Thủy điện Nậm Toóng có công suất 30 MW với 3 tổ máy, sản lượng hàng năm 151 triệu KWh, khởi công tháng 5/2007 [3] dự kiến hoàn thành năm 2009 nhưng gặp nhiều sự cố nên tháng 4/2016 vẫn đang thi công.[4][5]
Nậm Trung Hồ bắt nguồn sườn đông bắc núi Hoàng Liên Sơn với độ cao trên 2700 m, chảy về hướng đông bắc. Nó còn có tên là nậm Pu, nậm Toóng, và ở gần chỗ đổ vào ngòi Bo có bản Nậm Toóng.
Tác động môi trường dân sinh
Ngày 25/12/2010 thủy điện Nậm Toóng thi công nổ mìn dẫn đến vụ lở đất xảy ra ở xã Bản Hồ. Khoảng 40.000 m³ đất đá từ cao độ 618 m đã sạt lở trôi xuống thung lũng, vùi lấp hết nửa nhà máy và các thiết bị đã lắp đặt gần hoàn chỉnh của thủy điện Sử Pán 2. Sự cố dẫn đến thủy điện Nậm Toóng phải dừng thi công và khắc phục hậu quả [7].
Năm 2012 thủy điện Nậm Toóng bị coi là gây phương hại đến môi trường và hạ tầng thủy lợi và cấp nước sạch của người dân [8].
Chỉ dẫn
^Trong tiếng Tày-Thái "Nậm" đã có nghĩa là nước, sông, suối.
Tham khảo
^ abBản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48- 40B & 40D. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
^Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
^Thông tư 36/2013/TT-BTNMT ngày 30/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh dân cư... lập bản đồ phần đất liền tỉnh Lào Cai. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 2/09/2019.