Đấu tranh bất bạo động

Đấu tranh bất bạo động hay phản kháng phi bạo lực là một hình thức đấu tranh không dùng vũ khí mà sử dụng việc tập hợp số đông quần chúng làm sức mạnh để gây áp lực và hóa giải một thế lực đối kháng với họ.

Mahatma Gandhi được coi như là người đầu tiên áp dụng thể đấu tranh này để giải phóng dân tộc Ấn Độ ra khỏi sự đô hộ của Anh mà dân Ấn không phải hy sinh một giọt máu nào cho sự độc lập của quốc gia họ. Đấu tranh bất bạo động cũng được biết đến từ cuộc nổi dậy của sắc dân da đen ở Mỹ, lãnh đạo bởi Tiến sĩ Martin Luther King.[1], và cũng đã được nhiều dân tộc trên thế giới áp dụng như tại các nước Đông Âu như những cuộc biểu tình vào ngày thứ hai tại Leipzig[2]

Từ năm 1966 đến năm 1999, các cuộc đấu tranh bất bạo động của công dân đóng vai trò quan trọng trong 50 trong số 67 lần chuyển tiếp từ chế độ độc tài[3]. Cuộc đấu tranh bất bạo động hiện nay bao gồm hoạt động biểu tình phản chiến hoặc phản đối thực trạng bất công của xã hội như Phong trào Chúng tôi thuộc về 99% (We are the 99%) nhằm phản đối bất bình đẳng thu nhập tại Hoa Kỳ. Nhiều phong trào thúc đẩy các triết lý về bất bạo động hoặc hòa bình đã áp dụng một cách thực tế các phương pháp hành động bất bạo động như một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu xã hội hoặc chính trị.

Tuy nhiên, các phong trào “phản kháng phi bạo lực” như biểu tình đông người vẫn có thể chuyển sang sử dụng các biện pháp bạo lực (bạo động, đốt phá, tấn công vũ trang) quyết liệt, nhất là khi các tổ chức tình báo nước ngoài đứng sau phong trào đó. Các nhà tổ chức các cuộc “Đấu tranh bất bạo động” ở Gruzia, “cách mạng cam” ở Ucraina và Mùa xuân Ả Rập ở các nước Bắc Phi và Trung Đông... là các cơ quan tình báo của các nước phương Tây, các tổ chức phi chính phủ, các "quỹ tài trợ dân chủ", thậm chí cả các lực lượng đặc nhiệm từ bên ngoài có chức năng huấn luyện chiến thuật quân sự cho các lực lượng đối lập. Ban đầu là "Đấu tranh bất bạo động", nhưng nếu không đạt mục tiêu đề ra thì các lực lượng đối lập sẵn sàng chuyển sang sử dụng bạo động, đốt phá, gây chiến tranh để lật đổ chính phủ. Trên thực tế, nhiều cuộc chính biến ở Đông Âu, Trung Đông đã chuyển từ "phi bạo lực" ban đầu sang chiến tranh quy mô lớn (nội chiến Syria, nội chiến Ucraina, nội chiến Libya...)[4]

Các ứng dụng

Đấu tranh bất bạo động có thể và đã được dùng để:

  1. Để cải thiện một khiếm khuyết trong xã hội hay bày tỏ một quan điểm của mình về một vấn đề nào đó[5]
  2. Để phản đối một nhà độc tài, một thể chế chính trị không được đa số người dân ủng hộ: có phạm vi rộng lớn, với sự tham gia của nhiều thành phần quần chúng. Hoạt động này còn có mục đích kêu gọi tiến hành Tổng tuyển cử trước thời hạn để bầu lên nhà lãnh đạo mới được đa số người dân ủng hộ.

Các nguyên tắc

  • Đây là một biện pháp hữu hiệu cho một khối đông yếu thế chống lại một thiểu số có quyền lực trong tay.
  • Có nhiều phương thức đấu tranh bất bạo động nhưng tựu trung có thể bao gồm các nguyên tắc sau:
  • Bất tuân dân sự: Tức là người tham gia đấu tranh có thể từ chối thực hiện những việc mà họ vẫn thường làm, hoặc được trông đợi sẽ làm.
  • Hành động cố ý thực hiện: Tức là người tham gia đấu tranh có thể thực hiện những việc mà họ thường không làm, hoặc không được trông đợi sẽ làm, hoặc bị cấm thực hiện.
  • Thuyết phục và thương lượng: để bắt đối phương chấp nhận các điều kiện của mình. Điều này chỉ thực hiện ở giai đoạn cuối cùng, khi phe đối lập đã bị dồn vào thế phải nhượng bộ.
  • Thượng tôn pháp luật: Tức là không được xâm phạm lợi ích chung của xã hội và lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác trong xã hội. Hoạt động đấu tranh bất bạo động được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ nhưng những người tham gia đấu tranh cũng phải tuân thủ pháp luật.[6]
  • Tôn trọng và thương yêu đối phương: Tức là tránh tư tưởng bạo lực bên ngoài (cơ thể) mà còn tránh bạo lực bên trong (tinh thần) nữa, không những không tiêu diệt đối phương mà còn không căm ghét đối phương nữa.[7]

