Tiếng Mân

Tiếng Mân
閩語/闽语
Mân ngữ
Sắc tộcNgười Phúc Châu, Người Phủ Điền, Người Mân Nam, Người Triều Châu, Người Hải Nam, v.v
Phân bố
địa lý
Trung Quốc: Phúc Kiến, Quảng Đông (quanh Triều Châu-Sán Đầu và bán đảo Lôi Châu), Hải Nam, Chiết Giang (Thặng Tứ, Phổ ĐàÔn Châu), Giang Tô (Lật DươngGiang Âm); Đài Loan; một số cộng đồng kiều dân gốc Trung ở Đông Nam ÁBắc Mỹ
Phân loại ngôn ngữ họcHán-Tạng
Tiền ngôn ngữTiếng Mân nguyên thủy
Ngữ ngành con
ISO 639-6:mclr
Linguasphere:79-AAA-h to 79-AAA-l
Glottolog:minn1248
{{{mapalt}}}
Phân bố của nhóm ngôn ngữ Mân.
Tiếng Mân
Bân gú / Mìng ngṳ̄ ('Mân ngữ') viết bằng chữ Hán
Phồn thể閩語
Giản thể闽语
Tiếng Mân Tuyền Chương POJBân gú

Tiếng Mân (giản thể: 闽语; phồn thể: ; bính âm: Mǐn yǔ; Bạch thoại tự: Bân gú; Bình thoại tự: Mìng ngṳ̄) là tên gọi một nhóm ngôn ngữ Hán với hơn 30 triệu người nói ở các tỉnh miền nam Trung Quốc gồm Phúc Kiến, Quảng Đông (Triều Châu-Sán Đầu, bán đảo Lôi Châu, và một phần Trung Sơn), Hải Nam, ba huyện miền nam Chiết Giang, quần đảo Chu San ngoài khơi Ninh Ba, vài nơi tại Lật DươngGiang Âm của tỉnh Giang Tô, và Đài Loan.[1] Cái tên Mân bắt nguồn từ dòng sông Mân ở Phúc Kiến. Các dạng tiếng Mân không có tính thông hiểu lẫn nhau (mutually intelligible) với bất kỳ dạng tiếng Trung nào.

Có nhiều người nói tiếng Mân trong những cộng đồng Hoa kiềuĐông Nam Á.

Nhiều ngôn ngữ Mân vẫn lưu giữ các đặc điểm của tiếng Hán thượng cổ, và có bằng chứng chỉ ra rằng không phải mọi ngôn ngữ Mân đều là hậu duệ trực tiếp của tiếng Hán trung cổ thời Tùy-Đường. Một cơ tầng thổ ngữ tiền-Hán tồn tại trong vốn từ tiếng Mân.

Lịch sử

Dân Hán tràn vào Phúc Kiến sau khi Mân Việt bị quân của Hán Vũ Đế diệt vào khoảng năm 110 TCN.[2] Vùng này có địa thế núi non hiểm trở, nhiều sông ngắn chảy ra biển. Hầu hết các đợt di cư từ bắc xuống nam Trung Quốc đi qua thung lũng sông Tươngsông Cám ở phía tây nên tiếng Mân chịu ít ảnh hưởng của các Hán ngữ miền Bắc hơn các nhóm Hán ngữ miền Nam khác.[3] Vì lẽ đó, trong khi hầu hết các dạng tiếng Hán được coi là hậu duệ của tiếng Hán trung cổ (thứ tiếng được mô tả trong vận thư như Thiết Vận (601)), tiếng Mân lại mang nhiều đặc điểm cổ xưa hơn.[4] Các nhà ngôn học ước tính cơ tầng cổ nhất trong các phương ngôn Mân tách khỏi tiếng Hán cổ từ thời nhà Hán.[5][6] Tuy vậy, vẫn có những sự kiện ảnh hưởng của tiếng Hán đồng bằng Hoa Bắc lên tiếng Mân:[7]

Jerry Norman xác định bốn lớp tầng chính trong các dạng tiếng Mân hiện đại:

  1. Một cơ tầng phi Hán từ các ngôn ngữ gốc Mân Việt. Theo Norman và Mei Tsu-lin, cơ tầng này có gốc Nam Á.[8][9]
  2. Cơ tầng Hán ngữ cổ nhất, du nhập từ người Chiết Giang thời nhà Hán.[10]
  3. Cơ tầng Hán ngữ thời Nam-Bắc triều, khớp với mô tả trong Thiết Vận.[11]
  4. Cơ tầng Hán văn dựa theo tiếng koinéTrường An, kinh đô nhà Đường.[12]

Laurent Sagart (2008) bất đồng với nhận định của Norman và Mei Tsu-lin, ông cho rằng lớp nền Nam Á trong tiếng Mân không tồn tại.[13]

Từ vựng

Hầu hết từ vựng Mân chung gốc (cognacy) với các biến thể tiếng Trung khác, nhưng cũng có một số lượng đáng kể các từ Mân bắt nguồn từ tiếng Mân nguyên thủy. Nhiều biến đổi về ngữ nghĩa đã xảy ra trong nhánh Mân, ví dụ:

