Thái Bình Thiên Quốc

Thái Bình Thiên Quốc
Tên bản ngữ
  • 太平天囯
    Tàipíng Tiānguó
1851–1864
Cờ hiệu được sử dụng[1] Thái Bình Thiên Quốc
Cờ hiệu được sử dụng[1]
Ấn tín hoàng gia Thái Bình Thiên Quốc
Ấn tín hoàng gia
Biên giới lớn nhất (màu nâu đỏ) của Thái Bình Thiên Quốc.
Biên giới lớn nhất (màu nâu đỏ) của Thái Bình Thiên Quốc.
Tổng quan
Vị thếĐế quốc
Thủ đôThiên Kinh (天京)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Trung Quốc
Tôn giáo chính
Chính thức:
Phong trào Tin Lành của riêng Hồng Tú Toàn;
Không chính thức:
Chính trị
Chính phủThần quyền Kitô giáo Phi chính thống và Quân chủ chuyên chế
Thái Bình Thiên Vương 
• 1851–1864
Hồng Tú Toàn
• 1864
Hồng Thiên Quý Phúc
Vương gia 
• 1851–1852
Phùng Vân Sơn (Nam vương)
• 1851–1856
Dương Tú Thanh (Đông vương)
• 1851–1852
Tiêu Triều Quý (Tây vương)
• 1851–1856
Vi Xương Huy (Bắc vương)
• 1851–1863
Thạch Đạt Khai (Dực vương)
Lịch sử
Thời kỳNhà Thanh
11 tháng 1 năm 1851
• Chiếm đóng Nam Kinh
Tháng 3 năm 1853
1856
• Hồng Thiên Quý Phúc qua đời
18 tháng 11 năm 1864
Kinh tế
Đơn vị tiền tệThánh bảo (聖寶) (tiền giấy)
Tiền thân
Kế tục
Nhà Thanh
Nhà Thanh
Hiện nay là một phần của Trung Quốc
Thái Bình Thiên Quốc
Phồn thể太平
Giản thể
Hồng Tú Toàn, người sáng lập Thái Bình Thiên Quốc

Thái Bình Thiên Quốc[2] (chữ Hán phồn thể: 太平天國, chữ Hán giản thể: 太平天国; 18511864) hoặc Thiên Quốc là một nhà nước tôn giáo thần quyền Kitô giáo trong lịch sử Trung Quốc được hình thành từ cuộc nổi dậy của nông dân do Hồng Tú Toàn cầm đầu vào giữa thế kỷ 19. Thái Bình Thiên Quốc có lãnh thổ trải rộng từ sông Dương Tử xuống phía nam Trung Quốc với trên 16 tỉnh và hơn 600 thị, có thủ đô là Thiên Kinh (Nam Kinh).

Lịch sử phát triển và suy vong của Thái Bình Thiên Quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của người Khách Gia chống lại sự cai trị của nhà Thanh và sự xâm lăng của các thế lực phương Tây.

Cuộc chiến tranh giữa Thái Bình Thiên Quốc và các thế lực đối kháng được coi là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong thế kỷ 19 ở Trung Quốc và trên thế giới. Theo thống kê không chính thức nó đã tước đi sinh mạng của hơn 20 triệu người, bao gồm thường dân và quan quân, nhưng cũng có nguồn cho rằng số người chết lên đến khoảng 50 triệu người. Sau cuộc chiến chống lại Thái Bình Thiên Quốc, nhà Thanh đã kiệt quệ và đành phải chứng kiến các nước phương Tây xâm chiếm những vùng đất duyên hải, áp đặt các đặc quyền thương mại trên đất Trung Hoa.

Sự hình thành và phát triển

Năm 1843, Hồng Tú Toàn, một nho sĩ bất mãn với xã hội phong kiến lúc bấy giờ, đã kết hợp với những lý luận cơ bản về lấy quan điểm bình đẳng của Thiên Chúa giáo làm gốc, sáng lập ra đạo "Bái Thượng đế" để tập hợp người dân chống lại chính quyền. Ông tự nhận mình người được Thượng đế phong Vương cử xuống trần thế thiên hành đạo, giúp người dân chống lại Thanh triều.

