỹ Mở rộng (2012)
Thế vận hộiHuy chương vàng (2012, 2016)
Đánh đôi
Thắng/Thua83/86
Số danh hiệu3
Thứ hạng cao nhất51 (17 tháng 10,2011)

Sir Andrew Barron Murray (sinh ngày 15 tháng 5 năm 1987), thường được gọi là Andy Murray, là một cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Scottland, Vương quốc Anh.

Năm 2005, Andy giành được giải Nhân vật thể thao Scotland trong năm của BBC (BBC Scotland Sports Personality of the Year).

Trước đây, anh từng được huấn luyện bởi huấn luyện viên Brad Gilbert và Amélie Mauresmo.

Murray đại diện cho Vương quốc Anh trong các hoạt động thể thao của anh ấy và là người chiến thắng giải đấu Grand Slam ba lần, vô địch Thế vận hội hai lần, vô địch Davis Cup, người chiến thắng trong Chung kết ATP World Tour 2016, và cựu số 1 thế giới.

Murray đã đánh bại Novak Djokovic trong trận chung kết US Open 2012, trở thành cầu thủ người Anh đầu tiên kể từ năm 1977 và là người nam Anh đầu tiên kể từ năm 1936, để giành chiến thắng trong một giải đấu đơn Grand Slam. Murray cũng là người nam Anh đầu tiên giành được nhiều danh hiệu đơn Wimbledon kể từ Fred Perry năm 1936, chiến thắng giải đấu năm 2013 và 2016.

Murray là người giành huy chương vàng Thế vận hội mùa hè 20122016 đơn nam, khiến anh trở thành tay vợt duy nhất, dù là nam hay nữ, đã giành được hai danh hiệu đơn Olympic. Anh ấy đã góp mặt trong đội giành cúp Davis Cup của Anh năm 2015, thắng 11-0 trong các trận đấu của anh ấy (8 đơn và 3 đôi) khi họ bảo vệ danh hiệu Davis Cup đầu tiên của họ kể từ năm 1936.

Tuổi thơ

Anh bắt đầu chơi quần vợt từ năm 3 tuổi. Mẹ anh, bà Judy là một cựu tay vợt của Scotland và cha anh là ông William. Anh có một anh trai là Jamie Murray cũng là một tay vợt nhưng thường thi đấu ở thể loại đánh đôi.

Murray từng là học sinh của trường tiểu học Dunblane từ năm 1992 đến năm 1999. Năm 1999, anh học ở trường trung học Dunblane. Năm 11 đến 13 tuổi, Andy là thành viên của 3 đội quần vợt nhỏ tuổi tại câu lạc bộ Next Generation ở Newhaven, Edinburgh - nơi anh thi đấu thường xuyên. Vào tuổi 14, Murray đến BarcelonaTây Ban Nha, nơi anh đã học trường Schiller International và tập luyện trên mặt sân đất nện của học viện Sanchez-Casal, nơi mà anh được cho biệt danh "Lazy English" (người Anh lười). Murray giành giải nam trẻ tại US Open năm 2004 và tốt nghiệp sau đó một năm.

Sự nghiệp

2005

Tháng 3 năm 2005, lần đầu tiên Andy được gọi vào đội tuyển Davis Cup của Anh và trở thành tay vợt trẻ tuổi nhất của Anh tham dự Davis Cup. Murray và David Sherwood đã thắng cặp đôi của Israel - lúc đó đang đứng thứ 8 thế giới, vào đến bán kết Wimbledon năm 2003, giúp đội tuyển giành chiến thắng 3-2.

Tay vợt người Anh này vào đến bán kết giải trẻ Pháp mở rộng, để thua tay vợt người Croatia Marin Cilic. Điều này chứng tỏ đây là bước đột phá cuối cùng của anh tại giải trẻ Grand Slam.

Murray tham gia hầu hết tất cả các kết quả ATP tour đều đến từ mặt sân cỏ và mặt sân cứng, mặc dù anh thích chơi trên sân đất nện.

Wimbledon 2005

Anh đã đánh bại tay vợt xếp trên anh 150 bậc trong trận đấu Grand Slam đầu tiên lúc đó Murray đứng thứ 374 thế giới. Ở vòng 2, Andy thắng hạt giống thứ 14 Radek Štěpánek và chịu thua David Nalbandian ở vòng 3.

Mỹ mở rộng 2005

Tại đây Murray phải thi đấu vòng loại. Ở vòng 1, Murray đánh bại tay vợt người România Andrei Pavel trong 5 set đấu căng thẳng. Sau đó thua Arnaud Clement cũng trong 5 set. Đó là cú sốc cho Andy, nếu anh thắng trận đấu đó anh đã lọt vào top 100 lần đầu tiên trong đời.

Thái Lan mở rộng

Vào ngày 29 tháng 9 cuối cùng Andy lọt được vào top 100 thế giới khi đánh bại Robin Soderling tại giải Thái Lan mở rộng. Sau đó thắng Robby Ginepri. Lần đầu tiên vào chung kết sau khi thắng tay vợt chủ nhà Paradorn Srichaphan ở bán kết. Để thua Roger Federer ở chung kết nhưng dù sao anh cung trở thành tay vợt thứ 72 của thế giới.

