Trận Nachod

Trận chiến Náchod
Một phần của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ

Cuộc chạm trán của Kỵ binh trong trận chiến Nachod qua nét vẽ của Richard Knötel.
Thời gian27 tháng 6 năm 1866
Địa điểm
Kết quả Chiến thắng quan trọng của Quân đội Phổ, mở đường cho thắng lợi chính yếu của họ trong trận Königgrätz.[1][2] Quân đội Áo rút lui.[3][4]
Tham chiến
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ Đế quốc Áo (1804–1867) Đế quốc Áo
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ Thái tử Friedrich Wilhelm[5]
Vương quốc Phổ Karl Friedrich von Steinmetz[6]
Đế quốc Áo (1804–1867) Wilhelm Ramming von Riedkirchen [7][8]
Lực lượng
30.000 quân [9] 30.000 quân [9]
Thương vong và tổn thất
1.122 quân thương vong[8] (gồm có 62 Sĩ quan và 1.060 binh lính; trong số đó 19 Sĩ quan và 264 binh lính tử trận[10]) 5.719 quân thương vong[8] (gồm có 232 Sĩ quan và 5.487 binh lính; trong số đó 1.106 Sĩ quan và binh lính tử trận, 1.178 quân bị thương, 2.344 quân bị bắt làm tù binh, 1.090 quân mất tích[10])

Trận Nachod là một trận giao tranh trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, diễn ra vào ngày 27 tháng 6 năm 1866 giữa Quân đoàn V[7] thuộc Binh đoàn thứ hai của Quân đội PhổQuân đoàn VI của Quân đội Đế quốc Áo,[11][12][13] đồng thời là cuộc giao chiến lớn đầu tiên ở cánh trái của quân Phổ trong chiến dịch năm 1866.[14] Trong trận đánh này, Quân đoàn V của Phổ dưới sự chỉ huy của tướng Karl Friedrich von Steinmetz chỉ dùng mỗi súng trường mà đánh bật cuộc tiến công dữ dội của đội quân Áo hùng mạnh hơn dưới quyền tướng Wilhelm Ramming von Riedkirchen [7][15][16][17][18][19] trong cùng ngày với thắng lợi của quân Áo trước quân Phổ trong trận Trautenau.[20] Nhờ đó, Steinmetz tiếp tục cuộc hành binh của ông,[21] và được mệnh danh là "Sư tử của Nachod".[22][23] Trận đánh tại Nachod là một chiến thắng quan trọng của Quân đội Phổ, đã mở đường cho họ tiến quân vào vùng Böhmen[24] và đặt nền tảng cho đại thắng của họ trong trận Königgrätz (Sadowa).[1][2] Đồng thời, chiến thắng này cũng chứng tỏ những ý niệm của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Phổ là Helmuth von Moltke Lớn.[25]

Trong khi Binh đoàn Schlesien (còn gọi là Binh đoàn thứ hai[26]) của Quân đội Phổ tiến chiếm vùng Böhmen thuộc Áo thông qua Trautenau, xa về hướng Đông, Thái tử nước Phổ là Friedrich Wilhelm đã phái các đơn vị dẫn đầu dưới quyền tướng Steinmetz kéo đến cao nguyên Vysokov, về hướng Tây Nachod.[12] Bằng các đội hình hàng dọc, người Áo đã tiến công người Phổ trong trận đánh tại Nachod.[27] Cuộc giao chiến đã diễn ra khốc liệt.[13][28] Ban đầu, quân Phổ lâm vào khó khăn và Steinmetz cho quân đội của ông trú ẩn trong một đống gỗ để tránh khỏi đạn pháo của đối phương và tử thủ. Thái tử Friedrich Wilhelm đã thân chinh tham chiến trong trận Nachod, và sự hiện diện của ông cùng với ưu thế của khí giới quân đội Phổ đã khiến cho cuộc chiến đấu phòng vệ của người Phổ giành thắng lợi. Cuối cùng, quân Phổ thừa thắng đã tiếp tục cuộc tiến công của mình. Mà trước khi tổng tấn công, một trận giao đấu bằng Kỵ binh đã xảy ra và kết thúc với thất bại hoàn toàn của lực lượng Kỵ binh Áo.[5] Với chiến bại của quân Kỵ binh Áo, Quân đội Phổ đã đánh tan tác đội Kỵ binh lừng lẫy nhất tại châu Âu.[29] Giữa lúc quân Áo thất thế, Ramming đã từng bị mất liên lạc với các thuộc cấp của mình do hỏa lực của quân Phổ. Sau những đợt công kích liên tiếp thảm bại, trận tuyến của quân Áo đã bị tan rã và họ phải rút chạy về phía Tây,[5][10][12] nhưng những người lính của Steinmetz không truy đuổi vì đã thấm mệt. Tuy nhiên, một số đơn vị Phổ đã tiến hành truy quét và thu được nhiều tù binh cùng với chiến lợi phẩm.[29]

