Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2014

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2014
Chi tiết giải đấu
Thời gian15 tháng 6 năm 2011 – 20 tháng 11 năm 2013
Số đội203 (từ 6 liên đoàn)
Thống kê giải đấu
Số trận đấu820
Số bàn thắng2.303 (2,81 bàn/trận)
Vua phá lướiBelize Deon McCaulay
Hà Lan Robin van Persie
Uruguay Luis Suárez
(11 bàn)
2010
2018

Vòng loại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 là một loạt các giải đấu được 6 liên đoàn châu lục trưc thuộc FIFA tổ chức để chọn ra 31 đội vào vòng chung kết tới với đội chủ nhà Brasil được vào thẳng. Cũng giống như hai mùa giải trước (20062010), đội đương kim vô địch Tây Ban Nha không còn được đặc cách vào thẳng vòng chung kết nữa mà vẫn phải tham dự vòng loại cùng với những đội bóng khác. 31 đội bóng còn lại được vào vòng chung kết sẽ được xác định sau khi 207 đội bóng đến từ sáu liên đoàn châu lục thành viên FIFA đá xong vòng loại.

Trong các thành viên của FIFA, Brunei, Bhutan, GuamMauritanie không tham dự vòng loại,[1], và Nam Sudan gia nhập FIFA sau khi quá trình thẩm định bắt đầu và do đó không thể tham gia. Trận đấu đầu tiên của vòng loại, giữa MontserratBelize, diễn ra vào ngày 15 tháng 6 năm 2011 và tiền đạo Deon McCaulay của đội tuyển Belize ghi bàn thắng đầu tiên của vòng loại. Tổng cộng ban đầu có tất cả 824 trận đấu loại, nhưng do BahamasMauritius bỏ cuộc nên chỉ còn 816 trận đấu loại.[2]

Vòng loại kết thúc vào ngày 20 tháng 11 năm 2013 sau khi Uruguay vượt qua Jordan để giành vé cuối cùng đến Brasil. Trong tổng cộng 24 đội bóng đứng đầu trên bảng xếp hạng FIFA, có tất cả 23 đội đã vượt qua vòng loại.[3]