2006

Murray bắt đầu mùa giải 2006 bằng viêc bị loại tại vòng 2 trong hai giải đấu, tiếp theo thua Juan Ignacio Chela ở vòng một Úc mở rộng trong lần đầu tiên tham dự. Giải SAP Mở rộng là nơi đem lại cho Andy danh hiệu ATP đầu tiên trong sự nghiệp, để đến được với danh hiệu đầu tiên Andy đă thắng cả hai cựu số 1 thế giới Andy RoddickLleyton Hewit. Anh vào đến tứ kết giải đấu tiếp theo - giải Memphis. Nhưng phong độ này không duy trì lâu, anh để thua ngay trong vòng 1 tại sáu trong chín giải tham dự bao gồm giải Pháp mở rộng và giải của Queen's Club.

Tại Wimbledon, Andy vào tới vòng 4 ngay trong lần đầu tiên tham dự. Sau đó, Murray còn ghi tên mình vào bán kết Hall of Fame Championship ở Newport và chung kết Legg Mason Classic tại Washington. Là thành viên của đội tuyển Anh tham dự Davis Cup, Andy đánh bại Andy Ram của Israel - đây là lần thứ hai Andy thắng được trận đấu kéo dài 5 set.

Phong độ của Andy ngày càng được cải thiện, anh vào bán kết Toronto Master. Ở giải đấu tiếp theo - giải Cincinnati, Murray vào tứ kết khi thất bại trước Andy Roddick, nhưng trước đó đã loại tay vợt số 1 thế giới Roger Federer và trở thành một trong hai tay vợt có thể đánh bại Roger trong năm 2006. Giải grand slam cuối cùng trong năm, Andy tiếp tuc vào vòng 4, dừng bước trước tay vợt Nga Nikolay Davydenko trong 4 set.

Sự thất vọng khi để thua tay vợt đồng hương Tim Henman tại Thái Lan mở rộng được giãm bớt khi Andy cùng người anh Jamie vào đến chung kết ở thể loại đánh đôi.

Với những thành công trong năm 2006, Andy kết thúc mùa giải với thứ hạng 17.

2007

Tại Úc Mở rộng, Murray được xếp hạt giống số 15. Tại vòng 1, Murray vượt qua tay vợt Tây Ban Nha Alberto Martín 6–0, 6–0, 6–1, đây cũng là chiến thắng áp đảo nhất tại Giải Úc Mở rộng từ năm 1968. Đối thủ tại vòng 4 của anh là tay vợt số 2 thế giới Rafael Nadal, trước đây hai tay vợt này chưa từng gặp nhau. Sau khi dẫn trước với 2-1, Murray thua Nadal (6(3)-7(7), 6–4, 4–6, 6–3, 6–1). Sau trận đấu, Murray nhận xét đây là một trong trận đấu hay nhất của anh từ trước đến nay.[2]

Andy Murray bảo vệ thành công danh hiệu tại San Jose, thắng Ivo Karlović 6–7 (3–7) 6–4 7–6 (7–2) trong trận chung kết. Anh trai của Murray, Jamie cũng đồng thời giành danh hiệu đôi tại đây. Anh em Murray trở thành cặp anh em đầu tiên giành danh hiệu đơn và đôi trong cùng một giải đấu kể từ năm 1989.[3]

Murray vào tới bán kết hai giải đấu tiếp theo là Indian Wells MastersMiami Masters. Trong cả hai lần Murray đều phải dừng bước trước Novak Djokovic. Tuy nhiên, Murray vẫn vươn lên vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng thế giới.

2008

Murray mở đầu mùa giải 2008 với danh hiệu thứ 4 trong sự nghiệp tại giải Qatar ExxonMoblie Open. Chiến thắng hạt giống số 1 và hạng 4 thế giới Nikolay Davydenko 6-4 6-3 ở bán kết, Murray tự tin tiến thẳng vào chung kết đánh bại tay vợt Thụy Sĩ Stanislas Wawrinka 6-4 4-6 6-2. Danh hiệu tại Qatar giúp Andy lọt vào top 10 thế giới.

Murray tại giải Pacific Life Open 2008.

Andy Murray được xếp là hạt giống số 9 tại giải Giải quần vợt Úc mở rộng. Trái với dự đoán của nhiều người, Andy phải chia tay giải ngay từ vòng 1 khi thua tay vợt người Pháp Jo-Wilfried Tsonga 7-5, 6-4, 0-6, 7-6.

Sau khi thất bại tại vòng 1 Úc Mở rộng, Murray gặp phải chấn thương ở đầu gối khiến anh phải rút tên trong danh sách đội tuyển Anh tham dự Davis Cup.

Đầu tháng 2, Murray tham gia giải Open 13 tại Marseille, Pháp. Tuy vừa dính chấn thương đầu gối nhưng anh vẫn lọt chung kết, Murray gặp cựu số 7 thế giới, Mario Ancic và chiến thắng thuyết phục 6-3, 6-4. Danh hiệu tại Marseille là danh hiệu thứ 2 trong năm của Murray và cũng là danh hiệu thứ 5 trong sự nghiệp.

Giải ABN Amro Tournament tại Rotterdam, hạt giống số 6 - Andy Murray bị loại ngay vòng đầu khi thua tay vợt chủ nhà Robin Haase.

Không được xếp làm hạt giống tại giải Dubai Tennis Championship, Murray gặp tay vợt số 1 thế giới Roger Federer. Murray trở thành một trong số ít tay vợt có thành tích đối đầu trội hơn so với Federer khi chiến thắng 7-6(6), 3-6, 4-6. Murray dừng bước ở tứ kết khi thua Davydenko 7-5, 6-4.

