Vĩnh Long

Vĩnh Long
Tỉnh
Tỉnh Vĩnh Long
Biểu trưng
Một góc thành phố Vĩnh Long về đêm

Biệt danh
Tên cũVĩnh Trà, Cửu Long
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh lỵThành phố Vĩnh Long
Trụ sở UBNDSố 88, đường Võ Văn Kiệt, khóm 3, phường 9, thành phố Vĩnh Long
Phân chia hành chính1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện
Thành lập
  • 1832: thành lập
  • 5/5/1992: tái lập
Đại biểu Quốc hội
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDLữ Quang Ngời
Hội đồng nhân dân50 đại biểu
Chủ tịch HĐNDBùi Văn Nghiêm
Chủ tịch UBMTTQHồ Văn Huân
Chánh án TANDNguyễn Văn Ngừng
Viện trưởng VKSNDNguyễn Thanh Trúc
Bí thư Tỉnh ủyBùi Văn Nghiêm
Địa lý
Tọa độ: 10°14′41″B 105°57′32″Đ / 10,244823°B 105,959015°Đ / 10.244823; 105.959015
MapBản đồ tỉnh Vĩnh Long
Vị trí tỉnh Vĩnh Long trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Vĩnh Long trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Vĩnh Long trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1.525,73 km²[1][2]:90
Dân số (2022)
Tổng cộng1.028.800 người[2]:93
Thành thị255.700 người (24,85%)[2]:99
Nông thôn773.100 người (75,15%)[2]:101
Mật độ674 người/km²[2]:90
Dân tộcKinh, Hoa, Chăm, Khmer
Kinh tế (2022)
GRDP80.365 tỉ đồng (3,41 tỉ USD)
GRDP đầu người64,9 triệu đồng (2.749 USD)
Khác
Mã địa lýVN-49
Mã hành chính86[3]
Mã bưu chính85000
Mã điện thoại270
Biển số xe64
Websitevinhlong.gov.vn

Vĩnh Long là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Ý nghĩa tên gọi

Vĩnh Long viết theo chữ Hán là (永隆). (Vĩnh trong vĩnh viễn, vĩnh hằng, nghĩa là "mãi mãi"; Long trong long trọng, nghĩa là "thịnh vượng, giàu có"). Tên Vĩnh Long thể hiện mong muốn nơi đây luôn được thịnh vượng muôn đời.[4]

Địa lý

Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Longsông Tiềnsông Hậu[5]. Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Nam theo Quốc lộ 1, cách Cần Thơ 33 km về phía Bắc theo Quốc lộ 1. Tỉnh Vĩnh Long nằm trong tọa độ từ 9°52'40 đến 10°19'48 độ vĩ bắc và 105041'18 đến 106017'03 độ kinh đông[6]. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long:

Sông Cổ Chiên, đoạn chảy qua thành phố Vĩnh Long

Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2°[7], có cao trình khá thấp so với mực nước biển, Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn[8]. Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưamùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 - 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 85% lượng mưa cả năm, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 27 °C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ, độ ẩm trung bình 79,8%, số giờ nắng trung bình năm lên tới 2.400 giờ[9].

Vĩnh Long có cấu trúc địa chất tương đồng với khu vực, chủ yếu là trầm tích biển của kỉ Đệ Tứ trong Đại Tân sinh. Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít, song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiềnsông Hậu (lượng phù sa trung bình là 374 g/m³ nước sông vào mùa lũ), đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thủy và bộ. Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 triệu m³, được sử dụng chủ yếu cho san lấp và đất sét với trữ lượng khoảng 200 triệu m³, là nguyên liệu sản xuất gạch và làm gốm[10].

Vĩnh Long là tỉnh đặc biệt nghèo về tài nguyên khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỉnh chỉ có nguồn cát và đất sét làm vật liệu xây dựng, đây là nguồn thu có ưu thế lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh trong vùng về giao lưu kinh tế và phát triển thương mại - du lịch. Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long, nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, cùng với lượng mưa trung bình năm lớn đã tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.[10].

Tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn (giai đoạn 1832-1867) so với tỉnh Vĩnh Long năm 2011.

Lịch sử

Năm 1732, vùng đất Vĩnh Long thời ấy được Nguyễn Phúc Chú thành lập, với tên gọi đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, thuộc dinh Long Hồ. Năm 1779, đổi tên thành Hoằng Trấn dinh. Giai đoạn từ năm 1780 đến năm 1805, đổi thành Vĩnh Trấn, từ năm 1806 đến năm 1832, Vĩnh Trấn được đổi thành Trấn Vĩnh Thanh. Từ năm 1832 đến năm 1950, tên gọi Vĩnh Long được hình thành với vai trò là một tỉnh[11]. Giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1954, Vĩnh Long được đổi thành tỉnh Vĩnh Trà. Từ năm 1954 đến 1975, tỉnh Vĩnh Long được tái lập lần thứ 2. Từ năm năm 1976 đến tháng 5 năm 1992, mang tên là tỉnh Cửu Long, Cuối cùng là từ ngày 5 tháng 5 năm 1992 tỉnh Vĩnh Long được sử dụng đến ngày hôm nay.[11]

Năm 1698, khi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược, toàn bộ vùng đất mới phương Nam chính thức trở thành một đơn vị hành chính mang tên phủ Gia Định.