Các đội giành quyền vào vòng chung kết

  Đội giành quyền tham dự World Cup
  Đội không vượt qua vòng loại
  Đội không tham dự vòng loại World Cup
  Đội không phải là thành viên của FIFA
Đội tuyển Tư cách qua vòng loại Ngày vượt qua vòng loại Số lần tham dự vòng chung kết Lần gần đây nhất Thành tích tốt nhất Xếp hạng FIFA
Hiện tại(cập nhật 31/01/2014)
 Brasil Chủ nhà 30 tháng 10 năm 2007 20 2010 Vô địch (1958, 1962, 1970, 1994, 2002) 11
 Nhật Bản Nhất bảng B khu vực châu Á 4 tháng 6 năm 2013 5 Vòng 16 đội (2002, 2010) 44
 Úc Nhì bảng B khu vực châu Á 18 tháng 6 năm 2013 4 Vòng 16 đội (2006) 57
 Iran Nhất bảng A khu vực châu Á 2006 Vòng 1 (1978, 1998, 2006) 49
 Hàn Quốc Nhì bảng A khu vực châu Á 9 2010 Hạng tư (2002) 56
 Hà Lan Nhất bảng D khu vực châu Âu 10 tháng 9 năm 2013 10 Á quân (1974, 1978, 2010) 8
 Ý Nhất bảng B khu vực châu Âu 18 Vô địch (1934, 1938, 1982, 2006) 8
 Hoa Kỳ Top 3 khu vực Bắc Mỹ 10 Hạng ba (1930) 13
 Costa Rica 4 2006 Vòng 16 đội (1990) 31
 Argentina Top 4 khu vực Nam Mỹ 16 2010 Vô địch (1978, 1982) 3
 Bỉ Nhất bảng A khu vực châu Âu 11 tháng 10 năm 2013 12 2002 Hạng tư (1986) 5
 Thụy Sĩ Nhất bảng E khu vực châu Âu 10 2010 Vòng 16 đội (1934, 1938, 1954) 7
 Đức[1] Nhất bảng C khu vực châu Âu 18 Vô địch (1954, 1974, 1990) 2
 Colombia Top 4 khu vực Nam Mỹ 5 1998 Vòng 16 đội (1990) 4
 Nga[2] Nhất bảng F khu vực châu Âu 15 tháng 10 năm 2013 10 2002 Hạng tư (1966) 19
 Bosna và Hercegovina Nhất bảng G khu vực châu Âu 1 N/A N/A 16
 Anh Nhất bảng H khu vực châu Âu 14 2010 Vô địch (1966) 10
 Tây Ban Nha Nhất bảng I khu vực châu Âu 13 Vô địch (2010) 1
 Chile Top 4 khu vực Nam Mỹ 9 Hạng ba (1962) 12
 Ecuador 3 2006 Vòng 16 đội (2006) 22
 Honduras Top 3 khu vực Bắc Mỹ 2010 Vòng 1 (1982, 2010) 34
 Nigeria Thắng vòng 3 khu vực châu Phi 16 tháng 11 năm 2013 5 Vòng 16 đội (1994, 1998) 33
 Bờ Biển Ngà 3 Vòng 1 (2006, 2010) 17
 Cameroon 17 tháng 11 năm 2013 7 Tứ kết (1990) 59
 Ghana 19 tháng 11 năm 2013 3 Tứ kết (2010) 23
 Algérie 4 Vòng bảng (1982, 1986, 2010) 32
 Hy Lạp Thắng trận play-off khu vực châu Âu 3 Vòng bảng (1994, 2010) 15
 Croatia[3] 4 2006 Hạng ba (1998) 18
 Bồ Đào Nha 6 2010 Hạng ba (1966) 14
 Pháp 14 Vô địch (1998) 21
 México Thắng trận play-off CONCACAF v OFC 20 tháng 11 năm 2013 15 Tứ kết (1970, 1986) 24
 Uruguay Thắng trận play-off AFC v CONMEBOL 12 Vô địch (1930, 1950) 6
1 Từ năm 1954 đến 1990, Đức tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới với tên gọi Tây Đức
2 Từ năm 1958 đến 1990, Nga tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới với tên gọi Liên Xô
3 Từ năm 1930 đến 1990, Croatia tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới với tên gọi Nam Tư

Phân bổ suất dự vòng chung kết

  • Châu Âu (UEFA): tranh 13 suất
  • Châu Phi (CAF): tranh 5 suất
  • Châu Á (AFC): tranh 4,5 suất (đấu play-off với CONMEBOL)
  • Châu Đại Dương (OFC): tranh 0,5 suất (đấu play-off với CONCACAF)
  • Bắc, Trung Mỹ và vùng Caribe (CONCACAF): tranh 3,5 suất (đấu play-off với OFC)
  • Nam Mỹ (CONMEBOL): tranh 4,5 suất (đấu play-off với AFC)

Tính đến ngày đăng ký cuối cùng (15 tháng 6 năm 2011), 203 trên 207 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của FIFA đã đăng ký tham dự vòng loại. Bốn quốc gia không tham dự gồm Bhutan, Brunei, GuamMauritanie. Nam Sudan, dù mới gia nhập FIFA từ ngày 25 tháng 5 năm 2012 chưa được tham gia vòng loại.

Trận đấu đầu tiên diễn ra vào ngày 15 tháng 6 năm 2011 và trận đấu cuối cùng diễn ra vào ngày 20 tháng 11 năm 2013. Kết thúc vòng loại, có tổng cộng 2334 bàn thắng được ghi sau 816 trận đấu, do hai đội tuyển BahamasMauritius bỏ cuộc [4][5].