Giải Master Series đầu tiên trong năm, Indian Wells, Murray không lập lại thành tích năm ngoái khi dừng chân tại vòng 4 trước tay vợt người Đức Tommy Haas 6-2 5-7 3-6. Giải Sony Ericsson Open tại Miami, Murray thất bại trước Mario Ancic tại vòng hai, Murray không còn nằm trong top 20 bảng xếp hạng ATP.

Murray với danh hiệu Masters Series đầu tiên.

Để cải thiện thành tích của mình trên mặt sân đất nện, Murray bắt đầu làm việc với cựu á quân Pháp mở rộng Alex Corretja. Tuy nhiên, dưới sự huấn luyện của Corretja, Murray cũng không thể đạt thành tích nào cao hơn là vòng 3 Giải quần vợt Pháp Mở rộng.

Mùa giải trên mặt sân cỏ bắt đầu với Andy Murray tại Queen's Club Championships, anh lọt vào vòng tứ kết nhưng phải rút lui vì chấn thương cổ tay. Tại Wimbledon, hạt giống số 12, Andy Murray đánh bại Fabrice Santoro, Xavier Malisse và Tommy Hass trước khi thực hiện cuộc lội ngược dòng trước tay vợt Pháp Richard Gasquet 5–7, 3–6, 7–6(3), 6–2, 6–4. Trong trận tứ kết Grand Slam đầu tiên, anh phải gác vợt với tỉ số 6–3, 6–2, 6–4 trước Rafael Nadal.

Trở lại mặt sân cứng sở trường, Murray giành suất vào bán kết Toronto Masters khi lần đầu tiên chiến thắng trước tay vợt số 3 thế giới Novak Djokovic, nhưng lại lần thứ hai liên tiếp thua trận trước Nadal. Với phong độ cao, Murray giành danh hiệu Masters Series đầu tiên tại Cincinnati Masters, đánh bại Djokovic 7-6(4) 7-6(5).[4]

Cùng anh trai Jamie, Andy Murray đại diện Vương quốc Anh tham dự Olympic Bắc Kinh 2008. Bất ngờ xảy ra khi Murray, hạt giống số sáu, bị loại ngay vòng một.[5] Ở nội dung đánh đôi, anh em Murray cũng sớm dứng bước tại vòng hai.

Tại Mỹ Mở rộng 2008, Murray lội ngược dòng chiến thắng tay vợt Jurgen Melzer 6-7(5), 4-6, 7-6(5), 6-1, 6-3 để vào vòng bốn. Vòng bán kết, Murray chạm trán tân số một thế giới Rafael Nadal, tay vợt đánh bại anh năm lần gặp trước, nhưng người chiến thắng lại là Andy Murray với tỉ số 6–2, 7–6(5), 4–6, 6–4. Murray trở thành tay vợt đầu tiên của Vương quốc Anh lọt vào trận chung kết một giải Grand Slam kể từ khi Greg Rusedski lọt vào chung kết Mỹ Mở rộng năm 1997. Mặc dù chịu thất bại trước Roger Federer, Murray vẫn vươn lên vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng thế giới.

Với tư cách hạt giống thứ 4, Andy Murray được miễn thi đấu vòng một, tại Madrid Masters. Murray dễ dàng đi tiếp sau khi đối thủ Simone Bolelli bỏ cuộc do chấn thương vai. Đánh bại các tay vợt Marin Cilic, Gael Monfils mà chưa thua set nào. Murray vào bán kết gặp lại đối thủ trong trận chung kết Mỹ Mở rộng 2008, Roger Federer. Qua 3 set đấu căng thẳng, Murray giành chiến thắng 3-6 6-3 7-5. Với phong độ cao, anh vượt qua tay vợt Pháp Gilles Simon 6–4 7–6 (8-6), giành danh hiệu Master Series thứ hai liên tiếp. Murray trở thành tay vợt Vương quốc Anh đầu tiên giành 4 danh hiệu trong cùng một mùa giải.

2011

Tại Australia Open 2011, Andy Murray lọt vào trận chung kết lần thứ 2 liên tiếp nhưng dường như sức ép quá lớn từ người hâm mộ xứ sương mù đã ảnh hưởng khá nặng nề lên tâm lý thi đấu của Murray khiến cho anh không còn giữ được phong độ và cuối cùng đành gác vợt nhanh chóng trước Novak Djokovic. Thất bại này là một đòn gián đau đớn vào tham vọng cũng như tinh thần của Murray, kể từ thất bại này anh bắt đầu thi đấu sa sút với chuỗi trận thua liên tiếp ở các giải ABN Amro Tournament tại Rotterdam, Indian wells và Miami. Nhưng khán giả hâm mộ Murray thì vẫn luôn cổ vũ anh và chờ đợi sự trở lại mạnh mẽ hơn của anh ở những giải đấu tiếp theo.

2012

Năm 2012 có thể nói là một năm đặc biệt thành công của Andy Murray, sau thất bại đầy nước mắt tại chung kết Wimbledon 2012 trên sân nhà trước Roger Federer anh đã xuất sắc đoạt Huy chương Vàng Olympic London cho đất nước ngay tại Vương quốc Anh, và còn xuất sắc hơn khi chỉ hơn 1 tháng sau một lần nữa anh chiến thắng trong trận chung kết giải Mỹ mở rộng 2012 trước Novak Djokovic với tỉ số 3-2 để lần đầu tiên giương cao chiếc cúp dành cho tay vợt đoạt Grand Slam. Người hâm mộ hy vọng đây sẽ là một cột mốc để Andy Murray có thể chinh phục được nhiều đỉnh cao mới trong các năm sau.

