Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt Minh, ở ga Hàng Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca... Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh[2].
Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ông có viết lại trong một ghi chép tháng 7 năm 1976 như sau: "[...] Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được...".[2] Trong một hồi ký tựa đề "Bài Tiến quân ca",[3] Văn Cao cho biết, khi ông sáng tác Tiến quân ca thì có Phạm Duy ở cùng, và "Anh rất tôn trọng những phút tôi ngồi vào bàn với tập bản thảo và chờ đợi âm thanh từng câu nhạc được nhắc đi nhắc lại. Anh là người chứng kiến sự ra đời của bài Tiến quân ca".[3][4]
Về ca khúc, Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ ca khúc Thăng Long hành khúc ca trước đó: "Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng" và bài Gò Đống Đa: "Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa"... Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến quân ca.[2] Phần ca từ trong bài hát ở thời điểm mới ra đời có nhiều khác biệt so với sau này,[5][6] như câu đầu Đoàn quân Việt Nam đi, thì ban đầu là Đoàn quân Việt Minh đi,[5] câu thứ bảy của bài hát ở phiên bản đầu là "Thề phanh thây uống máu quân thù"[6][7] thể hiện sự căm phẫn, đau đớn của Văn Cao trước sự tàn bạo của thực dân Pháp và trước nạn đói đang xảy ra, về sau được nhiều người góp ý, tác giả đã sửa thành Vì nhân dân chiến đấu không ngừng.[5] Câu kết: "Tiến lên! Cùng thét lên! Chí trai là nơi đây ước nguyền!" được Văn Cao sửa thành (...) Núi sông Việt Nam ta vững bền, nhưng đến khi xuất bản thành Quốc ca, ai đó đã sửa thành (...) Nước non Việt Nam ta vững bền, việc này, theo Văn Cao, "Với một ca khúc đòi hỏi trang nghiêm, chữ nước non hát lên bị yếu. Chữ núi sông hát khỏe và hùng tráng".[5]
Sau khi hoàn thành tác phẩm, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945, ca khúc được hát trước quần chúng lần đầu tiên tại một cuộc mít-tinh của công chức Hà Nội bởi Ph.D , đây cũng là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh thay cho cờ của chính phủ Trần Trọng Kim và cướp loa phóng thanh hát Tiến quân ca[8], mà theo Văn Cao: "Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó".[3][4]
Còn nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, sau khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh. Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài Diệt phát xít, Văn Cao viết thêm bài Chiến sĩ Việt Nam, cả hai bài hát này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng.
Quốc ca
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[9] Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát Lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên lần đầu tiên trước đông đảo dân chúng.[3][4] Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Trước ngày biểu diễn, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất sửa hai chữ trong Tiến quân ca, cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở chữ "Đoàn" và nốt mi ở giữa chữ "xác" làm cho bản nhạc khỏe khoắn hơn.[10]
Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: "Quốc ca là bài Tiến quân ca". Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã quyết định mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca.[11][12] Văn Cao sau này đã luyến tiếc vì một số chữ sửa đã làm mất khí thế hùng tráng của ca khúc.[2]
Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, ngày 2 tháng 7 năm 1976, hai miền NamBắc thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca là Tiến quân ca. Năm 1981, Việt Nam tổ chức thay đổi quốc ca.[13] Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, cuộc thi này không được nhắc tới nữa và cũng không có tuyên bố chính thức gì về kết quả. Tiến quân ca vẫn là quốc ca Việt Nam cho tới ngày nay.
