Đế quốc Songhai

Đế quốc Songhai
Tên bản ngữ
  • Đế quốc Songhai
k. 1464–1591
Lãnh thổ mở rộng của Đế quốc Songhai k. 1500.
Lãnh thổ mở rộng của Đế quốc Songhai k. 1500.
Vị thếĐế quốc
Thủ đôGao[1]
Ngôn ngữ thông dụngSonghai, Malinké, Mandinka, Fulani, Bozo, Soninke, Hausa, Mooré
Tôn giáo chính
Hồi giáo, tôn giáo truyền thống châu Phi
Chính trị
Chính phủĐế quốc
Dia (King) 
• 1464–1492
Sunni Ali
• 1492–1493
Sonni Bāru
• 1493–1528
Askia Đại Đế
• 1529–1531
Askia Musa
• 1531–1537
Askia Benkan
• 1537–1539
Askia Isma'il
• 1539–1549
Askia Ishaq I
• 1549–1582/1583
Askia Daoud
• 1588–1592
Askia Ishaq II
Lịch sử
Thời kỳHậu cổ điển
• Khởi phát
k. 1000
• Giành độc lập từ tay Đế quốc Mali
k. 1430
1468
1493
• Đế quốc Songhai Sụp đổ
1591
• Vương quốc Dendi tiếp tục
1592
Địa lý
Diện tích 
• 1500[2]
1.400.000 km2
(540.543 mi2)
• 1550[3]
800.000 km2
(308.882 mi2)
Kinh tế
Đơn vị tiền tệ(Tiền vỏ ốc, tiền xu vàng)
Tiền thân
Kế tục
Đế quốc Mali
Đế quốc Gao
Nhà Saadi
Pashalik Timbuktu
Vương quốc Dendi
Hiện nay là một phần của Bénin
 Burkina Faso
 Guinée
 Guiné-Bissau
 Mali
 Mauritanie
 Niger
 Nigeria
 Sénégal
 Gambia

Đế quốc Songhai (cũng được phiên âm thành Songhay) là một nhà nước thống trị Tây Sahel vào thế kỷ 15 và 16. Vào thời đỉnh điểm, nó là một trong những nhà nước lớn nhất trong lịch sử châu Phi. Đế chế này được biết đến với cái tên lịch sử Songhai của nó, bắt nguồn từ nhóm dân tộc hàng đầu và tầng lớp lãnh đạo. Sonni Ali xây dựng Gao là thủ đô của đế chế, mặc dù một nhà nước Songhai đã tồn tại trong và quanh Gao từ thế kỷ thứ 11. Các thành phố quan trọng khác trong đế quốc là TimbuktuDjenné, được chinh phục năm 1468 và 1475, nơi mà thương mại tập trung vào thành thị phát triển rực rỡ. Ban đầu, đế quốc bị cai trị bởi nhà Sonni (k. 1464 1464–1493), nhưng sau đó được nhà Askiya thay thế (1493–1591).

Trong nửa sau của thế kỷ 13, Gao và khu vực xung quanh đã trở thành trung tâm thương mại quan trọng và thu hút sự quan tâm của việc mở rộng Đế quốc Mali. Mali đã chinh phục Gao vào cuối thế kỷ 13; Gao vẫn còn dưới quyền bá chủ Mali cho đến cuối thế kỷ 14. Nhưng khi đế chế Mali bắt đầu tan rã, Songhai tái khẳng định quyền kiểm soát Gao. Các nhà lãnh đạo Songhai sau đó đã lợi dụng sự yếu đi của đế chế Mali để mở rộng đế chế Songhai. Dưới sự cai trị của Sonni Ali, Songhai đã vượt qua Đế chế Mali cả về diện tích, sự giàu có và quyền lực, chiếm cứ các khu vực rộng lớn của đế chế Mali và đạt đến mức độ lớn nhất của nó. Con trai và người kế nhiệm, Sonni Bāru (1492–1493), là một người cai trị đế chế kém cỏi, và đã bị Muhammad Ture (1493–1528; tên khác: Askia), vốn một trong những tướng của cha mình, lật đổ. Ture đã tiến hành cải cách chính trị và kinh tế trong toàn đế quốc.