2013

Andy Murray đã trở thành tay vợt nam đầu tiên trong 77 năm của làng quần vợt vương quốc Anh giành chức vô địch Wimbledon sau khi anh đánh bại Djokovic 3-0 (6-4, 7-5, 6-4) trong trận chung kết.[6]

2015

Năm 2015 Murray thi đấu khá tốt. Anh lọt vào chung kết Australian Open nhưng để thua Novak Djokovic sau 4 set. Anh dừng bước ở tứ kết 2 giải Grand Slam tiếp theo là Roland Garros và Wimbledon.Ở US Open anh dừng bước tại bán kết trước Novak Djokovic. Đỉnh cao của Andy Murray trong năm 2015 chính là chức vô địch giải quần vọt đồng đội Davis Cup của với đội tuyển Vương Quốc Anh. Anh chiến thắng 2 trận đánh đơn với các tay vợt của đội tuyển Bỉ và 1 trận đánh đôi cùng người đồng đội là anh trai Jamie Murray. Andy Murray cũng lần đầu tiên kết thúc năm với vị trí số 2 trên bảng xếp hạng ATP

2016

Đoàn vận động viên Vương quốc Liên hiệp Anh diễn hành tại Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2016 (với Andy Murray cầm cờ).

Năm 2016 đến với Andy Murray sau niềm vui tại Davis Cup. Anh thi đấu rất tốt tại Australian Open và lọt tới trận chung kết nơi anh gặp Tay vợt số 1 thế giới Novak Djokovic. Thêm một lần anh thất bại trong trận chung kết Australian Open trước Novak Djokovic. Trước giải Grand Slam thứ 2 Roland Garros, anh thi đấu khá tốt ở các giải ATP 1000, lọt vào 3 trận chung kết Monte Carlo, Madrid Master và Rome Master. Anh đã giành chức vô địch trên sân đất nện lần đầu tiên sau khi đánh bại Novak Djokovic tại Chung kết tại Rome. Anh tiếp tục thi đấu xuất sắc tại Roland Garros và đi tới trận chung kết. Mặc dù đã thắng set đấu đầu nhưng anh vẫn chịu gác vợt trước Novak Djokovic tại chung kết. Murray đến với giải Grand Slam thứ 3 trong năm là Wimbledon với mục tiêu lật đổ Djokovic sau những trận chung kết thất bại. Murray lần lượt vượt qua các đối thủ khá dễ dàng và góp mặt trong trận chung kết Grand Slam lần thứ 3 trong năm. Nhưng lần này đối thủ của anh không còn là Novak Djokovic khi Djokovic bị loại từ vòng 3 mà đối thủ của anh là tay vợt người Canada Milos Raonic. Raonic đã ngược dòng đánh bại Roger Federer để vào chung kết. Nhưng trong trận chung kết Grand Slam đầu tiên của Raonic anh đã chịu thất bại trong vòng 3 set trước Andy Murray. Đây là một chung kết tuyệt vời của Murray và anh đã giành đã danh hiệu Grand Slam thứ 3 trong sự nghiệp trên quê nhà.

Murray cũng đạt huy chương vàng tại nội dung Quần vợt tại Thế vận hội Mùa hè 2016.

Thành tích

Vô địch đơn/ Chung kết đơn

Danh hiệu
Grand Slam (3-8)
ATP World Tour Final (1)
ATP World Tour 1000 (14-7)
ATP World Tour 250 & 500 (26-7)
Mặt sân
Cứng (34)
Đất nện (3)
Cỏ (8)
Thảm (1)
  • TỔNG HỢP THÀNH TÍCH TẠI CÁC GIẢI GLAND SLAM
Giải đấu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 SR Thắng/Thua Tỷ lệ thắng
Australian Open Vắng mặt Vòng 1 Vòng 4 Vòng 1 Vòng 4 Chung kết Chung kết Bán kết Chung kết Tứ kết Chung kết Chung kết Vòng 4 Vắng mặt Vòng 1 Vắng mặt Vắng mặt 0/13 48-13 79%
French Open Vắng mặt Vòng