Với chiến bại của Ramming, đèo Nachod đã rộng mở cho đoàn quân Phổ.[30] Sau cuộc chiến đấu kịch liệt, Quân đoàn V của Phổ vẫn còn mạnh mẽ.[29] Trận thắng[31] của quân Phổ tại Nachod cũng được xem là một "cuộc bắn bia nhằm vào tay thiện xa" của họ đối với quân Áo, và thiệt hại của quân Áo nặng nề hơn hẳn đối phương (trong tổn thất của quân Áo có cả những binh sĩ đã đầu hàng còn hơn là rút chạy).[9][32][33] Trong trận chiến này, quân Phổ đã thành lập trận tuyến không chính quy và dựa vào hỏa lực khủng khiếp của mình,[3][34] song, không những hỏa lực vượt trội của súng trường nạp hậu của quân Phổ[35][36] mà sự quyết đoán và khéo léo của Steinmetz, tài nghệ điều binh của các Sĩ quan cấp cao của Phổ và sự bền chí của tướng sĩ Phổ cũng được đánh giá là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của họ.[10][22][37] Đồng thời, trận chiến này cũng góp phần chứng tỏ khả năng chỉ huy quân đội của Thái tử Friedrich Wilhelm.[38] Thắng lợi toàn diện tại Nachod là lần đầu tiên lợi thế của các chiến thuật của quân Phổ được chứng tỏ, mặc dù các Trung đoàn Phổ tham chiến trong trận Nachod chưa hề tham gia một cuộc chiến tranh nào kể từ sau trận Waterloo năm 1815 (trái ngược với người Áo).[39][40] Được xem là chiến thắng được nói đến nhiều nhất trong cuộc chiến tranh, thắng lợi tại Nachod đã góp phần mang lại thanh thế lừng lẫy cho Steinmetz.[15][41][42] Ông đã từng trực tiếp điều khiển cuộc giao chiến của lực lượng Kỵ binh Phổ trong trận thắng này.[10] Và, sau chiến thắng Nachod, đoàn binh của ông tiếp tục đánh thắng quân Áo trong trận Skalitztrận Schweinschädel.[43][44][45]