Tuy nhiên, do thành phần tham gia phức tạp nên các nguyên tắc này nhiều khi không được tuân theo đầy đủ. Ví dụ như các cuộc biểu tình đòi quyền bình đẳng cho người da đen ở Mỹ năm 2020, ban đầu là bất bạo động, nhưng về sau thì nhiều nhóm quá khích đã chuyển sang dùng bạo lực, cướp phá đường phố và hành hung người khác.

Những phương thức hành động

Có ba phương pháp chính là:

  • Lên tiếng và thuyết phục: Tức là một nhóm người nhằm thể hiện sự ủng hộ hay phản đối nhằm thay đổi nhận thức của cộng đồng tới một vấn đề nào đó. Mục đích chính của hành động này là gửi thông điệp tới đối phương hoặc những người có khả năng thực hiện những thay đổi cần thiết trong xã hội. Hoạt động này chỉ sử dụng tiếng nói, không sử dụng hung khí và vũ lực để gây mất trật tự xã hội.
  • Bất hợp tác: Tức là từ chối thực hiện hoặc gây trở ngại cho các hoạt động đang gây phương hại cho xã hội hoặc trái với lợi ích, nguyện vọng chung của xã hội. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn phải tuân thủ luật pháp của xã hội nhằm tránh những xung đột bạo lực không cần thiết.
  • Can thiệp: Tức là phản kháng trực tiếp khi đối phương có dấu hiệu sử dụng vũ lực để đàn áp. Tuy nhiên, những người tham gia phản kháng vẫn không được sử dụng hung khí và vũ lực mà chỉ được sử dụng các phương thức phi vũ lực như lời nói, áp phích, truyền đơn, nhưng nội dung tuyên truyền phải đúng sự thật và được kiểm chứng.

Tiến sĩ Gene Sharp[8][9], một nhà nghiên cứu của học viện Albert Einstein, đã tổng hợp kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động hữu hiệu của nhiều nước trên thế giới đã đưa ra bảng liệt kê gần 200 phương cách đấu tranh trong cuốn sách Từ độc tài đến dân chủ của ông [10]. Trên tổng thể, các phương cách này dựa vào 4 phương thức lớn sau:

1. Phương thức phản đối và thuyết phục bất bạo động, phương thức bất tuân dân sự.
2. Phương thức bất hợp tác kinh tế: như tẩy chay kinh tế và đình công (tuy nhiên, hoạt động này phải theo tinh thần thượng tôn pháp luật)
3. Phương thức bất hợp tác chính trị
4. Phương thức can dự bất bạo động.

Có một điều cần chú ý là khi tiến hành các phương pháp này cần tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động đấu tranh bất bạo động để giữ tính chính danh.

Các câu nói nổi tiếng

  • " Dân chủ không thể có bằng sự ban ơn mà bằng sự đấu tranh."[11]

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (1910 – 1996), Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1980-1981), Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976).

Hoạt động giả danh đấu tranh bất bạo động

Hoạt động đấu tranh bất bạo động có ý nghĩa tốt, nhưng nhiều lúc đã bị lợi dụng để phục vụ các mục tiêu chính trị ngầm phía sau nhằm gây bất ổn chính trị, tiến tới lật đổ chính phủ hoặc mở đường cho ngoại quốc xâm lược một quốc gia. Việc lợi dụng khác với đấu tranh chống bạo động chân chính ở điểm là: hoạt động lợi dụng danh nghĩa đấu tranh bất bạo động không có người tổ chức, không có lãnh tụ uy tín (hoặc người tổ chức ngầm đứng phía sau thao túng, không lộ diện). Nếu so sánh với hoạt động đấu tranh bất bạo động của Mahatma Gandhi thì sẽ thấy rõ ràng là những sự kiện tại Ấn Độ đều có sự lãnh đạo, hướng dẫn của lãnh tụ đòi độc lập dân tộc của Ấn Độ là Mahatma Gandhi, ông đã phải tổ chức những phong trào đấu tranh có tổ chức rộng khắp trên Ấn Độ chứ không chỉ ở một địa điểm nào đó để đánh bóng tên tuổi.[12] Đấu tranh bất bạo động chân chính sử dụng nguồn tin được kiểm chứng, được mọi người công nhận tính đúng đắn để đấu tranh; còn hoạt động giả danh đấu tranh bất bạo động thường sử dụng thông tin bị bóp méo, vu khống, bịa đặt để kích động đám đông mù quáng tin theo[13][14]