Ngày 21 tháng 6 năm 2010, Cục Bản quyền tác giả nhận được thư ngỏ lời được hiến tặng tác phẩm Tiến quân ca của bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL). Bà Nghiêm Thúy Băng, đại diện gia đình nhạc sĩ Văn Cao đang hưởng quyền thừa kế đã trân trọng ngỏ lời hiến tặng Đảng, Quốc hội, Nhà nước và công chúng tác phẩm Tiến quân ca được sử dụng làm Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1945 đến nay.[15][16]
Tuy vậy, đến tháng 8 năm 2015, Nhà nước không có phản hồi về lời tặng này, nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đề xuất thu phí bản quyền khi được sử dụng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật.[17][18] Ngày 15 tháng 8, trong chương trình Hát mãi khúc quân hành tại Nhà hát Tuổi trẻ và chương trình Tự hào tổ quốc tôi ngày 17 tháng 8, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thu tiền bản quyền tác phẩm Tiến quân ca. Ngày 26 tháng 8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi công văn đến trung tâm này đề nghị dừng việc thu tiền bản quyền tác phẩm Tiến quân ca vì ''lời hiến tặng của vợ cố nhạc sĩ Văn Cao và cũng là tâm nguyện của ông khi còn sống''.[19] Ngay sau đó Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã yêu cầu dừng việc thu tiền.[20]
Ngày 15 tháng 7 năm 2016, gia đình của nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng ca khúc Tiến quân ca cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Lễ tiếp nhận được tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội.[21] Cũng tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho quả phụ của nhạc sĩ, Nghiêm Thúy Băng, để ghi nhận những nỗ lực của bà trong việc bảo tồn các tác phẩm của nhà soạn nhạc.[22] Kể từ đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý bài "Tiến quân ca" theo quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền.[23][24][25]
Vụ tắt tiếng quốc ca trên YouTube
Ngày 4 tháng 11 năm 2021, VTV tố cáo BH Media đã "đánh bản quyền" "Tiến quân ca" trên YouTube trong một chương trình thời sự.[26][27] Đáp lại, BH Media khẳng định mình "không vi phạm quyền tác giả gốc của Quốc ca", nhưng bản ghi này do Hồ Gươm Audio sản xuất và ủy quyền cho BH Media quản lý nên họ có quyền "quản lý, khai thác trên YouTube" đối với bản ghi này[28][29][30]. Về mặt pháp lý, luật sư Phạm Duy Khương nhận định "bài hát được hiến tặng thuộc dạng "chết" chứ không phải bản ghi cụ thể nào", nên người nào dùng bài hát "để sản xuất sản phẩm ghi âm, ghi hình, người đó có quyền với bản ghi đó"[25].
Sau đó, ngày 6 tháng 12, trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào tại AFF Cup 2020, đơn vị giữ bản quyền (Next Media) đã tắt tiếng phần hát Quốc ca Việt Nam vì lý do bản quyền âm nhạc.[31] Đại diện của BH Media cho biết đơn vị tiếp sóng đã tự tắt tiếng Quốc ca để tránh bị mất doanh thu. Bà cũng giải thích rằng trước đó từng có vụ việc kênh YouTube của FPT mất doanh thu vì trận đấu dùng bản ghi "Tiến quân ca" do hãng đĩa nước ngoài là Marco Polo sản xuất.[32] Trong thông cáo báo chí cùng ngày, BH Media cho biết họ chưa từng và chưa bao giờ nhận sở hữu quyền tác giả "Tiến quân ca".[33]
Bình luận về sự việc, con trai của Văn Cao là Văn Thao cho biết gia đình ông thấy "rất buồn", "rất bức xúc", cho rằng các doanh nghiệp trên đã "xâm phạm bản quyền của quốc gia", nếu ai muốn dàn dựng bản ghi âm thì "phải xin phép nhà nước".[34] Nhưng luật sư Lê Thị Thu Hương lại cho rằng "sản xuất bản ghi bài hát này không cần xin phép chủ thể nào".[35] Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cũng như người phát ngôn Bộ Ngoại giaoLê Thị Thu Hằng cảnh cáo "các cá nhân, tổ chức không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam".[36][37] Đáp lại, Next Media cho biết sẽ không tắt tiếng phần Quốc ca trong những sự kiện sắp tới trên mọi nền tảng phát sóng.[38] Về mặt pháp lý, luật sư Lê Thị Thu Hương giải thích rằng bài hát được hiến tặng cho công chúng chỉ là "phần nhạc và lời", không phải là một bản ghi âm cụ thể. Luật sư Hương, luật sư Đặng Văn Cường và luật sư Nguyễn Thị Xuyến giải thích rằng các đơn vị sản xuất bản ghi âm sẽ giữ bản quyền các bản ghi âm do họ tạo ra. Họ bỏ tiền ra sản xuất nên họ là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi, ai muốn dùng đều phải xin phép. Tức là, nếu bản ghi "Tiến quân ca" phát trong trận bóng là có bản quyền thì YouTube sẽ gỡ video với lý do vi phạm bản quyền.[35][39]
Trang Báo điện tử Chính phủ phát hành một bản ghi quốc ca mà ai cũng có thể dùng miễn phí.[40] Công văn của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Trần Đức Phấn cũng khuyến nghị lấy đây làm bản được sử dụng thống nhất.[41] Sau đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam và ban tổ chức AFF Cup đã sử dụng bản ghi này.[42]
Ngày 16 tháng 6 năm 2022, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca".[43] Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023.[44]
^Có ý kiến cho rằng Phạm Duy không phải là người buông lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh thay cờ của chính phủ Trần Trọng Kim thời điểm này, vì lúc đó Phạm Duy đang ở miền Nam. Người buông lá cờ xuống, cướp loa phóng thanh là Phạm Đức. Việc viết tắt Ph.Đ đánh máy lỗi thành Ph.D đã khiến sau nhiều người suy đoán là Phạm Duy, theo Nhà thơ - họa sĩ Văn Thao: Sự thật về tình bạn giữa Văn Cao và Phạm DuyLưu trữ 2021-04-27 tại Wayback Machine.
هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (نوفمبر 2016) أميرة الرزقي أميرة الرزقي معلومات شخصية اسم الولادة أميرة الرزقي الميلاد القرن 20 مواطنة الحماية الفرنسية في تونس (–20 مارس 1956) تونس (20 مارس 1956–) الحياة
Часть серии статей о Холокосте Идеология и политика Расовая гигиена · Расовый антисемитизм · Нацистская расовая политика · Нюрнбергские расовые законы Шоа Лагеря смерти Белжец · Дахау · Майданек · Малый Тростенец · Маутхаузен ·...
La liste des impératrices du Brésil comprend les épouses des différents empereurs du Brésil : Portrait Nom (dates) Époux Titres Éléments biographiques Armoiries Marie-Léopoldine d'Autriche (1797-1826) Pierre Ier du Brésil (mariage en 1817) Princesse royale de Portugal et duchesse de Bragance (1817-1826) Impératrice du Brésil (1822-1826) Régente du Brésil (1822)[1] Reine de Portugal (1826) Princesse de la Maison de Habsbourg-Lorraine. Fille de François Ier d'Autriche et de ...
Spicy seafood sauce from Hong Kong XO sauceRice topped with XO sauceTypeCondimentPlace of originHong KongMain ingredientsdried scallop, chilli peppers, Jinhua ham, dried shrimp, garlic, canola oil Media: XO sauce XO sauceTraditional ChineseXO醬Simplified ChineseXO酱Cantonese YaleXO jeung TranscriptionsStandard MandarinHanyu PinyinXO jiàngYue: CantoneseYale RomanizationXO jeungJyutpingXO zoeng3 XO sauce is a spicy seafood sauce from Hong Kong[1] with an umami flavour....
Raïon de Darnytsïa (uk) Дарницький район Héraldique Drapeau Administration Pays Ukraine Ville Kiev Code postal (en) 02068 Indicatif téléphonique (+380) Histoire de la division Création 3 avril 1935 Démographie Population 343 384 hab. (2016) Densité 2 563 hab./km2 Géographie Coordonnées 50° 24′ 22″ nord, 30° 40′ 36″ est Altitude ca. 101 m Superficie 134 km2 Localisation Situation du raïon de Da...
Не було печалірос. Не было печали Жанр мелодрамаРежисер Юсуп ДаніяловСценарист Валерій СтрочковУ головних ролях Леонід КуравльовТетяна ПельтцерКатерина ХороваОператор Ігор БекКомпозитор Віктор ЛебедєвХудожник Вадим КислихКінокомпанія «Мосфільм»Тривалість 70 хв.Мо...
This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Danika film – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (May 2007) (Learn how and when to remove thi...
Yang Terhormat BundaMary AngelicaPCPALahirRita Antoinette Rizzo(1923-04-20)20 April 1923Canton, Ohio, Amerika SerikatMeninggal27 Maret 2016(2016-03-27) (umur 92)Hanceville, Alabama, Amerika SerikatNama lainMary Angelica of the Annunciation (Mary Angelica dari Anunsiasi)PekerjaanBiarawati KatolikDikenal atasMendirikan EWTNKarya terkenalMother Angelica Live (1983–2001)[1][2] Bunda Mary Angelica dari Anunsiasi PCPA[3] (lahir Rita Antoinette Rizzo; 20 April 1923
State park in Merrimack County, New Hampshire Bear Brook State ParkBeaver Pond as seen from the Beaver Pond Trail near the campgroundLocationAllenstown and Hooksett in Merrimack County;Deerfield and Candia in Rockingham County,New HampshireCoordinates43°06′25″N 71°21′07″W / 43.107°N 71.352°W / 43.107; -71.352[1]Area10,083 acres (4,080 ha)[2]Elevation617 feet (188 m)[1]Established1943[3]Administered byNew Hampsh...
