Tác động môi trường của bitcoin

Một cơ sở đào bitcoin ở Québec, Canada

Sự tăng mạnh về cường độ đào và số giao dịch bitcoin đã gây tác động nghiêm trọng đối với môi trường. Đào bitcoin (bitcoin mining, hay giao thức bitcoin) là quá trình tạo ra bitcoin và hoàn tất các giao dịch. Quá trình này tiêu tốn năng lượng và gây phát thải carbon, vì khoảng một nửa lượng điện sử dụng được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch.[1] Tính đến năm 2022, việc đào bitcoin ước tính đã tạo ra 0,19% lượng khí thải nhà kính trên thế giới,[2] và chiếm 0,38 % lượng tiêu thụ điện toàn cầu.[3] Hơn nữa, bitcoin được đào trên phần cứng máy tính chuyên dụng có tuổi thọ ngắn, làm gia tăng chất thải thiết bị điện tử.[4] Lượng năng lượng điện cần thiết và chất thải thiết bị điện tử được tạo ra khi đào bitcoin có thể so sánh với lượng chất thải điện tử trong một năm của Hy Lạp hoặc Hà Lan.[2][4] Tác động môi trường của bitcoin thu hút sự chú ý của các nhà quản lý chính sách, là một yếu tố cân nhắc trong xây dựng chính sách pháp lý của bitcoin của từng quốc gia.[5]

Phát thải khí nhà kính

Đào bitcoin là một quá trình sử dụng nhiều điện

Bitcoin electricity consumption
Biểu đồ mô tả lượng tiêu thụ điện của mạng lưới bitcoin hàng năm, tính từ năm 2016. Giới hạn trên và dưới lần lượt dựa trên các giả định về trường hợp xấu nhất và trường hợp tốt nhất. Đường màu đỏ biểu thị trung bình giá trị ước tính.

Đào bitcoin là một quá trình thực thiện theo cơ chế đồng thuận "bằng chứng công việc" (proof-of-work, PoW), một quá trình tiêu tốn nhiều điện năng.[1][6] Những "thợ đào" bitcoin chạy phần mềm chuyên dụng để cạnh tranh với nhau xem ai là người đầu tiên giải được khối 10 phút (10 minute block), phần thưởng là bitcoin.[7] Việc chuyển đổi sang giao thức 'bằng chứng cổ phần" (proof-of-stake, PoS), có hiệu suất năng lượng tốt hơn, được mô tả là một giải pháp thay thế bền vững cho kế hoạch của bitcoin và là một giải pháp tiềm năng làm giảm thiểu tác động gây hại cho môi trường.[6] Những người ủng hộ Bitcoin phản đối sự thay đổi như vậy, cho rằng cơ chế đồng thuận "bằng chứng công việc" tốt hơn để bảo mật mạng lưới.[8]

Sự phân bổ của hoạt động đào bitcoin khiến các nhà nghiên cứu khó xác định vị trí của "thợ đào" và nguồn tiêu thụ điện. Do đó, rất khó để chuyển đổi mức tiêu thụ năng lượng thành lượng khí thải carbon.[3]

Tính đến năm 2022, Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge (CCAF) ước tính rằng bitcoin tiêu thụ 95,5 TWh (344 PJ) hàng năm, chiếm 0,38% lượng điện tiêu thụ trên thế giới. Mức này có so sánh với mức tiêu thụ điện hàng năm của các quốc gia như Bỉ (83 TWh) hoặc Hà Lan (113 TWh).[3][9] Theo ước tính năm 2022 công bố trên tờ Joule, hoạt động đào bitcoin có thể tạo ra lượng khí thải carbon hàng năm là 65 Mt CO2, chiếm 0,19 % lượng khí thải toàn cầu, tương đương với mức phát thải khí của Hy Lạp.[2]