Các cuộc cách mạng bất bạo động đầu thập niên 2010 bao gồm Mùa xuân Ả Rập là tiêu biểu của việc giả danh đấu tranh bất bạo động. Ban đầu là một loạt các hành vi bất tuân dân sự, biểu tình ngồi, và cuộc tổng đình công được tổ chức bởi các phong trào đối lập. Tuy nhiên, sau giai đoạn "bất bạo động" ban đầu, lực lượng đối lập sẽ thực hiện bạo loạn loạt đổ hoặc chiến tranh quân sự quyết liệt nếu thấy cần thiết, đẩy đất nước vào nội chiến hoặc bị quân đội nước ngoài tấn công, điển hình là ở Syria, Libya, Yemen...

Các sách, bài nên đọc

Chú thích

  1. ^ “Martin Luther King và Câu Chuyện Montgomery”. viettan. ngày 16 tháng 4 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ “Monday demonstrations in East Germany”. Wikipedia.
  3. ^ “A Force More Powerful”. A Force More Powerful. 1 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2010.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Hàng ngàn công nhân đình công ở Hà Nội”. RFA. ngày 7 tháng 6 năm 2012.
  6. ^ http://www.qpvn.vn/tin-video/nhan-dien-su-that-so-78.html
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2017.
  8. ^ “Từ Độc tài tới Dân chủ”. BBC Vietnamese. ngày 21 tháng 2 năm 2011.
  9. ^ “Gene Sharp: Author of the nonviolent revolution rulebook”. BBC. ngày 21 tháng 2 năm 2011.
  10. ^ Gene Sharp, From Dictatorship to Democracy: A Conceptual Framework for Liberation, Albert Einstein Institution (Cambridge, Mass.), 2003 [1] Lưu trữ 2012-06-21 tại Wayback Machine
  11. ^ 'Dân chủ không thể có bằng sự ban ơn'. BBC Vietnamese. ngày 27 tháng 3 năm 2006.
  12. ^ http://hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/dau-tranh-tren-linh-vuc-tu-tuong-van-hoa-bao-ve-va-phat-trien-chu-nghia-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh-quan-diem-duong-loi-cua-dang/thuc-chat-cua-cai-goi-la-dau-tranh-bat-bao-dong.html
  13. ^ http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/31435202-canh-giac-va-dau-tranh-voi-luan-dieu-bia-dat-dung-chuyen.html
  14. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2017.

Liên kết ngoài

Read other articles:

Konsili Konstantinopel IIIMiniatur Konsili Oikumenis Ke-6 yang berasal dari abad 14Waktu680–681Diakui oleh Gereja Katolik Roma Gereja Ortodoks Timur Persekutuan Anglikan Gereja Katolik Lama Beberapa gereja Protestan Konsili sebelumnyaKonsili Konstantinopel IIKonsili berikutnyaKonsili Nicea IIPenyelenggaraKaisar Konstantinus IVPemimpinPatriark Georgius I dari KonstantinopelJumlah pesertaKemungkinan 300 orang; penandatanganan dokumen berkisar antara 43 (sesi pertama) hingga 174 (sesi ked...

Seekor Kuda Poni Shetland Kuda Poni (Bahasa Latin: Equus ferus caballus) atau Kuda Padi adalah kuda yang memiliki ukuran kecil. Bergantung pada konteksnya, kuda poni biasanya didefinisikan sebagai kuda yang berada di bawah perkiraan atau ketinggian sebenarnya dari kuda biasa atau kuda kecil dengan konformasi dan temperamen tertentu. Ada banyak jenis kuda poni yang berbeda. Dibandingkan dengan kuda lain, kuda poni sering menunjukkan surai yang lebih tebal, ekor dan badan yang lebih lebat, sert...

يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (ديسمبر 2018)   لمعانٍ أخرى، طالع رحاب (توضيح). رحاب تقسيم إداري البلد  اليمن مديرية مديرية دوعن المسؤولون محافظ...