Liên đoàn Số đội tham gia Số đội vượt qua vòng loại Số đội không vượt qua vòng loại Số đội tham dự vòng chung kết Ngày bắt đầu vòng loại Ngày kết thúc vòng loại
AFC 43 4 38 4 29 tháng 6 năm 2011 20 tháng 11 năm 2013
CAF 52 5 47 5 11 tháng 11 năm 2011 19 tháng 11 năm 2013
CONCACAF 35 4 31 4 15 tháng 6 năm 2011 20 tháng 11 năm 2013
CONMEBOL 9+1 5+1 4 5+1 7 tháng 10 năm 2011
OFC 11 0 11 0 22 tháng 11 năm 2011
UEFA 53 13 40 13 7 tháng 9 năm 2012 19 tháng 11 năm 2013
Tổng cộng 203+1 31+1 172 31+1 15 tháng 6 năm 2011 20 tháng 11 năm 2013

Các khu vực

Châu Á

Vòng loại bắt đầu với hai vòng sơ loại (diễn ra vào tháng 6 và tháng 7 năm 2011) cho phép chọn từ 43 đội xuống 20 đội vào thi đấu vòng bảng.

Tại vòng bảng, 20 đội bóng được chia thành 5 bảng mỗi bảng 4 đội, thi đấu từ tháng 9 năm 2011 cho đến tháng 2 năm 2012. Hai đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng sau. Tại vòng loại cuối cùng, 10 đội mạnh nhất được chia thành hai bảng đấu mỗi bảng 5 đội (thi đấu từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013) giành vé trực tiếp tham dự vòng chung kết. Còn hai đội hạng ba sẽ gặp nhau đấu play-off chọn đội đứng thứ 5 châu Á thi đấu với đội hạng 5 khu vực Nam Mỹ.

Lễ bốc thăm cho hai vòng sơ loại diễn ra tại Kuala Lumpur vào ngày 30 tháng 3 năm 2011.[6]

Vòng loại khu vực châu Á có 43 đội tham dự (trừ các đội Bhutan, BruneiGuam không tham dự). Tính đến ngày 10 tháng 9 năm 2013, 38 đội đã không vượt qua vòng loại. 4 đội giành quyền tham dự World Cup là: Nhật Bản, Úc, Iran và Hàn Quốc. Jordan đánh bại Uzbekistan ở vòng 5 (trên chấm 11m) và thi đấu với Uruguay, đội xếp thứ năm của khu vực Nam Mỹ.

Chú thích
Đội giành quyền tham dự World Cup 2014
Đội giành quyền tham dự trận play-off AFC

Kết quả xếp hạng vòng 4

Bảng A
VT Đội ST BT Đ
1  Iran 8 8 16
2  Hàn Quốc 8 13 15
3  Uzbekistan 8 10 14
4  Qatar 8 5 7
5  Liban 8 3 5
Bảng B
VT Đội ST BT Đ
1  Nhật Bản 8 16 17
2  Úc 8 12 15
3  Jordan 8 7 10
4  Oman 8 5 9
5  Iraq 4 3 5

Trận Play-off tranh hạng 5 (vòng 5)

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Jordan  2 - 2 (9 - 8p)  Uzbekistan 1 - 1 1 - 1 (s.h.p.)

Châu Phi

52 trong số 53 thanh viên CAF bước vào giải đấu vòng loại để tranh 5 suất vào vòng chung kết (chỉ có Mauritanie không tham dự, trong khi Nam Sudan mới gia nhập FIFA chưa được tham dự vòng loại).

Vòng loại bắt đầu với vòng 1 gồm 12 cặp đấu theo thể thức sân nhà-sân khách, diễn ra vào hai ngày 11 và 16 tháng 11 năm 2011. Đây là 24 đội có thứ hạng thấp nhất trên bảng xếp hạng FIFA. 12 đội thắng cuộc ở vòng 1 sẽ cùng với 28 đội còn lại của CAF lọt vào vòng 2 được chia thành 10 bảng, mỗi bảng 4 đội. 10 đội đứng đầu mỗi bảng - diễn ra từ tháng 6 năm 2012 và tháng 9 năm 2013 - lọt vào vòng 3. Tại vòng loại cuối cùng, 10 đội thắng cuộc từ vòng 2 được phân thành 5 cặp đấu theo thể thức sân nhà-sân khách. 5 đội xuất sắc nhất - diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2013 - giành vé trực tiếp tham dự vòng chung kết.

