Từ vựng tiếng Việt

Từ vựng tiếng Việt là một trong ba thành phần cơ sở của tiếng Việt, bên cạnh ngữ âmngữ pháp. Từ vựng tiếng Việt là đối tượng nghiên cứu cơ bản của ngành từ vựng học tiếng Việt, đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu gián tiếp của các ngành ngữ pháp học tiếng Việt, ngữ âm học tiếng Việt, phong cách học tiếng Việt, từ điển học tiếng Việt... Ngành từ vựng học tiếng Việt nghiên cứu về các khía cạnh của từ vựng tiếng Việt cũng chỉ phát triển mạnh trong giai đoạn gần đây.

Nguồn gốc

Các từ màu cam là Từ thuần Việt, các từ màu xanh là Từ Hán-Việt.

Ngày nay, ngoài các từ tiếng Việt mượn của tiếng Hán hoặc các tiếng Ấn-Âu thì tất cả các từ còn lại được coi là các từ thuần Việt. Những từ được gọi là từ thuần Việt này thường là bộ phận từ vựng gốc của tiếng Việt, biểu thị các sự vật, hiện tượng, khái niệm cơ bản nhất và tồn tại từ rất lâu. Nếu so sánh các từ trong bộ phận thuần Việt này với các từ tương ứng trong tiếng Mường, các tiếng Tày-Thái, Môn-Khmer, người ta thấy chúng có sự giống nhau nhất định về ngữ âm và ngữ nghĩa. Từ đó, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra ba giả thuyết chủ yếu sau về nguồn gốc của tiếng Việt:

  1. Các nhà ngôn ngữ học như J.R. Logan, Wilhelm Schmidt, André-Georges Haudricourt, cho rằng tiếng Việt cổ bắt nguồn từ ngôn ngữ Môn-Khmer thông qua luận cứ chủ yếu là: tiến trình chuyển biến từ tiếng Việt cổ không có thanh điệu (như phần lớn các ngôn ngữ Nam Á) sang tiếng Việt hiện đại có thanh điệu. Nền tảng Nam Á trong vốn từ vựng cơ bản của tiếng Việt chiếm tỉ lệ rất lớn.
  2. Các nhà ngôn ngữ học như Henri Maspero cho rằng tiếng Việt có nguồn gốc từ các tiếng Tày-Thái, qua việc căn cứ vào sự giống nhau của các từ cơ bản cũng như cơ cấu cấu tạo từ và thanh điệu giữa chúng. Maspero cho rằng tiếng Việt cổ sinh ra do sự hòa trộn giữa một phương ngôn Môn-Khmer và một phương ngôn Thái. Theo luận cứ của Maspero, tiếng Việt không có phụ tố giống như các tiếng Thái, trong khi các tiếng Môn-Khmer có nhiều phụ tố, nhất là tiền tốtrung tố; và tiếng Việt có hệ thống thanh điệu giống tiếng Thái cổ, trong khi các tiếng Môn-Khmer không có thanh điệu[1].
  3. Giả thuyết thứ ba cho rằng tiếng Việt sinh ra do sự kết hợp các ngôn ngữ Nam ÁTày-Thái. Giả thuyết này do George Coedès đưa ra năm 1949. Hà Văn Tấn và Phạm Đức Dương căn cứ trên tiến trình biến đổi hình thái học của từ cũng đi đến kết luận này[2].

Từ thuần Việt

Nếu coi từ thuần Việt là kết quả của quá trình tiếp xúc, tác động lâu dài giữa các ngôn ngữ Nam Ángôn ngữ Tày-Thái thì các từ này hình thành nên một lớp từ vựng cơ bản và lâu đời nhất trong tiếng Việt, có thể chia ra như sau:

  • Những từ tương ứng với tiếng Mường như: [đuôi, móng, mồm, sừng...]; [cô gái, đàn ông, vợ, chồng...]; [cây, củ, cơm, mả...]; [bí, cỏ, chuối, hành...], [bướm, cáo, cầy, chuột...]; [bẩn, cay, chậm, dài...], [ăn, bơi, cấy, chạy...]'
  • Những từ tương ứng với các tiếng Tày-Thái như: bánh, bóc, buộc, đường, gọt, ngắt, ngọn, rẫy, vắng...
  • Những từ tương ứng với các tiếng Việt-MườngTày-Thái như: bão, bể, dao, gạo, ngà voi, sống...
  • Những từ tương ứng với
  • và Bru ở tây Quảng Bình: bụng, bốc, bớt, củi, đêm, Mặt Trăng, mặt trời, núi, rắn, chuột...
  • Những từ tương ứng với nhóm Việt-MườngMôn-Khmer ở Tây Nguyên: [dốc, đèo, khói, mây, mưa, rừng, sấm...]; [da, đầu gối, mỡ, người,, thịt...]; [ bọn, mày, nó...]; [bếp, cày, chổi, cuốc, ruộng...]; [bịt, bóp, bú, bưng, cắn, cắt, đứng, gãi, hét, lắc, mặc, nghĩ, ngồi, phá, quăng, ôm, rụng, tát, về, xé...]
  • Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và các ngôn ngữ Môn-Khmer nói chung: [một, hai, ba, bốn, năm...]; [con, cháu, người]; [đất, đá, gió...]; [cằm, chân, cổ, lưng...]; [ cắt, đẻ, kẹp, liếc...]; [ao, cá, chim, lá...]; [cong, già, mới, ngát]

Trong giai đoạn mà chữ Quốc ngữ chưa có, từ thuần Việt chỉ có thể ghi bằng chữ Nôm.