Năm 1847–1848, hai tỉnh Lưỡng-Quảng bị nạn đói, giặc cướp khắp nơi, Hồng Tú Toàn hợp cùng một nhóm bạn đồng học đồng hương như Dương Tú Thanh, Tiêu Triều Quý, Thạch Đạt Khai dấy binh nổi dậy ở Kim Điền – Quảng Tây, với khẩu hiệu "Phản Thanh, diệt tham ô tàn bạo, khôi phục lại nhà Minh". Quân nổi dậy được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân nghèo, chỉ trong một thời gian ngắn đã lên tới hàng trăm vạn người. Quân nổi dậy cả nam lẫn nữ đều để tóc dài, chống lại lệnh để bím tóc đuôi sam của triều đình Mãn Thanh – nên sử nhà Thanh thường gọi là "Giặc tóc dài".

Thế lực của quân Hồng Tú Toàn rất mạnh, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm họ đã chiếm được hết hơn 16 tỉnh, 600 thị trấn..., làm triều đình nhà Thanh lung lay đến tận gốc rễ. Tháng 3 năm 1853, quân nổi dậy chiếm được thành phố quan trọng phía nam của Mãn Thanh là Nam Kinh. Hồng Tú Toàn đã quyết định đổi tên thành phố thành Thiên Kinh và lấy đó làm thủ đô của Thái Bình Thiên Quốc.

Vào thời điểm cực thịnh của mình, lãnh thổ Thái Bình Thiên Quốc bao trùm hầu hết miền trung và miền nam Trung Quốc. Tuy nhiên Thái Bình Thiên Quốc không nắm được bất kì một cảng biển quan trọng nào của vùng duyên hải. Chính điều này đã phần nào đưa chính quyền Thiên Quốc vào tình trạng bị cô lập và không có các quan hệ thương mại với bên ngoài.

Chính sách quản lý nhà nước

Sau khi lập quốc, Hồng Tú Toàn đã ban hành chính sách cai trị như sau:

  1. Về tôn giáo, đạo đức, có 10 khoản phỏng theo thập giới của đạo Ki Tô: phải thờ phụng Thượng đế, không thờ phụng các tôn giáo khác (cấm thờ Khổng, Lão, Phật..., cấm cả thờ ông bà), mỗi tuần bảy ngày, ngày nào cũng phải tán tụng ân đức của Thượng đế, phải hiếu thuận với cha mẹ, không giết người, không tà dâm, không trộm cướp, không nói láo.
  2. Chính sách xã hội: những người già cả, góa vợ, góa chồng, những người cô độc hoặc trẻ em, không cày ruộng được chính phủ cấp dưỡng.
  3. Nghiêm cấm các tập tục như thói đàn bà bó chân, thói hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc, mua bán nô tì, nuôi nàng hầu.
  4. Quan chế, binh chế (lược bỏ)
  5. Điền chế: ruộng đất, vàng bạc là của chung, không ai được giữ làm của riêng; ruộng thì chính quyền phân phát cho, dân cùng nhau cày cấy, cùng ăn cùng mặc, có tiền thì cùng tiêu, người nào trữ mười lạng bạc hoặc một lạng vàng thì bị trừng phạt. Chế độ đó là chế độ cộng sản, lần đầu tiên Hồng Tú Toàn đem áp dụng ở Trung Quốc, nhưng vì năm nào cũng có chiến tranh nên chưa thực hành được trọn vẹn.
  6. Dùng lịch mới, gọi là Thiên lịch: mỗi năm gồm 366 ngày, chia làm 12 tháng, tháng lẻ 31 ngày, tháng chẵn 30 ngày, như vậy cứ 4 năm, dôi ra 3 ngày, thi hành được 5 năm sau đó thấy sai lệch mới phải sửa lại.
  7. Chế độ thi cử: vì Thái Bình Thiên quốc đề xướng nam nữ bình đẳng, nên cho cả nam nữ đi thi như nhau, lập ra hai bảng một cho nam và một cho nữ. Có chủ khảo riêng cho nam thí sinh, chủ khảo riêng cho nữ thí sinh. Phía nữ cũng lấy một người đậu Trạng nguyên, đó là một đặc sắc của Thái Bình Thiên Quốc.

