Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Trịnh Thịnh

Nghệ sĩ Nhân dân
Trịnh Thịnh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trịnh Văn Thịnh
Ngày sinh
(1927-07-20)20 tháng 7, 1927
Nơi sinh
Hà Tây
Mất
Ngày mất
12 tháng 4, 2014(2014-04-12) (86 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Vợ
Nguyễn Thị Ngọc Khanh
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1984)
Nghệ sĩ nhân dân (1997)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1956 – 2002
Vai diễnCủng trong Truyện vợ chồng anh Lực
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1988
Nam diễn viên chính xuất sắc
Website

Trịnh Thịnh (20 tháng 7 năm 1927 – 12 tháng 4 năm 2014), tên đầy đủ là Trịnh Văn Thịnh, là một diễn viên điện ảnh, Nghệ sĩ nhân dân người Việt Nam. Ông nổi tiếng qua nhiều vai diễn trong các bộ phim điện ảnh như Chung một dòng sông, Truyện vợ chồng anh Lực, Thị trấn yên tĩnh, Thằng Bờm,... Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1997.

Cuộc đời

Trịnh Thịnh, tên khai sinh là Trịnh Văn Thịnh, sinh ngày 20 tháng 7 năm 1927 tại Cự Đà, Thanh Oai, Hà Tây, vào lúc giao thời giữa chế độ phong kiến và thực dân.[a] Lúc nhỏ, ông theo học "trường Tây" do Pháp mở. Từ nhỏ ông đã có niềm đam mê đặc biệt với điện ảnh. Trước năm 1954, Trịnh Thịnh làm việc ở Ngân hàng Đông Dương (Banque L'Indochine).[1] Sau năm 1954, Ngân hàng Đông Dương ngừng hoạt động, ông phải kiếm sống bằng nghề bán nước mía.[2] Đến năm 1956, sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc, ông trúng tuyển cuộc thi tuyển diễn viên lồng tiếng cho một hãng xuất nhập khẩu phim của Liên Xô và bắt đầu tham gia vào hoạt động điện ảnh chuyên nghiệp với tư cách diễn viên lồng tiếng.[3] Trước đó Trịnh Thịnh cũng đã tham gia hoạt động sân khấu với vai diễn đầu tiên là vai thầy Tú trong vở kịch Pháp nổi tiếng Topaze.[4][5]

Năm 1959, Xưởng phim truyện Việt Nam sản xuất bộ phim đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Việt Nam Chung một dòng sông, bộ phim do hai đạo diễn Phạm Kỳ NamNguyễn Hồng Nghi làm đạo diễn.[6][7] Đây là phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và là bộ phim truyện đầu tiên của nền Điện ảnh cách mạng Việt Nam.[8] Đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã mời Trịnh Thịnh tham gia.[9] Mặc dù không được đào tạo trường lớp bài bản, nhưng với kinh nghiệm có được trong khoảng thời gian làm công việc lồng tiếng, Trịnh Thịnh đã vào vai khá thành công.[10][11] Thời gian sau này, Trịnh Thịnh đã tiếp tục đóng rất nhiều phim, những vai diễn của ông đều được đánh giá là thành công như A Sinh trong Vợ chồng A Phủ, Củng trong Truyện vợ chồng anh Lực, ông Bờm trong Thằng Bờm, Dương trong Thị trấn yên tĩnh,...[12][13] Với 2 vai diễn trong phim Thị trấn yên tĩnhThằng Bờm, Trịnh Thịnh đã chiến thắng hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8.[14][15]