Từ ngữ gốc Hán

Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán bắt đầu khi nhà Hán của Trung Quốc xâm chiếm nước Việt và thực hiện đồng hóa người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc dài hàng ngàn năm. Quá trình tiếp xúc lâu dài này đã đưa vào tiếng Việt một khối lượng từ ngữ rất lớn của tiếng Hán. Hiện tượng này diễn ra khác nhau trong các thời kỳ. Giai đoạn đầu có tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chủ yếu thông qua đường khẩu ngữ qua sự tiếp xúc giữa người Việt và người Hán. Đến đời Đường, tiếng Việt mới có sự tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ thống qua đường sách vở. Các từ ngữ gốc Hán này chủ yếu được đọc theo ngữ âm đời Đường tuân thủ nguyên tắc ngữ âm tiếng Việt gọi là âm Hán-Việt. Ví dụ: phiền, phòng, trà, trảm, chủ... Các từ ngữ gốc Hán nhưng không đọc theo âm Hán-Việt ngoài các từ được du nhập vào tiếng Việt trước đời Đường (ví dụ các âm Hán cổ tương ứng với các âm Hán-Việt trên là buồn, buồng, chè, chém, chúa...), cũng cần kể đến những từ xuất phát từ các phương ngữ Trung Quốc khác nhau (như tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu...) được du nhập thông qua đường khẩu ngữ như: ca la thầu, mì chính, xì dầu, bánh pía, sương sáo, lẩu...

Từ gốc Ấn-Âu

Kể từ khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng đáng kể đến tiếng Việt và các từ ngữ gốc Pháp thâm nhập khá nhiều vào tiếng Việt, chỉ sau từ Hán-Việt. Sự ảnh hưởng này là do tiếng Pháp được sử dụng trong các văn bản, giấy tờ của Nhà nước và trong giảng dạy ở nhà trường, cũng như trong các loại sách báo khác. Ảnh hưởng này kéo theo sự xuất hiện của nhiều từ gốc Pháp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

Đồng thời qua tiếng Pháp, một số từ tiếng Anh, tiếng Đức cũng du nhập vào tiếng Việt, ví dụ như: mít tinh, boong ke...

Ngoài ra, ảnh hưởng của Nga cũng dẫn đến sự du nhập của một số từ gốc Nga như: bônsêvích, Xô Viết...

Từ hỗn chủng

Từ hỗn chủng là sử dụng hỗn hợp của ba loại trên.

Ví dụ:

  • vôi hoá (Hán-Nôm: 𥔦化) - "vôi" là thuần Việt, "hoá" là Hán-Việt.
  • ôm kế - "ôm" là từ ngoại lai, "kế" là Hán-Việt.
  • nhà băng - "nhà" là thuần Việt, "băng" là từ ngoại lai.

Nhận diện và phân loại

Việc nghiên cứu các đơn vị từ vựng tiếng Việt được nhiều nhà Việt ngữ học quan tâm và coi là việc quan trọng hàng đầu trong việc nghiên cứu tiếng Việt. Tuy nhiên, các học giả này có ý kiến tương đối khác nhau về cách nhận diện và phân loại từ vựng tiếng Việt. Nhìn chung, đa phần các học giả đều coi những tiếng độc lập, có nghĩa là các từ - từ đơn tiết. Những tiếng không độc lập thì lại được xử lý khác nhau tùy theo học giả.

Nguyễn Kim Thản phân biệt từ thuần, từ pha, từ phức, từ chắp. Đỗ Hữu Châu chia ra từ láy và từ ghép. Nguyễn Văn Tu phân biệt từ đơn và từ ghép, trong đó có từ ghép bao gồm các từ láy mà tác giả coi là từ đơn ghép với chính nó mà thành. Ngoài ra, những học giả này còn thừa nhận sự tồn tại của cụm từ cố định. M. B. Emeneau coi mỗi từ là một âm tiết, một chữ tách rời nhau. Đây cũng là quan điểm của Gabriel Aubaret, Trương Vĩnh Ký, Trương Vĩnh Tống, Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm. Theo họ, những đơn vị gọi là từ ghép, cụm từ cố định, cụm từ tự do không rõ ràng.