Tuy nhiên, các chính sách không có hiệu quả vì được tiến hành không theo một chủ trương chung; tất cả mọi cố gắng đều dồn vào quân đội và việc quản lý dân sự rất kém. Trong khi chính quyền cấm chế độ đa thê, Hồng Tú Toàn lại có 88 vợ. Nhiều viên chức trong chính quyền Thái Bình Thiên Quốc cũng có nhiều vợ và sống như vua.

Cơ cấu bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc được xây dựng xung quanh các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa. Người đứng đầu nhà nước là Thiên Vương Hồng Tú Toàn, có quyền quyết định tối cao về các vấn đề quân sự, chính trị và tôn giáo. Tuy nhiên những năm cuối đời Thiên Vương thực chất chỉ đảm nhiệm những vấn đề tôn giáo.

Đứng sau Thiên Vương là các Vương gia, họ được phân quản lý các vùng trên lãnh thổ của Thái Bình Thiên Quốc. Ban đầu lập quốc Thái Bình Thiên Quốc có 5 vương gia, bao gồm Bắc Vương Vi Xương Huy, Nam Vương Phùng Vân Sơn, Đông Vương Dương Tú Thanh, Tây Vương Tiêu Triều Quý và Dực Vương Thạch Đạt Khai. Sau khi Nam Vương và Tây Vương mất, bổ sung thêm 2 vương gia là Yến Vương Tần Nhật Cương và Dự Vương Hồ Dĩ Hoảng. Sau này có thêm Trung Vương Lý Tú Thành, Phú Vương, Tĩnh Vương, Anh Vương Trần Ngọc Thành... Vào thời kỳ cuối của Thiên quốc, tổng cộng có khoảng 2000 người được phong vương.

Ở mức thấp hơn Vương gia là các tước: Nghĩa, An, Phúc, Yến, Dự, Hầu. Dưới còn có Công chúa và Thừa tướng. Vai trò của những người này chủ yếu là quản lý về mặt quân sự và trợ lý cho các Vương.

Năm vương gia thời kì đầu

Tước hiệu
Tên
Tập tước
Hoà Nãi Sư Thục Bệnh Chủ Tả Phụ Chính Quân sư Đông vương Cửu thiên tuế Dương Tú Thanh Bị Thiên Vương sai Bắc Vương làm binh biến giết chết năm 1856.
Con trai thứ năm của Thiên vương là Hồng Thiên Hựu thừa tự, xưng là Ấu Đông vương Cửu thiên tuế. Không rõ tung tích sau khi Thiên Kinh thất thủ.
Hữu Bật Hựu Chính Quân sư Tây vương Bát thiên tuế Tiêu Triều Quý Con trai trưởng Tiêu Hữu Hoà tập tước, xưng là Ấu Tây vương Bát thiên tuế.
Tiền Đạo Phó Quân sư Nam vương Thất thiên tuế Phùng Vân Sơn Con trai thứ của Tây vương là Tiêu Hữu Phúc thừa tự, xưng là Ấu Nam vương Thất thiên tuế.
Hậu Hộ Hựu Phó Quân sư Bắc vương Lục thiên tuế Vi Xương Huy Có tội nên bị giết, tước danh hiệu.
Tả quân Chủ tướng Dực vương Ngũ thiên tuế Thạch Đạt Khai

Hai vương gia bổ sung (sau khi Nam Vương và Tây Vương mất)

Tước hiệu
Tên
Tập tước
Yến vương (dưới Dực vương) Tần Nhật Cương Có tội nên bị giết, trừ tước.
Dự vương (dưới Yến vương) Hồ Dĩ Hoảng Con trai Hồ Vạn Thăng tập tước, xưng là Ấu Dự vương Cường thiên tuế.

Các yến gia thời kì đầu

Tước hiệu
Tên
Tập tước
Đỉnh Thiên Yến (tiền Yến Vương) Tần Nhật Cương Có tội nên bị giết, trừ tước.

Các dự gia thời kì đầu

Tước hiệu
Tên
Tập tước
Hộ Thiên Dự (tiền Dự Vương) Hồ Dĩ Hoảng Con trai Hồ Vạn Thăng tập tước, xưng là Ấu Dự vương Cường thiên tuế.