Nguồn năng lượng đào bitcoin

Cho đến năm 2021, hầu hết việc đào bitcoin thực hiện ở Trung Quốc.[7] Các "thợ đào" bitcoin Trung Quốc dựa vào điện than giá rẻ ở Tân CươngNội Mông vào cuối mùa thu, mùa đông và mùa xuân, di chuyển đến các khu vực có công suất thủy điện giá rẻ và dư thừa (như Tứ XuyênVân Nam) từ tháng 5 đến tháng 10.[2] Sau khi Trung Quốc cấm đào bitcoin vào tháng 6 năm 2021, hoạt động này đã chuyển sang các quốc gia khác.[7] Đến tháng 8 năm 2021, hoạt động đào tập trung ở Mỹ (35%), Kazakhstan (18%) và Nga (11%).[10] Một nghiên cứu trên Scientific Reports cho thấy từ năm 2016 đến năm 2021, mỗi đô la Mỹ đào bitcoin đã gây ra thiệt hại về khí hậu trị giá 35 cent, đối với than đá là 95 cent, xăng là 41 cent, thịt bò là 33 cent và khai thác vàng là 4 cent[chú thích 1][12] Việc chuyển từ tài nguyên than ở Trung Quốc sang tài nguyên than ở Kazakhstan đã làm tăng lượng khí thải carbon của bitcoin, vì các nhà máy than của Kazakhstan sử dụng than cứng Anthracit, loại than có hàm lượng carbon cao nhất trong tất cả các loại than.[2] Tính đến năm 2022, bất chấp lệnh cấm, các hoạt động đào bí mật dần quay trở lại Trung Quốc, đạt 21,11 % hashrate (tỷ lệ băm) toàn cầu.[chú thích 2][14]

Có thể giảm tác động môi trường của bitcoin bằng cách chỉ dùng nguồn điện sạch.[15] Tính đến năm 2023, theo Bloomberg Intelligence, năng lượng tái tạo chiếm khoảng một nửa nguồn đào bitcoin toàn cầu,[16] trong khi nghiên cứu của công ty công nghệ phi lợi nhuận WattTime ước tính rằng các công ty đào tiền mã hóa ở Hoa Kỳ đã tiêu thụ 54% năng lượng được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch.[8] Tuy nhiên, các chuyên gia và cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Cơ quan Thị trường và Chứng khoán Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Châu Âu, cho rằng việc sử dụng năng lượng tái tạo để đào tiền mã hóa có thể hạn chế khả năng cung cấp năng lượng sạch cho người dân nói chung.[1][17][18]

Phía "thợ đào" bitcoin cho rằng ngành công nghiệp đào bitcoin tạo cơ hội cho các công ty năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời,[19] dẫn đến cuộc tranh luận về việc liệu bitcoin có thể là một khoản đầu tư ESG[chú thích 3] hay không.[21] Theo một bài báo năm 2023 trên tạp chí khoa học ACS Sustainable Chemistry & Engineering, việc chuyển lượng điện dư thừa từ các nguồn năng lượng tái tạo không liên tục như gióMặt Trời sang đào bitcoin có thể làm giảm tình trạng cắt giảm sản xuất điện, cân bằng điện lưới và tăng lợi nhuận cho các nhà máy năng lượng tái tạo, do đó tăng tốc quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững, giảm lượng khí thải carbon của bitcoin.[22] Một nghiên cứu khác năm 2023 cũng được công bố trên tạp chí khoa học này lập luận rằng việc đào bitcoin ngoài lưới điện trong giai đoạn tiền thương mại (tức là khi điện tạo ra từ trang trại gió hoặc trang trại năng lượng Mặt Trời chưa được hòa vào lưới điện thành phố) có thể mang lại thêm lợi nhuận và do đó hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo.[23] Một bình duyệt năm 2023 công bố trên tạp chí Resource and Energy Economics cũng kết luận rằng việc đào bitcoin có thể tăng công suất tái tạo nhưng làm tăng lượng khí thải carbon. Việc đào bitcoin giúp điều chỉnh phụ tải điện (Demand Response – DR), giảm thiểu phần lớn tác động đến môi trường.[24] Đào bitcoin cũng có thể khuyến khích việc vận hành lại các nhà máy nhiên liệu hóa thạch.[25] Ví dụ: Greenidge Generation, một nhà máy nhiệt điện than đóng cửa ở bang New York, đã được chuyển đổi thành nhà máy khí đốt tự nhiên vào năm 2017 và bắt đầu đào bitcoin vào năm 2020 để kiếm tiền từ thời kỳ giá điện thấp.[22] Do vậy khó để định lượng trực tiếp tác động của bitcoin tới môi trường.[25]