Cơ cấu ngữ nghĩa

Đại bộ phận các từ trong tiếng Việt có ba thành tố nghĩa: nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểunghĩa kết cấu. Tuy nhiên cũng có những từ chỉ có một hoặc hai loại nghĩa. Ngoài ra, cũng có thể chia các từ về mặt nghĩa thành từ tự nghĩa (bản thân ý nghĩa độc lập) và từ trợ nghĩa (ý nghĩa chỉ bộc lộ rõ khi kết hợp). Nhìn chung có thể phân loại các từ tiếng Việt về mặt nghĩa như sau:

Tự nghĩa Trợ nghĩa
Có nghĩa sở chỉ, sở biểu và kết cấu nhà, đẹp, đi (kiểu 1)
Có nghĩa sở chỉ và kết cấu sẽ, tuy, với (kiểu 2)
Có nghĩa sở biểu và kết cấu quốc, thủy, hỏa (kiểu 3) búa (chợ búa), lẽo (lạnh lẽo) (kiểu 4)
Có nghĩa kết cấu bù, nhìn, bồ, hóng (kiểu 5)

Từ kiểu 3 thường là các từ Hán-Việt.

Hiện tượng đa nghĩa

Cũng như nhiều ngôn ngữ trên thế giới, hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt cũng có những đặc thù riêng.

Để biểu thị khái niệm mới, tiếng Việt có thiên hướng tạo ra các đơn vị từ vựng mới hơn là phát triển nghĩa của từ vựng có từ trước, đa phần là phát triển các đơn vị từ vựng có hai âm tiết. Số lượng từ vựng có nhiều nghĩa cũng như số nghĩa trong từ đa nghĩa của tiếng Việt đều thấp hơn so với nhiều ngôn ngữ khác.

Hiện tượng đa nghĩa chủ yếu xảy ra ở các từ mà ít ở các ngữ. Các ngữ đa nghĩa thông thường có gốc Hán.

Các từ kiểu 2 (các hư từ) và 4, 5 (đơn thuần nghĩa kết cấu) không có hiện tượng nhiều nghĩa; hiện tượng nhiều nghĩa chỉ xuất hiện ở các từ kiểu 1 (độc lập về nghĩa, hoạt động tự do) và kiểu 3 (độc lập về nghĩa, hoạt động hạn chế). Từ trước đến nay, các nhà Việt ngữ học chủ yếu chú ý hiện tượng nhiều nghĩa của các từ kiểu 1 mà ít chú ý các từ kiểu 3. Ví dụ hiện tượng đa nghĩa đối với các từ kiểu 3:

  • Bình (bằng phẳng): bình dã, bình nguyên, bình địa, bình đẳng...
  • Bình (yên ổn): bình tâm, bình an, ...
  • Bình (thường): bình dị, bình minh, bình thường, bình phục...

Sự mở rộng và thu hẹp ý nghĩa của từ vựng tiếng Việt góp phần hình thành các thủ pháp nghệ thuật văn học như ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ, uyển ngữ, nhã ngữ...

Hiện tượng đồng âm

Hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt phổ biến hơn các ngôn ngữ Ấn-Âu do âm tiết tiếng Việt gồm 5 thành phần: âm đầu, vần (âm chính, âm cuối và âm đệm) và thanh điệu[3]. Tuy nhiên, không như các ngôn ngữ Ấn-Âu, vì tiếng Việt không biến hình nên chỉ có một loại đồng âm hoàn toàn.

Với quy luật kết hợp ngữ âm của mình, tiếng Việt có thể tạo ra khoảng trên 20.000 âm tiết khác nhau, trong thực tế mới chỉ sử dụng khoảng 6000. Theo Karlgren, số lượng âm tiết tiếng Hán sử dụng chỉ bằng một phần mười của tiếng Việt nên hiện tượng đồng âm trong tiếng Hán phổ biến hơn rất nhiều so với tiếng Việt.

Có 5 kiểu từ khác nhau về nghĩa như trên, nên giữa các kiểu từ có thể xảy ra 14 kiểu quan hệ đồng âm:

  • Kiểu 1-1: ca1: đồ đựng nước uống; ca2: trường hợp (gốc Pháp cas);
  • Kiểu 1-2: vả1: tát mạnh vào mặt; vả2: vả lại;
  • Kiểu 1-3: yếu1: kém về mặt nào đó; yếu2: quan trọng (như trong yếu điểm);
  • Kiểu 1-4: búa1: một loại dụng cụ; búa2: trong chợ búa;
  • Kiểu 1-5: 1: các loại cây họ Cà; 2: trong cà phê;
  • Kiểu 2-2: 1: do (tờ báo mà tôi mua.); 2: nếu (nếu mà biết nó sẽ mượn.);
  • Kiểu 2-3: giá1: nếu, giá mà; giá2: đổ cho (giá họa);
  • Kiểu 2-4: càng1: biểu thị mức độ tăng; càng2: trong cũ càng;
  • Kiểu 2-5: 1: dầu, dẫu; 2: trong bú dù (con khỉ);
  • Kiểu 3-3: 1: đói (như trong cơ cực); 2: máy (như trong phi cơ);
  • Kiểu 3-4: tác1: làm (như trong tác chiến); tác2: như trong tan tác;
  • Kiểu 3-5: thâm1: sâu (như trong thâm hiểm); thâm2: như trong lâm thâm (tiếng mưa rơi);
  • Kiểu 4-4: búa1: trong chợ búa; búa2: trong hóc búa;
  • Kiểu 4-5: lác1: trong khoác lác; lác2: trong lác đác;