1

Vắng mặt Vòng 3 Tứ kết Vòng 4 Bán kết Tứ kết Vắng mặt Bán kết Bán kết Chung kết Bán kết Vắng mặt Vắng mặt Vòng 1 Vắng mặt 0/11 39-11 78%
Wimbledon Vòng 3 Vòng 4 Vắng mặt Tứ kết Bán kết Bán kết Bán kết Chung kết Vô địch Tứ kết Bán kết Vô địch Tứ kết Vắng mặt Vắng mặt Không tổ chức Vòng 3 2/13 59/11 84%
US Open Vòng 2 Vòng 4 Vòng 3 Chung kết Vòng 4 Vòng 3 Bán kết Vô địch Tứ kết Tứ kết Vòng 4 Tứ kết Vắng mặt Vòng 2 Vắng mặt Vòng 2 1/14 46/13 78%
Thắng - Thua 3-2 6-4 5-2 12-4 15-4 16-4 21-4 22-3 17-2 17-4 19-4 23-3 12-3 1-1 0-1 1-2 2-1 3/51 192/48 80%
TT Ngày Giải đấu Mặt sân Đối thủ Tỉ số
1. 19 tháng 2 năm 2006 San Jose, Hoa Kỳ Cứng(i) Úc Lleyton Hewitt 2–6, 6–1, 7–6(3)
2. 18 tháng 2 năm 2007 San Jose, Hoa Kỳ Cứng(i) Croatia Ivo Karlović 6–7(3), 6–4, 7–6(2)
3. 28 tháng 10 năm 2007 St. Petersburg, Nga Thảm(i) Tây Ban Nha Fernando Verdasco 6–2, 6–3
4. 5 tháng 1 năm 2008 Doha, Qatar Cứng Thụy Sĩ Stanislas Wawrinka 6–4, 4–6, 6–2
5. 17 tháng 2 năm 2008 Marseille, Pháp Cứng(i) Croatia Mario Ancic 6–3, 6–4
6. 3 tháng 8 năm 2008 Cincinati, Hoa Kỳ Cứng Serbia Novak Djokovic 7–6(4), 7–6(5)
7. 19 tháng 10 năm 2008 Madrid, Tây Ban Nha Cứng(i) Pháp Gilles Simon 6–4, 7–6(6)
8. 26 tháng 10 năm 2008 Sankt Petersburg, Nga Cứng(i) Kazakhstan Andrey Golubev 6–1, 6–1
9. 5 tháng 1 năm 2009 Doha, Qatar Cứng Hoa Kỳ Andy Roddick 6-4, 6-2
10. 9 tháng 2 năm 2009 Rotterdam, Hà Lan Cứng(i) Tây Ban Nha Rafael Nadal 6-3, 4-6, 6-0
11. 5 tháng 4 năm 2009 Miami, Hoa Kỳ Cứng Serbia Novak Djokovic 6–2, 7–5
12. 8 tháng 6 năm 2009 London, Anh Cỏ Hoa Kỳ James Blake 7-5, 6-4
13. 16 tháng 8 năm 2009 Montreal, Canada Cứng Argentina Juan Martín del Potro 6–7(4), 7–6(3), 6–1
14. 8 tháng 11 năm 2009 Valencia, Tây Ban Nha Cứng(i) Nga Mikhail Youzhny 6–3, 6–2
15. 15 tháng 8 năm 2010 Toronto, Canada Cứng Thụy Sĩ Roger Federer 7–5, 7–5
16. 17 tháng 10 năm 2010 Thượng Hải, Trung Quốc Cứng Thụy Sĩ Roger Federer 6–3, 6–2

Á quân đơn

TT Ngày Giải đấu Mặt sân Đối thủ ở vòng chung kết Điểm số
1. 1 tháng 10 năm 2005 Bangkok, Thái Lan Cứng (i) Thụy Sĩ Roger Federer 3–6, 5–7
2. 6 tháng 8 năm 2006 Washington, Hoa Kỳ Cứng Pháp Arnaud Clement 6–7(4), 2–6
3. 6 tháng 1 năm 2007 Doha, Qatar Cứng Croatia Ivan Ljubičić 6-4 6-4
4. 7 tháng 10 năm 2007 Metz, Pháp Cứng (i) Tây Ban Nha Tommy Robredo 6–0, 2–6, 3–6
5. 8 tháng 9 năm 2008 Mỹ Mở rộng, New York, Hoa Kỳ Cứng Thụy Sĩ Roger Federer 2–6, 5–7, 2–6
6. 22 tháng 3 năm 2009 Indian Wells, Hoa Kỳ Cứng Tây Ban Nha Rafael Nadal 1–6, 2–6
7. 8 tháng 9 năm 2009 Úc Mở rộng, Úc Cứng Thụy Sĩ Roger Federer 3–6, 4–6, 6–7(11)
8. 1 tháng 8 năm 2010 Los Angeles, Hoa Kỳ Cứng Hoa Kỳ Sam Querrey 7–5, 6–7(2), 3–6

GRAND SLAM

Vô địch (3)

Năm Giải đấu Đối thủ Tỉ số
2012 Mỹ mở rộng Serbia Novak Djokovic 7-6, 7-5, 2-6, 3-6, 6-2
2013 Wimbledon Serbia Novak Djokovic 6-4, 7-5, 6-4
2016 Wimbledon Canada Milos Raonic 6-4, 7-6, 7-6

Á quân (8)

Năm Giải đấu Đối thủ Tỉ số
2008 Mỹ Mở rộng Thụy Sĩ Roger Federer 2–6, 5–7, 2–6
2010 Úc Mở rộng Thụy Sĩ Roger Federer 3–6, 4–6, 6–7
2011 Úc Mở rộng Serbia Novak Djokovic 4–6, 2–6, 3–6
2012 Wimbledon Thụy Sĩ Roger Federer 6–4, 5–7, 3–6, 4-6
2013 Úc Mở rộng Serbia Novak Djokovic 7–6(2), 6(3)–7, 3–6, 2–6
2015 Úc mở rộng Serbia Novak Djokovic 6-7 (2-7), 7-6 (7-3), 3-6, 0-6
2016 Úc mở rộng Serbia Novak Djokovic 1-6, 5-7, 6-7(3)
2016 Pháp mở rộng Serbia Novak Djokovic 6-3, 1-6, 2-6, 4-6

