Thái Đại Ngọc

Thái Đại Ngọc
Chức vụ
Bí thưTô Lâm
Phó Bí thưPhan Văn Giang
Nhiệm kỳ30 tháng 10 năm 2020 – nay
4 năm, 50 ngày
Bộ trưởngNgô Xuân Lịch
Phan Văn Giang
Tiền nhiệmNguyễn Long Cáng
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ30 tháng 1 năm 2021 – nay
3 năm, 324 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1 tháng 1, 1966 (58 tuổi)
Hòa Thọ Đông, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Nghề nghiệpTướng lĩnh
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Quân sự
Cao cấp lý luận chính trị
Alma materTrường Đại học Nguyễn Huệ
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Phục vụ Việt Nam
Năm tại ngũ1985–nay
Cấp bậc
Chỉ huySư đoàn Bộ Binh 2
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Nông
Cục Tác chiến
Quân khu 5
Tham chiếnChiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia

Thái Đại Ngọc (sinh ngày 1 tháng 1 năm 1966) là tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là Trung tướng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, hiện là Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamÔng từng giữ các chức vụ như Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu; Phó Tư lệnh Quân khu 5; Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Nông; Sư đoàn trưởng Sư đoàn Bộ Binh 2, Quân khu 5.[1]

Thái Đại Ngọc là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Quân sự, Cao cấp lý luận chính trị. Ông bắt đầu sự nghiệp với việc tham chiến mặt trận Campuchia, sau đó phục vụ hơn 30 năm cho Quân khu 5 cho đến khi trở thành Tư lệnh Quân khu, Ủy viên Trung ương Đảng.

Xuất thân và giáo dục

Thái Đại Ngọc sinh ngày 1 tháng 1 năm 1966, quê quán ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Đà Nẵng, vào tháng 7 năm 1985 thì nhập ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, nhập học Trường Sỹ quan lục quân 2 – nay là Trường Đại học Nguyễn Huệ, tốt nghiệp năm 1988.

Ông từng học các khóa học quân sự và tốt nghiệp Cử nhân Quân sự, được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam trong lúc tại ngũ, từng tham gia khóa chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị.[2]

Sự nghiệp

Năm 1987, trong thời gian học Trường Sỹ quan Lục quân 2, Thái Đại Ngọc được cử đi thực tế chiến đấu ở chiến trường Campuchia, thuộc đội hình Sư đoàn 330, Quân khu 9.

Sau khi tốt nghiệp trường sỹ quan cũng như hoàn thành chương trình chiến đấu thực tế, ông được điều về Quân khu 5, phục vụ Sư đoàn Bộ binh 2. Ông công tác thời gian dài ở đơn vị này, lần lượt là đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng rồi Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn Bộ Binh 2, Quân khu 5.

Vào năm 2012, sau 20 năm công tác, ông được bổ nhiệm làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn Bộ Binh 2, Quân khu 5, kế nhiệm Trương Đức Nghĩa.[3]

Năm 2014, ông được điều về tỉnh Đắk Nông, nhậm chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Nông, Quân khu 5,[4] sau đó được phê chuẩn làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông.[5]

Tháng 6 năm 2016, Thái Đại Ngọc được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 5, được thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng.

Sau đó hơn 2 năm, vào tháng 11 năm 2018, ông được điều lên trung ương, nhậm chức Cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Quân đội nhân dân Việt Nam.[6]

Tháng 6 năm 2020, ông được thăng quân hàm Trung tướng,[7] sang tháng 10 cùng năm thì được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu 5.[8][9]

Tháng 1 năm 2021, ông là đại biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 và được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2021–2026 vào ngày 30 tháng 1. Ông cũng được chỉ định làm Ủy viên Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020–2025.[10]

Khen thưởng

Lịch sử thụ phong quân hàm

Năm thụ phong 2016 2020
Quân hàm
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Ông Thái Đại Ngọc”. Vietnamnet. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ “Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 5 Thái Đại Ngọc”. Đại hội Đảng. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ Hồng Vân (ngày 24 tháng 9 năm 2014). “Về với Sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn”. Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ Thái Đại Ngọc (ngày 8 tháng 5 năm 2015). “Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Nông thực hiện tốt chức năng tham mưu về công tác quốc phòng”. Quốc phòng toàn dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ Minh Ngọc (ngày 1 tháng 2 năm 2021). “Infographic: Sự nghiệp Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 5 Thái Đại Ngọc”. VTC. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2023.
  6. ^ “Công bố quyết định nhân sự của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ”. Báo Chính phủ. ngày 16 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2023.
  7. ^ Vương Trần (ngày 5 tháng 10 năm 2020). “Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự cấp cao Bộ Quốc phòng”. Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2023.
  8. ^ Thành Nam (ngày 5 tháng 01 năm 2020). “Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự cấp cao Bộ Quốc phòng”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2023.
  9. ^ “Trung tướng Thái Đại Ngọc tiếp nhận chức vụ Tư lệnh Quân khu 5”. Quân khu 5. ngày 30 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2023.
  10. ^ “Danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII”. VTV. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.

Liên kết ngoài

Chức vụ quân sự
Tiền vị:
Nguyễn Long Cáng
Tư lệnh Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam
2020–nay
Đương nhiệm
Tiền vị:
Huỳnh Ngọc Hà
Cục trưởng Cục Tác chiến, Quân đội nhân dân Việt Nam
2018–2020
Kế vị:
Nguyễn Đức Căn
Tiền vị:
Trương Đức Nghĩa
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam
2012–2014
Kế vị:
Tống Phú

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!