Nói chung, hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt rất đa dạng nhưng ít gây hiểu lầm, sự hiểu lầm có thể xảy ra ở trường hợp kiểu 1-3 (từ thuần Việt đồng âm với từ Hán-Việt) hoặc kiểu 3-3 (từ Hán-Việt đồng âm với từ Hán-Việt) do các từ kiểu 3 (Hán-Việt) không hoạt động tự do nhưng nghĩa của chúng thường cộng hưởng với nghĩa của từ kết hợp với chúng.

Hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt thường thấy trong chơi chữ, ví dụ trong câu đối: da trắng vỗ bì bạch - rừng sâu mưa lâm thâm thì bì bạch có nghĩa là da trắng đồng thời là từ tượng thanh, lâm thâm nghĩa là rừng sâu đồng thời cũng là từ tượng thanh.

Hiện tượng đồng nghĩa

Hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Việt chỉ xảy ra ở những từ độc lập về nghĩa, tức là những từ thuộc kiểu 1 và kiểu 3, có thể nói là những từ thuần Việt và từ Hán-Việt. Có ba loại đồng nghĩa sau:

  • Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ thuần Việt (1-1). Đây là kiểu đồng nghĩa này được bàn đến nhiều nhất.
  • Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ Hán-Việt (1-3). Kiểu đồng nghĩa này cũng rất phổ biến trong tiếng Việt. Thông thường từ thuần Việt hoạt động tự do còn từ Hán-Việt hoạt động hạn chế (tức là chỉ hoạt động trong sự cấu tạo của một số ngữ nhất định) và thường mang ý nghĩa khái quát, mờ ảo hơn[4]. Ví dụ: cỏthảo (trong thảo dược); mộtđộc (trong độc lập); nhàgia (trong gia đình);...
  • Từ Hán-Việt đồng nghĩa với từ Hán-Việt (3-3). Kiểu đồng nghĩa này (với các yếu tố Hán-Việt hạn chế) chỉ đóng vai trò cấu tạo các đơn vị từ vựng lớn hơn từ. Ví dụ bằnghữu đều mang nghĩa "bạn", nhưng cách kết hợp khác nhau: bằng tham gia cấu tạo các ngữ bằng môn, bằng liêu...; hữu tham gia cấu tạo các ngữ hữu nghị, hữu thiện, hữu tình...

Hiện tượng trái nghĩa

Các từ trái nghĩa trong tiếng Việt thể hiện sự tương phản về nghĩa trên các khía cạnh phản ánh phẩm chất của đối tượng, ví dụ về thời gian (sớm - muộn, sáng - tối, nhanh - chậm...); vị trí (trên - dưới, ngoài - trong, trước - sau...); không gian (đông - tây; ra - vào, xa - gần...)...

Có hai kiểu đối lập chủ yếu trong từ trái nghĩa tiếng Việt:

  • Sự đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của sự vật, hiện tượng như: cao - thấp, già - trẻ, lớn - ...
  • Sự đối lập loại trừ nhau, ví du: mua - bán, ra - vào, lên - xuống...

Các từ trái nghĩa tiếng Việt đa phần gắn liền với tính cân xứng, tức là dung lượng ngữ nghĩa của chúng phải tương đương nhau, ví dụ nhỏ trái nghĩa với to; khổng lồ với tí hon; chứ nhỏ không được coi nhỏ là trái nghĩa của khổng lồ... Tuy nhiên, một từ vẫn có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa, ví dụ: mở - đóng (cửa); mở - gấp (vở); mở - đậy (nắp); mở - hạ (màn);...

Đối với từ nhiều nghĩa, mỗi nghĩa cũng có thể có một hoặc vài từ trái nghĩa, ví dụ: cao - thấp (chiều cao); cao - hạ (giá cả);...

Các đơn vị trái nghĩa có thể cấu tạo để tạo thành các cặp từ trái nghĩa, ví dụ: ăn mặn - ăn nhạt; ăn mặn - ăn chay...

Hiện tượng từ tương tự

Trong tiếng Việt tồn tại phổ biến những nhóm từ gần gũi nhau về mặt âm thanh và ý nghĩa. Ví dụ: bắcbấc giống nhau ở âm đầu và gió bắc hay gió bấc như nhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau vì không thể thay thế phương bắc bằng phương bấc; hoặc các nhóm từ có vần -ép tuy ý nghĩa khác nhau nhưng đều mô phỏng tính chất "sát nhau": dẹp, bẹp, xẹp, lép, khép... Những nhóm từ này gọi là từ tương tự.