Phát thải khí methan

Trong quá trình sản xuất điện để đào bitcoin, một lượng điện năng được tạo ra quá trình đốt khí đồng hành, một sản phẩm phụ giàu khí methan của quá trình khoan dầu thô. Khí này được đốt cháy hoặc thải vào khí quyển.[26] Khí methan là một loại khí nhà kínhnguy cơ làm ấm lên toàn cầu gấp 28 đến 36 lần so với CO
2
.[5] Bằng cách chuyển hóa nhiều khí methan thành CO
2
hơn là đốt cháy riêng lẻ, việc sử dụng máy phát điện khí đồng hành sẽ làm giảm tác động của khí đồng hành lên hiệu ứng nhà kính, nhưng cách làm này vẫn gây hại cho môi trường.[5] Ở những nơi như tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ (địa phương cấm đốt dầu), hoạt động này đã cho phép nhiều máy khoan dầu hoạt động hơn bằng cách bù đắp chi phí, trì hoãn quá trình loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.[5] Năm 2022, trong nhận xét về một dự án thí điểm với ExxonMobil, nhà khoa học chính trị Paasha Mahdavi đã lưu ý rằng quy trình này cho phép các công ty dầu mỏ báo cáo lượng khí thải thấp hơn bằng cách bán khí đốt bị rò rỉ, đá quả bóng "trách nhiệm" sang người tiêu dùng và né tránh cam kết giảm thiểu tác động môi trường một cách thực sự.[27]

So sánh với các hệ thống thanh toán khác

Trong một nghiên cứu năm 2023 công bố trên Ecological Economics, các nhà nghiên cứu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính rằng hệ thống thanh toán toàn cầu chiếm khoảng 0,2% lượng tiêu thụ điện toàn cầu, tương đương với mức tiêu thụ điện một năm của Bồ Đào Nha hoặc Bangladesh.[28] Đối với bitcoin, năng lượng sử dụng ước tính khoảng 500 kWh cho mỗi giao dịch, so với thẻ tín dụng0.001 kWh (chưa bao gồm mức tiêu thụ điện từ nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Merchant Banking, tức là nơi nhận thanh toán).[28] Tuy nhiên, mức tiêu hao năng lượng của bitcoin không liên quan trực tiếp đến số lượng giao dịch. Lớp trừu tượng hóa 2 (abstraction layer 2, chẳng hạn như như Lightning Networkbatch processing), cho phép bitcoin xử lý nhiều khoản thanh toán hơn số lượng giao dịch trên chuỗi đề xuất.[28][29] Ví dụ: vào năm 2022, bitcoin đã xử lý 100 triệu giao dịch mỗi năm, tương ứng với 250 triệu thanh toán.[28]

Chất thải đồ điện tử

Biểu đồ thể hiện tổng số thiết bị đào đang hoạt động trong mạng lưới bitcoin và lượng chất thải đồ điện tử, từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 7 năm 2021.

Bitcoin thường được đào trên phần cứng máy tính chuyên dụng, gọi là mạch tích hợp chuyên dụng (ASIC). Thiết bị này không có mục đích sử dụng nào khác ngoài việc đào bitcoin.[4] Do hashrate (tốc độ băm) của mạng bitcoin tăng liên tục, các thiết bị đào được ước tính có tuổi thọ trung bình là 1,3 năm cho đến khi không còn sinh lời và cần thay thế, sinh ra lượng lớn chất thải đồ điền tử.[4] Tính đến năm 2021, rác thải điện tử hàng năm của bitcoin được ước tính là hơn 30.000 tấn, tương đương với lượng rác thải thiết bị công nghệ thông tin hàng năm của Hà Lan.[4] Mỗi giao dịch bitcoin ước tính tạo ra 272 g (9,6 oz) chất thải điện tử.[4]

"Dấu chân nước"

Theo một bài báo năm 2023, "dấu chân nước" (water footprint),[chú thích 4] do bitcoin tạo ra đạt 1.600 gigalít (5,7×1010 ft khối) vào năm 2021, do tiêu thụ nước trực tiếp tại chỗ và tiêu thụ gián tiếp từ sản xuất điện.[32] Tác giả bài báo lưu ý rằng có thể giảm thiểu "dấu chân nước" bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng và làm mát ngâm không cần nước ngọt như gió, năng lượng Mặt Trờinhiệt điện.[32]