Jan Vroom kan verwijzen naar: Jan Vroom jr. (1893–1958), Nederlands tuin- en landschapsarchitect, zoon van Jan Vroom sr. Jan Vroom sr. (1855-1923), Nederlands tuin- en landschapsarchitect Jan Vroom (1920-1945), Nederlands verzetsman, gefusilleerd als represaille vanwege de aanslag op Hanns Rauter, kleinzoon van Jan Vroom sr. Bekijk alle artikelen waarvan de titel begint met Jan Vroom of met Jan Vroom in de titel. Dit is een doorverwijspagina, bedoeld om de verschill...

Artikel ini membutuhkan rujukan tambahan agar kualitasnya dapat dipastikan. Mohon bantu kami mengembangkan artikel ini dengan cara menambahkan rujukan ke sumber tepercaya. Pernyataan tak bersumber bisa saja dipertentangkan dan dihapus.Cari sumber: Ulekutek oncom – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR Ulekutek oncom Ulekutek oncom adalah makanan khas Sunda yang berbahan dasar oncom. Nama ulekutek berasal dari cara pembuatannya dengan cara d...

Vehlingen Stadt Isselburg Koordinaten: 51° 49′ N, 6° 25′ O51.82466.4201Koordinaten: 51° 49′ 29″ N, 6° 25′ 12″ O Fläche: 7,5 km² Einwohner: 1000 (31. Dez. 2010)[1] Bevölkerungsdichte: 133 Einwohner/km² Eingemeindung: 1. Januar 1975 Postleitzahl: 46419 Vorwahl: 02874 Vehlingen (Nordrhein-Westfalen) Lage von Vehlingen in Nordrhein-Westfalen Vehlingen ist ein Ortsteil der Stadt Isselburg im Kreis Bor...

Customshouse/Congress Centre in Porto, PortugalPorto Customshouse Congress CentreCentro de Congressos da AlfândegaA view of the old customshouse's installations along the north bank of the Douro River in the historic centre of PortoGeneral informationTypeCustomshouse/Congress CentreArchitectural styleNeoclassicismLocationCedofeita, Santo Ildefonso, Sé, Miragaia, São Nicolau e VitóriaTown or cityPortoCountryPortugalCoordinates41°8′34.9″N 8°37′18.1″W / 41.143028°N...

The glutathione-ascorbate cycle. Abbreviations are defined in the text. The ascorbate-glutathione cycle, sometimes Foyer-Halliwell-Asada pathway, is a metabolic pathway that detoxifies hydrogen peroxide (H2O2), a reactive oxygen species that is produced as a waste product in metabolism. The cycle involves the antioxidant metabolites: ascorbate, glutathione and NADPH and the enzymes linking these metabolites.[1] In the first step of this pathway, H2O2 is reduced to water by ascorbate p...

Individual whose knowledge spans a substantial number of subjects Universal man redirects here. For the sculpture by Canadian artist Gerald Gladstone, see Universal Man. Polyhistor redirects here. For the ancient Greek scholar, see Alexander Polyhistor. For other uses, see Polymath (disambiguation). Benjamin Franklin is one of the foremost polymaths in history. Franklin was a writer, scientist, inventor, statesman, diplomat, printer and political philosopher. He was one of the Founding Father...

Дансько-німецькі відносини Данія Німеччина Дансько-німецькі відносини (нім. Deutsch-dänischen Beziehungen) — міжнародні відносини Данії і Німеччини. Їхня історія сягає перших контактів данів із германцями (саксами) на півдні Ютландського півострова. Протягом середньовіччя і ранньо...

Japanese multimedia project Sega Hard GirlsPromotion image for the Hi-sCoool! SeHa Girls anime series featuring Mega Drive (left), Dreamcast (center), and Sega Saturn (right) in both humanoid and chibi forms.セガ・ハード・ガールズ(Sega Hādo Gāruzu)GenreFantasy Light novelGendai Nihon ni Yatte Kita Sega no Megami ni Arigachi na KotoWritten byTōru ShiwasuIllustrated byKeiPublished byASCII Media WorksMagazineDengeki Bunko MagazineDemographicMaleOriginal runJune 10, 2...

Luftbild der Schlossanlage Schloss Nordkirchen, Ansicht der Gartenseite Schloss Nordkirchen: die symmetrischen Hauptgebäude von Süden Das Schloss Nordkirchen ist eine barocke Schlossanlage im südlichen Münsterland. Es liegt 28 Kilometer südlich von Münster auf dem Gebiet der Gemeinde Nordkirchen im nordrhein-westfälischen Kreis Coesfeld. Das denkmalgeschützte Wasserschloss ist die größte und bedeutendste Barockresidenz Westfalens und wird aufgrund seiner Ausmaße und architekto...

