Tổ chức châu Phi Thống nhất (OAU, tiếng Pháp: Organisation de l'unité africaine, OUA) là một tổ chức liên chính phủ được thành lập ngày 25 tháng 5 năm 1963 tại Addis Ababa, với 32 quốc gia thành viên.[1] Một trong những người có công lớn cho sự thành lập của OAU là tổng thống Ghana Kwame Nkrumah. Tổ chức này đã bị giải thể vào ngày 09 tháng 7 năm 2002 bởi người chủ tịch cuối cùng, Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki, và được thay thế bởi Liên minh châu Phi (AU). Một trong những mục tiêu chính của tổ chức này là tạo ra sự liên minh và hội nhập về kinh tế và chính trị giữa các nước thành viên, cũng như xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, cũng như chủ nghĩa thực dân mới khỏi châu Phi.[2]
OAU có mục tiêu chính sau đây:
Một Ủy ban Giải phóng được thành lập để hỗ trợ phong trào độc lập và đảm bảo quyền lợi của các quốc gia đã được giải phóng. Các OAU cũng nhằm mục đích giữ trung lập về chính trị toàn cầu, trong đó sẽ ngăn cản các cường quốc lớn vào tranh giành tầm ảnh hưởng ở châu Phi trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
OAU có những mục tiêu khác:
Ngay sau khi giành được độc lập, một số quốc gia châu Phi bày tỏ mong muốn phát triển sự đoàn kết hơn trong lục địa. Không phải ai cũng đồng ý cách thống nhất có thể đạt được, và hai khối khác biệt về luồng tư tưởng hình thành:
Một số cuộc thảo luận ban đầu đã diễn ra tại Sanniquellie, Liberia. Tranh chấp cuối cùng đã được giải quyết khi vua Ethiopia Haile Selassie I mời hai nhóm đến Addis Ababa, nơi mà OAU và trụ sở chính của nó sau này được thành lập. Hiến chương của Tổ chức đã được ký kết bởi 32 quốc gia châu Phi độc lập.
Tại thời điểm tan rã của OAU, có 53 quốc gia châu Phi là thành viên. Maroc rời khỏi liên minh vào ngày 12 tháng 11 năm 1984 sau sự gia nhập của Cộng hòa Ả Rập Sahrawi Dân chủ với tư cách là chính phủ của Tây Sahara trong năm 1982.[6]