Vấn đề pháp lý

Năm 2021, Trung Quốc ra lệnh cấm đào bitcoin, do đào bitcoin làm tăng tội phạm khai thác than bất hợp pháp và gây nên các vấn đề về môi trường.[33][34]

Tháng 9 năm 2022, Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ Hoa Kỳ đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường tính minh bạch về việc sử dụng điện, phát thải khí nhà kính và rác thải điện tử.[35] Tháng 11 năm 2022, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã xác nhận đang nghiên cứu các tác động của khí hậu đến việc đào tiền mã hóa.[36][chú thích 5] Tại Hoa Kỳ, Bang New York đã cấm các nhà máy khai thác nhiên liệu hóa thạch mới có thời hạn hai năm, với lý do lo ngại về môi trường,[5] trong khi Iowa, Kentucky, Montana, Pennsylvania, Rhode Island, TexasWyoming khuyến khích đào bitcoin có việc giảm thuế.[5][38] Các biện pháp khuyến khích của Texas nhằm mục đích cắt giảm lượng khí thải methan từ khí đốt bằng cách đào bitcoin.[38]

Tại Canada, do nhu cầu cao của ngành công nghiệp đào bitcoin và cho rằng nguồn năng lượng tái tạo cần được sử dụng vào mục đích hợp lý hơn, tỉnh ManitobaBritish Columbia tạm dừng hòa các lưới điện mới của cơ sở đào bitcoin vào lưới điện thủy điện vào cuối năm 2022 trong 18 tháng. Trong khi đó Hydro-Québec tăng giá và giới hạn mức sử dụng đối với các công cụ đào bitcoin.[39]

Tháng 10 năm 2022, do cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, Ủy ban châu Âu mời các quốc gia thành viên giảm mức tiêu thụ điện của những "thợ đào" tiền mã hóa và chấm dứt giảm thuế và các ưu đãi cho "thợ đào".[40]

Chú thích

  1. ^ Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ. Tính theo tháng 3 năm 2021, 1 USD = 23.142 VND, 1 cent Mỹ = 1100 USD = 231,42 VND).[11]
  2. ^ Tỉ lệ băm (hashrate) là đơn vị đo lường khả năng giải thuật toán của thiết bị đào tiền mã hóa, trong đó có bitcoin.[13]
  3. ^ Đầu tư ESG hay đầu tư Môi trường - xã hội - quản trị là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng, tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng, là yếu tố cân nhắc để đầu tư[20]
  4. ^ "Dấu chân nước" (water footprint) của một cá nhân, cộng đồng, hoặc doanh nghiệp được định nghĩa là tổng lượng nước ngọt được sử dụng để sản xuất các hàng hoá và dịch vụ do các cá nhân hoặc cộng đồng đó tiêu thụ hoặc tổng lượng nước ngọt được sử dụng để doanh nghiệp sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đó.[30]. Thuật ngữ này dịch theo tài liệu của Viện Khoa học Tài nguyên nước.[31]
  5. ^ Tiền mã hóa hay tiền kỹ thuật số (crytocurrency) được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp, được giao dịch, trao đổi hoàn toàn trên môi trường Internet. Ví dụ về tiền mã hóa: Bitcoin, Ethereum.[37]