Năm 1992, Trịnh Thịnh tham gia bộ phim Lời nguyền của dòng sông theo lời mời của đạo diễn Khải Hưng, nội dung phim dựa trên truyện ngắn "Mùa hoa cải bên sông", của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.[16] Ngay từ khi ra mắt công chúng, bộ phim làm trên chất liệu băng từ này đã thu hút sự chú ý từ giới chuyên môn và những người trong nghề vì cốt truyện và cách quay phim độc đáo.[17] Tại Liên hoan phim truyền hình quốc tế Brucxen, Bỉ tổ chức vào năm 1993, bộ phim đã đoạt giải Vàng.[18] Không những trở thành bộ phim truyền hình đầu tiên của Việt Nam đoạt giải thưởng lớn tại một Liên hoan phim Quốc tế,[19] bộ phim còn đưa tên tuổi của Khải Hưng đến gần với công chúng và vai diễn của Trịnh Thịnh trong phim được xem là vai diễn "để đời" của ông.[20] Mặc dù nghỉ hưu ở xưởng phim vào năm 1989, nhưng Trịnh Thịnh vẫn tiếp tục đóng phim cho đến đầu thập niên 2000, bộ phim cuối cùng ông tham gia diễn xuất là Tết này ai đến xông nhà năm 2002.[21][22] Trong thập niên 1980–1990, bộ ngũ Phạm Bằng, Trịnh Mai, Trịnh Thịnh, Dương Quảng, Trần Hạnh là những cây hài đắt khách nhất nhì sân khấu miền Bắc. Nhóm 5 người của ông còn lấn sang mảng truyền hình và trở thành những gương mặt quen thuộc trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật.[23][24]

Vẻ bề ngoài và tính cách khiến Trịnh Thịnh được các đạo diễn ưa thích cho vào vai những cụ già nhà quê hoặc những nhân vật mang đậm dấu ấn của làng quê nông thôn Việt Nam.[25] Những vai diễn thành công của ông là những vai diễn hài, tuy nhiên cũng có những vai bi như phim Lời nguyền một dòng sông. Ông không khai thác tiếng cười tự nhiên chủ nghĩa, rẻ tiền mà thay vào đó khai thác triệt để đời sống tâm lý của nhân vật.[26][27] Sau khi thành công với nhiều vai diễn điện ảnh nổi tiếng trong sự nghiệp, năm 1984, Trịnh Thịnh được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[28] Năm 1997, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[29] Năm 1998, ông cùng 14 nghệ sĩ điện ảnh khác được tặng thưởng Huân chương Lao động (hạng ?).[30][31] Ngày 12 tháng 4 năm 2014, ông qua đời tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, thọ 86 tuổi.[32][33][34]