Căn cứ vào ngữ âm của từ ngữ, có thể chia từ tương tự trong tiếng Việt thành ba loại:

  • Trùng nhau ở âm đầu: bám, bấu, bíu; buộc, , băng; chầu, chờ, chực; khênh, khiêng, khuân; phòi, phì, phọt, phun;...
  • Trùng nhau ở phần vần: băm, bằm, vằm; bấu, cấu; bớt, ngớt; đớp, tợp, hớp; cái, mái, nái, gái;...
  • Trùng nhau ở cả âm đầu và phần vần: băm, bằm; lui, lùi; xoăn, xoắn; đớp, đợp; vấp, vập;...

Căn cứ vào ngữ nghĩa của từ ngữ, có thể chia hiện tượng từ tương tự trong tiếng Việt thành ba loại:

  • Có quan hệ tương đồng về nghĩa, ví dụ mồm, miệng, mép, mỏ, môi, mõm, miệng, mồi (mồm dùng cho người, miệng như trong súc miệng, mỏ như trong mỏ vịt...); hoặc như cái, mái, gái, nái để chỉ giống cái nhưng cách dùng khác nhau.
  • Có quan hệ tương cận về nghĩa: , chêmnêm, đannan, đệmnệm... (quan hệ hành động - đối tượng); gạncạn, giếtchết; đậpgiập, thắtchặt... (quan hệ hành động - kết quả)...
  • Có quan hệ tương đồng về tính chất tượng hình, tượng thanh: bét, bẹt, dẹt, kẹt, tẹt...; bức bối, nhức nhối, bực bội, tức tối...; khật khưỡng, ngất ngưởng, vật vưỡng, vất vưởng... lúc lắc, trúc trắc, trục trặc...

Sử dụng

Phạm vi sử dụng

Căn cứ theo phạm vi sử dụng thì có thể chia từ vựng tiếng Việt thành từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ.

Từ vựng toàn dân là vốn từ dùng chung cho tất cả những người nói tiếng Việt, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau.

Từ địa phương

Từ vựng hạn chế về mặt lãnh thổ gọi là từ địa phương. Từ địa phương tiếng Việt có ba loại:

  • Từ địa phương dân tộc học: là những từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, lối sống... chỉ có tại một số địa phương chứ không phổ biến toàn dân, do đó không có từ tương tự trong ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ: Nam Bộ Việt Nam có các từ ngữ như: chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, tàu hủ ki... Vùng Nghệ Tĩnh có những từ như: chẻo (một loại nước chấm gồm vừng giã nhỏ trộn mật hoặc đường và nước mắm), nhút (dưa muối từ cây đậu đen, quả mít xanh, cà vàng thái nhỏ trộn lẫn nhau)...
  • Từ địa phương có sự đối lập về ý nghĩa: là những từ ngữ giống với từ ngữ toàn dân về mặt ngữ âm nhưng mang ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: vùng Thái Bình gọi châu chấu (đầu nhọn) là cào càocào cào (đầu bằng) là châu chấu; Trung Bộ, Nam Bộ và Hải Dương, Hưng Yên gọi anh trai của mẹ là cậu. Nam Bộ gọi mủ chỉ nhựa, ngã, mận là quả roi, chénbát, củ sắncủ đậu; ở Hải Hưng hạt tiêu gọi là ớt; Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh gọi hòm chỉ quan tài...
  • Từ địa phương có sự đối lập về ngữ âm: là những từ ngữ địa phương chỉ cùng khái niệm với từ toàn dân những có ngữ âm khác. Ví dụ:
Từ toàn dân Hải Dương, Hưng Yên Thanh Hóa Nghệ An, Hà Tĩnh Nam Bộ
cá quả cá chuối cá tràu cá lóc
cua rốc[5] dam
dứa gai thơm, khóm
lợn ỉn[5] heo
cây xoan cây đu sầu đâu
trâu tâu[6] tru
nước nác
gạo gấu

Từ lóng

Từ vựng hạn chế về mặt tầng lớp sử dụng gọi là từ (tiếng) lóng. Tiếng lóng của một tầng lớp nào đó là những từ ngữ có tên gọi song song với từ ngữ toàn dân. Từ lóng có thể thường xuyên thay đổi tùy theo môi trường, hoàn cảnh mà tầng lớp xã hội sản sinh ra nó.

Từ ngữ nghề nghiệp

Từ ngữ chuyên môn trong tiếng Việt là những từ ngữ sử dụng hạn chế trong một nghề nào đó của xã hội, những người không làm nghề đó có thể ít biết hoặc không biết. Ví dụ, nghề nông có các từ ngữ: cày vỡ, cày ải, bón lót, bón đón đòng, bón thúc, gieo thẳng, gieo vại, lúa chia vè, lúa đứng cái, lúa von...