Các hầu gia thời kì đầu

Tước hiệu
Tên
Ghi chú
Đính Thiên hầu Tần Nhật Cương Năm 1854 được phong làm Yến vương.
Tĩnh Hồ hầu Lâm Phượng Tường Truy phong làm Cầu vương.
Định Hồ hầu Lý Khai Phương Truy phong làm Thỉnh vương.
Bình Hồ hầu Cát Văn Nguyên Truy phong làm Chúc vương.
Tiễu Hồ hầu Chu Tích Côn Không rõ sau này ra sao, có khả năng hi sinh trong cuộc Bắc phạt.
Diệt Hồ hầu Hoàng Ích Vân Chết trong lần cháy quân doanh năm 1853.
Hộ Quốc hầu Hồ Dĩ Hoảng Năm 1854 được phong làm Dự vương.
Hưng Quốc hầu Trần Thừa Dung Về sau đổi thành Tả Thiên hầu.
Vệ Quốc hầu Hoàng Ngọc Côn Về sau đổi thành Vệ Thiên hầu.
Trấn Quốc hầu Lô Hiền Bạt Thân thích của Dương Tú Thanh, tông tích về sau không rõ.
Bổ Thiên hầu Lý Tuấn Xương Về sau đổi tên thành Tuấn Lương, bị Vi Xương Huy giết trong Sự biến Thiên Kinh.
Tán Thiên hầu Mông Đắc Ân Năm 1859 được phong làm Tán vương.
Tương Thiên hầu Lâm Đại Cơ Cháu rể của Dương Tú Thanh.
Tướng Thiên hầu Hoàng Kì Thăng
Khuông Thiên hầu Hoàng Duy Giang Anh rể của Dương Tú Thanh.
Trợ Thiên hầu Lưu Thiệu Đình Thượng thư của Đông Điện, bị Vi Xương Huy giết trong Sự biến Thiên Kinh.
Dực Thiên hầu Cát Thành Tử Thượng thư của Đông Điện, bị Vi Xương Huy giết trong Sự biến Thiên Kinh.
Phù Thiên hầu Phó Học Hiền Thượng thư của Đông Điện, bị Vi Xương Huy giết trong Sự biến Thiên Kinh.
Vệ Thiên hầu Tăng Cẩm Khiêm

Các vương gia quan trọng thời kì sau

Các nghĩa gia quan trọng thời kì sau

Các an gia quan trọng thời kì sau

Các phúc gia quan trọng thời kì sau

Các yến gia quan trọng thời kì sau

Các hầu gia quan trọng thời kì sau

Nhìn chung bộ máy nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc khá đơn giản và mang nặng tính quân sự. Có lẽ nó xuất phát từ hoàn cảnh chiến tranh, tuy nhiên chính vì vậy việc quản lý kinh tế của nhà nước này cũng rất lỏng lẻo và thiếu hiệu quả. Mặc dù chiếm được vùng lãnh thổ rất lớn nhưng thực chất Thái Bình Thiên Quốc chỉ quản lý được các đô thị, còn tại các địa phương và các vùng nông thôn việc quản lý nhà nước hầu như bị bỏ ngỏ – chính quyền trung ương chỉ tập trung quản lý nhân khẩu để bổ túc lực lượng cho quân đội.

Sự sụp đổ của Thái Bình Thiên Quốc

Sau các chiến thắng trước triều đình Mãn Thanh, theo các sử gia, Hồng Tú Toàn và các tướng lĩnh của Thái Bình Thiên Quốc đã có một quyết định sai lầm chiến lược khi không tiếp tục các chiến dịch quân sự mạnh mẽ chống lại triều đình Mãn Thanh nữa, mà rút về xây dựng bộ máy quản lý tại các vùng đã chiếm được. Chính sai lầm về chiến lược phát triển này đã cho phép nhà Thanh có thời gian để bình tĩnh khôi phục lại lực lượng để phòng thủ và sau đó là phản công lại Thái Bình Thiên Quốc.

Cuộc chiến giữa Thái Bình Thiên Quốc và nhà Mãn Thanh kéo dài dai dẳng trong hơn một thập kỉ. Lực lượng quân sự của nhà Thanh với các vũ khí tiên tiến từ các nước phương Tây đã dần chiếm ưu thế. Cùng trong thời gian đó nội bộ lãnh đạo của Thái Bình Thiên Quốc cũng bắt đầu có mâu thuẫn, xung đột tranh giành quyền lực. Bản thân bộ máy quản lý nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc cũng không được vận hành tốt do thiếu nhân lực có trình độ, dẫn tới việc nhà nước thực chất chỉ quản lý được các đô thị trên những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát. Trong sức ép của chiến tranh và sự quản lý nhà nước yếu kém, Thái Bình Thiên Quốc dần dần suy tàn.