Tác phẩm

Điện ảnh

Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Ghi chú Nguồn
1959 Chung một dòng sông Thư ký Liêu NSND Nguyễn Hồng Nghi, NSND Phạm Kỳ Nam[b] [c][d] [35][36]
1961 Vợ chồng A Phủ A Sinh NSND Mai Lộc [e] [37]
1963 Câu chuyện quê hương Đĩ Sáng Hoàng Thái [38]
1965 Biển lửa Chu NSND Phạm Kỳ Nam, NGND Lê Đăng Thực [f] [39]
1966 Lửa rừng A Chấn NSND Phạm Văn Khoa
1969 Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn Vũ Lân NSND Nguyễn Khắc Lợi, Hoàng Thái [40][41]
1970 Chị Nhung Nguyễn Đức Hinh, NSND Đặng Nhật Minh [42]
1971 Truyện vợ chồng Anh Lực Củng NSND Trần Vũ [d] [43][44]
Không nơi ẩn nấp Hai Dong NSND Phạm Kỳ Nam [14][45]
Đường về quê mẹ Lăng NSND Bùi Đình Hạc [d] [46][47]
1972 Người đôi bờ Dân quân NSND Huy Thành [48]
1973 Độ dốc Bác Bằng NGND Lê Đăng Thực [49]
1974 Quê nhà Ông Nam NSƯT Nguyễn Ngọc Trung [50]
Những ngôi sao biển Rìu NSND Đặng Nhật Minh [51][52]
1975 Vùng trời Y tá Dân quân NSND Huy Thành [53][54]
1977 Chuyến xe bão táp Ông Tình NSND Trần Vũ [g] [55][56]
1979 Những người đã gặp Bố Sơn NSND Trần Vũ, NSND Trần Phương [h] [57]
Tự thú trước bình minh Giáo sư NSND Phạm Kỳ Nam [58]
1980 Chị Dậu Quan phủ NSND Phạm Văn Khoa
Những ngôi sao nhỏ Giám đốc Quốc Long
1982 Phút 89 Bảo vệ sân bãi
Cuộc chia tay mùa hạ Đài NSƯT Nguyễn Ngọc Trung
Ngày ấy bên sông Lam Lý Khánh
1984 Đường suối cạn Già Tăng Nguyễn Đỗ Ngọc
Người đi tìm đất Tấn NSƯT Xuân Sơn
Ngọn đèn trong mơ Dượng Đỗ Minh Tuấn [i] [59][60]
1985 Tiếng bom hòa bình Chuyên viên NSƯT Lê Đức Tiến
1986 Dòng sông khát vọng Trần Đại NSƯT Nguyễn Ngọc Trung
Thị trấn yên tĩnh Dương NSƯT Lê Đức Tiến [35][61]
1987 Thằng Bờm Ông Bờm [35][62]
1988 Dịch cười Giám đốc Trí Đỗ Minh Tuấn [35]
Truyện cổ tích cho tuổi mười bảy Bác bảo vệ NSƯT Xuân Sơn [j] [63][64]
Những mảnh đời rừng Lù Khù NSND Trần Vũ, Jörg Foth
Anh và em NSND Trần Vũ, Nguyễn Hữu Luyện [j] [65]
1989 Tiền ơi Người bố NSND Trần Vũ [66][67]
Lá ngọc cành vàng Ông phủ Vũ Châu, Bá Nam
Số Đỏ Thầy Min Đơ NSƯT Hà Văn Trọng, Lộng Chương [68]
Trạng Quỳnh Quan thị NSƯT Nguyễn Ngọc Trung
Thằng Cuội Ông Sơi Đỗ Minh Tuấn
Đêm hội Long Trì Khê Trung hầu NSND Hải Ninh
1990 Kiếp phù du [k]
Chiếc bình tiền kiếp Hậu NSND Nguyễn Hữu Phần
1991 Giông tố Chánh Hợi NSƯT Nguyễn Mạnh Lân [35]
1992 Đông Dương Minh Régis Wargnier
Anh chỉ có mình em Ông Tuần Đới Xuân Việt
1995 Thương nhớ đồng quê Ông giáo Quỳ NSND Đặng Nhật Minh [69]
Xích lô Người bái vật chân Trần Anh Hùng
1996 Cây bạch đàn vô danh Ông Cả Hàn NSND Nguyễn Thanh Vân, NSND Phạm Nhuệ Giang [l] [70]
2002 Tết này ai đến xông nhà Bố Thi NSƯT Trần Lực

Truyền hình/Video

Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Kênh Ghi chú Nguồn
1992 Lời nguyền của dòng sông Ông Lư NSND Khải Hưng VTV1 [71][72]
1995 Chân trời nơi ấy NSND Huy Thành [73]
Nàng Kiều trúng số Ông Khải NSƯT Lê Đức Tiến Hanoi [74]
1996 Đông Ki ra thành phố Đông Ki
1998 Dòng trong dòng đục Nguyễn Nghĩa Nguyễn Thế Hồng Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật
Cửa hàng Lopa Henry Cường Phạm Thanh Phong VTV3 [75]
Cầu thang nhà A6 Ông Tình NSND Trịnh Lê Văn VTV1 [76]
1999 Những người săn lùng cái đẹp NSND Khải Hưng VTV3 [77]
2000 Giếng làng Cụ Cả Mạc Văn Chung
Thiên đường của ông nội Ông nội Nguyễn Hữu Luyện VTV4 [76]

Giải thưởng

Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Nam diễn viên chính xuất sắc Thị trấn yên tĩnh, Thằng Bờm Đoạt giải [14][78]

Đời tư

Năm 1951, Trịnh Thịnh kết hôn với bà Nguyễn Thị Ngọc Khanh. Thời điểm hai người cưới nhau, bà Khanh là một người lính mới trở về từ cuộc Kháng chiến chống Pháp. Hai ông bà có với nhau 5 người con gái.[79][80] Năm 2001, gia đình ông tổ chức lễ kỷ niệm "đám cưới vàng", kỷ niệm 50 năm ngày cưới của hai vợ chồng ông.[81]

Chú thích

  1. ^ Nhiều nguồn báo cho rằng ông sinh năm 1926.
  2. ^ Nghệ danh Phạm Hiếu Dân.
  3. ^ Được xem là phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của nền Điện ảnh cách mạng Việt Nam.
  4. ^ a b c Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2.
  5. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2.
  6. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1.
  7. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4.
  8. ^ Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5.
  9. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8.
  10. ^ a b Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8.
  11. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9.
  12. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10.