Ngoài ra trong tiếng Việt còn có nhiều thành ngữ, tục ngữ thể hiện kinh nghiệm, cách thức làm việc... trong nghề nào đó. Ví dụ trong nghề mộc có các câu: mộc gia nề giảm, cắt cưa đóng đanh...

Thuật ngữ

Thuật ngữ trong tiếng Việt bao gồm những từ ngữ là tên gọi chính xác của các khái niệm và đối tượng sử dụng giới hạn trong một lĩnh vực chuyên môn của con người. Ví dụ trong toán học có các thuật ngữ: đạo hàm, tích phân, vi phân... trong ngữ âm học có các thuật ngữ: âm vị, âm tiết, nguyên âm...

Đặc điểm cơ bản của thuật ngữ bao gồm tính chính xác, tính hệ thống, và tính quốc tế.

Mức độ sử dụng

Từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực

Dựa theo tần suất sử dụng của từ vựng tiếng Việt thì có thể chia ra hai lớp: từ vựng tích cựctừ vựng tiêu cực. Từ vựng tích cực là những từ ngữ quen thuộc và sử dụng thường xuyên. Từ vựng tiêu cực là những từ ngữ ít dùng hoặc không được dùng thường xuyên, nó bao gồm các từ ngữ mang sắc thái mới, chưa được dùng rộng rãi hoặc những từ ngữ đã lỗi thời.

Từ ngữ cổ và từ ngữ lịch sử

Dựa theo nguyên nhân làm cho từ vựng lỗi thời có thể chia ra hai loại: từ ngữ cổ và từ ngữ lịch sử. Từ ngữ cổ là những từ ngữ đã biến mất khỏi ngôn ngữ hiện đại hoặc vẫn còn dấu vết trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã bị lu mờ và không còn được dùng độc lập. Ví dụ: trong Túi đã không tiền khôn chác rượu (Quốc âm thi tập) thì chác là mua, khôn là khó...; hoặc như trong Thúc Loan dẻ thằng bé con (Thiên nam ngữ lục) thì dẻ có nghĩa là khinh dẻ...

Khác với từ ngữ cổ, từ ngữ lịch sử không có các từ ngữ đồng nghĩa trong tiếng Việt hiện đại, tuy nhiên khi cần diễn đạt khác khái niệm mang tính chất lịch sử, người ta vẫn phải sử dụng đến chúng. Ví dụ như tên gọi các chức, tước, phẩm, hàm thời phong kiến: án sát, lãnh binh, tuần phủ,.. hay các hình thức thi cử: cử nhân, hoàng giáp, trạng nguyên...

Từ ngữ mới

Đa số các từ ngữ mới trong tiếng Việt đều xuất phát từ các ngành khoa học tự nhiênxã hội, nhanh chóng gia nhập vào lớp từ vựng tích cực toàn dân hoặc thuật ngữ chuyên môn nào đó. Thông thường những từ ngữ mới này được phổ biến nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng. Ví dụ như: bộ nhớ, bộ vi xử lý, hệ điều hành, cổ phiếu, sàn giao dịch...

Từ vựng học tiếng Việt

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, việc nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt còn lẻ tẻ và chưa hệ thống. Sau 1954, từ vựng học tiếng Việt với tư cách một bộ môn ngôn ngữ học thực sự ra đời, thông qua các giáo trình từ vựng học tại hai trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tại Miền Nam phía nam vĩ tuyến 17 thì Bộ Quốc gia Giáo dục lập nên Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn để bổ túc và cập nhật hóa từ vựng tiếng Việt khi tiếp cận những học thuật mới.[7]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Henri Maspéro. Études sur la phonétique historique de la langue annamite, 1912, trang 12
  2. ^ Hà Văn Tấn, Phạm Đức Dương. Về ngôn ngữ tiền Việt-Mường, Dân tộc học số 1, 1978.
  3. ^ Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Hà Nội, 1977, tr. 89
  4. ^ Nhữ Thành, Nhận xét về ngữ nghĩa của từ Hán-Việt, tạp chí "Ngôn ngữ" số 2, 1977
  5. ^ a b Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt, 2008, trang 259
  6. ^ Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt, 2008, trang 260
  7. ^ Bộ Giáo dục và Thanh niên. Nội-san Danh-từ Chuyên-môn Số 1, 1969. Tr vii-xi

Tham khảo

(tiếng Việt)

  • Nguyễn Thiện Giáp. 2008. Từ vựng học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Đỗ Hữu Châu. 2007. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

(tiếng Đức)

  • Schmidt, Wilhelm. 1906. Die Mon-Khmer-Völker, ein Bindeglied zwischen Völkern Zentralasiens und Austronesiens, 'The Mon-Khmer peoples, a link between the peoples of Central Asia and Austronesia'. Archiv für Anthropologie, Braunschweig, bộ mới, 5:59-109.

(tiếng Pháp)

  • Henri Maspéro. 1912. Études sur la phonétique historique de la langue annamite.