Tham khảo

  1. ^ a b c Huang, Jon; O'Neill, Claire; Tabuchi, Hiroko (3 tháng 9 năm 2021). “Bitcoin Uses More Electricity Than Many Countries. How Is That Possible?”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ a b c d e de Vries và đồng nghiệp 2022, tr. 499.
  3. ^ a b c Messina, Irene (31 tháng 8 năm 2023). “Bitcoin electricity consumption: an improved assessment”. Cambridge Judge Business School (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2023.
  4. ^ a b c d e f de Vries, Alex; Stoll, Christian (tháng 12 năm 2021). “Bitcoin's growing e-waste problem”. Resources, Conservation and Recycling. 175: 105901. doi:10.1016/j.resconrec.2021.105901. ISSN 0921-3449. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ a b c d e f Stoll, Christian; Klaaßen, Lena; Gallersdörfer, Ulrich; Neumüller, Alexander (tháng 6 năm 2023). Climate Impacts of Bitcoin Mining in the U.S. (Bản báo cáo). MIT Center for Energy and Environmental Policy Research. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2023.
  6. ^ a b Wendl, Moritz; Doan, My Hanh; Sassen, Remmer (15 tháng 1 năm 2023). “The environmental impact of cryptocurrencies using proof of work and proof of stake consensus algorithms: A systematic review”. Journal of Environmental Management. 326 (Pt A): 116530. doi:10.1016/j.jenvman.2022.116530. ISSN 0301-4797. PMID 36372031. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2023.
  7. ^ a b c de Vries và đồng nghiệp 2022, tr. 498.
  8. ^ a b Dance, Gabriel J. X.; Wallace, Tim; Levitt, Zach (10 tháng 4 năm 2023). “The Real-World Costs of the Digital Race for Bitcoin”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  9. ^ “International - U.S. Energy Information Administration (EIA)”. U.S. Energy Information Administration. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023.
  10. ^ de Vries và đồng nghiệp 2022, Data S1.
  11. ^ “KBNN công bố tỷ giá hạch toán ngoại tệ trong thu chi ngân sách tháng 3/2021”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính. 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023.
  12. ^ Jones, Benjamin A.; Goodkind, Andrew L.; Berrens, Robert P. (29 tháng 9 năm 2022). “Economic estimation of Bitcoin mining's climate damages demonstrates closer resemblance to digital crude than digital gold”. Scientific Reports (bằng tiếng Anh). 12 (1): 14512. Bibcode:2022NatSR..1214512J. doi:10.1038/s41598-022-18686-8. ISSN 2045-2322. PMC 9522801. PMID 36175441.
  13. ^ “hashrate”, Wiktionary, the free dictionary (bằng tiếng Anh), 17 tháng 1 năm 2023, truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023
  14. ^ Akhtar, Tanzeel; Shukla, Sidhartha (17 tháng 5 năm 2022). “China Makes a Comeback in Bitcoin Mining Despite Government Ban”. Bloomberg News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2023.
  15. ^ de Vries và đồng nghiệp 2022, tr. 501–502.
  16. ^ Coutts, Jamie Douglas (14 tháng 9 năm 2023). “Bitcoin and the Energy Debate: Bitcoin's Energy Narrative Reverses as Sustainables Exceed 50%”. Bloomberg Intelligence.
  17. ^ Szalay, Eva (19 tháng 1 năm 2022). “EU should ban energy-intensive mode of crypto mining, regulator says”. Financial Times. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  18. ^ Gschossmann, Isabella; van der Kraaij, Anton; Benoit, Pierre-Loïc; Rocher, Emmanuel (11 tháng 7 năm 2022). “Mining the environment – is climate risk priced into crypto-assets?”. Macroprudential Bulletin (bằng tiếng Anh). European Central Bank (18). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ Yaffe-Bellany, David (22 tháng 3 năm 2022). “Bitcoin Miners Want to Recast Themselves as Eco-Friendly”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  20. ^ Gelles, David (28 tháng 2 năm 2023). “How Environmentally Conscious Investing Became a Target of Conservatives”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2023. ... investing principle known as E.S.G. — shorthand for prioritizing environmental, social and governance factors
  21. ^ Mundy, Simon; Yoshida, Kaori (12 tháng 12 năm 2023). “COP28: The struggle to say 'fossil fuels' out loud”. Financial Times.
  22. ^ a b Velický, Matěj (27 tháng 2 năm 2023). “Renewable Energy Transition Facilitated by Bitcoin”. ACS Sustainable Chemistry & Engineering (bằng tiếng Anh). 11 (8): 3160–3169. doi:10.1021/acssuschemeng.2c06077. ISSN 2168-0485.
