Nô lệ là người bị bắt buộc phải làm việc không lương cho người chủ, bị mất quyền con người, tự do và cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ. Nhiều người trở thành nô lệ vì bị bắt sau những cuộc chiến (một hình thức tù binh), hoặc những cuộc càn quét của lực lượng xâm lăng hoặc giai cấp thống trị. Một số khi sinh ra đã bị coi như là nô lệ vì cha mẹ là nô lệ. Chế độ nô lệ là chế độ mà trong đó con người được xem như một thứ hàng hóa.[1].
Trong lịch sử, chế độ nô lệ đã được công nhận bởi hầu hết các xã hội; còn trong thời gian gần đây, chế độ nô lệ đã bị cấm ở tất cả các nước do phong trào bãi nô, nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại thông qua các việc gán nợ, chế độ nông nô, người làm trong nhà bị nuôi nhốt, nhận con nuôi giả trong đó trẻ em bị buộc phải làm việc như nô lệ, binh lính trẻ em, và hôn nhân cưỡng ép.[2] Nô lệ chính thức được coi là bất hợp pháp ở tất cả các nước, nhưng vẫn còn khoảng 20 đến 30 triệu nô lệ trên toàn thế giới.[3][4]
Chế độ nô lệ có trước chữ viết và đã tồn tại trong nhiều nền văn hóa.[5] Hầu hết các nô lệ hiện nay là nô lệ do gán nợ, chủ yếu là ở Nam Á, đang bị gán nợ phát sinh do người cho vay nặng lãi, thậm chí kéo dài nhiều thế hệ.[6]Buôn người chủ yếu được sử dụng để buộc phụ nữ và trẻ em tham gia vào các ngành công nghiệp tình dục.[7]
Chỉ riêng nước Mauritanie có khoảng 600.000 nô lệ (dưới hình thức lao động trả nợ), gồm nam, nữ và trẻ em - tức gần 20% dân số.[8][9] Đến tháng 8 năm 2007 nạn nô lệ mới được chính thức coi là phạm pháp.[10][11] Nạn nô lệ cũng phổ biến tại Niger với khoảng 800.000 người bị bắt làm nô lệ - 8% dân số.[12][13]
Định nghĩa
Nô lệ là những người thuộc sở hữu và điều khiển của người khác, gần như không có quyền hạn gì, không có tự do đi lại, và không được trả lương, ngoài những nhu cầu tối thiểu như thức ăn, quần áo và chỗ ở.
Theo Quy ước về Nô lệ năm 1926, chế độ nô lệ là "... tình trạng hay hoàn cảnh của một người phải gánh chịu một phần hay tất cả những quyền làm chủ từ người khác...". Người nô lệ không có quyền tự do bỏ trốn, bỏ chủ, hay bỏ khu vực mình đang sống nếu không có phép hay giấy thông hành, và nếu làm thế sẽ bị bắt đem về trả về lại cho chủ nhân. Chế độ này cần một hệ thống xã hội chấp thuận nó, từ liên kết giữa các tay chủ nhân nhiều thế lực hay tài chánh đến các cơ quan điều hành chính quyền địa phương.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa "cưỡng ép lao động" là "những công việc hay dịch vụ do một người làm dưới sự đe doạ của hình phạt và người đó không muốn tình nguyện làm", trừ một số trường hợp ngoại lệ như: quân đội, tù nhân, trường hợp khẩn cấp và những công tác cộng đồng nhỏ.[14]
Từ người hầu không đồng nghĩa với nô lệ, ở chỗ đây là người, có nhân quyền, trong khi nô lệ không được coi là người mà là một vật, một thứ tài sản, tương đượng với dụng cụ hay súc vật.[15]
Những từ ngữ liên hệ
Theo ILO, sử dụng trẻ em cho lao động được coi như tương đương với cưỡng ép lao động.
Một số người theo chủ nghĩa Vô chính phủ, Xã hội và Cộng sản chống đối nạn nô lệ tài chánh, là trường hợp người làm công bị buộc vào thế cùng, phải làm việc với mức lương quá thấp hoặc không lương (và chấp nhận nghèo đói) vì đe doạ thất nghiệp (còn gọi là khủng bố kinh tế).