Năm 1864, Tăng Quốc PhiênLý Hồng Chương chỉ huy quân Thanh chiếm lại thủ đô Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc. Hồng Tú Toàn tự tử, quân đội và chính quyền của Thái Bình Thiên Quốc tan rã.

Phim ảnh

Phong trào Thái Bình thiên quốc đã được chuyển thể thành 2 bộ phim truyền hình cùng tên do Trung Quốc và Hồng Kông lần lượt sản xuất.

Bộ phim Thái Bình Thiên Quốc do Trung Quốc sản xuất năm 1998: đạo diễn Trần Gia Lâm với các nhân vật như: Thiên Vương Hồng Tú Toàn, Hồng Tuyên Kiều, Phó Thiện Tường, Tô Tam Nương, Thạch Ích Dương...

Bộ phim Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Kông (TVB) sản xuất năm 1988 với độ dài 45 tập có sự tham gia của các diễn viên: Lữ Lương Vĩ, Trần Mẫn Nhi, Hoàng Nhật Hoa, Đặng Tuỵ Vân, Quách Phú Thành...

Chú thích

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ Spence, Jonathan D. (1996). “22”. Con của Trời: Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn. W. W. Norton & Company. ISBN 0393285863. Hồng Tú Toàn đã ra lệnh cho quân đội và những người theo ông bỏ tên Thái Bình, và thay vào đó sử dụng một từ Hồi Thiên, Nghi để tỏ lòng tôn kính đối với Trời Cha. Là nhà Hậu Lý đã nói lên sự khó chịu của mình: Thiên vương luôn dùng những lời trên trời để khuyên nhủ mọi người. Chúng ta, các quan chức của ông ta, không dám thách thức ông ta, nhưng để ông ta đưa ra những cái tên anh ta muốn. Gọi họ là Thiên Quốc, Quân Thái bình, Các quan chức Thái bình, Thiên nhân, Các chỉ huy Thái Bình, Những người lính Thái Bình và Quân đội Hoàng gia

Tham khảo

Công trình được chú dẫn

Liên kết ngoài

Read other articles:

У Вікіпедії є статті про інші населені пункти з такою назвою: Бистре (значення). Селище|категорія в Commons= Бистрепол. Bystre Греко-католицький цвинтар в селі Бистре Координати 49°18′28″ пн. ш. 22°16′47″ сх. д.H G O Країна ПольщаПольщаВоєводство Підкарпатське воєводствоПо

 

SMA Negeri 6 MetroInformasiDidirikan2010JenisNegeriAkreditasiAKepala SekolahSunarti ,M.Pd.Jumlah kelas4-8 kelas setiap tingkatJurusan atau peminatanIPA dan IPSRentang kelasX IPA, X IPS, XI IPA, XI IPS, XII IPA, XII IPSKurikulumKurikulum 2013 (2014-2015) Kurikulum Tingkat Satuan Pendidikan (2015-2016)Kurikulum 2013Jumlah siswa>500 siswa (maks. 32 siswa per kelas)StatusSekolah Atlet (2011-2013) Sekolah Standar Nasional Adiwiyata (2013-sekarang)AlamatLokasiJalan FKPPI No 1, Rej...

 

У Вікіпедії є статті про інших людей із прізвищем Ролле. Міхал РоллеMichał Rolle Міхал РоллеНародився 8 липня 1865(1865-07-08)м. Кам'янець-ПодільськийПомер 11 листопада 1932(1932-11-11) (67 років)м. ЛьвівПоховання Личаківський цвинтар :  Громадянство Російська імперія Австро-Угорщина&#...

Pilgrimage route in Rome Mid-17th century map showing the Seven Pilgrim Churches of Rome. As the home of the Pope and the Catholic curia, as well as the locus of many sites and relics of veneration related to apostles, saints and Christian martyrs, Rome had long been a destination for pilgrims. The Via Francigena was an ancient pilgrim route between England and Rome. It was customary to end the pilgrimage with a visit to the tombs of Saints Peter and Paul. Periodically, some were moved to tra...