Năm 1714, đời chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu), lúc này Vĩnh Long là trung tâm của châu Định Viễn, bao gồm một phần của Bến Tre ở mạn trên và Trà Vinh ở mạn dưới thuộc Long Hồ Dinh.

Năm 1732, dưới thời Nguyễn Phúc Chú đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là Dinh Long Hồ, Châu Định Viễn, đất Vĩnh Long thuộc Dinh Long Hồ.

Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là Thành phố Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn. Nhờ đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm..., dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, Chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như: Vũng Liêm, Trà Ôn,...

Đến giữa thế kỷ XVIII, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội chúa Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi:

Nơi đây, trong khoảng 10 năm (17761787), cũng từng là chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân (chúa NguyễnNguyễn Ánh), từ trận đầu tiên là trận tập kích Long Hồ của Nguyễn Lữ. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh thắng trận Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang), làm liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện đại bại.

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Ánh đổi dinh Long Hồ, châu Định Viễn thành dinh Vĩnh Trấn. Năm Mậu Thân (1788), sau khi lấy lại đất Nam Bộ từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lập 2 đạo Long XuyênKiên Giang của trấn Hà Tiên nhập vào dinh Vĩnh Trấn.

Thời nhà Nguyễn, năm Quý Hợi (1803), Gia Long (Nguyễn Ánh) cắt đất dinh Long Hồ xưa lập thành dinh Hoằng Trấn.

Năm Gia Long thứ 7 (1808), Vĩnh Trấn, Hoằng Trấn được đổi làm trấn Vĩnh Thanh thuộc tổng trấn Gia Định, đồng thời thăng châu Định Viễn làm phủ với 3 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh AnTân An.

Năm 1810, lại cắt 2 đạo Kiên Giang với Long Xuyên về trấn Hà Tiên như cũ.

Năm 1813, Gia Long lập thêm huyện Vĩnh Định thuộc trấn Vĩnh Thanh. Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh là quan Hiệp trấn Vĩnh Thanh, với chức phó là quan Tham Hiệp. Các quan Trấn thủ Vĩnh Thanh gồm: Nguyễn Văn Thoại.

Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Minh Mạng chia huyện Tân An thành 2 huyện Tân An và Bảo An thuộc phủ mới lập tên là Hoằng An.

Năm 1832, Minh Mạng đổi tên trấn Vĩnh Thanh thành Vĩnh Long, lấy thêm 2 huyện Tuân Nghĩa, Trà Vinh của phủ Lạc Hóa thành Gia Định nhập vào Vĩnh Long và đổi trấn thành tỉnh Vĩnh Long (chữ Hán:永隆). Nhưng đồng thời, lại cắt các huyện Vĩnh Định, An Định và đạo Châu Đốc sang tỉnh An Giang. Cùng năm 1832, Minh Mạng cho lập thêm huyện Vĩnh Trị thuộc phủ Định Viễn tỉnh Vĩnh Long. Đặt chức tổng đốc Long-Tường để thống lĩnh 2 tỉnh Vĩnh Long và Định Tường, cùng với các chức Án sát và Bố chính lo các công việc thuộc chức năng của Bộ Hình và Bộ Hộ ở cấp tỉnh, giúp cho Tổng đốc. Quần đảo Côn Lôn (tức Côn Đảo) thuộc tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn.

Năm 1833, tỉnh Vĩnh Long bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, cuối cùng án sát Vĩnh Long là Doãn Uẩn lấy lại được tỉnh thành (thành Long Hồ) từ tay quân của Khôi.

Năm 1837, Minh Mạng lập thêm ở Vĩnh Long 1 phủ Hoằng Trị và 2 huyện (Bảo Hựu, Duy Minh).

Tỉnh Vĩnh Long, ở Nam Kỳ, giai đoạn (1832-1867)

Năm Tự Đức thứ 4 (1851), nhà Nguyễn bỏ phủ Hoằng An, gộp các huyện của phủ này vào phủ Hoằng Trị. Thời vua Tự Đức cho đến khi Pháp chiếm Vĩnh Long (1851-1862), tỉnh Vĩnh Long gồm 3 phủ là Hoằng An, Định Viễn, Lạc Hóa, Cùng với 8 huyện là huyện Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Trị, huyện Bảo Hựu, huyện Tân Minh, huyện Bảo An, huyện Duy Minh[12], huyện Tuân Nghĩa, huyện Trà Vinh, đồng thời Quần Đảo Côn Lôn (Côn Đảo) cũng thuộc sự quản hạt của tỉnh Vĩnh Long.