Một loạt các âm mưu và cuộc đảo chính bởi những người kế nhiệm của Askia đã đưa đế chế này rơi vào giai đoạn suy thoái và bất ổn. Hoàng tộc Askia đã cố gắng cai trị đế chế, nhưng sự hỗn loạn về chính trị và một số cuộc nội chiến trong đế chế đã khiến đế chế tiếp tục suy giảm, đặc biệt là trong thời kỳ tàn bạo của Askia Ishaq I (1539–1549). Tuy nhiên, đế chế trải qua giai đoạn ổn định và một chuỗi thành công quân sự trong thời trị vì của Askia Daoud (1549–1582/1583). Ahmad al-Mansur, vị sultan Marốc lúc đó, yêu cầu thu thuế từ các mỏ muối của đế quốc. Askia Daoud đã trả lời bằng cách gửi một lượng lớn vàng như một món quà trong nỗ lực xoa dịu sultan. Askia Ishaq II (1588–1591) lên nắm quyền trong một cuộc đấu tranh lâu dài sau cái chết của Askia Daoud. Ông là người cai trị cuối cùng của đế quốc. Năm 1590, al-Mansur lợi dụng cuộc xung đột dân sự gần đây trong đế chế và đưa một đội quân dưới sự chỉ huy của Judar Pasha để chiếm Songhai và giành quyền kiểm soát các tuyến thương mại xuyên Sahara. Sau thất bại thảm hại tại Trận Tondibi (1591), đế chế Songhai sụp đổ. Vương quốc Dendi đã kế tục đế chế Songhai như là sự tiếp nối của nền văn hoá và xã hội Songhai.

Tham khảo

Ghi chú

  1. ^ Bethwell A. Ogot, Africa from the Sixteenth to the Eighteenth Century, (UNESCO Publishing, 2000), 303.
  2. ^ hunwick 2003, tr. xlix.
  3. ^ Taagepera 1979, tr. 497.

Nguồn sách

  • Dalgleish, David (tháng 4 năm 2005). “Pre-Colonial Criminal Justice In West Africa: Eurocentric Thought Versus Africentric Evidence” (PDF). African Journal of Criminology and Justice Studies. 1 (1). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  • Haskins, James; Benson, Kathleen; Cooper, Floyd (1998). African Beginnings. New York City: HarperCollins. tr. 48 Pages. ISBN 0-688-10256-5.
  • Iliffe, John (2007). Africans: the history of a continent. Cambridge University Press. ISBN 0-521-68297-5.
  • Hunwick, John (1988). Timbuktu & the Songhay Empire: Al-Sa'dis Ta`rikh al-sudan down to 1613 and other Contemporary Documents. Leiden: BRILL. tr. 480 pages. ISBN 90-04-12822-0.
  • Lady Lugard, Flora Louisa Shaw (1997). “Songhay Under Askia the Great”. A tropical dependency: an outline of the ancient history of the western Sudan with an account of the modern settlement of northern Nigeria / [Flora S. Lugard]. Black Classic Press. ISBN 0-933121-92-X.
  • Malio, Thomas A. Hale. by The epic of Askia Mohammed / recounted by Nouhou (1990). Scribe, griot, and novelist: narrative interpreters of the Songhay Empire. Gainesville: University of Florida Press. ISBN 0-8130-0981-2.
  • Taagepera, Rein (1979). Social Science History, Vol. 3, No. 3/4 "Size and Duration of Empires: Growth-Decline Curves, 600 B.C. to 600 A.D.". Durham: Duke University Press.

Đọc thêm

  • Isichei, Elizabeth. A History of African Societies to 1870. Cambridge: Cambridge University Press, 1997. Print.
  • Shillington, Kevin. History of Africa. 2nd. NY: Macmillan, 2005. Print.
  • Cissoko, S. M., Timbouctou et l'empire songhay, Paris 1975.
  • Lange, D., Ancient Kingdoms of West Africa, Dettelbach 2004 (the book has a chapter titled "The Mande factor in Gao history", pp. 409–544).

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!