Read other articles:

Real Sitio de San Ildefonso municipio de EspañaBanderaEscudo De izquierda a derecha y de arriba abajo: Palacio Real de la Granja de San Ildefonso, Palacio de Valsaín, Palacio Real de Riofrío y Valle de Valsaín Real Sitio de San IldefonsoUbicación de Real Sitio de San Ildefonso en España. Real Sitio de San IldefonsoUbicación de Real Sitio de San Ildefonso en la provincia de Segovia.País  España• Com. autónoma  Castilla y León• Provincia  Seg...

 

Inspirasi IndonesiaGenreDokumenterNaratorBervariasiNegara asalIndonesiaBahasa asliBahasa IndonesiaProduksiLokasi produksiIndonesia (bervariasi)Durasi30 menitRumah produksiLPP TVRI stasiun daerahRilisJaringan asliTVRI/TVRI daerahRilis asli2019 (2019) –sekarang Inspirasi Indonesia adalah acara dokumenter televisi asal Indonesia yang tayang di TVRI sejak 2019. Acara ini menampilkan sosok-sosok inspiratif yang mampu memberikan manfaat bagi orang-orang di sekelilingnya. Alih-alih dipro...

 

Lagos Gemeente in Portugal Situering District Faro Coördinaten 37°6'0NB, 8°40'0WL Algemeen Oppervlakte 213 km² Inwoners (31 december 20051) 27.545 (119,2 inw./km²) Foto's Portaal    Portugal Lagos (Arabisch: Zawaia) is een stad en gemeente in het Portugese district Faro. De gemeente heeft een totale oppervlakte van 213 km² en telde 28.890 inwoners in 2007. De stad Lagos heeft ongeveer 19.000 inwoners. Het grootste deel van de inwoners in de gemeente woont langs de kustlijn en ...

32°52′06″N 35°05′35″E / 32.8684°N 35.0931°E / 32.8684; 35.0931 أنظمة رافائيل الدفاعية المتقدمةRafael Advanced Defense Systems Ltd. (بالإنجليزية)[1] الشعارمعلومات عامةالجنسية إسرائيل[2] التأسيس 1948؛ منذ 75 سنوات (1948)النوع عمل تجاري — مقاولة الشكل القانوني شركة التوصية بالأسهم المقر ا...

 

 Nota: Para União Nacional, veja União Nacional (desambiguação). Bandeira da coalizão União Nacional União Nacional (em hebraico: האיחוד הלאומי, pronúncia: Ha-Ihud Ha-Leumi) foi uma coalizão política entre partidos de direita e extrema-direita[1][2] de Israel que competiu nas eleições do país entre 1999 e 2009.[3][4] A composição do bloco partidário mudou várias vezes ao longo dos anos. Em sua formação derradeira antes da eleição de 2013, a aliança era c...

 

Mount & Blade: With Fire & Sword Información generalDesarrollador TaleWorlds Entertainment Distribuidor Paradox Interactive Datos del juegoGénero videojuego de rol de acción y videojuego independiente Idiomas inglés, francés, español, alemán, turco, polaco, chino simplificado, chino tradicional, checo y japonés Modos de juego un jugador y multijugador Clasificaciones ESRBPEGIUSKDatos del softwarePlataformas Microsoft Windows Datos del hardwareFormato distribución digital Disp...

System-design platform and development environment This article may rely excessively on sources too closely associated with the subject, potentially preventing the article from being verifiable and neutral. Please help improve it by replacing them with more appropriate citations to reliable, independent, third-party sources. (May 2015) (Learn how and when to remove this template message) LabVIEWLabVIEW logo.Developer(s)National InstrumentsInitial release1986; 37 years ago (1...

 

This article relies largely or entirely on a single source. Relevant discussion may be found on the talk page. Please help improve this article by introducing citations to additional sources.Find sources: Random End – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (January 2018) 2006 studio album by Misery Inc.Random EndStudio album by Misery Inc.Released2006 Random End is the second album from Finnish metal band Misery Inc., and it was released i...

 

Cathedral porch today The church known as Goslar Cathedral (German: Goslarer Dom) was a collegiate church dedicated to St. Simon and St. Jude in the town of Goslar, Germany. It was built between 1040 and 1050 as part of the Imperial Palace district. The church building was demolished in 1819–1822; today, only the porch of the north portal is preserved. It was a church of Benedictine canons. The term Dom, a German synecdoche used for collegiate churches and cathedrals alike, is often uniform...

1950s theme restaurant on Broadway, New York City Ellen's Stardust DinerRestaurant informationEstablished1987Owner(s)Ellen Hart SturmFood typeAmerican cuisine[1]Street address1650 Broadway (at 51st Street)CityNew York CityCountyNew YorkStateNew YorkPostal/ZIP Code10019CountryUnited StatesCoordinates40°45′43″N 73°59′00″W / 40.76182°N 73.9834°W / 40.76182; -73.9834ReservationsNot Available[2]Other informationGroup events and parties can be boo...