Ngày 6 tháng 8 năm 1867, hạt thanh tra Định Viễn đổi thành hạt thanh tra Vĩnh Long.

Bản đồ hạt Vĩnh Long năm 1885

Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt thanh tra Vĩnh Long được đổi thành hạt tham biện Vĩnh Long[13], có 14 tổng.

Ngày 12 tháng 5 năm 1879, giải thể tổng Vĩnh Trung, nhập các làng vào tổng Bình Long. Chánh tham biện lúc này là Luro.

Ngày 1 tháng 1 năm 1900, hạt tham biện Vĩnh Long được đổi thành tỉnh Vĩnh Long, do G. Bertin làm chủ tỉnh đầu tiên.

Ngày 25 tháng 1 năm 1908, địa bàn tỉnh Vĩnh Long được chia thành 5 quận là Long Châu, Chợ Lách, Cái Nhum, Vũng Liêm, Ba Kè. Chủ tinh Vĩnh Long lúc này là G. Caillard (1908 - 1909)

Ngày 9 tháng 2 năm 1913, tỉnh Vĩnh Long nhận thêm địa bàn tỉnh Sa Đéc giải thể.

Ngày 1 tháng 12 năm 1913, lập thêm 2 quận Cao Lãnh, Sa Đéc.

Ngày 1 tháng 4 năm 1916, lập quận Lai Vung.

Ngày 29 tháng 6 năm 1916, đổi tên quận Ba Kè thành quận Chợ Mới.

Ngày 9 tháng 2 năm 1917, địa bàn tỉnh Vĩnh Long được sắp xếp lại, gồm 7 quận gồm có Châu Thành, Chợ Lách, Vũng Liêm, Chợ Mới, Sa Đéc, Cao Lãnh, Lai Vung.

Ngày 7 tháng 11 năm 1917, quận Chợ Mới được đổi thành quận Tam Bình.

Ngày 29 tháng 2 năm 1924, tách 3 quận Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh ra khỏi tỉnh Vĩnh Long để lập lại tỉnh Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long lúc này còn 4 quận.

Ngày 11 tháng 8 năm 1942, tỉnh Vĩnh Long còn 3 quận là Châu Thành, Tam Bình, Vũng Liêm.

Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ, từ năm 1948 đến năm 1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long. Từ năm 1951 đến năm 1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà (Chính quyền Cách Mạng).

Từ năm 1954 đến năm 1971, Trà Ôn thuộc huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh.

Thời kỳ 1971 đến năm 1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Bản đồ hành chánh tỉnh Vĩnh Long thời VNCH năm 1973

Sang thời Việt Nam Cộng hòa, chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa chia tỉnh Vĩnh Long[14] làm 6 quận, 22 tổng, 81 xã (Nghị định số 308-BNV/NC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 8 tháng 10 năm 1957): Các quận là Châu Thành, Chợ Lách, Tam Bình, Bình Minh, Sa Đéc.

Ngày 10 tháng 3 năm 1961, quận Cái Nhum được tái lập và đến ngày 31 tháng 5 năm 1961 thì đổi tên thành quận Minh Đức.

Ngày 11 tháng 7 năm 1962, 2 quận là Đức Tôn, Đức Thành được thành lập.

Ngày 24 tháng 9 năm 1966, 4 quận gồm Lấp Vò, Sa Đéc, Đức Tôn, Đức Thành được tách ra để tái lập tỉnh Sa Đéc.

Ngày 14 tháng 1 năm 1967, tỉnh Vĩnh Long nhận thêm quận Trà Ôn, Vũng Liêm từ tỉnh Vĩnh Bình.

Đến ngày 2 tháng 8 năm 1969, Theo Nghị định số 856-NĐ/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, thì Vĩnh Long có 7 quận, 18 tổng, 65 xã. Các quận là Châu Thành - Vĩnh Long, Chợ Lách, Tam Bình, Bình Minh, Minh Đức, Trà Ôn, Vũng Liêm.

Đầu năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long.

Nhưng đến ngày 26 tháng 12 năm 1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Long, gồm thị xã Vĩnh Long và 5 huyện: Bình Minh, Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm.

Ngày 13 tháng 2 năm 1992, tái lập huyện Mang Thít trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của huyện Long Hồ.

Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 125/2007/NĐ-CP, thành lập huyện Bình Tân trên cơ sở tách 11 xã phía bắc của huyện Bình Minh, huyện lỵ đặt tại xã Tân Quới[15].

Ngày 10 tháng 4 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 16/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Vĩnh Long.

Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 89/NQ-CP về việc thành lập thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Bình Minh[16].

Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và các huyện: Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm như hiện nay.

Hành chính

Các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với 102 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 thị trấn, 13 phường và 83 .[17]

Đơn vị hành chính cấp Huyện Thành phố
Vĩnh Long
Thị xã
Bình Minh
Huyện
Bình Tân
Huyện
Long Hồ
Huyện
Mang Thít
Huyện
Tam Bình
Huyện
Trà Ôn
Huyện
Vũng Liêm
Diện tích (km²) 48,01 93,62 152,89 196,59 160 290,59 267,51 309,73
Dân số (người) 200.120 104.317 93.758 160.537 103.573 157.178 145.455 170.263
Mật độ dân số (người/km²) 4.168 1.018 613 947 647 541 544 550
Số đơn vị hành chính 10 phường 3 phường, 5 xã 1 thị trấn, 8 xã 1 thị trấn, 13 xã 1 thị trấn, 11 xã 1 thị trấn, 15 xã 1 thị trấn, 12 xã 1 thị trấn, 19 xã
Năm thành lập 2009 2012[18] 2007[19] 1977[20] 1981 1916 1981[21] 1908
Nguồn: Website tỉnh Vĩnh Long

Kinh tế

Năm 2018, Vĩnh Long là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 41 về số dân, xếp thứ 42 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 35 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 62 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.051.800 người dân[22], GRDP đạt 47.121 tỉ Đồng (tương ứng với 2,0465 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 44,8 triệu đồng (tương ứng với 1.946 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,17%.[23]

Năm 2011, GRDP tỉnh Vĩnh Long tăng trưởng hơn 10% và cao hơn bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt gần 24 triệu đồng. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay với gần 390 triệu USD, tăng 50% so kế hoạch năm. Các ngành hàng nông sản tiếp tục khẳng định là thế mạnh chủ lực của tỉnh như: nấm rơm, trứng vịt muối, thủy sản đông lạnh, v.v ... Trong đó lúa gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Lần đầu tiên sau nhiều năm Vĩnh Long có sản lúa vượt trên 1 triệu tấn. Năng suất lúa bình quân 5,6 tấn/ha, theo định hướng của chính phủ và đưa Vĩnh Long trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu gạo lớn của cả nước với sản lượng xuất khẩu đạt gần 438.000 tấn[24].

Trong năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hoádoanh thu tiêu dùng xã hội ước thực hiện đạt 21.000 tỷ đồng. Vĩnh Long đã đón 750.000 lượt khách đến tham quan. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 6.500 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay năm 2011 là 13.350 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ước đạt 12.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách ước đạt hơn 2.200 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách ước thực hiện được trên 3.600 tỷ đồng[24].

Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xuất hiện nhiều, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 vẫn đạt khá, ước đạt 10,2%[25]. Tỉnh Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt gần 32 triệu đồng trên năm. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn khá lạc quan, với mức tăng trên 15%. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện gần 400 triệu USD. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 6.552 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm 2011. Diện tích vườn cây ăn trái của tỉnh hiện có trên 47.000 ha,trong đó hơn 40.000 ha đang cho sản phẩm. Sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 ngàn tấn[26].

Năm 2019, nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Long duy trì đà tăng trưởng, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 6,22%.

Các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh Vĩnh Long cơ bản được hoàn thành, ước có 20/22 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước cả năm ước đạt 6.794 tỷ đồng, đạt 110,1% dự toán và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 14.117 tỷ đồng, đạt 102,29% kế hoạch và tăng 8,46% so với năm 2018.

Cùng với đó, tạo thêm việc làm mới cho 25.242 lao động, đạt 126,21% kế hoạch và tăng 8,82% so với năm 2018; thu nhập bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt 50,65 triệu đồng, tăng 2,55 triệu đồng so với năm 2018 (năm 2018 là 48,1 triệu đồng)...

Xã hội

Y tế

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Vĩnh Long có 116 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 17 bệnh viện, 101 trạm y tế phường xã và 6 phòng khám đa khoa khu vực. Năm 2008, tỉnh có 471 bác sĩ, 500 y tá, 623 y sĩ, 51 dược sĩ cao cấp, 192 dược sĩ trung cấp và 80 dược tá. Các địa phương có trạm y tế đạt chuẩn đặc biệt là tại thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long, các huyện Mang ThítTrà Ôn.

Danh sách các bệnh viện thuộc tỉnh Vĩnh Long:

Giáo dục

Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long có 371 trường học ở cấp phổ thông trong đó có Trung học phổ thông có 31 trường, Trung học cơ sở có 92 trường, Tiểu học có 239 trường, trung học có 9 trường, bến cạnh đó còn có 124 trường mẫu giáo[27] và 3 trường Đại học, 5 trường Cao đẳng và 1 trường văn hóa nghệ thuật. Dưới đây là danh sách các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long:

Tỷ lệ người lớn biết chữ là 94,6%, cao hơn mức trung bình của khu vực và cả nước. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh[27].