Vòng loại khu vực châu Phi có 52 đội tham dự.

Vòng 3

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Bờ Biển Ngà  4 - 2  Sénégal 3 - 1 1 - 1
Ethiopia  1 - 4  Nigeria 1 - 2 0 - 2
Tunisia  1 - 4  Cameroon 0 - 0 1 - 4
Ghana  7 - 3  Ai Cập 6 - 1 1 - 2
Burkina Faso  3 - 3 (a)  Algérie 3 - 2 0 - 1

Bắc, Trung Mỹ và Caribe

Tháng 5 năm 2010, Ban chấp hành CONCACAF công bố một sự thay đổi có thể tại vòng loại World Cup 2014, mà sẽ bắt đầu với một giai đoạn đấu loại trực tiếp sơ bộ tiếp theo ba giai đoạn.[7] Tuy nhiên, những đề xuất này đã bị bãi bỏ. CONCACAF lại một lần nữa sử dụng ở vòng đấu cuối cùng có 6 đội tham dự (được gọi một cách hài hước là "sáu phương"). 10 đội có thứ hạng thấp nhất được phân thành 5 cặp đấu theo thể thức sân nhà-sân khách, để chọn ra 5 đội xuất sắc nhất cùng với các đội xếp từ 7 đến 25 lọt vào vòng 2. Vòng 2 được chia làm 6 bảng 4 đội, chọn ra 6 đội đứng đầu mỗi bảng cùng với các đội xếp từ thứ nhất đến 6 lọt vào vòng 3. Vòng 3 được chia làm ba bảng 4 đội, chọn ra 6 đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng 4. Vòng 4 thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm, theo thể thức sân nhà-sân khách, lấy ba đội đứng đầu giành vé vào thắng vòng chung kết. Đội hạng 4 là México đấu trận play-off với đội hạng 5 của khu vực OFC, New Zealand để giành vé tới Brasil.

Tổng cộng có tất cả 35 đội tuyển đăng ký tham dự. 31 đội đã không vượt qua vòng loại và Bahamas bỏ cuộc (vì sân nhà của họ đã không kịp hoàn thành trong thời gian diễn ra vòng loại).[8]

Legend
Đội giành quyền tham dự World Cup 2014
Đội giành quyền tham dự trận play-off CONCACAF vs OFC

Xếp hạng chung cuộc (Vòng 4)

Bản mẫu:Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe (vòng 4)

Nam Mỹ

9 đội bóng thành viên của Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt nhằm tranh 4.5 suất tham dự vòng chung kết Giải bóng đá vô địch thế giới 2014. 4 đội dẫn đầu sẽ giành vé vào thẳng vòng chung kết. Đội xếp thứ 5 vòng loại là Uruguay sẽ đấu 2 trận với đội xếp thứ 5 khu vực châu Á (AFC) là Jordan. Vòng loại diễn ra từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 10 năm 2013. Riêng Brasil miễn thi đấu vòng loại do là nước chủ nhà.

Legend
Đội giành quyền tham dự World Cup 2014
Đội giành quyền tham dự trận play-off AFC vs CONMEBOL

Bảng xếp hạng chung cuộc

Bản mẫu:Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 khu vực Nam Mỹ

Châu Đại Dương

4 đội tuyển (Samoa thuộc Mỹ, Quần đảo Cook, SamoaTonga) tham dự vòng 1 theo thể thức vòng tròn tính điểm diễn ra tại Apia, Samoa, từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 11 năm 2011.[9] Đội thắng cuộc, Samoa, cùng với 7 đội của OFC tham dự Cúp bóng đá châu Đại Dương 2012, mà cũng tăng gấp đôi như vòng loại thứ hai. 4 đội lọt vào bán kết cúp bóng đá châu Đại Dương đặc cách vào thắng vòng 3, thi đấu vòng tròn tính điểm theo thể thức sân nhà-sân khách, diễn ra từ ngày 7 tháng 9 năm 2012 đến ngày 26 tháng 3 năm 2013.