 

Теїди Тегу Біологічна класифікація Царство: Тварини (Animalia) Тип: Хордові (Chordata) Клас: Плазуни (Reptilia) Ряд: Лускаті (Squamata) Надродина: Lacertoidea Родина: TeiidaeGray, 1827 Вікісховище: Teiidae Теїди (Teiidae) — родина ящірок. Має 10 родів та понад 230 видів. Зміст 1 Опис 2 Спосіб життя 3 Розповсюдження 4

 

Fernando de los Ríos Fotografiado en 1931 Ministro de Justicia ← 14 de abril-16 de diciembre de 1931 → Ministro de Instrucción Pública y Bellas Artes ← 16 dic. 1931-12 jun. 1933 → Ministro de Estado ← 12 de junio-12 de septiembre de 1933 → Diputado a Cortespor Granada, Madrid, Granada (capital) y Granada(Cortes de la Restauración y Cortes republicanas) 1919-1920; 1919; 1931-1939 Información personalNacimiento 8 de diciembre de 1879Ronda (España)Fallecimiento 31 de mayo de 19...

British actress (1944–1995) Susan FleetwoodFleetwood as Athena in Clash of the Titans (1981)BornSusan Maureen Fleetwood(1944-09-21)21 September 1944St Andrews, Fife, ScotlandDied29 September 1995(1995-09-29) (aged 51)Salisbury, Wiltshire, EnglandAlma materRoyal Academy of Dramatic ArtOccupationActressYears active1969–1995PartnerSebastian Graham-JonesRelativesMick Fleetwood (brother) Susan Maureen Fleetwood (21 September 1944 – 29 September 1995) was a British stage, film,...

 

2012 video game This article is about the video game. For the 1931 film, see Dishonored (film). 2012 video gameDishonoredDeveloper(s)Arkane StudiosPublisher(s)Bethesda SoftworksDirector(s)Raphaël ColantonioHarvey SmithDesigner(s)Viktor AntonovProgrammer(s)Hugues TardifStevan HirdArtist(s)Sébastien MittonWriter(s)Harvey SmithAustin GrossmanTerri BrosiusComposer(s)Daniel LichtSeriesDishonoredEngineUnreal Engine 3[1]Platform(s)PlayStation 3WindowsXbox 360PlayStation 4Xbox OneRelease 9 ...

 

Not to be confused with We Can Get Together. 2011 compilation album by various artistsCan We Get TogetherCompilation album by various artistsReleasedMarch 14, 2011 (2011-03-14)GenreVariousLength2:15:04LanguageEnglish/SpanishLabelCoSeismic RecordsProducerRobert W. Current, Ph.D.Singles from Can We Get Together Ken I Go Fishin'Released: March 1, 2011 Professional ratingsReview scoresSourceRatingiTunes Store[1]Cross Rhythms[2]Amazon.com[3] Can We Ge...

Blick vom östlichen Eingang auf den Tiroler Teil des Friedhofs Der Soldatenfriedhof Amras zählt zu den Friedhöfen in Innsbruck und ist die größte Kriegsgräberanlage Tirols. Er wurde während des Ersten Weltkriegs 1917 angelegt und nach dem Zweiten Weltkrieg 1945 erweitert. 5680 gefallene Soldaten verschiedenster Nationen sind auf ihm beigesetzt.[1] Der Friedhof ist im Besitz der Republik Österreich, er wird von der Burghauptmannschaft Österreich verwaltet und vom Österreichis...

 

French actor AndrexGaby Sylvia and Andrex in the movie Behind the Facade, 1939Born23 January 1907Marseille, FranceDied9 July 1989 (aged 82)Paris, FranceOther namesAndré JaubertOccupationActorYears active1931 - 1983 (film) Andrex (1907–1989) was a French film actor.[1] Andrex was a close friend of the comedian Fernandel and appeared in many films alongside him. He was married to the actress Ginette Baudin. Partial filmography Toine (1932) Le coq du régiment (1933) Les Ble...