ATP WORLD TOUR 1000

Vô địch (14)

Năm Giải đấu Đối thủ Tỉ số
2008 Cincinnati Masters Serbia Novak Djokovic 7–64, 7–65
2008 Madrid Masters Pháp Gilles Simon 6–4, 7–66
2009 Miami Masters Serbia Novak Djokovic 6-2,7-5
2009 Montreal Argentina Juan Martin Del Potro 6-7,7-6,6-1
2010 Roger cup (Toronto) Thụy Sĩ Roger Federer 7-5,7-5
2010 Shanghai Rolex Master Thụy Sĩ Roger Federer 6-3, 6-2
2011 Cincinnati Masters Serbia Novak Djokovic 6-4, 3-0 (RET)
2011 Shanghai Rolex Master Tây Ban Nha David Ferrer 7-5, 6-4
2013 Miami Masters Tây Ban Nha David Ferrer 2-6, 6-4, 7-6(1)
2015 Madrid Tây Ban Nha Rafael Nadal 6-3, 6-2
2015 Montreal Serbia Novak Djokovic 6–4, 4-6, 6-3
2016 Rome Serbia Novak Djokovic 6-3, 6-3
2016 Shanghai Rolex Master Tây Ban Nha Roberto Bautista Agut 7-6(1), 6-1
2016 Paris Hoa Kỳ John Isner 6-3, 6-7(4), 6-4

Á quân (7)

Năm Giải đấu Đối thủ Tỉ số
2009 Indian Wells Tây Ban Nha Rafael Nadal 1–6, 2–6
2012 Miami Masters Serbia Novak Djokovic 1-6, 6-7(4)
2012 Shanghai Rolex Master Serbia Novak Djokovic 7-5, 6-7(11), 3-6
2015 Miami Masters Serbia Novak Djokovic 6-7, 6-4, 0-6
2015 Paris Serbia Novak Djokovic 2-6, 4-6
2016 Madrid Serbia Novak Djokovic 2-6, 6-3, 3-6
2016 Cincinnati Masters Croatia Marin Čilić 4-6, 5-7

Á quân đôi (1)

TT Ngày Giải đấu Mặt sân Đồng đội Đối thủ ở vòng chung kết Điểm số
1. 1 tháng 10 năm 2006 Bangkok, Thái Lan Trong nhà Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Jamie Murray Israel Jonathan Erlich &
Israel Andy Ram
6-2 2-6 10-4
2 2013 Canada master Ngoài trời Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Colin Fleming [[Alexander Peya|Áo Alexander Peya]]

Brasil Bruno Soares

2-6, 6-7(3)

Thế vận hội

Vào chung kết 3 lần (2 huy chương vàng: đơn nam 2012, đơn nam 2016; 1 huy chương bạc: kết hợp đôi nam-nữ 2012)

Đơn nam: 2 (2–0)
Kết quả Năm Giải đấu Mặt sân Đối thủ Tỷ số
HC Vàng 2012 Thế vận hội Mùa hè (London) Sân cỏ Thụy Sĩ Roger Federer 6–2, 6–1, 6–4
HC Vàng 2016 Thế vận hội Mùa hè (Rio) Sân cứng Argentina Juan Martín del Potro 7–5, 4–6, 6–2, 7–5
Kết hợp đôi: 1 (0–1)
Kết quả Năm Giải đấu Mặt sân Đồng bạn Đối thủ Tỷ số
HC Bạc 2012 Thế vận hội Mùa hè (London) Sân cỏ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Laura Robson Belarus Victoria Azarenka
Belarus Max Mirnyi
6–2, 3–6, [8–10]

Các Giải Đấu

Giải đấu 2005 2006 2007 2008 Career SR Thắng / thua
Úc Mở rộng A V1 V4 V1 0 / 3 3-3
Pháp Mở rộng A V1 A V3 0 / 2 2-2
Wimbledon V3 V4 A TK 0 / 3 9-3
Mỹ Mở rộng V2 V4 V3 CK 0 / 4 12-4
Grand Slam SR 0 / 2 0 / 4 0 / 2 0 / 4 0 / 12 N/A
Grand Slam thắng thua 3-2 6-4 5-2 12-4 N/A 20-11
Tennis Masters Cup A A A 0 / 0 0-0
Indian Wells Masters A V2 BK V4 0 / 3 7-3
Miami Masters A V1 BK V2 0 / 3 4-3
Monte Carlo Masters A V1 A V3 0 / 1 0-1
Rome Masters A V1 V1 V2 0 / 2 0-2
Hamburg Masters A V2 V1 V3 0 / 2 1-2
Canada Masters A BK V2 BK 0 / 3 8-3
Cincinnati Masters V2 TK V1 T 1 / 4 10-3
Madrid Masters (Stuttgart) A V3 V3 T 1 / 3 10-2
Paris Masters A V3 TK 0 / 2 3-2
Danh hiệu 0 1 2 4 N/A 7
Thắng / Thua trên sân cứng 7-4 26-14 25-7 14-5 N/A 83-35
Thắng / Thua trên sân cỏ 5-3 9-4 0-0 6-1 N/A 20-8
Thắng / Thua trên sân thảm 2-1 1-2 0-0 0-0 N/A 3-3
Thắng / Thua trên sân đất nện 0-2 4-5 0-2 7-5 N/A 11-14
Thắng / Thua 14-10 40-25 29-10 27-11 N/A 124–60
Xếp hạng cuồi năm 63 17 11 N/A N/A
  1. A: không tham dự giải Career SR: tỷ lệ số lần thắng trên số lần tham dự