Dân cư

Lịch sử phát triển dân số tỉnh Vĩnh Long qua các năm
NămSố dân±%
1995 990.400—    
1996 995.600+0.5%
1997 1.001.000+0.5%
1998 1.006.400+0.5%
1999 1.012.300+0.6%
2000 1.013.400+0.1%
2001 1.014.600+0.1%
2002 1.015.900+0.1%
2003 1.017.400+0.1%
2004 1.018.800+0.1%
2005 1.020.200+0.1%
2006 1.021.600+0.1%
2007 1.022.800+0.1%
2008 1.024.000+0.1%
NămSố dân±%
2009 1.025.100+0.1%
2010 1.026.500+0.1%
2011 1.028.600+0.2%
2012 1.033.600+0.5%
2013 1.037.762+0.4%
2014 1.041.400+0.4%
2015 1.045.037+0.3%
2016 1.048.633+0.3%
2017 1.049.839+0.1%
2018 1.051.823+0.2%
2019 1.023.069−2.7%
2020 1.022.619−0.0%
2021 1.029.020+0.6%
2022 1.028.822−0.0%
Nguồn: Nguồn Tổng cục Thống kê[28]

Theo thống kê năm 2020, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 1.525,73 km², dân số năm 2019 là 1.022.619 người[29], mật độ dân số đạt 670 người/km².

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt 1.023.069 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km².[30] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 169.862 người, chiếm 16,6% dân số toàn tỉnh[31], dân số sống tại nông thôn đạt 852.929 người, chiếm 83,4% dân số[32]. Dân số nam đạt 503.878 người[33], trong khi đó nữ đạt 518.913 người[34]. Nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm 69,83% dân số Vĩnh Long, hai nhóm tuổi còn lại là từ 0 đến 14 tuổi và trên 60 tuổi lần lượt chiếm 9,09% và 21,08% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương giảm 0,02‰, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là 0,87%[35]. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 là 23,26%.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 997.792 người, người Khmer có 21.820 người, người Hoa có 4.987 người, còn lại là những dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm, Mường[36]...

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Toàn tỉnh Vĩnh Long có 11 tôn giáo khác nhau chiếm 262.280 người, nhiều nhất là Phật giáo có 77.660 người, Phật giáo Hòa Hảo có 66.269 người, Công giáo có 66.220 người, đạo Cao Đài có 46.226 người[37], các tôn giáo khác như Tin Lành có 3.641 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.842 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 327 người, Hồi giáo 56 người, Minh Sư Đạo có 22 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 16 người, còn lại là đạo Bà-la-môn chỉ có một người[36].

Văn hóa

Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương... Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.

Truyền thông

đài phát thanhtruyền hình trực thuộc Tỉnh ủy, Sở thông tin truyền thông & Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long[38]. Tên viết tắt của đài là THVL và có trong biểu trưng của đài. Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long được rất nhiều khán giả tại Nam Bộ yêu thích với các chương trình giải tríphim truyện hấp dẫn. Nhạc hiệu của đài là bài hát "Nam Bộ kháng chiến", được sử dụng tới năm 2012.

Giao thông

Đường phố ở thành phố Vĩnh Long

Vĩnh Long có Quốc lộ 1, đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi ngang qua, cùng với các quốc lộ khác như Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 57, Quốc lộ 80đường cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh. Các tuyến đường tỉnh: 901, 902, 903, 904, 905, 906, 907, 908, 909 và 910.

Các tuyến giao thông đường thủy của tỉnh cũng khá thuận lợi, các tuyến giao thông này nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển[39] và hợp tác kinh tế với cả vùng[40].

Đêm ở quảng trường trung tâm của thành phố Vĩnh Long

Danh nhân

Vùng đất Vĩnh Long đã sản sinh ra nhiều chính khách và lãnh đạo của nhiều chế độ khác nhau trong lịch sử, ví dụ như:

