Trong ngữ âm học, âm lợi hay âm chân răng (tiếng Anh: alveolar consonant) là những phụ âm được phát âm bằng cách đặt lưỡi vào ụ ổ răng trên. Phụ âm này có thể được phát âm bằng đầu lưỡi hay bằng phiến lưỡi.
Phụ âm chân răng trong bảng mẫu tự phiên âm quốc tế
Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (IPA) không có ký hiệu riêng dành cho phụ âm chân răng. Thay vì vậy, bảng mẫu tự này có một ký hiệu dành cho mọi vị trí phát âm lưỡi trước không vòm hoá. Muốn phân biệt các phụ âm lưỡi trước với nhau thì có thể dùng dấu phụ chân răng [s͇, t͇, n͇, l͇], nên âm răng là [s̪, t̪, n̪, l̪], và âm sau chân răng là [s̠, t̠, n̠, l̠]. Tuy nhiên, ký hiệu không dấu phụ [s, t, n, l] nhiều khi chỉ âm chân răng thôi.
Bảng này bao gồm các phụ âm chân răng của Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế.
Hai phụ âm chân răng [t, n], cùng với phụ âm vòm mềm [k], là phụ âm phổ biến nhất trong các thứ tiếng của loài con người ta.[1] Tuy nhiên, có một vài ngôn ngữ không có chúng. Một vài thứ tiếng trên đảo Bougainville và xung quanh Puget Sound — như tiếng Makah — không có âm mũi nên không có [n] (nhưng có [t]). Tiếng Samoa thông thường thiếu cả hai [n, t], nhưng có âm tiếp cận cạnh chân răng[l].[2] Trong tiếng Hawaii chuẩn thì âm [t] là tha âm vị của /k/ thôi, nhưng hai âm /l, n/ có mặt như vị âm riêng biệt.
Ghi chú và tham khảo
^Maddieson, Ian; Ferrari Disner, Sandra (1984). Cambridge University Press (biên tập). Patterns of Sounds [Mẫu hình âm] (bằng tiếng Anh).
^Trong tiếng Samoa thì các âm /n, t/ được phát âm [ŋ, k], ngoại trừ khi phát âm kỹ.
Nguồn tham khảo
Ladefoged, Peter; Maddieson, Ian (1996). The Sounds of the World's Languages (bằng tiếng Anh). Oxford: Blackwell. ISBN0-631-19814-8.