Nhiều nhà đấu tranh tự do cho việc áp đặt thuế của chính phủ là một hình thức nô lệ hoá dân chúng.[16]
Nói hơn nữa, ngay cả việc nuôi gia súc như chó, mèo, bò, ngựa, v.v cũng bị nhiều người coi như là giữ nô lệ.[17]
^Spiegel, Marjorie. The Dreaded Comparison: Human and Animal Slavery, New York: Mirror Books, 1996.
Sách tham khảo
Bales, Kevin, Disposable People: New Slavery in the Global Economy (1999)
Campbell, Gwyn, Suzanne Miers, and Joseph C. Miller, eds. Women and Slavery. Volume 1: Africa, the Indian Ocean World, and the Medieval Atlantic; Women and Slavery. Volume 2: The Modern Atlantic (2007)
Drescher, Seymour. Abolition: A History of Slavery and Antislavery (2009) highly regarded history of slavery and its abolition, worldwide
Finkelman, Paul, ed. Encyclopedia of Slavery (1999)
Gordon, M. Slavery in the Arab World (1989)
Greene, Jacqueline. Slavery in Ancient Egypt and Mesopotamia, (2001), ISBN 0-531-16538-8
Joseph, Celucien L. Race, Religion, and The Haitian Revolution: Essays on Faith, Freedom, and Decolonization (CreateSpace Independent Publishing Platform, 2012)
Joseph, Celucien L. From Toussaint to Price-Mars: Rhetoric, Race, and Religion in Haitian Thought (CreateSpace Independent Publishing Platform, 2013)
Miers, Suzanne, and Igor Kopytoff, eds. Slavery In Africa: Historical & Anthropological Perspectives (1979)
Morgan, Kenneth. Slavery and the British Empire: From Africa to America (2008)
Postma, Johannes. The Atlantic Slave Trade, (2003)
Rodriguez, Junius P., ed., The Historical Encyclopedia of World Slavery (1997)
Rodriguez, Junius P., ed. Slavery in the United States: A Social, Political, and Historical Encyclopedia (2007)
Shell, Robert Carl-HeinzChildren Of Bondage: A Social History Of The Slave Society At The Cape Of Good Hope, 1652–1813 (1994)
Westermann, William Linn The Slave Systems of Greek and Roman Antiquity (1955), ISBN 0-87169-040-3
Hogendorn, Jan and Johnson Marion: The Shell Money of the Slave Trade. African Studies Series 49, Cambridge University Press, Cambridge, 1986.
The Slavery Reader, ed. by Rigas Doganis, Gad Heuman, James Walvin, Routledge 2003
Berlin, Ira. Many Thousands Gone: The First Two Centuries of Slavery in North America (1999), most important recent survey
Blackmon, Douglas A. Slavery by Another Name: The Re-Enslavement of Black Americans from the Civil War to World War II Doubleday (ngày 23 tháng 3 năm 2008), ISBN 0-385-50625-2ISBN 978-0-385-50625-0
Boles, John. Black Southerners: 1619–1869 (1983) brief survey
Phillips, Ulrich B.American Negro Slavery: A Survey of the Supply, Employment and Control of Negro Labor as Determined by the Plantation Regime (1918; paperback reprint 1966), southern white perspective
Phillips, Ulrich B. Life and Labor in the Old South (1929)
Sellers, James B. Slavery in Alabama (1950).
Sydnor, Charles S. Slavery in Mississippi (1933)
Stamp, Kenneth M. The Peculiar Institution: Slavery in the Ante-Bellum South (1956), a rebuttal of U B Philipps
Weinstein, Allen, Frank O. Gatell, and Lewis Sarasohn, eds., American Negro Slavery: A Modern Reader, third ed. (1978)
Jesse Sage and Liora Kasten, Enslaved: True Stories of Modern Day Slavery, Palgrave Macmillan, 2008 ISBN 978-1-4039-7493-8
Tom Brass, Marcel van der Linden, and Jan Lucassen, Free and Unfree Labour. Amsterdam: International Institute for Social History, 1993
Tom Brass, Towards a Comparative Political Economy of Unfree Labour: Case Studies and Debates, London and Portland, OR: Frank Cass Publishers, 1999. 400 pages.
Tom Brass and Marcel van der Linden, eds., Free and Unfree Labour: The Debate Continues, Bern: Peter Lang AG, 1997. 600 pages. A volume containing contributions by all the most important writers on modern forms of unfree labour.