New Zealand, đội duy nhất của OFC thắng cuộc ở vòng 3, thi đấu ở vòng play-off với México, đội xếp thứ tư của khu vực CONCACAF.

Xếp hạng chung cuộc (Vòng 3)

Bản mẫu:Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 khu vực châu Đại Dương (vòng 3)

Châu Âu

Vòng loại ở châu Âu bắt đầu từ tháng 9 năm 2012, sau khi Euro 2012 kết thúc. 53 đội bóng tham dự chia thành 8 bảng đấu 6 đội và một bảng đấu 5 đội. 9 đội bóng dẫn đầu 9 bảng vào thẳng vòng chung kết. 8 đội nhì thành tích tốt nhất chia 4 cặp thi đấu loại trực tiếp sân nhà - sân khách để giành 4 suất còn lại. Thành tích tốt nhất không tính trên kết quả thi đấu với đội thứ 6, do có một bảng đấu 5 đội.

Legend
Đội giành quyền tham dự World Cup 2014
Đội giành quyền tham dự vòng 2

Bảng xếp hạng chung cuộc (Vòng 1)

Bảng A
Đội ST T H B BT BB HS Đ Bỉ Croatia Serbia Scotland Wales Bắc Macedonia
 Bỉ (Q) 10 8 2 0 18 4 +14 26 1–1 2–1 2–0 1–1 1–0
 Croatia (A) 10 5 2 3 12 9 +3 17 1–2 2–0 0–1 2–0 1–0
 Serbia 10 4 2 4 18 11 +7 14 0–3 1–1 2–0 6–1 5–1
 Scotland 10 3 2 5 8 12 −4 11 0–2 2–0 0–0 1–2 1–1
 Wales 10 3 1 6 9 20 −11 10 0–2 1–2 0–3 2–1 1–0
 Macedonia 10 2 1 7 7 16 −9 7 0–2 1–2 1–0 1–2 2–1
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(A) Vào vòng play-off; (Q) Vào thẳng vòng chung kết World Cup 2014
Bảng B
Đội ST T H B BT BB HS Đ Ý Đan Mạch Cộng hòa Séc Bulgaria Armenia Malta
 Ý (Q) 10 6 4 0 19 9 +10 22 3–1 2–1 1–0 2–2 2–0
 Đan Mạch 10 4 4 2 17 12 +5 16 2–2 0–0 1–1 0–4 6–0
 Cộng hòa Séc 10 4 3 3 13 9 +4 15 0–0 0–3 0–0 1–2 3–1
 Bulgaria 10 3 4 3 14 9 +5 13 2–2 1–1 0–1 1–0 6–0
 Armenia 10 4 1 5 12 13 −1 13 1–3 0–1 0–3 2–1 0–1
 Malta 10 1 0 9 5 28 −23 3 0–2 1–2 1–4 1–2 0–1
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(Q) Vào thẳng vòng chung kết World Cup 2014
Bảng C
Đội ST T H B BT BB HS Đ Đức Thụy Điển Áo Cộng hòa Ireland Kazakhstan Quần đảo Faroe
 Đức (Q) 10 9 1 0 36 10 +26 28 4–4 3–0 3–0 4–1 3–0
 Thụy Điển (A) 10 6 2 2 19 14 +5 20 3–5 2–1 0–0 2–0 2–0
 Áo 10 5 2 3 20 10 +10 17 1–2 2–1 1–0 4–0 6–0
 Cộng hòa Ireland 10 4 2 4 16 17 −1 14 1–6 1–2 2–2 3–1 3–0
 Kazakhstan 10 1 2 7 6 21 −15 5 0–3 0–1 0–0 1–2 2–1
 Quần đảo Faroe 10 0 1 9 4 29 −25 1 0–3 1–2 0–3 1–4 1–1
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(A) Vào vòng play-off; (Q) Vào thẳng vòng chung kết World Cup 2014
Bảng D
Đội ST T H B BT BB HS Đ Hà Lan România Hungary Thổ Nhĩ Kỳ Estonia Andorra
 Hà Lan (Q) 10 9 1 0 34 5 +29 28 4–0 8–1 2–0 3–0 3–0
 România (A) 10 6 1 3 19 12 +7 19 1–4 3–0 0–2 2–0 4–0
 Hungary 10 5 2 3 21 20 +1 17 1–4 2–2 3–1 5–1 2–0
 Thổ Nhĩ Kỳ 10 5 1 4 16 9 +7 16 0–2 0–1 1–1 3–0 5–0
 Estonia 10 2 1 7 6 20 −14 7 2–2 0–2 0–1 0–2 2–0