Tham khảo

  1. ^ NLD (14 tháng 4 năm 2014). “NSND Trịnh Thịnh và những điều chưa biết”. Lao động Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ Theo: Ngôi Sao (14 tháng 4 năm 2014). “NSND Trịnh Thịnh trong mắt vợ và con gái”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Thành Trương (12 tháng 4 năm 2014). “Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thịnh qua đời”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Thanh Hằng (14 tháng 4 năm 2014). “Tiếc thương NSND Trịnh Thịnh, người nghệ sĩ đa tài”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ Dạ Miên (15 tháng 4 năm 2014). “NSND Trịnh Thịnh - Người nghệ sĩ của Nhân dân”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ Hà Thu (15 tháng 3 năm 2011). "Chung một dòng sông" sống cùng thời gian”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ Dạ Vũ (14 tháng 4 năm 2014). 'Chung một dòng sông' và dấu ấn lịch sử phim Việt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ Trần Lâm Kim (21 tháng 7 năm 2012). “Chung một dòng sông - Mở đầu cho một dòng chảy”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ Lê Thị Bích Hồng (30 tháng 4 năm 2020). “Đạo diễn Phạm Kỳ Nam: 'Chung một dòng sông' - phim truyện đầu tiên của Việt Nam”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ Hương Ngân, Hải Anh (13 tháng 4 năm 2014). “Những vai diễn để đời của NSND Trịnh Thịnh”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ Bích Hiệp (14 tháng 4 năm 2014). “NSND Trịnh Thịnh - người tận tâm cống hiến trong từng vai diễn”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  12. ^ Đinh Tiếp (10 tháng 8 năm 2009). “NSND Trịnh Thịnh: Không sợ người xem hiểu lầm”. Văn nghệ công an. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ “Những vai diễn để đời của NSND Trịnh Thịnh”. Thông tấn xã Việt Nam. 13 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  14. ^ a b c Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 331.
  15. ^ Hoàng Lan (13 tháng 4 năm 2014). “NSND Trịnh Thịnh: "Ông già nhà quê" đã ra đi”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  16. ^ Phạm Thu Hương (30 tháng 5 năm 2016). “Hóa giải lời nguyền của dòng sông”. An ninh thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  17. ^ HNM (26 tháng 10 năm 2008). “Đạo diễn Khải Hưng: "Suốt đời chỉ làm phim truyền hình". Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  18. ^ “Phim Việt trên sóng truyền hình: Một chặng đường nhìn lại”. Tổ quốc. Lao Động. 25 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  19. ^ “Những nấc thang của phim truyền hình VN”. Tuổi Trẻ. Đài Truyền hình Việt Nam. 3 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  20. ^ Phạm Mỹ (14 tháng 4 năm 2014). 'Lời nguyền' của Trịnh Thịnh”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  21. ^ Y.Anh (13 tháng 4 năm 2014). “NSND Trịnh Thịnh: Hòa vào lòng sông mẹ”. Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  22. ^ Hà Phương/VOV (13 tháng 4 năm 2014). “Trịnh Thịnh ra đi, những vai diễn ấn tượng của ông còn mãi”. Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  23. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (7 tháng 5 năm 2009). “NSƯT Trịnh Mai: Đã thưa tiếng cười”. Văn nghệ công an. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  24. ^ Mai An (14 tháng 4 năm 2014). “Vĩnh biệt NSND Trịnh Thịnh – Người đi để lại nỗi buồn”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  25. ^ Vân An (13 tháng 4 năm 2014). “Trịnh Thịnh, lão nông quê mùa của điện ảnh Việt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  26. ^ Hà Phương (13 tháng 4 năm 2014). “Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thịnh và những vai diễn để đời”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  27. ^ T.H (13 tháng 4 năm 2014). “Trịnh Thịnh: Người nghệ sỹ của nhân dân”. Tổ quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  28. ^ Văn phòng Bộ Văn hóa và Thông tin (2000), tr. 94.
  29. ^ “Quyết định số 1157KT/CTN ngày 03/02/1997 của Chủ tịch nước về việc phong tặng Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (đợt IV)”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  30. ^ Hải Anh - H.H (14 tháng 4 năm 2014). “Ảnh "độc" về hôn nhân hạnh phúc của NSND Trịnh Thịnh”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  31. ^ Theo Dân trí (14 tháng 4 năm 2014). “Chùm ảnh về hôn nhân hạnh phúc của NSND Trịnh Thịnh”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  32. ^ Thành Trương (13 tháng 4 năm 2014). “Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thịnh qua đời”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  33. ^ Báo Dân trí (13 tháng 4 năm 2014). “NSND Trịnh Thịnh qua đời vì nhồi máu cơ tim”. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  34. ^ Hiền Nhi (13 tháng 4 năm 2014). “NSND Trịnh Thịnh qua đời ở tuổi 87”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  35. ^ a b c d e “Những vai diễn để đời của NSND Trịnh Thịnh”. Tiền phong. Lao Động. 13 tháng 4 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  36. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 35.