  • *tiaŋB 鼎 "chảo đáy tròn". Tiếng Mân bảo toàn nghĩa cũ là "nồi nấu", nhưng trong các thứ tiếng Trung khác (Hán trung đại: tengX > dǐng) lại dùng để chỉ cái đỉnh.[14]
  • *dzhənA "đồng lúa". Trong tiếng Mân, từ này thay thế từ 田 tián (Hán-Việt: điền).[15][16] Nhiều học giả cho rằng từ này chung gốc với 塍 chéng (Hán trung đại: zying, Hán-Việt: trường, nghĩa là "bờ ruộng"), nhưng Norman lại cho rằng nó chung gốc với 層 céng (Hán trung đại: dzong, Hán-Việt: tầng) nghĩa là "tầng lớp", do ông quan sát thấy ruộng bậc thang rất phổ biến ở Phúc Kiến.[17]
  • *tšhioC 厝 "nhà".[18] Norman cho rằng từ này chung gốc với 戍 shù (Hán trung đại: syuH, Hán-Việt: thú) nghĩa là "canh gác".[19][20] Do ban đầu, lãnh thổ Mân Việt còn là nơi biên cương đối với người Hán, nên dân cư tới sinh sống chỉ có quân đội. Chính vì vậy nên có lẽ từ 戍 ban đầu mang nghĩa "tháp canh", đã chuyển dịch ngữ nghĩa thành "nhà ở".
  • *tshyiC 喙 "miệng". Trong tiếng Mân, từ này thay thế 口 kǒu (Hán-Việt: khẩu).[21] Nó có vẻ chung gốc với 喙 huì (Hán trung đại: xjwojH, Hán-Việt: uế/huế), nghĩa là "mỏ, mõm; thở hổn hển".[20]

Norman và Mei Tsu-lin cho rằng các từ Mân sau đây có nguồn gốc Nam Á:

  • *-dəŋA "thầy cúng". So sánh với từ đồng (/ɗoŋ2/) của tiếng Việt mang nghĩa "để linh hồn, quỷ thần nhập vào; liên lạc với linh hồn" và từ doŋ của tiếng Môn mang nghĩa "nhảy múa (như thể) bị ma quỷ nhập vào".[22][23]
  • *kiɑnB 囝 "con trai". So sánh với từ con (/kɔn/) của tiếng Việt và kon của tiếng Môn, đều mang nghĩa là "trẻ con".[24][25]

Tuy nhiên, ý kiến của Norman và Mei Tsu-lin bị Laurent Sagart (2008) bác bỏ.[13] Hơn nữa, nghiên cứu của Chamberlain cho rằng tiền thân Nam Á của tiếng Việt phát tích từ miền núi ở Trung Lào và Việt Nam, chứ không phải ở khu vực đồng bằng sông Hồng.[26]

Ngoài ra, nhiều từ tiếng Mân chưa rõ nguồn gốc bao gồm:

  • *khauA 骹 "bàn chân"[27]
  • *-tsiɑmB 䭕 "lạt, không mùi vị"[28]
  • *dzyŋC 𧚔 "mặc".[19]

Tham khảo

  1. ^ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (2012). 中国语言地图集(第2版):汉语方言卷 [Trung Quốc ngữ ngôn địa đồ tập (ấn bản 2): Hán ngữ phương ngôn quyển]. Bắc Kinh: 商务印书馆有限公司. tr. 110.
  2. ^ Norman (1991), tr. 328.
  3. ^ Norman (1988), tr. 210, 228.
  4. ^ Norman (1988), tr. 228–229.
  5. ^ Ting (1983), tr. 9–10.
  6. ^ Baxter & Sagart (2014), tr. 33, 79.
  7. ^ Yan (2006), tr. 120.
  8. ^ Norman & Mei (1976).
  9. ^ Norman (1991), tr. 331–332.
  10. ^ Norman (1991), tr. 334–336.
  11. ^ Norman (1991), tr. 336.
  12. ^ Norman (1991), tr. 337.
  13. ^ a b Sagart, Larent (2008). “The expansion of Setaria farmers in East Asia: a linguistic and archeological model [Sự bành trướng của nông dân trồng kê ở Đông Á]”. Trong Sanchez-Mazas, Alicia; Blench, Roger; Ross, Malcolm D.; Peiros, Ilia; Lin, Marie (biên tập). Past human migrations in East Asia: matching archaeology, linguistics and genetics. Routledge. tr. 141–143. ISBN 978-0-415-39923-4. In conclusion, there is no convincing evidence, linguistic or other, of an early Austroasiatic presence on the south‑east China coast. [Tóm lại, chẳng có bằng chứng, ngôn học hoặc bất kì thứ gì, về sự hiện diện của người Nam Á thuở sớm ở bờ đông-nam Trung Quốc]
  14. ^ Norman (1988), tr. 231.
  15. ^ Norman (1981), tr. 58.
  16. ^ Norman (1988), tr. 231–232.
  17. ^ Baxter & Sagart (2014), tr. 59–60.
  18. ^ Norman (1981), tr. 47.
  19. ^ a b Norman (1988), tr. 232.
  20. ^ a b Baxter & Sagart (2014), tr. 33.
  21. ^ Norman (1981), tr. 41.
  22. ^ Norman (1988), tr. 18–19.
  23. ^ Norman & Mei (1976), tr. 296–297.
  24. ^ Norman (1981), tr. 63.
  25. ^ Norman & Mei (1976), tr. 297–298.
  26. ^ Chamberlain, J.R. 1998, "The origin of Sek: implications for Tai and Vietnamese history", tại The International Conference on Tai Studies, ed. S. Burusphat, Bangkok, Thái Lan, tr. 97-128. Institute of Language and Culture for Rural Development, Đại học Mahidol.
  27. ^ Norman (1981), tr. 44.
  28. ^ Norman (1981), tr. 56.

Công trình trích dẫn

Đọc thêm

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!