Tiếng Đài Sơn

Tiếng Đài Sơn
台山话/台臺山話
Sử dụng tạiTrung Quốc, Trung Hoa hải ngoại đặc biệt ở Hoa KỳCanada
Khu vựcmạn tây và nam Quảng Đông, đồng bằng Châu Giang; các cộng đồng Hoa kiều lâu năm tại Californiathành phố New York, Montreal, TorontoVancouver
Tổng số người nói3+ triệu
Phân loạiHán-Tạng
Mã ngôn ngữ
Glottologtois1237[1]
Linguasphere79-AAA-mbc
Tiếng Đài Sơn
Phồn thể臺山話
Giản thể台山话

Tiếng Đài Sơn, (giản thể: 台山话; phồn thể: 臺山話; Hán-Việt: Đài Sơn thoại; tiếng Đài Sơn:[hɔi˨san˧wa˧˨˥]), là một phương ngữ của tiếng Quảng Đông. Phương ngữ này có liên quan đến tiếng Quảng Châu. Tiếng Đài Sơn được nói ở khu vực phía nam của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đặc biệt là khu vực huyện Đài Sơn nằm ở rìa phía tây của châu thổ sông Châu Giang. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, có nhiều người Hán đã di cư đến Bắc Mỹ có nguồn gốc từ Tứ Ấp, khu vực này tiếng Tứ Ấp (nghĩa đen là 'bốn huyện') được sử dụng rộng rãi; làm cho Đài Sơn thoại trở thành một ngôn ngữ tiếng Hán có ưu thế được nói ở các khu phố Tàu ở Canada và Hoa Kỳ. Trước đây, nó là lingua franca của Hoa kiều cư trú tại Hoa Kỳ.[2]

Tên gọi

Các nghiên cứu ngôn ngữ sớm nhất đề cập đến phương ngữ Tân Ninh (giản thể: 新宁; phồn thể: 新寧).[3] Tân Ninh được đổi tên thành Đài Sơn vào năm 1914, và văn liệu ngôn ngữ học kể từ đó thường gọi là phương ngữ Đài Sơn (Taishanese, Taishan là một tên gọi của Đài Sơn trong tiếng Anh, dựa trên bính âm của cách phát âm Hán ngữ tiêu chuẩn).[4][5][6][7][8][9] Tên thay thế cũng đã được sử dụng. Thuật ngữ Toishan là một quy ước được sử dụng bởi Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ,[10] Viện Ngôn ngữ Quốc phòng[11]Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000.[12] Các thuật ngữ Toishan, ToisanToisaan đều dựa trên cách phát âm tiếng Quảng Châu và cũng thường được tìm thấy trong văn liệu ngôn ngữ học lẫn phi ngôn ngữ học.[13][14][15][16] Hoisan là một thuật ngữ dựa trên cách phát âm địa phương, mặc dù nó thường không được sử dụng trong các tài liệu xuất bản.[17]

Những thuật ngữ này được ghép thêm hậu tố -ese: Taishanese, ToishaneseToisanese. Trong ba thuật ngữ trên, Taishanese được sử dụng phổ biến nhất trong văn học hàn lâm, với mức độ tương đương với thuật ngữ Taishan.[18][19] Các thuật ngữ HoisaneseHoisan-wa[20] xuất hiện trong tài liệu in, mặc dù chúng được sử dụng trên internet nhiều hơn.[21]

Một thuật ngữ khác được sử dụng là Tứ Ấp (Sìyì, Sze Yup) hoặc Seiyap. Sìyì hay Sze Yup là gọi theo phân chia hành chính trước đây ở châu thổ Châu Giang bao gồm bốn huyện Đài Sơn, Khai Bình, Ân BìnhTân Hội. Năm 1983, huyện thứ năm (Hạc Sơn) được thêm vào thành phố địa cấp thị Giang Môn; vì vậy, trong khi thuật ngữ Sìyì đã trở thành lỗi thời, thì thuật ngữ cũ Sze Yup vẫn đang được sử dụng trong các cộng đồng người Hoa kiều có quê hương ở đây. Thuật ngữ Wuyi (五邑, Ngũ Ấp) nghĩa là "năm huyện", nói đến phân chia hành chính hiện tại, nhưng thuật ngữ này không được dùng để chỉ ngôn ngữ Đài Sơn.

Nguồn gốc

Tiếng Đài Sơn có nguồn gốc từ vùng Đài Sơn. Tiếng Đài Sơn cũng có thể được coi là một nhóm các phương ngữ có quan hệ mật thiết với nhau, có thể hiểu lẫn nhau được nói ở các thị trấn và làng mạc khác nhau ở khu vực Tứ Ấp.

Mối quan hệ với tiếng Quảng Đông

Tiếng Đài Sơn là một phương ngữ của nhánh tiếng Quảng Đông (bao gồm tiếng Quảng Châu) của nhóm tiếng Hán. Tuy nhiên, do sự mơ hồ trong định nghĩa "tiếng Quảng Châu" trong tiếng Anh, vì tên gọi Quảng Châu có thể đề cập đến cả nhóm tiếng Quảng Đông lớn hơn hoặc dạng chuẩn uy tín của nó (tiếng Quảng Đông tiêu chuẩn), "Tiếng Đài Sơn" và "tiếng Quảng Châu" thường được sử dụng trong bối cảnh loại trừ nhau, tức là trong trường hợp cần phân biệt hai phương ngữ này là riêng biệt. Mặc dù hai phương ngữ có quan hệ mật thiết với nhau, chúng không hoàn toàn thông hiểu lẫn nhau.[22][23][24]

Âm vị của tiếng Đài Sơn rất giống với tiếng Quảng Châu, vì cả hai đều cùng là phương ngữ tiếng Quảng Đông. Giống như các phương ngữ Quảng Đông khác, chẳng hạn như phương ngữ Câu Lậu, cách phát âm và từ vựng của tiếng Đài Sơn đôi khi có thể khác rất nhiều so với tiếng Quảng Châu (mặc dù thực tế Đài Sơn chỉ cách thành phố Quảng Châu chừng 60 dặm (100 km)).

Hệ thống chữ viết

Chữ viết sử dụng chữ Hán và từ vựng và ngữ pháp Quan thoại, với nhiều từ phổ biến trong tiếng Đài Sơn không có chữ Hán tương ứng.

Nguồn tham khảo

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Toishanese”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ (Yang 1999)
  3. ^ (Don 1882)
  4. ^ (Chen 2000)
  5. ^ (Cheng 1973)
  6. ^ Cantonese speakers have been shown to understand only about 31.3% of what they hear in Taishanese (Szeto 2000)
  7. ^ (Yiu 1946)
  8. ^ (Yu 2007)
  9. ^ (Anderson 1978)
  10. ^ (Lee 1987)
  11. ^ (Defense Language Institute 1964)
  12. ^ “Language code list” (PDF). United States Census, 2000. University of Michigan Library. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2008.
  13. ^ (Hom 1983)
  14. ^ (Light 1986)
  15. ^ (McCoy 1966)
  16. ^ (Hom 1987)
  17. ^ (Grimes 1996)
  18. ^ (Him 1980)
  19. ^ (Hsu 2000)
  20. ^ (Leung 2012)
  21. ^ (Chung 2007)
  22. ^ Proceedings of ALS2k, the 2000 Conference of the Australian Linguistic Society, 2001
  23. ^ Phonology of Cantonese - Page 192 Oi-kan Yue Hashimoto - 1972 "... affricates and aspirated stops into consonant clusters is for external comparative purposes, because the Cantonese aspirated stops correspond to /h/ and some of the Cantonese affricates correspond to stops in many Siyi (Seiyap) dialects."
  24. ^ Language in the USA - Page 217 Charles A. Ferguson, Shirley Brice Heath, David Hwang - 1981 "Even the kind of Cantonese which the Chinese Americans speak causes difficulties, because most of them have come from the rural Seiyap districts southwest of Canton and speak dialects of that region rather than the Standard Cantonese of the city"

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!