Croatian footballer and manager Branko Ivanković Ivanković as Persepolis manager in 2019Personal informationDate of birth (1954-02-28) 28 February 1954 (age 69)Place of birth Varaždin, FPR YugoslaviaHeight 1.81 m (5 ft 11 in)Position(s) Attacking midfielderTeam informationCurrent team Oman (manager)Senior career*Years Team Apps (Gls)1979–1990 Varteks 269 (83)Managerial career1991–1995 Varteks1995–1996 Segesta1996–1998 Rijeka1998–1999 Croatia (assistant)1999–...
Antihypertensive drug of the calcium channel blocker class ClevidipineClinical dataTrade namesCleviprexAHFS/Drugs.comMonographLicense data US DailyMed: Clevidipine Routes ofadministrationIntravenousATC codeC08CA16 (WHO) Legal statusLegal status US: ℞-only EU: Rx-only[1] Pharmacokinetic dataBioavailability100% (used only IV)Protein binding>99.5%MetabolismBlood and tissue esterasesElimination half-life1 minuteExcretionUrine (63–74%), feces (7–22%)I...
BBC's Scottish Gaelic language TV channel This article is about the BBC's Gaelic-language television channel. For general Gaelic-language services from BBC Scotland, see BBC Gàidhlig. Television channel BBC AlbaLogo used since 2021CountryUnited KingdomBroadcast areaUnited Kingdom [a]HeadquartersPacific Quay (Glasgow) and StornowayProgrammingLanguage(s)Scottish Gaelic[b]Picture format1080i HDTV[c](downscaled to 576i for the SDTV feed)OwnershipOwnerBBC and MG AlbaSister...
Polytechnic University of the PhilippinesMulanay BranchPoliteknikong Unibersidad ng Pilipinas sa MulanayMottoTanglaw ng BayanTypeSatellite campusEstablished1993PresidentManuel MuhiDirectorDir. Adelia R. RoadillaLocationMulanay, Quezon, Philippines13°31′47″N 122°23′34″E / 13.52960°N 122.39285°E / 13.52960; 122.39285University hymnImno ng PUP (PUP Hymn)Colors Maroon and Gold MascotPylonWebsitewww.pup.edu.phLocation in LuzonShow map of Lu...
Attack on military parade in Iran Ahvaz military parade attackLocationAhvaz, Khuzestan Province, IranCoordinates31°20′8″N 48°38′38″E / 31.33556°N 48.64389°E / 31.33556; 48.64389Date22 September 2018 (2018-09-22) 09:00–09:10 (Iran Standard Time)Attack typeMass shootingDeaths30 (25 victims, 5 attackers)Injured70PerpetratorsIslamic State of Iraq and the Levant (claimed responsibility)[1][2]Arab Struggle Movement for the Liberat...
Railway station in Kodaira, Tokyo, Japan SS19Kodaira Station小平駅Kodaira Station, June 2020General informationLocation1-34-1 Mizono-cho, Kodaira-shi, Tokyo 187-0041JapanCoordinates35°44′13″N 139°29′18″E / 35.736902°N 139.488472°E / 35.736902; 139.488472Operated by Seibu RailwayLine(s) Seibu Shinjuku Line Seibu Haijima Line Distance22.6 km from Seibu-ShinjukuPlatforms2 island platformsConnections Bus stop Other informationStation codeSS19WebsiteOfficial ...
This article includes a list of references, related reading, or external links, but its sources remain unclear because it lacks inline citations. Please help to improve this article by introducing more precise citations. (December 2022) (Learn how and when to remove this template message)Samay Huasi Vineyard Samay Huasi (from Quechua Samay Wasi, samay rest, to rest, wasi house,[1] rest house) is a historic property in Argentina functioning as both a vacation retreat, as well as a muse...
Release of petroleum into the environment Part of a series onPollutionKelp after an oil spill Air Acid rain Air quality index Atmospheric dispersion modeling Chlorofluorocarbon Combustion Biofuel Biomass Joss paper Open burning of waste Construction Renovation Demolition Exhaust gas Diesel exhaust Haze Smoke Indoor air Internal combustion engine Global dimming Global distillation Mining Ozone depletion Particulates Asbestos Metal working Oil refining Wood dust Welding Persistent organic pollu...
For the men's team, see Botswana national basketball team. Botswana FIBA rankingNR (21 August 2023)[1]Joined FIBA1997FIBA zoneFIBA AfricaOlympic GamesAppearancesNoneWorld CupAppearancesNoneAfroBasket WomenAppearancesNone Home Away The Botswana women's national basketball team is administered by the Botswana Basketball Association (BBA).[2] It participated at the AfroBasket Women 2015 qualification round. See also Botswana women's national under-19 basketball team Botswana wome...