Chú thích

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ATP
  2. ^ Preston, Eleanor (1 tháng 7 năm 2008). "The quarter-final is a match I can win". The Guardian. Truy cập 1 tháng 7 năm 2008.
  3. ^ Wins SAP Open in San Jose, California: SAP Open (18th tháng 2 năm 2007)
  4. ^ Andy Murray lên ngôi giải Cincinnati Masters[liên kết hỏng], Báo Thanh Niên.
  5. ^ Bắc Kinh 2008: Andy Murray bị loại ở vòng 1[liên kết hỏng], Báo Thanh Niên.
  6. ^ “Tin bài chi tiết”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2013. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.

Liên kết ngoài

Read other articles:

Bebe Daniels Bebe DanielsBebe Daniels na capa da Picture-Play Magazine, em 1923 Nome completo Phyllis Virginia Daniels Nascimento 14 de janeiro de 1901Dallas, Texas, Estados Unidos Nacionalidade norte-americana Morte 16 de abril de 1971 (70 anos)Londres, Inglaterra, Reino Unido Ocupação Atriz, cantora, dançarina e escritora Atividade 1910–1960 Cônjuge Ben Lyon (1930-1971) Bebe Daniels na capa d'A Cena Muda, de 1921 Bebe Daniels (Dallas, 14 de janeiro de 1901 - Londres, 16 de mar

 

Austrian former hockey player Ice hockey player Thomas Pöck Pöck with the Hartford Wolf Pack in 2005Born (1981-12-02) 2 December 1981 (age 42)Klagenfurt, AustriaHeight 6 ft 1 in (185 cm)Weight 210 lb (95 kg; 15 st 0 lb)Position DefenceShot LeftPlayed for EC KACNew York RangersNew York IslandersRapperswil-Jona LakersModo HockeyGraz 99ersNational team  AustriaNHL Draft UndraftedPlaying career 2004–2016 Thomas Dietmar Pöck (born 2 December 19...

 

Див. також: Кавн (місто) Кавн Καΰνος Міфологія давньогрецькаМісцевість МілетБатько МілетМати ЕйдофеяБрати/сестри БіблідаДіти Aegialusd[1] Кавн (дав.-гр. Καΰνος) — персонаж давньогрецької міфології, син Мілета, за іменем якого названо місто в Малій Азії, куди він втік, рят

توثيق القالب[أنشئ] [محو الاختزان][استخدامات] هذا القالب يستعمل لوا: وحدة:تحويلات بلدانقالب:بيانات بلد نيفادا يحوي بيانات داخلية غير معدة للاستعمال المباشر، بل هي مستعملة بصفة غير مباشرة بواسطة قوالب أخرى، مثل {{علم}} و{{رمز علم}} وغيرها. انظر أيضاً: علم نيفادا معل...

 

Memorials to fallen military people Memorial tablet in Laon Cathedral to the British Empire dead of the First World War Between 1923 and 1936, the Imperial War Graves Commission erected a series of memorial tablets in French and Belgian cathedrals to commemorate the British Empire dead of the First World War. The tablets were erected in towns in which British Army or Empire troops had been quartered. The prototype Commission memorial tablet, placed in Amiens Cathedral in 1923 alongside tablet...

 

  「日本语」和「日本话」均重定向至此。关于日本固有词汇,请见「和语」。关于日本的多种语言,请见「日本语言」。关于日语的书写系统,请见「日語書寫系統」。关于日本的文字,请见「日本汉字」和「日语假名」。 本頁面使用HTML注音,若瀏覽器不支持,注音會顯示在文字後方,如:衣(yī)。 日语日本語 Nihongo(にほんご)Nippongo(にっぽんご)日语书写系

British TV series or programme PlebsGenreSitcomStarring Tom Rosenthal Jonathan Pointing Joel Fry Ryan Sampson Tom Basden Ellie Taylor Karl Theobald Doon Mackichan Sophie Colquhoun Lydia Rose Bewley Adrian Scarborough Tom Davis Neil Stuke Bella Dayne Laura Elsworthy Maximilien Seweryn Maureen Lipman Kim Wall Theme music composerOliver JulianCountry of originUnited KingdomOriginal languageEnglishNo. of series5 (+1 special)No. of episodes39ProductionExecutive producers Caroline Leddy Sam Le...

 

WWII: British Army raid on Italian fort in Egypt Attack on NibeiwaPart of Operation Compass, during the Second World WarMap of the Italian invasion of EgyptDate9 December 1940Location'Alam Nibeiwa (Nibeiwa Hill)31°23′00″N 25°53′00″E / 31.38333°N 25.88333°E / 31.38333; 25.88333Result British victoryBelligerents  United Kingdom  British India  ItalyCommanders and leaders Richard O'Connor Reginald Savory Pietro Maletti †Units involved...

 

King of the Akkadian King For a general use, see Igigi. IgigiKing of AkkadKing of SumerKing of the Akkadian EmpireReignc. 2193-2192  BCPredecessorShar-Kali-SharriSuccessorImi Igigi, according to the Sumerian King List, was one of four rivals (the others being Ilulu, Imi, and Nanum) vying to be king of the Akkadian Empire during a three-year period following the death of Shar-kali-sharri.[1] This chaotic period came to an end when Dudu consolidated his power over the realm. See al...

