Trao đổi nhiệt là sự truyền dẫn nhiệt năng khi có sự chênh lệch nhiệt độ. Lượng nhiệt năng trong quá trình trao đổi được gọi là nhiệt lượng và là một quá trình biến thiên. Quá trình trao đổi nhiệt diễn ra theo hướng chuyển nhiệt năng từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp.
Cần phân biệt trao đổi nhiệt với cân bằng nhiệt, là quá trình trao đổi nhiệt giữa hai hoặc nhiều vật chất tới khi đạt được một nhiệt độ chung.
Đại lượng vật lý mô tả sự trao đổi nhiệt là dòng nhiệt Q ˙ {\displaystyle {\dot {Q}}} (hoặc Φ t h {\displaystyle \Phi _{\mathrm {th} }} ). Sự trao đổi nhiệt tại một bề mặt (ví dụ ranh giới rắn/lỏng, rắn/khí) được biểu diễn thông qua hệ số truyền nhiệt (α hoặc h)
Trao đổi nhiệt được tồn tại dưới ba hình thức: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
Trong thực tế, một hệ có thể bao gồm nhiều hình thức trao đổi nhiệt khác nhau. Ví dụ trong vật rắn hình thức chủ yếu là dẫn nhiệt, tuy nhiên cũng có thêm bức xạ nhiệt, trong chất lỏng hay khí xảy ra thêm đối lưu nhiệt. Dòng nhiệt còn phụ thuộc vào hình dạng của vật thể. Sự bức xạ nhiệt có thể xảy ra giữa các mặt tiếp xúc, nhưng chủ yếu trong chân không. Chất khí cũng có thể cho bức xạ nhiệt truyền qua.
Kể cả ở trạng thái cân bằng nhiệt (nhiệt độ bằng nhau) hệ vẫn có sự trao đổi nhiệt, nhưng do nhiệt lượng thu vào bằng nhiệt lượng tỏa ra nên dẫn đến cân bằng.
Lý thuyết về sự trao đổi nhiệt có ứng dụng rất lớn trong hoạt động của rất nhiều thiết bị và hệ thống.
Một vài ví dụ: Tản nhiệt cho động cơ điện, sưởi ấm trong mùa đông, thiết bị truyền dẫn nhiệt, dàn ngưng tụ và bay hơi v.v...
Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm [1]
Bài viết về chủ đề vật lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.