 

Novel by Dan Brown This article is about the novel Angels & Demons. For the film, see Angels & Demons (film). For other uses, see Angels & Demons (disambiguation). Angels & Demons First edition coverAuthorDan BrownCountryUnited StatesUnited KingdomLanguageEnglishSeriesRobert Langdon #1GenreMystery-thrillerPublication dateMay 2000Media typePrint (hardback & paperback)Pages768ISBN0-671-02735-2 (US) / 9780552160896 (UK)OCLC52990309Dewey Decimal813/.54 21LC ClassPS35...

Local TV station in Lincolnshire, England Television channel Estuary TVCountryUnited KingdomBroadcast areaNorth & North East LincolnshireHeadquartersGrimsby Institute, Nuns Corner, Grimsby, North East LincolnshireProgrammingPicture format576i (16:9 SDTV)OwnershipOwnerChannel 7 Television(Immage 2000 Studios)(1998–2001)Estuary TV CIC Ltd(Grimsby Institute Group)(2001–2018)Sister channelsYorkshire Coast TVHistoryLaunched20 January 1998Closed31 August 2018Replaced byThat’s HumberFormer...

 

461st Air Control WingE-8C Joint STARS 96-42Active1953–1958, 1963–1968, 2011–presentCountry United StatesBranch United States Air ForceRoleAir ControlPart ofAir Combat CommandGarrison/HQRobins Air Force Base, GeorgiaDecorationsAir Force Meritorious Unit AwardAir Force Outstanding Unit AwardInsignia461st Air Control Wing emblem (approved 3 November 2011)[1]461st Bombardment Wing emblem (approved 5 August 1955)[2]Military unit The 461st Air Control Wing is a...

 

 Населённые пункты Максатихинского муниципального округа Районный центр Максатиха Алфериха Амосино Андрианиха Андрониха Антипково Антонидово Артеново Астафьево Асташиха Атемежа Афанасово Афимьяново Бараниха Барсуки Батуриха Бахарево Бачманово Белушиха Бережки ...

1955 Japanese film The Eternal BreastsRyōji Hayama and Yumeji TsukiokaJapanese nameKanji乳房よ永遠なれ Directed byKinuyo TanakaWritten bySumie Tanaka (screenplay)Akira Wakatsuki (book)Produced byHideo KoiShizuo SakagamiStarringYumeji TsukiokaRyōji HayamaMasayuki MoriYōko SugiCinematographyKumenobu FujiokaEdited byKimihiko NakamuraMusic byTakanobu SaitōProductioncompanyNikkatsuDistributed byNikkatsuRelease date 23 November 1955 (1955-11-23) (Japan)[1][...

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Oktober 2022. Martine Robbeets adalah seorang linguis dari Belgia. Spesialisasinya tipologi tentang Rumpun bahasa Altai. Dia seorang yang berpendapat lima keluarga bahasa - Turki, Japonik, Korea, Mongolia, Tunguska - masuk ke satu keluarga yang dippangil Bahasa-baha...

 

Cet article est une ébauche concernant une unité ou formation militaire française. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Groupement de soutien de la base de défense de Besançon Insigne de la BdD BSN Création 1er janvier 2011 Pays France Allégeance Armée française Branche Service du commissariat des armées Type Organisme interarmées Rôle Administration générale et soutiens communs Fait part...

Noble Italian family Coat of arms of da Polenta family.[1] The da Polenta family (Italian: [da (p)poˈlɛnta])[2] or Polentani (Italian: [polenˈtaːni]) was an old Italian noble family whose name derives from the Castle of Polenta near Bertinoro in Romagna. History The founder of the house is said to have been Guido, surnamed l'Antico (the Elder), who wielded great authority in Ravenna in the 13th century. His grandson Guido Novello upheld the power of the hou...

 

For other uses, see Colman (disambiguation). Colmán of LindisfarneBishop of LindisfarneStained glass window of St. Colmán at St. Benin's Church, Kilbennen, County GalwayAppointed661Term endedresigned 664PredecessorFinan of LindisfarneSuccessorTuda of LindisfarnePersonal detailsBornc. 605IrelandDied18 February 675IrelandDenominationChristianSainthoodFeast day18 FebruaryVenerated inEastern Orthodox ChurchRoman Catholic ChurchAnglican Communion Colmán of Lindisfarne (c. 605 – 18 February 67...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!