Chú thích

  1. ^ a b Philipp Elliot-Wright, Gravelotte-St-Privat 1870: End of the Second Empire, trang 13
  2. ^ a b Hannah Pakula, An uncommon woman: the Empress Frederick, daughter of Queen Victoria, wife of the Crown Prince of Prussia, mother of Kaiser Wilhelm
  3. ^ a b Frederick Ernest Whitton, The decisive battles of modern times, trang 83
  4. ^ Jan Jakl, The battle of Königgrätz 1866, trnag 8
  5. ^ a b c Harold Murdock, "The reconstruction of Europe; a sketch of the diplomatic and military history of continental Europe, from the rise to the fall of the second French empire"
  6. ^ Viscount James Bryce Bryce, The World's History: Western Europe, trang 298
  7. ^ a b c Trevor Nevitt Dupuy, A genius for war: the German army and general staff, 1807-1945, trang 82
  8. ^ a b c Volley & Bayonet
  9. ^ a b c Frederic B. M. Hollyday, Bismarck's rival: a political biography of General and Admiral Albrecht von Stosch, trang 35
  10. ^ a b c d e Gordon Alexander Craig, The Battle of Königgrätz: Prussia's Victory Over Austria, 1866, trang 61
  11. ^ G. W. Prothero, Stanley Leathes, Sir Adolphus William Ward, John Emerich Edward Dalberg-Acton Acton (Baron.), Stanley Leathes, G. W. (George Walter) Prothero, Sir Adolphus William Ward, the cambridge modern history, trang 453
  12. ^ a b c Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: F-O, trang 704
  13. ^ a b Christopher M. Clark, Iron Kingdom: The Rise And Downfall of Prussia, 1600-1947, trang 540
  14. ^ Robert A. Doughty, Warfare in the Western World: Military operations from 1600 to 1871, trang 479
  15. ^ a b Michael Howard, Michael Eliot Howard, The Franco-Prussian War: The German Invasion of France, 1870-1871, trang 61
  16. ^ John Frederick Charles Fuller, The Conduct of War, 1789-1961: A Study of the Impact of the French, Industrial, and Russian Revolutions on War and Its Conduct, trang 117
  17. ^ Agatha Ramm, Germany, 1789-1919: A Political History, trang 299
  18. ^ Roger Parkinson, The Encyclopedia of Modern War, trang 20
  19. ^ Edwin Emerson, Marion Mills Miller, The Nineteenth Century and After: A History Year by Year from A.D. 1800 to the Present, trang 942
  20. ^ Cyril Falls, A hundred years of war, 1850-1950, trang 714
  21. ^ Otto von Corvin, Friedrich Wilhelm Alexander Held, Yorston's popular history of the world: Ancient. Mediaeval. Modern, Tập 8, trang 714
  22. ^ a b Richard Holmes, Sydney L. Mayer, Epic land battles, trang 137
  23. ^ Sidney Whitman, Imperial Germany, trang 181
  24. ^ Hugh Chisholm, The Encyclopædia britannica: a dictionary of arts, sciences, literature and general information, Tập 19, trang 148
  25. ^ Spenser Wilkinson, The brain of an army: a popular account of the German general staff, trang 182
  26. ^ Karl Julius Ploetz, Epitome of Ancient, Mediaeval and Modern History, trang 509
  27. ^ Steven T. Ross, From Flintlock to Rifle: Infantry Tactics, 1740-1866, trang 177
  28. ^ Thomas Henry Dyer, Arthur Hassall, 1815-1900, trang 179
  29. ^ a b c Henry Montague Hozier, The seven weeks' war: its antecedents and its incidents, các trang 208-209.
  30. ^ Geoffrey Wawro, The Austro-Prussian War: Austria's War With Prussia and Italy in 1866, trang 147
  31. ^ Joseph Thomas, The Universal Dictionary of Biography and Mythology, trang cixxxix
  32. ^ MacGregor Knox, Williamson Murray, The Dynamics of Military Revolution, 1300-2050, trang 109
  33. ^ Gordon Brinkerhoff Turner, A history of military affairs in Western society since the eighteenth century, trang 209
  34. ^ Steven T. Ross, From Flintlock to Rifle: Infantry Tactics, 1740-1866, trang 117
  35. ^ Martin L. Van Creveld, Martin Van Creveld, Technology and War: From 2000 B.C. to the Present, trang 171
  36. ^ Otto Friedrich, Blood and iron: from Bismarck to Hitler the von Moltke family's impact on German history, trang 124
  37. ^ University of Chicago, Encyclopaedia britannica: a new survey of universal knowledge, Tập 21, trang 375
  38. ^ Frank Lorenz Müller, Our Fritz: Emperor Frederick III and the Political Culture of Imperial Germany, trang 130
  39. ^ Heinrich Friedjung, The struggle for supremacy in Germany, 1859-1866, trang 216
  40. ^ Atteridge, A. Hilliard (Andrew Hilliard), "Marshal Ferdinand Foch, his life and his theory of modern war" (1919)
  41. ^ John Keegan, Andrew Wheatcroft, Who's Who in Military History: From 1453 to the Present Day, trang 278
  42. ^ Julius von Pflugk-Harttung, Sir John Frederick Maurice, The Franco-German war, 1870-71, trang 56
  43. ^ George Edwin Rines, Frederick Converse Beach, The Encyclopedia Americana: A universal reference library comprising the arts and sciences... commerce, etc., of the world, Tập 14
  44. ^ Archibald Forbes, William of Germany a Succinct Biography of William I German Emperor and King of Prussia, trang 166
  45. ^ Beatrix Marie Larson, Steinmetz steps: descendents of Johann Philipp Steinmetz, born ca. 1690, Kirchberg, Germany, and others, trang 31

Đọc thêm

  • Lydia Baštecká, Ivana Ebelová, 'Náchod', Nachod 2004, ISBN 80-7106-674-5
  • Wilhelm Mader, Chronik der Stadt Lewin, Lewin 1868
  • Slavomir Ravik, Tam u Králového Hradce, Praha 2001, ISBN 80-242-0584-X
  • Heinz Helmert; Hans-Jürgen Usczeck: Preussisch-deutsche Kriege von 1864 bis 1871 - Militärischer Verlauf, 6. überarbeitete Auflage, Militärverlag der deutschen demokratischen Republik, Berlin 1988, ISBN 3-327-00222-3

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!