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020”. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT 2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).
  2. ^ a b c d e Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ “Tổng cục Thống kê”. Truy cập 3 Tháng tư 2021.
  4. ^ “Tên gọi Vĩnh Long có nghĩa gì?”. Vĩnh Long Online. 8 tháng 8 năm 2017.
  5. ^ Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long: sông Tiền và sông Hậu. Lưu trữ 2010-07-29 tại Wayback Machine, UBND tỉnh Vĩnh Long.
  6. ^ a b Điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Long Lưu trữ 2012-07-27 tại Wayback Machine, UBND tỉnh Vĩnh Long.
  7. ^ Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam Lưu trữ 2012-08-04 tại Wayback Machine, UBND tỉnh Vĩnh Long.
  8. ^ Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2°, có cao trình khá thấp so với mực nước biển Lưu trữ 2012-07-27 tại Wayback Machine, UBND tỉnh Vĩnh Long.
  9. ^ Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô., Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  10. ^ a b Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  11. ^ a b Tỉnh Vĩnh Long qua các lần đổi tên Lưu trữ 2010-07-29 tại Wayback Machine, UBND tỉnh Vĩnh Long.
  12. ^ Lịch sử khẩn hoang Miền Nam, Sơn Nam, trang 25 bản pdf.[liên kết hỏng]
  13. ^ Các chủ tỉnh Pháp ở Vĩnh Long: Salicetti, Gaston Caillaud, Aimé Mossy, Louis Petillot, Gallois Montbrun, Bartoli, Combes, Henri Jardin, Leon Mossy, René Gouttes, Briere de L'Isle, Bonnermain, Adrien Petit, Gaston Duvernoy, Elie Pommez, Fernand de Montaigut, Jean Lespinasse
  14. ^ Các tỉnh trưởng Vĩnh Long năm 1946-1975: Trần Thiện Tỵ (1946 - 1947), Trương Công Thiên (1947 - 1951), Hồ Bảo Lân (1951 - 1952), Bùi Quan Ấn (1952 - 1954); Nguyễn Văn Định (1954 - 1955), Hồ Bảo Thành (1955 - 1956), Dương Văn Ký (1956 - 1957), Khưu Văn Ba (1957 - 1960), Lê Văn Phước (1960), Nguyễn Khắc Tuân (1960 - 1964), Phan Thành Thới (1964 - 1965), Huỳnh Ngọc Diệp (1965 - 1967), Dương Hiếu Nghĩa (1967 - 1968)....., Lê Chí Cường (1974 - 1975), Lê Trung Thành (1975)
  15. ^ “Nghị định 125/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Minh để thành lập huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long - bản lưu trữ”. thuvienphapluat.vn. Truy cập 3 Tháng tư 2021.
  16. ^ Nghị quyết số 89/NQ-CP của Chính phủ Lưu trữ 2021-02-03 tại Wayback Machine, Theo Chính phủ Việt Nam
  17. ^ “Nghị quyết số 1203/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  18. ^ “Nghị quyết 89/NQ-CP năm 2012 thành lập thị xã Bình Minh điều chỉnh địa giới - bản lưu trữ”. thuvienphapluat.vn. Truy cập 3 Tháng tư 2021.
  19. ^ “Nghị định 125/2007/NĐ”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  20. ^ “Quyết định 59”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  21. ^ “Quyết định 98-HĐBT phân vạch địa giới huyện thuộc tỉnh Cửu Long - bản lưu trữ”. thuvienphapluat.vn. Truy cập 3 Tháng tư 2021.
  22. ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  23. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Vĩnh Long năm 2018”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  24. ^ a b Kết thúc năm 2011, GDP tỉnh Vĩnh Long tăng trưởng hơn 10% và cao hơn bình quân cả nước., Trang thông tin chính thức của Đài PT-TH Vĩnh Long.
  25. ^ Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Theo báo Hoà Bình.
  26. ^ Năm 2012, tỉnh Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu đề ra, GDP bình quân đầu người đạt gần 32 triệu đồng trên năm., Trang thông tin chính thức của Đài PT-TH Vĩnh Long.
  27. ^ a b “Thống kê về Giáo dục Việt Nam, Niên giám thống kê 2011], Theo tổng cục thống kê Việt Nam]”. Truy cập 3 Tháng tư 2021.
  28. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  29. ^ “Niên giám tổ chức ngành Thống kê năm 2021 (55 – CỤC THỐNG KÊ TỈNH VĨNH LONG/ Dân số và diện tích của tỉnh Vĩnh Long đến ngày 31/12/2020 trang )” (PDF). Tổng cục Thống kê. 5 tháng 5 năm 2021.
  30. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  31. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  32. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  33. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  34. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  35. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  36. ^ a b Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  37. ^ “KHOA NHAN HOC”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  38. ^ VinasDoc. “Quyết định 1792/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Thành lập và sắp xếp lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long”. VinasDoc. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  39. ^ VinasDoc. “Quyết định 1757/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc Thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”. VinasDoc. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  40. ^ Giao thông tại khu vực tỉnh Vĩnh Long, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Liên kết ngoài

Read other articles:

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: John Updike bibliography – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (January 2021) (Learn how and when to remove this template message) The following is the complete bibliography of John Updike (March 18, 1932 – January 27, 2009), an American novelist, poe...

 

Cincau hitam Platostoma palustre TaksonomiDivisiTracheophytaSubdivisiSpermatophytesKladAngiospermaeKladmesangiospermsKladeudicotsKladcore eudicotsKladasteridsKladlamiidsOrdoLamialesFamiliLamiaceaeSubfamiliNepetoideaeTribusOcimeaeGenusPlatostomaSpesiesPlatostoma palustre A.J.Paton, 1997 Tata namaBasionimMesona palustris (en) Sinonim taksonMesona chinensis (en) Mesona palustris (en) Platostoma chinense (en) DistribusiEndemikIndonesia lbs Cincau hitam (Platostoma palustre) adalah spesies tanaman...