 Andorra 10 0 0 10 0 30 −30 0 0–2 0–4 0–5 0–2 0–1
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(A) Vào vòng play-off; (Q) Vào thẳng vòng chung kết World Cup 2014
Bảng E
Đội ST T H B BT BB HS Đ Thụy Sĩ Iceland Slovenia Na Uy Albania Cộng hòa Síp
 Thụy Sĩ (Q) 10 7 3 0 17 6 +11 24 4–4 1–0 1–1 2–0 1–0
 Iceland (A) 10 5 2 3 17 15 +2 17 0–2 2–4 2–0 2–1 2–0
 Slovenia 10 5 0 5 14 11 +3 15 0–2 1–2 3–0 1–0 2–1
 Na Uy 10 3 3 4 10 13 −3 12 0–2 1–1 2–1 0–1 2–0
 Albania 10 3 2 5 9 11 −2 11 1–2 1–2 1–0 1–1 3–1
 Síp 10 1 2 7 4 15 −11 5 0–0 1–0 0–2 1–3 0–0
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(A) Vào vòng play-off; (Q) Vào thẳng vòng chung kết World Cup 2014
Bảng F
Đội ST T H B BT BB HS Đ Nga Bồ Đào Nha Israel Azerbaijan Bắc Ireland Luxembourg
 Nga (Q) 10 7 1 2 20 5 +15 22 1–0 3–1 1–0 2–0 4–1
 Bồ Đào Nha (A) 10 6 3 1 20 9 +11 21 1–0 1–1 3–0 1–1 3–0
 Israel 10 3 5 2 19 14 +5 14 0–4 3–3 1–1 1–1 3–0
 Azerbaijan 10 1 6 3 7 11 −4 9 1–1 0–2 1–1 2–0 1–1
 Bắc Ireland 10 1 4 5 9 17 −8 7 1–0 2–4 0–2 1–1 1–1
 Luxembourg 10 1 3 6 7 26 −19 6 0–4 1–2 0–6 0–0 3–2
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(A) Vào vòng play-off; (Q) Vào thẳng vòng chung kết World Cup 2014
Bảng G
Đội ST T H B BT BB HS Đ Bosna và Hercegovina Hy Lạp Slovakia Litva Latvia Liechtenstein
 Bosna và Hercegovina (Q) 10 8 1 1 30 6 +24 25 3–1 0–1 3–0 4–1 4–1
 Hy Lạp (A) 10 8 1 1 12 4 +8 25 0–0 1–0 2–0 1–0 2–0
 Slovakia 10 3 4 3 11 10 +1 13 1–2 0–1 1–1 2–1 2–0
 Litva 10 3 2 5 9 11 −2 11 0–1 0–1 1–1 2–0 2–0
 Latvia 10 2 2 6 10 20 −10 8 0–5 1–2 2–2 2–1 2–0
 Liechtenstein 10 0 2 8 4 25 −21 2 1–8 0–1 1–1 0–2 1–1
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(A) Vào vòng play-off; (Q) Vào thẳng vòng chung kết World Cup 2014
Bảng H
Đội ST T H B BT BB HS Đ Anh Ukraina Montenegro Ba Lan Moldova San Marino
 Anh (Q) 10 6 4 0 31 4 +27 22 1–1 4–1 2–0 4–0 5–0
 Ukraina (A) 10 6 3 1 28 4 +24 21 0–0 0–1 1–0 2–1 9–0
 Montenegro 10 4 3 3 18 17 +1 15 1–1 0–4 2–2 2–5 3–0
 Ba Lan 10 3 4 3 18 12 +6 13 1–1 1–3 1–1 2–0 5–0
 Moldova 10 3 2 5 12 17 −5 11 0–5 0–0 0–1 1–1 3–0
 San Marino 10 0 0 10 1 54 −53 0 0–8 0–8 0–6 1–5 0–2
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(A) Vào vòng play-off; (Q) Vào thẳng vòng chung kết World Cup 2014
Bảng I
Đội ST T H B BT BB HS Đ Tây Ban Nha Pháp Phần Lan Gruzia Belarus
 Tây Ban Nha (Q) 8 6 2 0 14 3 +11 20 1–1 1–1 2–0 2–1
 Pháp (A) 8 5 2 1 15 6 +9 17 0–1 3–0 3–1 3–1
 Phần Lan 8 2 3 3 5 9 −4 9 0–2 0–1 1–1 1–0
 Gruzia 8 1 2 5 3 10 −7 5 0–1 0–0 0–1 1–0
 Belarus 8 1 1 6 7 16 −9 4 0–4 2–4 1–1 2–0
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(A) Vào vòng play-off; (Q) Vào thẳng vòng chung kết World Cup 2014

Vòng 2

8 đội đứng nhì bảng sẽ tranh tài tại vòng 2 (vòng play-off). Lễ bốc thăm phân cặp đấu được diễn ra tại trụ sở FIFA ở Zürich, Thụy Sĩ, vào ngày 21 tháng 10.[10] Buổi lễ phân cặp diễn ra cùng thời điểm với bảng xếp hạng FIFA được công bố vào tháng 10 năm 2013.[10] Các trận đấu diễn ra vào hai ngày 15 và 19 tháng 11 năm 2013.

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Bồ Đào Nha  4 - 2  Thụy Điển 1 - 0 3 - 2
Ukraina  2 - 3  Pháp 2 - 0 0 - 3
Hy Lạp  4 - 2  România 3 - 1 1 - 1
Iceland  0 - 2  Croatia 0 - 0 0 - 2

Play-off liên lục địa

Có hai trận play-off liên lục địa ở giải lần này để xác định hai đội giành quyền đoạt vé tới Brasil:

  • Đội hạng 5 AFC v Đội hạng 5 CONMEBOL
  • Đội hạng 4 CONCACAF v Đội vô địch OFC

Trận lượt đi diễn ra vào ngày 13 tháng 11 năm 2013 và trận lượt về diễn ra vào ngày 20 tháng 11 năm 2013.[11]

Đội hạng 5 AFC v Đội hạng 5 CONMEBOL

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Jordan  0 - 5  Uruguay 0 - 5 0 - 0

Đội hạng 4 CONCACAF v Đội vô địch OFC

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
México  9 - 3  New Zealand 5 - 1 4 - 2

Danh sách cầu thủ ghi bàn

11 bàn
10 bàn
9 bàn
8 bàn

Chú thích

  1. ^ “2014 FIFA World Cup Brazil™ Preliminary Draw”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ “Das Losglück bleibt dem DFB-Team treu”. Kicker (bằng tiếng Đức). ngày 30 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2011.
  3. ^ “Who has the hardest World Cup 2014 draw?”. The Guardian. 18/12/2013. Truy cập 20/12/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  4. ^ Bahamas withdraw from 2014 World Cup Qualifiers Lưu trữ 2014-07-08 tại Wayback Machine FIFA.com. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2011
  5. ^ “Mauritius withdraw from FIFA World Cup qualifiers”. FIFA.com. ngày 31 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2013.
  6. ^ “The battle for Brazil berth begins”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 30 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2011.
  7. ^ “CONCACAF to seek change in World Cup qualifying”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2013.
  8. ^ Johnson, Kelsie (ngày 22 tháng 8 năm 2011), “Unfinished Work Forces BFA to Pull out of Qualifiers”, The Nassau Guardian, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2013
  9. ^ Pacific Games no longer part of qualification
  10. ^ a b “Dates set for African and European qualifying draws”. FIFA. ngày 15 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2013.
  11. ^ “International Match Calendar 2013–2018” (PDF). FIFA.com. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2021.

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!