1998 filmGargantuaVHS coverDirected byBradford MayWritten byRonald ParkerProduced byPeter V. WareStarring Adam Baldwin Julie Carmen Emile Hirsch CinematographyJohn StokesEdited byBuford F. HayesMusic byJ. Peter RobinsonProductioncompanyFox Television StudiosDistributed byTwentieth Century FoxRelease date May 19, 1998 (1998-05-19) (United States)Running time86 minutesLanguageEnglishBudget$8 million[1] Gargantua is an American 1998 giant monster television film, star...

Artikel ini bukan mengenai Ratapan Anak Tiri (seri televisi). Tangisan Anak TiriGenre Drama Religi PembuatTripar Multivision PlusDitulis olehDeni ChristantraSutradara Vasant R. Patel RA. Maksudin Pengarah kreatifRaakhee PunjabiPemeran Dhea Annisa Lenna Tan Gisela Cindy Billy Boedjanger Melsson Vityn Tommy Kaganangan Delima Rizky Leily Sagita Lagu pembukaTangisan Anak Tiri — Citra DewiLagu penutupTangisan Anak Tiri — Citra DewiPenata musikJoseph S DjafarNegara asalIndonesiaBahasa asl...

Cette page concerne l'année 2000 (MM en chiffres romains) du calendrier grégorien. Pour l'année 2000 av. J.-C., voir 2000 av. J.-C. Pour le nombre 2000, voir 2000 (nombre). Pour les autres significations, voir 2000 (homonymie). Chronologies Données clés 1997 1998 1999  2000  2001 2002 2003Décennies :1970 1980 1990  2000  2010 2020 2030Siècles :XVIIIe XIXe  XXe  XXIe XXIIe Chronologies thématiques Aéronautique Architecture Arts plastiques Astron...

Ecumenical Patriarch of Constantinople from 715 to 730 For other people with the same name, see Germanus (disambiguation). SaintGermanus I of ConstantinoplePatriarch Germanus I of ConstantinopleBornc. 634Died740Venerated inEastern OrthodoxyRoman CatholicismFeast12 May SaintGermanus I of ConstantinopleEcumenical Patriarch of ConstantinopleSeeConstantinopleInstalled715Term ended730PredecessorJohn VISuccessorAnastasiosPersonal detailsDenominationChalcedonian Christianity Germanus I (Greek: ...

Indian computer scientist (born 1947) For other people named Iyengar, see Iyengar (disambiguation). Sundaraja Sitharama IyengarBorn (1947-08-26) 26 August 1947 (age 76)Hemmige, Mysore State, Dominion of India (present-day Karnataka, India)Known forBrooks-Iyengar algorithm, Song (KAIST) - Iyengar (LSU) MobiCon Middleware Computing Platform, Lu-Wu-Iyengar New Detection Algorithm for Spectrum Sensing[1]Scientific careerFieldsDistributed Sensor Networks, RoboticsInstitutionsFIU,...

2012 American filmThe Time BeingTheatrical release posterDirected byNenad Cicin-SainWritten byNenad Cicin-SainRichard N. GladsteinProduced byRichard N. GladsteinStarringWes BentleyFrank LangellaAhna O'ReillySarah PaulsonCorey StollGina GallegoCinematographyMihai Mălaimare Jr.Edited byHaines HallEvan SchiffMusic byJan A. P. KaczmarekProductioncompanyFilmColonyDistributed byTribeca FilmRelease dates September 11, 2012 (2012-09-11) (TIFF) July 23, 2013 (2013-07...

This article is about the Anglo-American poetry movement. For the contemporaneous Russian poetry movement, see Imaginism. 20th-century poetry movement The expatriate American poet Ezra Pound collected eleven poets in the first anthology of Imagist poetry, Des Imagistes (1914). (Pound photographed in 1913) Imagism was a movement in early-20th-century Anglo-American poetry that favored precision of imagery and clear, sharp language. It is considered to be the first organized modernist literary ...

Residential in Metro Manila, PhilippinesThe Gramercy ResidencesGeneral informationStatusCompletedTypeResidentialLocationKalayaan Avenue, Century City, Makati Poblacion, Metro Manila, PhilippinesConstruction startedOctober 5, 2007Completed2013OpeningMarch 4, 2013Cost₱5.5 billionOwnerCentury PropertiesManagementCentury Property Management Corp.HeightRoof250 m (820 ft)Technical detailsFloor count73Floor area118,000 m2 (1,270,141.43 sq ft)Lifts/elevators8Design and cons...