 

Zackary ArthurArthur (2021)Lahir12 September 2006 (umur 17)Los Angeles, California, A.S.PekerjaanAktorTahun aktif2013–sekarangKarya terkenalTransparent, The 5th Wave, Chucky Zackary Arthur (lahir 12 September 2006)[1] adalah seorang aktor asal Amerika, terkenal karena memerankan Sammy Sullivan di The 5th Wave dan Zack Novak dalam serial Transparent. Dia memiliki peran berulang sebagai Jeff Piccirillo muda di serial Showtime Kidding. Dia saat ini memerankan peran utama Jake...

Men's basketball team of the University of Michigan The Fab Five during their sophomore year at Crisler Arena. From left to right, Jimmy King, Jalen Rose, Chris Webber, Ray Jackson, Juwan Howard. The Fab Five was the 1991 University of Michigan men's basketball team recruiting class that many consider one of the greatest recruiting classes of all time.[1] The class consisted of Detroit natives Chris Webber (#4) and Jalen Rose (#5), Chicago native Juwan Howard (#25), and two recruits f...

 

Indian crime drama by Karthik Subbaraj JigarthandaTheatrical release posterDirected byKarthik SubbarajWritten byKarthik SubbarajProduced byS. KathiresanStarringSiddharthBobby SimhaLakshmi MenonCinematographyGavemic U. AryEdited byVivek HarshanMusic bySanthosh NarayananProductioncompanyGroup CompanyDistributed bySMS Pictures Kalasangham FilmsRelease date 1 August 2014 (2014-08-01) Running time171 minutes[1]CountryIndiaLanguageTamil Jigarthanda (transl. Cold hearted...

 

この記事は検証可能な参考文献や出典が全く示されていないか、不十分です。出典を追加して記事の信頼性向上にご協力ください。(このテンプレートの使い方)出典検索?: 石川県立金沢錦丘中学校・高等学校 – ニュース · 書籍 · スカラー · CiNii · J-STAGE · NDL · dlib.jp · ジャパンサーチ · TWL(2015年7月) 石川県立金沢錦丘中学

Bupati Tapanuli TengahLambang Bupati Tapanuli TengahPetahanaSugeng Riyanta(Penjabat)sejak 15 November 2023Dibentuk1945; 77 tahun lalu (1945)Pejabat pertamaSutan Kumala PontasSitus webtapteng.go.id Berikut ini adalah Daftar Bupati Tapanuli Tengah dari masa ke masa. No. Bupati Mulai jabatan Akhir jabatan Prd. Wakil Bupati Ket. 1 Sutan Kumala Pontas 24 Agustus 1945 31 Januari 1946 1 [1] 2 Hazairin 1 Februari 1946 13 April 1946 2 3 A. M. Djalaluddin 13 April 1946 10 Desember 194...

 

6

「六」はこの項目へ転送されています。中国春秋時代の国については「六 (国)」をご覧ください。 UNOのカードのように、紙片や球体などに印字される場合、9との混同を避けるために「6」のように下線を引いて区別されることがある。 5 ← 6 → 7素因数分解 2 × 3二進法 110三進法 20四進法 12五進法 11六進法 10七進法 6八進法 6十二進法 6十六進法 6二十進法 6二十四進...

 

?Чепура чорна Охоронний статус Найменший ризик (МСОП 3.1)[1] Біологічна класифікація Домен: Еукаріоти (Eukaryota) Царство: Тварини (Animalia) Тип: Хордові (Chordata) Клас: Птахи (Aves) Ряд: Пеліканоподібні (Passeriformes) Родина: Чаплеві (Ardeidae) Рід: Чепура (Egretta) Вид: Чепура чорна Біноміальна на...

Mina da PassagemLocalização  BrasilCoordenadas 20° 23′ 37″ S, 43° 26′ 29″ Oeditar - editar código-fonte - editar Wikidata A mina da Passagem Museu da Mina da Passagem A Mina da Passagem é uma das maiores minas ainda existentes para visitação no mundo, localizada no município brasileiro de Mariana, na área do Quadrilátero Ferrífero, no estado de Minas Gerais.[1] Situada no distrito de Passagem de Mariana e com cerca de 7 200 km² de extensão, a mina da passa...

 

Colombian footballer and manager (born 1976) In this Spanish name, the first or paternal surname is Hernández and the second or maternal family name is Soto. Giovanni Hernández Hernández playing for Junior in 2010Personal informationFull name Giovanni Hernández SotoDate of birth (1976-06-17) 17 June 1976 (age 47)Place of birth Cali, ColombiaHeight 1.72 m (5 ft 8 in)Position(s) PlaymakerYouth career1986–1993 Boca Juniors de CaliSenior career*Years Team Apps (G...