The 30th Legislative Assembly of British Columbia sat from 1972 to 1975. The members were elected in the British Columbia general election held in August 1972.[1] The New Democratic Party (NDP) led by Dave Barrett formed the government.[2] The Social Credit Party led by W. A. C. Bennett formed the official opposition. Bill Bennett was elected Social Credit party leader in November 1973 after his father resigned his seat in the assembly in June 1973.[3] Gordon Dowding s...

 

Japanese professional wrestler Tequila SayaSaya in July 2019Born (1984-01-19) January 19, 1984 (age 39)[1]Hakodate, JapanProfessional wrestling careerRing name(s)Tequila SayaSayaBilled height157 cm (5 ft 2 in)[2]Billed weight50 kg (110 lb)Trained byChiharu ŌnoDebut2016Retired2019 Tequila Saya (テキーラさや, Tekira Saya) is a Japanese retired professional wrestler best known for her tenure with the Japanese promotions Ice Ribbon and Oz Acade...

 

Indian telecommunications company This article is about the current Indian mobile telecommunications company supported by Vodafone. For the predecessor company, see Vodafone India and Idea Cellular. ViTypePrivateTraded asBSE: 532822NSE: VODAFONE IDEAIndustryTelecommunicationsFounded31 August 2018; 5 years ago (2018-08-31)FounderVodafone and IdeaHeadquartersMumbai (Corp.)[1][2] Gandhinagar (Reg.)Key peopleRavinder Takkar (Chairman)Akshay Moondra (CEO...

Keakuratan artikel ini diragukan dan artikel ini perlu diperiksa ulang dengan mencantumkan referensi yang dapat dipertanggungjawabkan. Diskusi terkait dapat dibaca pada the halaman pembicaraan. Harap pastikan akurasi artikel ini dengan sumber tepercaya. Lihat diskusi mengenai artikel ini di halaman diskusinya. (Pelajari cara dan kapan saatnya untuk menghapus pesan templat ini) PKI beralih ke halaman ini. Untuk kegunaan lain, lihat PKI (disambiguasi). Partai Komunis Indonesia PendiriSemaunDars...

 

Election in Tennessee Main article: 1976 United States presidential election 1976 United States presidential election in Tennessee ← 1972 November 2, 1976 1980 →   Nominee Jimmy Carter Gerald Ford Party Democratic Republican Home state Georgia Michigan Running mate Walter Mondale Bob Dole Electoral vote 10 0 Popular vote 825,879 633,969 Percentage 55.94% 42.94% County Results Carter   40–50%   50–60%   60–70% &...

 

Desktop computer by Apple Inc. Mac StudioDeveloperApple Inc.TypeCompact desktopWorkstationRelease dateMarch 18, 2022; 20 months ago (2022-03-18)Operating systemmacOSSystem on a chipApple M-seriesPredecessoriMac ProRelatedMac Mini, Mac ProWebsiteapple.com/mac-studio The Mac Studio is a small-form-factor workstation made by Apple Inc. It is one of four desktop computers in the Mac lineup, sitting above the consumer-range Mac Mini and iMac, and positioned below the Mac Pro. It ...

「環状七号線・環七・環七通り」はこの項目へ転送されています。青森県を通る「環7」と称する路線については「青森環状道路」をご覧ください。 この記事は検証可能な参考文献や出典が全く示されていないか、不十分です。出典を追加して記事の信頼性向上にご協力ください。(このテンプレートの使い方)出典検索?: 東京都道318号環状七号線 – ニュー...

 

This article relies excessively on references to primary sources. Please improve this article by adding secondary or tertiary sources. Find sources: The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints in Mozambique – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (October 2022) (Learn how and when to remove this template message) The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints in MozambiqueAreaAfrica SouthMembers18,443 (2022)[1]Stakes5Districts1Wards3...

 

1656–58 epidemic of plague in the Kingdom of Naples Naples PlaguePainting by Domenico Gargiulo, made during the first year of the outbreak DiseasePlagueSourcefrom Sardinia in 1652, before that uncertainDates1656–1658Deathsup to 1.25 million The Naples Plague was an epidemic of plague in the Kingdom of Naples, lasting from 1656 to 1658.[1][2] The epidemic affected mostly Central Italy and Southern Italy, killing up to 1,250,000 people throughout the Kingdom of Naples accord...

This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article has an unclear citation style. The reason given is: Violates Wikipedia:External links: Wikipedia articles may include links to web pages outside Wikipedia (external links), but they should not normally be used in the body of an article. The references used may be made clearer with a different or consistent style of citation and ...

 

Oscar WildeOscar WildeLahirOscar Fingal O'Flahertie Wills Wilde(1854-10-16)16 Oktober 1854Dublin, IrlandiaMeninggal30 November 1900(1900-11-30) (umur 46)Paris, PrancisPekerjaanPenulis, Penyair, DramawanBahasaInggris, PrancisKebangsaanIrlandiaAlmamaterKuliah Trinity, Dublin; Kuliah Magdalen, OxfordPeriodeEra VictoriaGenredrama, cerpen, dialog, jurnalismeAliran sastraestetikaKarya terkenalThe Importance of Being Earnest, The Picture of Dorian GrayPasanganConstance Lloyd (1884–1...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!