 

Spanish futsal club Football clubSantiago FootballFull nameSantiago FootballFounded1975GroundMultiusos Fontes do Sar,Santiago de Compostela,Galicia, SpainCapacity5,500ChairmanRamón García SearaManagerSanti ValladaresLeaguePrimera División2015–16Primera División, 10th Home colours Away colours Santiago Futsal, formerly known as Autos Lobelle de Santiago Fútbol Sala, is a professional futsal club based in Santiago de Compostela, Galicia. The club was founded in 1975 and plays its home ga...

 

Railway station in Tajimi, Gifu Prefecture, Japan This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Nemoto Station – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (September 2017) (Learn how and when to remove this template message) CI05Nemoto Station根本駅Nemoto Station in October 2005General informationLoca...

American actor Ron HayesHayes in 1966Born(1929-02-26)February 26, 1929San Francisco, California, U.S.DiedOctober 1, 2004(2004-10-01) (aged 75)Malibu, California, U.S.NationalityAmericanAlma materStanford UniversityOccupation(s)Actor: The Everglades, The Rounders, Lassie, Coors Western OutdoorsmanSpousesJoan Sturgess (married 1952, divorced 1962Betty Endicott (married 1964, divorced 1974Caroline Muir (married 1982, divorced 1986)Carol Capek (married 1996, divorced 2000)Children3 Rona...

 

2010 American filmTotal BadassDirected byBob Ray[1]Produced byKera DacyBob RayMia Cevallos referenceEdited byBob RayAndrew SegoviaMusic byThe Crack PipesFruntbuttBFEMigas and HonkyWine and RevolutionRelease date May 19, 2010 (2010-05-19) Running time91 minutesCountryUnited StatesLanguageEnglish Total Badass is a 2010 documentary by American director and producer Bob Ray that first premiered on May 19, 2010.[2] Forgoing the usual route of signing a deal with a fi...

 

English author and survivor of the Titanic Frank John William GoldsmithBorn(1902-12-19)19 December 1902Strood, Kent, England, United KingdomDied27 January 1982(1982-01-27) (aged 79)Orlando, Florida, United StatesSpouseVictoria Agnes née LawrenceChildren James Richard Jim Goldsmith Charles Barton Charlie Goldsmith Frank Goldsmith II Parents Frank J. Goldsmith (Sr.) Emily Alice née Brown Frank John William Goldsmith Jr. (19 December 1902 — 27 January 1982), was a young third-class ...

Major League Baseball shortstop Baseball player John KennedyShortstopBorn: (1926-10-12)October 12, 1926Jacksonville, Florida, U.S.Died: April 27, 1998(1998-04-27) (aged 71)Jacksonville, Florida, U.S.Batted: RightThrew: RightMLB debutApril 22, 1957, for the Philadelphia PhilliesLast MLB appearanceMay 3, 1957, for the Philadelphia PhilliesMLB statisticsBatting average.000Home runs0Runs batted in0 Teams Philadelphia Phillies (1957) John Irvin Kennedy (October 1...

 

Logo du Sony Reader Sony Reader est le nom d'une famille de liseuses produites par la société Sony. En août 2014, Sony a annoncé qu'ils se retiraient du marché grand public, puis plus tard dans l'année qu'ils se concentraient sur le marché professionnel. Exemplaire du Sony Reader Il a été possible d'acheter des livres électroniques en Amérique du Nord grâce au Reader Store. Formats Les formats de livres numériques supportés par les Sony Reader sont les suivants : ePub (avec...

 

Artikel ini bukan mengenai SM Entertainment.Sony Music Entertainment550 Madison Avenue, New York City, Kantor pusat Sony Music EntertainmentSebelumnyaAmerican Record Corporation (1929-1938)Columbia Recording Corporation (1938-1947)Columbia Records Inc. (1947-1965)CBS Records (1965-1991)Sony Music Entertainment Inc. (1991-2004)Sony BMG (2004-2008)JenisAnak perusahaan(dimasukkan sebagai kemitraan umum)IndustriMusik dan hiburanPendahuluBertelsmann Music Group (1929-2008)American Record Corporati...

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Oktober 2022. Keihin CorporationKantor pusat KeihinNama asli株式会社ケーヒンJenisPublik (K.K)Kode emitenTYO: 7251ISINJP3277230003IndustriOtomotifDidirikan19 Desember 1956; 67 tahun lalu (1956-12-19)KantorpusatGedung Shinjuku Nomura, Shinjuku, Tokyo, Jep...

 

夜のクラゲは泳げない ジャンル 青春群像劇 アニメ 原作 JELEE 監督 竹下良平 シリーズ構成 屋久ユウキ 脚本 屋久ユウキ キャラクターデザイン popman3580(原案)谷口淳一郎 音楽 横山克 アニメーション制作 動画工房 製作 「夜のクラゲは泳げない」製作委員会 放送局 TOKYO MXほか 放送期間 2024年4月7日 - 6月23日 話数 全12話 漫画 原作・原案など JELEE 作画 藤居にこ 出版社 ...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!