  23. ^ Lal, Apoorv; Zhu, Jesse; You, Fengqi (13 tháng 11 năm 2023). “From Mining to Mitigation: How Bitcoin Can Support Renewable Energy Development and Climate Action”. ACS Sustainable Chemistry & Engineering (bằng tiếng Anh). 11 (45): 16330–16340. doi:10.1021/acssuschemeng.3c05445. ISSN 2168-0485. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2023.
  24. ^ Bruno, August; Weber, Paige; Yates, Andrew J. (tháng 8 năm 2023). “Can Bitcoin mining increase renewable electricity capacity?”. Resource and Energy Economics. 74: 101376. doi:10.1016/j.reseneeco.2023.101376. ISSN 0928-7655.
  25. ^ a b Corbet, Shaen; Yarovaya, Larisa (24 tháng 8 năm 2020). “The environmental effects of cryptocurrencies”. Trong Corbet, Shaen; Urquhart, Andrew; Yarovaya, Larisa (biên tập). Cryptocurrency and Blockchain Technology (bằng tiếng Anh). De Gruyter. tr. 154. doi:10.1515/9783110660807-009. ISBN 978-3-11-066080-7. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2023.
  26. ^ Lorenzato, Gianni; Tordo, Silvana; Howells, Huw Martyn; Berg, Berend van den (20 tháng 5 năm 2022). Financing Solutions to Reduce Natural Gas Flaring and Methane Emissions (bằng tiếng Anh). World Bank. tr. 98–104. ISBN 978-1-4648-1850-9. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2023.
  27. ^ Calma, Justine (4 tháng 4 năm 2022). “Why fossil fuel companies see green in Bitcoin mining projects / And why it's risky business”. The Verge. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.
  28. ^ a b c d Agur, Itai; Lavayssière, Xavier; Villegas Bauer, Germán; Deodoro, Jose; Martinez Peria, Soledad; Sandri, Damiano; Tourpe, Hervé (tháng 10 năm 2023). “Lessons from crypto assets for the design of energy efficient digital currencies”. Ecological Economics (bằng tiếng Anh). 212: 107888. doi:10.1016/j.ecolecon.2023.107888. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2023.
  29. ^ Heinonen, Henri T.; Semenov, Alexander; Veijalainen, Jari; Hamalainen, Timo (14 tháng 7 năm 2022). “A Survey on Technologies Which Make Bitcoin Greener or More Justified”. IEEE Access. 10: 74792–74814. Bibcode:2022IEEEA..1074792H. doi:10.1109/ACCESS.2022.3190891.
  30. ^ “Waterfootprint.org: Water footprint and virtual water”. The Water Footprint Network. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2023.
  31. ^ Phòng Kinh tế và Quản lý tài nguyên nước. “Tổng quan về dấu chân nước”. Viện Khoa học Tài nguyên nước. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.[liên kết hỏng]
  32. ^ a b de Vries, Alex (29 tháng 11 năm 2023). “Bitcoin's growing water footprint”. Cell Reports Sustainability. doi:10.1016/j.crsus.2023.100004 (không hoạt động 11 December 2023).Quản lý CS1: DOI không hoạt động tính đến tháng 12 2023 (liên kết)
  33. ^ “China's Crypto Mining Crackdown Followed Deadly Coal Accidents”. Bloomberg.com (bằng tiếng Anh). 26 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  34. ^ Zhu, Mingzhe (15 tháng 4 năm 2023). “The 'bitcoin judgements' in China: Promoting climate awareness by judicial reasoning?”. Review of European, Comparative & International Environmental Law (bằng tiếng Anh). 32 (1): 158–162. doi:10.1111/reel.12496. ISSN 2050-0386.
  35. ^ OSTP (8 tháng 9 năm 2022), Climate and Energy Implications of Crypto-Assets in the United States (PDF), White House Office of Science and Technology Policy, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2023, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022
  36. ^ Lee, Stephen (21 tháng 11 năm 2022). “EPA Acknowledges Plans to Look at Crypto Energy Usage, Emissions”. Bloomberg Law (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2023.
  37. ^ TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV (3 tháng 7 năm 2020). “Tiền điện tử khác gì so với tiền ảo, tiền kỹ thuật số?”. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
  38. ^ a b Bologna, Michael J. “Texas Offers New Tax Benefit to Attract Bitcoin Miners”. Bloomberg Tax (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2023.
  39. ^ Paas-Lang, Christian (18 tháng 3 năm 2023). “Crypto at a crossroads: Some provinces are wary of the technology's vast appetite for electricity”. Canadian Broadcasting Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  40. ^ Dekeyrel, Simon; Fessler, Melanie (27 tháng 9 năm 2023). “Digitalisation: an enabler for the clean energy transition”. Journal of Energy & Natural Resources Law (bằng tiếng Anh): 1–25. doi:10.1080/02646811.2023.2254103. ISSN 0264-6811. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.

Nguồn

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!