Việc chế tạo lớp tàu khu trục Fubuki tiên tiến được chấp thuận vào năm tài chính 1923 như một phần của chương trình có tham vọng cung cấp cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản một ưu thế về chất lượng so với những tàu chiến hiện đại nhất của thế giới.[3] Khả năng thể hiện của lớp Fubuki là một bước nhảy vọt so với các thiết kế tàu khu trục trước đó, nên chúng được gọi là các "tàu khu trục đặc biệt" (tiếng Nhật: 特型 - Tokugata). Kích thước lớn, động cơ mạnh mẽ, tốc độ cao, bán kính hoạt động lớn và vũ khí trang bị mạnh chưa từng có khiến cho các tàu khu trục này có được hỏa lực tương đương nhiều tàu tuần dương hạng nhẹ của hải quân các nước khác.[4]Shikinami, được chế tạo tại xưởng hải quân Maizuru, là chiếc thứ hai của một loạt tàu được cải tiến, bao gồm kiểu tháp pháo có thể nâng các khẩu pháo chính 127 mm (5 inch)/50 caliber Kiểu 3 lên một góc 75° so với nguyên thủy 40°, cho phép sử dụng chúng như pháo lưỡng dụng có thể chống lại máy bay.[3]
Shikinami được đặt lườn vào ngày 6 tháng 7 năm 1928. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 6 năm 1929 và đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 12 năm 1929.[5] Nguyên được dự định mang số hiệu đơn giản là "Tàu khu trục số 46", nó được hoàn tất dưới tên gọi Shikinami.
Sự cố đối với Hạm đội 4 Hải quân Đế quốc Nhật Bản, khi một số lớn tàu chiến bị hư hại bởi một cơn bão, xảy ra không lâu sau khi Shikinami được đưa vào hoạt động, và nó cùng với các tàu chị em nhanh chóng được cho quay trở lại ụ tàu để gia cường thêm lườn tàu.
Vào tháng 1 năm 1943, Shikinami hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển binh lính từ Pusan đến Palau và đến Wewak. Cho đến hết tháng 2, nó tuần tra ngoài khơi khu vực Truk và Rabaul. Đến ngày 25 tháng 2, Shikinami được phân về Hạm đội 8 Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Trong Trận chiến biển Bismarck vào các ngày 1-4 tháng 3, Shikinami hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển binh lính từ Rabaul đến Lae. Nó sống sót qua cuộc không kích của lực lượng Đồng Minh vào ngày 3 tháng 3, vốn đã đánh chìm tàu khu trục chị em Shirayuki, và đã vớt được Chuẩn Đô đốc Masatomi Kimura cùng những người sống sót khác.[11] Sau khi quay trở về Kure một thời gian ngắn trong tháng 3, Shikinami tiếp tục phục vụ trong vai trò hộ tống và vận chuyển tại khu vực quần đảo Solomon và New Guinea cho đến cuối tháng 10 năm 1943.
Vào cuối tháng 10 năm 1943, Shikinami được tái trang bị tại Singapore, rồi sau đó được phân công hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Singapore, Surabaya và Balikpapan cho đến hết năm. Vào cuối tháng 1 năm 1944, Shikinami hộ tống các tàu tuần dương Aoba, Ōi, Kinu và Kitakami trong một chuyến đi tiếp liệu đến quần đảo Andaman, và sau đó đã kéo chiếc Kitakami bị trúng ngư lôi quay trở về Singapore.
Trong một đợt tái trang bị kéo dài một tháng tại Singapore từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4, nó được bổ sung thêm vũ khí phòng không. Trong tháng 5 và tháng 6, Shikinami thực hiện nhiều nhiệm vụ hộ tống giữa Singapore, Philippine và Palau. Trong một chuyến đi vận chuyển binh lính đến Biak như là soái hạm của Đô đốc Naomasa Sakonju, Shikinami chịu đựng một cuộc không kích bắn phá, khiến các quả mìn sâu của nó bốc cháy, nhưng được thả bỏ kịp thời trước khi phát nổ, nhưng cũng khiến hai người thiệt mạng và bốn người khác bị thương. Shikinami tiếp tục hộ tống các tàu bè đi lại giữa Singapore, Brunei và Philippine từ tháng 6 đến tháng 8, và đã cứu vớt những người còn sống sót từ chiếc tàu tuần dương Ōi bị trúng ngư lôi vào ngày 19 tháng 7. Đến ngày 12 tháng 9, sau khi rời Singapore cùng một đoàn tàu vận tải hướng về Nhật Bản, Shikinami trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Mỹ USS Growler khi còn cách 440 km (240 hải lý) về phía Nam Hong Kong, ở tọa độ 18°16′B114°40′Đ / 18,267°B 114,667°Đ / 18.267; 114.667. Tám sĩ quan cùng 120 thủy thủ đã được tàu khu trục Mikura, nhưng vị chỉ huy của nó, Thiếu tá Hải quân Takahashi, tử trận cùng con tàu.
^Các đặc tính lấy từ: Fitzsimons, Bernard, ed. Illustrated Encyclopedia of 20th Century Weapons and Warfare (Luân Đôn: Phoebus, 1978), Volume 10, trang 1040-1041, "Fubuki".
^ abNishidah, Hiroshi (2002). “Fubuki class 1st class destroyers”. Materials of the Imperial Japanese Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2010.
Nishidah, Hiroshi (2002). “Fubuki class destroyers”. Materials of the Imperial Japanese Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2010.