Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung là cơ quan tình báo, phản gián của Ngô Đình Cẩn do Dương Văn Hiếu và Nguyễn Tư Thái (biệt danh Thái đen) chỉ huy, vào những năm đầu của nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung thành lập năm 1957 với chủ đích: "Cải tạo và sử dụng các cán bộ cựu kháng chiến". Trụ sở của Đoàn đặt tại trại Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, gần Quân khu Thủ đô.
Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung từng bắt ông Trần Quốc Hương (tức Mười Hương)[1] vào 06/1958[2], Vũ Ngọc Nhạ[3] vào 12/1958, Lê Hữu Thúy[4] vào năm 1959, Nguyễn Vĩnh Nghiệp[5] vào năm 1960, đại tá Lê Câu[6] người chỉ huy chỉ huy Quân báo Miền Nam của Hà Nội vào năm 1961[7]. Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung cũng từng theo dõi Phạm Ngọc Thảo[8] và đề nghị tổng thống Ngô Đình Diệm lưu ý tới ông. Sau vụ đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung bị giải tán, các chỉ huy như Dương Văn Hiếu bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng điều tra, đày ra Côn Đảo.
^Nhân vật chủ chốt trong vụ án cụm tình báo A.22 làm rung động chính trường Sài Gòn vào cuối năm 1969. Nguyên mẫu nhân vật chính trong tiểu thuyết Ông Cố vấn
^Anh hùng lực lượng vũ trang, một tình báo viên chiến lược trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nổi tiếng với vụ án cụm tình báo A.22 làm rung động chính trường Sài Gòn vào cuối năm 1969. Nguyên mẫu của nhân vật chính trong tiểu thuyết Điệp viên giữa Sa mạc lửa
^Anh hùng Lao động của Việt Nam, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
^Trước 1954, quân hàm thiếu tá, chỉ huy Quân báo tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam. Năm 1961, bị Đoàn Đặc nhiệm Miền Trung bắt khi rời căn cứ về Sài Gòn, gặp Phạm Bá Lương để nhận tài liệu mật. Phạm Bá Lương làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa với chức vụ Công cán Ủy viên thời ông Vũ Văn Mẫu làm ngoại trưởng. Sau 1975, Lê Câu giữ chức vụ Tổng Thanh tra Công an