 

Award1924 Summer Olympics medalsLocationParis,  FranceHighlightsMost gold medals United States (45)Most total medals United States (99) ← 1920 · Olympics medal tables · 1928 → This is the full medal table of the 1924 Summer Olympics which were held in Paris, France. These rankings sort by the number of gold medals earned by a country. The number of silvers is taken into consideration next and then the number of bronze. If, after the a...

Melissa LeeLee on the set of CNBC's Squawk on the StreetBornGreat Neck, New York, U.S.Alma materHarvard UniversityOccupation(s)News presenter, reporter for CNBC (2004–present) Melissa Lee is a reporter, journalist, and news anchor for CNBC. Since January 2009, she has occasionally hosted Closing Bell when the anchor is unavailable. She has also hosted Options Action, and is now the host of CNBC's 5pm ET daily show Fast Money. Lee took over as host of CNBC's 5pm ET daily show, Fast Mone...

 

Als Tierproduktion (oder Viehwirtschaft) wird in der Landwirtschaft der Produktionsprozess bezeichnet, dem Nutztiere zum Zwecke der Nahrungsmittelproduktion mit mindestens einer Verarbeitungsstufe unterzogen werden. Inhaltsverzeichnis 1 Allgemeines 2 Formen 2.1 Flächennutzungsgrad 2.2 Weidewirtschaft 2.3 Produktionsverfahren 3 Globale Tierproduktion 3.1 Fleisch 3.2 Milch 3.3 Eier 3.4 Sonstige Produkte 4 Effizienz und Verteilungsgerechtigkeit 4.1 Effizienz der Fütterung 4.2 Energiebezogener ...

 

This article is about the ice hockey player. For the eponymous restaurant chain that he co-founded, see Tim Hortons. Canadian ice hockey player (1930–1974) Ice hockey player Tim Horton Hockey Hall of Fame, 1977 Horton with the Toronto Maple Leafs in 1965Born (1930-01-12)January 12, 1930Cochrane, Ontario, CanadaDied February 21, 1974(1974-02-21) (aged 44)St. Catharines, Ontario, CanadaHeight 5 ft 10 in (178 cm)Weight 180 lb (82 kg; 12 st 12 lb)Position...

King of Sparta Polydorus of SpartaKing of SpartaReignc. 700 – c. 665 BCPredecessorAlcmenesSuccessorEurycrates Polydorus (Polydoros) (Greek: Πολύδωρος; reigned from c. 700 to c. 665 BC) was the 10th Agiad dynasty king of Sparta. He succeeded his father Alcmenes and was succeeded by his son king Eurycrates. Polydorus is known for supposedly supplementing the 'Great Rhetra' of Sparta. According to the Greek biographer Plutarch (writing roughly 700 years after the Spartan king), Polydo...

 

For the state pageant affiliated with Miss USA, see Miss West Virginia USA. Beauty pageant competition Miss West VirginiaFormation1922TypeBeauty pageantLocationMartinsburg, West VirginiaMembership Miss AmericaLeaderShelley Nichols-FranklinWebsiteOfficial website The Miss West Virginia competition is the pageant that selects the representative for the U.S. state of West Virginia in the Miss America Pageant. In the fall of 2018, the Miss America Organization terminated the Miss West Virginia or...

 

Aéropostale ИАТА ИКАО ПозывнойN/A Дата основания 1918 и 1927[1] Начало деятельности 1918 Прекращение деятельности 1932 Материнская компания Air France (слияние) Штаб-квартира  Франция: Тулуза Руководство Пьер-Жорж Латекоэр (основатель), Марсель Буйу-Лафон[fr]  Медиафайлы на Вики...

Historical class of fighter aircraft; Primarily used in the Pre-War and WWII-period Zerstörer redirects here. For the type of warship, see destroyer. For the definition, see Glossary of German military terms. A de Havilland Mosquito FB.VI fighter-bomber used for testing rocket armament A heavy fighter is a historic category of fighter aircraft produced in the 1930s and 1940s, designed to carry heavier weapons or operate at longer ranges than light fighter aircraft. To achieve performance, mo...

 

Go Nawaz Go (Urdu: گو نواز گو) is a political slogan, used by Pakistan Tehreek-e-Insaf members and its followers. The slogan was popularized during the Azadi March and Inqilab March protests against the former Prime Minister Nawaz Sharif, led by the Pakistan Tehreek-e-Insaf (PTI) and Pakistan Awami Tehrik (PAT) respectively. The slogan was used by Imran Khan, the chairman of Pakistan Tehreek-e-Insaf who ran a protest movement simultaneously. History Go Nawaz Go was first popularized d...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!