  37. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 198–204.
  38. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 210.
  39. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 508.
  40. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 772.
  41. ^ PV (14 tháng 1 năm 2016). “Cố bộ trưởng Trần Quốc Hoàn với văn nghệ sĩ”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.
  42. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 307.
  43. ^ Hồng Lực (2000), tr. 58.
  44. ^ Nguyễn Đình San (16 tháng 4 năm 2018). “Nhớ ông Củng”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  45. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 74.
  46. ^ Hoài Trấn; Tường Vi (17 tháng 12 năm 2014). “Bộ đội Cụ Hồ trong phim của NSND Bùi Đình Hạc”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  47. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 257.
  48. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 234.
  49. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 72.
  50. ^ Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh & Trần Trung Nhàn (2002), tr. 263.
  51. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 861.
  52. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 159.
  53. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 67.
  54. ^ Hải Châu (29 tháng 9 năm 2010). “Vùng trời xanh thẳm”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
  55. ^ Đặng Nhật Minh (2005), tr. 50.
  56. ^ Nguyễn Thụ (1984), tr. 85.
  57. ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 18.
  58. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 332.
  59. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 154.
  60. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 859.
  61. ^ Hoàng Lê (6 tháng 1 năm 2013). “Gặp NSND Trịnh Thịnh trong Thị trấn yên tĩnh”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  62. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 247.
  63. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 201.
  64. ^ P.V (18 tháng 11 năm 2011). “Trở lại ký ức: LHP VN lần thứ 8”. Báo Văn hóa điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  65. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 157.
  66. ^ Vũ Ngọc Thanh (tháng 11 năm 2019). “Một số vấn đề về phim hài điện ảnh Việt Nam”. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. 305. OCLC 985719601. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
  67. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 48.
  68. ^ Nguyễn Đình San (21 tháng 1 năm 2020). “Nhớ mãi ông… "chat xình"…”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  69. ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 248.
  70. ^ “Phim lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam”. vienphim.org.vn. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023.
  71. ^ Bích Diệp (14 tháng 4 năm 2014). “NSND Trịnh Thịnh - người tận tâm cống hiến trong từng vai diễn”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  72. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 382.
  73. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 554.
  74. ^ Ngọc Lan (15 tháng 4 năm 2014). “Nhớ Trịnh Thịnh - nhớ một thời nhường cơm sẻ áo”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  75. ^ Châu Mỹ (12 tháng 4 năm 2016). “Dấu ấn của NSND Trịnh Thịnh trên màn ảnh”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  76. ^ a b Lam Thu (14 tháng 4 năm 2016). “Những năm cuối đời của nghệ sĩ Trịnh Thịnh”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  77. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 753.
  78. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 đã kết thúc”. Báo Lao Động. 13: 8. 31 tháng 3 năm 1988.
  79. ^ Hương Ngân, Hải Anh (14 tháng 4 năm 2014). “Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thịnh qua đời”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  80. ^ Thục Nhi (16 tháng 4 năm 2014). “Cố NSND Trịnh Thịnh và chuyện chưa kể về đám cưới với dàn 6 xế hộp”. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  81. ^ GĐXH (10 tháng 9 năm 2001). “Lão nghệ sĩ Trịnh Thịnh làm đám cưới vàng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.

Nguồn

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya