Súng trường Mosin

Súng trường Mosin
Винтовка Мосина
Một khẩu Súng trường bắn tỉa Mosin Nagant 1891/30
LoạiSúng trường, súng bắn tỉa, súng trường chiến đấu, súng cầm tay
Nơi chế tạo Đế quốc Nga
 Liên Xô
 Nga
 Cuba
 Trung Quốc
 Việt Nam
Lược sử hoạt động
Phục vụ1891-nay
Sử dụng bởi Đế quốc Nga
Quốc gia Nga (1918–1920)
Đảng Bolshevik
 Liên Xô
(sau 1922)
 Liên Xô
 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga
 Nga
Khối Warszawa
 Cộng hòa Krym
 Belarus
Việt Minh
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
 Việt Nam
 Lào
 Mông Cổ
 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia
 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan
 Kazakhstan
 Trung Quốc
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
 Hàn Quốc Tịch thu rất nhiều từ trong tay quân đội Bắc Triều Tiên và quân đội Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên
 Hoa Kỳ
 Cộng hòa Nhân dân Campuchia
 Campuchia
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (1948–1990)
 Tiệp Khắc
 România
 Ba Lan
 Hungary
 Vương quốc România
 Đế quốc Đức
 Đông Đức
 Đức
 Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư
 Cộng hòa Nhân dân Ukraina
 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina
 Ukraina
 Cộng hòa Nhân dân Bulgaria
 Phần Lan
 Cuba
 Iraq
 Syria
 Yemen
 Mozambique
 Angola
 Israel
 Đức Quốc Xã Một số lượng lớn vũ khí của Liên Xô đã bị chiếm giữ và được đặt tên là dòng Gewehr 252–256 theo sau Chiến dịch Barbarossa
 Kurdistan
 Kurdistan thuộc Iraq
 Afghanistan
 Đế quốc Nhật BảnTrước đây có kho dự trữ súng trường Mosin-Nagant tịch thu được từ lực lượng Đế quốc Nga và quân Đế quốc Nga liên tục tháo chạy trong khi bỏ lại một khối vũ khí lớn cho quân Nhật trong Chiến tranh Nga–Nhật
 Nhật Bản
 Thổ Nhĩ KỳĐược sử dụng từ những năm 1914-1940. Sử dụng trong Thế chiến I (súng trường tịch thu) và trong Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ và (súng trường Mosin-Nagant do Liên Xô cung cấp viện trợ)
TrậnPhong trào Nghĩa Hòa Đoàn
Chiến tranh Nga–Thổ Nhĩ Kỳ
Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1768–1774)
Chiến tranh Nga – Thổ Nhĩ Kỳ (1806–1812)
Chiến tranh Nga–Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878)
Chiến tranh Nga–Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878)
Chiến tranh Xô Viết–Thổ Nhĩ Kỳ (1917–1918)
Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ
Chiến tranh giành độc lập Hy Lạp
Chiến tranh giành độc lập România
Chiến tranh Krym
Chiến tranh Nga-Nhật
Nội chiến Nga
Sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Nga
Chiến tranh Xô Viết–Thổ Nhĩ Kỳ (1917–1918)
Những ngày Tháng Ba
Thế chiến thứ nhất
Thế chiến thứ hai
Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại
Trận Vòng cung Kursk
Trận Prokhorovka
Chiến dịch Krym-Sevastopol (1941-1942)
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Việt Nam
Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam
Chiến tranh biên giới Việt–Trung
Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979
Xung đột Việt–Trung 1979–1991
Chiến tranh Lạnh
Chiến tranh Afghanistan (1978–1992)
Chiến tranh Afghanistan (2001-nay)
Nội chiến Lào
Cách mạng Cuba
Nội chiến Trung Quốc
Chiến tranh Mùa Đông
Chiến tranh Iraq
Nội chiến Tây Ban Nha
Nội chiến Phần Lan
Chiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921)
Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan
Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan
Chiến tranh Thanh-Nhật
Chiến tranh Trung-Nhật
Chiến tranh Xô Viết-Thổ Nhĩ Kỳ (1917-1918)
Cách mạng Nga (1917)
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Cuộc tấn công Iraq 2003
Mặt trận Phần Lan (Chiến tranh Xô-Đức)
Nội chiến Campuchia
Nội chiến Afghanistan (1989–1992)
Chiến tranh Donbas
Nội chiến Syria
Cuộc tấn công của Nga vào Ukraina 2022
Lược sử chế tạo
Người thiết kếSergey Mosin
Leon Nagant
Năm thiết kế1882-1891
Nhà sản xuấtTula Arms Plant
Manufacture d'armes de Chatellerault
Izhevsk
Sestroryetsk
Remington
Westinghouse
Norinco (Type 53 Mosin)
Giai đoạn sản xuất1891-1965 (Ở đế quốc Nga/Liên Xô) 1945 - nay (nhiều quốc gia khác)
Số lượng chế tạo37.000.000 khẩu ở Liên Xô. Chưa tính đến các biến thể nước ngoài của khẩu Mosin như Type 53 (Trung Quốc) hay M52 (Hungary)
Thông số
Khối lượng4 kg (8.8 lb) (M91/30)
3.4 kg (7.5 lb) (M38)
4.1 kg (9 lb) (M44)
Chiều dài1,232 mm (48.5 in) (M91/30)
1,013 mm (39.9 in) (carbine)
Độ dài nòng730 mm (28.7 in) (M91/30)
514 mm (20.2 in) (carbine)

Đạn7.62×54mmR
Cơ cấu hoạt độngLên đạn bằng khóa nòng
Sơ tốc đầu nòng~ 850 m/giây (2,789 ft/giây) đối với phiên bản thông thường
~800 m/giây (2,625 ft/giây) đối với phiên bản carbine
Tầm bắn hiệu quả1000 mét với thước ngắm, 800 mét với kính ngắm
Chế độ nạpBăng đạn 5 viên không thể tháo rời , được nạp theo từng viên (phiên bản bắn tỉa) hoặc bằng kẹp đạn rời
Ngắm bắnĐiểm ruồi hoặc kính ngắm PU

Súng trường Mosin (tiếng Nga: винтовка Мосина Vintovka Mosina) là một loại súng trường không tự động lên đạn từng phát một bằng khóa nòng danh tiếng của Đế quốc Nga (sau này là Liên Xô). Tên chính thức của dòng súng này là "Súng trường 3 lin mẫu năm 1891" (Трёхлинейная винтовка образца 1891 года). Trong các tài liệu phương Tây thường gọi loại súng này với tên Mosin Nagant, còn người Nga thường gọi nó là "ba vạch" (трёхлинейка, tryokhlineyka) hay "Mosinka" (Мосинка). Vài dân chơi súng săn của Nga vẫn giữ tên gọi "ba vạch" này. K44 là cái tên thông dụng nhất của khẩu súng này ở Việt NamTrung Quốc. Súng sử dụng đạn 7.62×54mmR danh tiếng của Nga.

Súng được sử dụng bởi quân đội Đế quốc Nga từ năm 1891. Sau này, một ủy ban chuyên môn hiện đại hóa vũ khí cũ của Hồng Quân Liên Xô đã tiến hành hiện đại hóa súng vào năm 1930 và sau đó, họ lại tiếp tục sản xuất và sử dụng nó trong suốt Thế chiến thứ hai và hậu chiến. Tới sau Thế chiến II, khẩu súng trường này đã dần trở nên lạc hậu và cũ kĩ trước các khẩu súng trường tiến công mới được phát minh (như AK-47), tuy vậy súng trường Mosin-Nagant vẫn tiếp tục phục vụ với vai trò súng bắn tỉa huyền thoại và việc sản xuất chỉ dừng lại vào năm 1965 khi Liên Xô lựa chọn súng trường bắn tỉa SVD (của nhà thiết kế Yevgeny Dragunov, một trong những "ông vua thiết kế súng thể thao Liên Xô thời đó". Một điều thú vị là những thiết kế súng thể thao của ông Dragunov đều được ông thiết kế từ khẩu súng trường Mosin Nagant) làm súng bắn tỉa tiêu chuẩn mới thay thế cho súng trường Mosin-Nagant. Tuy Liên Xô dừng sản xuất súng từ năm 1965 nhưng ở các nước ngoài Liên Xô thì việc sản xuất vẫn được tiếp tục duy trì cho đến khi họ sản xuất được loại súng bắn tỉa huyền thoại mới cho riêng họ.

Sau Thế chiến thứ hai, nhiều quân đội của các nước khác nhau trên thế giới (như Tiệp Khắc, Hungary, Trung Quốc, Việt Nam...) tiếp tục sử dụng và sản xuất nó. Và Liên Xô cũng cho phép họ được sản xuất nó mãi cho đến tận khi họ phát triển được dây chuyền sản xuất súng trường bắn tỉa Dragunov SVD (hoặc những mẫu súng trường bắn tỉa khác do họ tự phát triển) thay thế. Đến nay, Degtyaryov PlantTula Arms Plant của Nga vẫn còn duy trì việc sản xuất phiên bản dân sự của khẩu Mosin-Nagant. Cho đến năm 2020, Mosin-Nagant vẫn tiếp tục xuất hiện trong một số cuộc xung đột với vai trò súng bắn tỉa ở Iraq, Syria... Với thời gian phục vụ hơn 130 năm, súng trường bắn tỉa Mosin-Nagant đã trở thành loại súng quân sự huyền thoại được duy trì trong biên chế quân đội lâu nhất trên thế giới.

Lịch sử

Thiết kế ban đầu

Trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (cuộc chiến 93 ngày), binh sĩ Nga được trang bị loại súng trường Berdan cũ kĩ (từ năm 1868) mà nước này mua từ Hoa Kỳ. Trong khi đó, binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị khẩu Winchester Model 1873 hiện đại (cũng được Thổ Nhĩ Kỳ mua trực tiếp từ hãng Winchester của Hoa Kỳ) khiến cho phía Nga bị thương vong lớn vì những khẩu Winchester Model 1873 của quân Thổ có tốc độ bắn cao hơn, lượng đạn bắn ra nhiều hơn (khẩu Berdan chỉ cho phép lính Nga "nạp một viên, bắn một phát", trong khi khẩu Winchester 1873 được trang bị hẳn một "ống đạn" lên tới 15 viên). Dù là nước chiến thắng nhưng Nga lại chịu thiệt hại năng nề về quân số (34,742 lính Nga thiệt mạng trong chiến đấu, còn con số này phía Thổ là khoảng 30,000 lính). Ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, các chỉ huy Nga đã khẩn khoản yêu cầu Nga Hoàng phải tiến hành hiện đại hóa trang bị của quân đội. Trong nỗ lực hiện đại hóa này, thiết kế của đại úy Nga Sergei Mosin cùng với thiết kế của một thợ súng người BỉLéon Nagant đã được chấp nhận và kết hợp lại thành một mẫu súng trường mới dùng đạn cỡ 7,62x54mmR vào năm 1891. Ban đầu, mẫu thiết kế của đại tá Mosin gặp khá nhiều lỗi như hai viên đạn cùng được đẩy lên nòng súng cùng một lúc gây kẹt đạn, súng còn khá thô sơ và không chắc chắn. Người Nga nhanh chóng áp dụng thiết kế của khẩu súng trường Nagant 1887 vì họ nhận ra rất nhiều ưu điểm của mẫu thiết kế này nhằm bù đắp lại những nhược điểm chết người trong thiết kế của đại tá Mosin. León Nagant, cha đẻ của khẩu Nagant 1887 đã nhanh chóng phát hiện ra việc này và ông cùng với anh trai Emile Nagant đã đâm đơn khởi kiện chính quyền Sa Hoàng vì họ dám sử dụng thiết kế đã được đăng kí sở hữu tại Bỉ của Nagant một cách tự ý mà không hề xin phép. Vì muốn tiếp tục duy trì sự hợp tác với Fabrique d'armes Émile et Léon Nagant (công ty vũ khí tư nhân này có trụ sở sản xuất và kinh doanh chính ở Liege, Bỉ) nên chính quyền Sa Hoàng đã bồi thường cho công ty này một số tiền khổng lồ: 200,000 rúp Nga (rúp Nga thời giá 1889). Việc sản xuất súng được tiến hành ngay từ năm 1892 tại Tula Arms Plant (được thành lập từ năm 1712) của Nga và Manufacture d'armes de Chatellerault của Pháp. 4 năm sau, năm 1896, Tula (của Nga) đã tiến hành đàm phán với Chatellerault (của Pháp) về việc họ xin rút sản xuất Mosin-Nagant từ Chatellerault về Tula. Đồng thời, Tula cũng tiến hành chi trả khoản tiền mà Tula còn nợ Chatellerault về hợp đồng sản xuất khoảng 500,000 khẩu súng trường Mosin-Nagant mà Chatellerault đã sản xuất trong giai đoạn từ 1892 đến 1896. Từ sau năm 1896 thì Mosin-Nagant được Tula Arms Plant (của Đế quốc Nga) sản xuất là chủ yếu. Sau Tula còn có Sestroryetsk và Izhmash.

Trong Chiến tranh Nga-Nhật 1904, khoảng 3,8 triệu khẩu Mosin-Nagant 1891 đã được trang bị cho quân đội Đế quốc Nga. Mặc dù đã có một số phiên bản cải tiến ra đời (Mosin-Nagant M91/07), song trong Thế chiến thứ nhất, khoảng 3,3 triệu khẩu Mosin-Nagant đời 1891 đã được đặt hàng sản xuất tại Mỹ. Khi Cách mạng Tháng Mười nổ ra, một số súng Mosin-Nagant 1891 vẫn chưa kịp bàn giao lại cho quân đội Nga hoàng. Những súng này sau đó được trang bị lại cho lính của quân đội Mỹ can thiệp vào Nga trong thời kì Nội chiến Nga (1919-1923). Một số khác được trang bị cho các đơn vị quân đội Hoa Kỳ trong nước. Hoa Kỳ cũng dựa vào mẫu Mosin-Nagant model 1891 mà thiết kế nên súng trường "U.S. Rifle, 7.62mm, Model of 1916", một trong những loại súng trường quân dụng phổ biến nhất của Hoa Kỳ một thời, cùng với M1903 Springfield hay M1917 Enfield. Nó bị Mỹ loại biên năm 1928 do nước này thiếu thốn về chi tiết, phụ tùng thay thế, nguồn đạn dược và quan trọng hơn hết là do mâu thuẫn chính trị (tư bản-cộng sản) ngày càng gay gắt giữa nước này và Liên Xô.

Một số lượng lớn súng Mosin Nagant đã bị quân đội ĐứcÁo-Hung tịch thu và sử dụng lại. Trong thời gian Nội chiến Nga, súng Mosin Nagant lại tiếp tục được cả hai phía Hồng quânBạch vệ ưa chuộng. Sau khi Hồng quân chiến thắng, vào năm 1924, một ủy ban hiện đại hóa vũ khí đã tiến hành dự án hiện đại hóa súng Mosin-Nagant, và Mosin-Nagant M91/30 ra đời.

Phần Lan có thời là xứ phụ thuộc của Đế quốc Nga, nên cũng quen dùng súng Mosin-Nagant model 1891. Sau này, Phần Lan cho ra vài phiên bản cải tiến. Kết quả là trong Chiến tranh Mùa ĐôngChiến tranh Tiếp diễn (đều trong Thế chiến thứ hai) cả hai bên chiến tuyến đều dùng súng Mosin-Nagant.

Súng Mosin-Nagant còn được trang bị cho lực lượng kháng chiến Franco trong Nội chiến Tây Ban Nha.

Thế chiến thứ hai

Khi Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô vào năm 1941, Mosin-Nagant M91/30 là súng trường chiến đấu tiêu chuẩn của quân đội Liên Xô. Hàng triệu cây súng đã được sản xuất để đưa ra chiến trường.Phiên bản bắn tỉa của súng Mosin-Nagant đã được Liên Xô chế tạo thành công năm 1932, đã gây được tiếng vang lớn trong thời kì này, góp phần tạo nên chiến tích của nhiều xạ thủ bắn tỉa anh hùng Liên Xô như Mikhail Surkov, Vasily ZaitsevLyudmila Pavlichenko trong trận Stalingrad. Bên phía Phần Lan, xạ thủ bắn tỉa Simo Hayha cũng sử dụng 1 cây M28 (phiên bản Mosin Nagant do Phần Lan tự sản xuất). Đến cuối Thế chiến thứ hai, tổng cộng đã có khoảng 17,4 triệu khẩu Mosin-Nagant M91/30 đã được sản xuất, nhiều hơn bất kỳ mẫu súng trường nào khác được sản xuất trong cuộc chiến này.

Sau thế chiến thứ hai

Sau này, một kĩ sư tên N.X.Xêmin đã cải tiến từ mẫu ban đầu 1891/30 của S.I.Mosin và mẫu gần hơn (1930), đưa vào trang bị của Quân đội Liên Xô (2/1944). Sau đó, Liên Xô còn đưa ra mẫu Mosin-Nagant M91/59. Đây là mẫu cuối cùng của súng này được thiết kế ở Liên Xô. Sau Thế chiến thứ hai, Mosin Nagant dần dần được thay thế bằng CKC hay SVD. Tuy nhiên nó vẫn được các nước Đông Âu và một số quốc gia xã hội chủ nghĩa sử dụng trong các cuộc chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt NamAfghanistan

Các nước Tiệp Khắc, Bulgaria, Ba Lan, Trung Quốc cũng phát triển các mẫu súng của riêng họ dựa trên mẫu Mosin-Nagant 91/44 hoặc Mosin-Nagant 91/59 của Liên Xô.

Việt Nam

Loại súng này được sử dụng tại Việt Nam từ năm 1950 và nó sử dụng rộng rãi trong 2 cuộc chiến là Chiến tranh Đông DươngChiến tranh Việt Nam. Nhân dân và du kích miền Nam Việt Nam thường gọi Mosin-Nagant là súng bá đỏ vì màu sơn đỏ hung hung ở báng súng. Quân đội nhân dân Việt Nam thì lại gọi nó là K-44. Nhờ tầm bắn xa và uy lực đạn mạnh, súng được dùng làm vũ khí bắn tỉa rất tốt của Quân Giải Phóng miền Nam Việt Nam. Nó được gọi là "cơn ác mộng của lính Mỹ ở chiến trường Khe Sanh". Lính bắn tỉa của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam dùng khẩu súng này gắn thêm kính ngắm PU lên súng để làm súng bắn tỉa khiến cho lính Mỹ đóng chốt ở Khe Sanh mất ăn mất ngủ vì "sợ bắn tỉa".

Khi được trang bị loại đạn chống tăng AT, K-44 có thể bắn cháy được cả xe bọc thép. Trong trận đánh sáng ngày 8/3/1967, khi quân Mỹ tiến hành càn quét ở vùng tây bắc tỉnh Tây Ninh, dũng sĩ Trần Ngọc Đặng đã dùng đạn AT bắn cháy 2 chiếc thiết giáp địch.

K-44 cũng là một vũ khí khá nguy hiểm đối với các loại trực thăng của Mỹ: dân quân Việt Nam thường dùng chiến thuật ẩn nấp dưới hầm hoặc tán cây, đợi trực thăng Mỹ sà thấp tìm mục tiêu hoặc đổ quân thì sẽ nổ súng, nếu bắn trúng động cơ, cánh quạt hoặc bộ phận điều khiển thì trực thăng rất dễ bị rơi. Trong số hơn 5.600 trực thăng các loại của Mỹ bị phá hủy ở Việt Nam, có một tỷ lệ khá lớn bị hạ do súng bộ binh như K-44. Ví dụ như Anh hùng diệt Mỹ C'lâu Nâm (nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bắn rơi 7 trực thăng địch chỉ bằng khẩu K-44. Trận đánh kéo dài 6 ngày hồi cuối tháng 5/1966 là trận đánh lớn nhất, ông cùng đồng đội đánh trả các đợt hành quân của địch, diệt 139 quân Mỹ, bắn rơi 7 máy bay trực thăng. Trong đó, ông trực tiếp tiêu diệt 2 trực thăng đổ bộ của Mỹ[1].

Thậm chí dân quân Việt Nam có thể dùng K-44 để bắn hạ máy bay phản lực ở độ cao thấp (bay ở độ cao vài trăm mét trở xuống). Nghe thì có vẻ phi lý, nhưng thực ra ở thời kỳ đó, để ném bom chính xác thì máy bay phải giảm tốc độ và sà xuống thấp (ném bom bổ nhào), cuối quá trình bổ nhào này thì máy bay chỉ cách mặt đất mấy trăm mét, hoàn toàn nằm trong tầm sát thương của súng K-44. Trong chiến tranh Việt Nam, phi công Mỹ đã được khuyến cáo phải đề phòng súng trường K-44 trong tay dân quân Việt Nam, bởi nếu một viên đạn K-44 bắn trúng vào thùng nhiên liệu, buồng lái hoặc bộ phận điều khiển sẽ có thể làm máy bay rơi[2] Dân quân xã Diễn Hùng (Diễn Châu, Nghệ An) được công nhận là một trong những lực lượng đầu tiên tại miền Bắc dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực Mỹ, khẩu súng K-44 đó vẫn được lưu trữ tại bảo tàng quân khu 4[3].

Một số ví dụ về việc dân quân Việt Nam dùng súng K-44 bắn hạ máy bay phản lực Mỹ và được tài liệu Mỹ xác nhận:

  • Sáng ngày 5/10/1965, 1 tổ dân quân gồm 3 người (trong đó có ông Lý Văn Pản, du kích xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) đã dùng súng trường K-44 bắn rơi 1 chiếc "con ma" F-4 Phantom, loại máy bay phản lực tiêm kích - ném bom tầm xa hiện đại của quân đội Mỹ. Khoảng 8h sáng hôm đó, thấy 2 chiếc phản lực của quân đội Mỹ bay vào từ phía tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang), tổ 3 người thống nhất sẽ khai hỏa bắn đón khi máy bay địch hạ độ cao để chuẩn bị ném bom. Khi 2 chiếc phản lực bay thấp chỉ cách mặt đất 200 mét, cả ba người nổ súng, đạn bắn trúng thân máy bay khiến nó bốc cháy. Phi công Mỹ kịp nhảy dù thoát thân nhưng đã bị bắt ngay sau đó tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang[4]. Tài liệu Mỹ cũng xác nhận chuyện này, theo đó ngày 5/10/1965, chiếc F-4 Phantom số kiệu 63‑7563 thuộc phi đội 15 cất cánh từ Ubon (Thái Lan) đã bị bắn hạ khi cách sân bay Kép (Bắc Giang) 9 dặm, tổ lái gồm đại úy James Otis Hivner và trung úy Thomas Joseph Barrett đều bị bắt làm tù binh[5]
  • Sáng ngày 20/9/1965, 1 tổ dân quân gồm 7 người (thôn Thán, xã Dương Hưu, huyện Sơn Động, Bắc Giang) với 7 phát đạn súng trường K-44 đã bắn rơi 1 chiếc phản lực ném bom A-4 Skyhawk. Nắm được quy luật của máy bay Mỹ là sau khi ném bom sẽ bay về ở tầm thấp, men theo sườn núi để tránh ra-đa, tổ du kích 7 người đã đón lõng và nổ súng, bắn trúng chiếc máy bay dẫn đầu. Chiếc A-4 bốc cháy, rơi tại xã Kỳ Thượng (Hoành Bồ, Quảng Ninh)[6] Theo tài liệu của Mỹ, chiếc A-4 này có số hiệu 151115, cất cánh từ tàu sân bay USS Hancock (CVA-19), phi công là trung úy J. R. Harris đã kịp nhảy dù[5]
  • Chiều ngày 27/12/1967, 1 tổ dân quân gồm 3 người (xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) với 3 phát đạn súng trường K-44 đã bắn rơi 1 chiếc phản lực ném bom F-4 Phantom đang bay thấp để trinh sát[6] Chiếc F-4 trúng đạn vào thân, bốc khói và lao xuống biển. Theo tài liệu của Mỹ, chiếc F-4 này có số hiệu 63-7489, cất cánh từ sân bay Đà Nẵng, phi công H. W. Miller kịp nhảy dù, còn phi công Sammy Arthur Martin chết đuối trên biển[7]

Đặc tính kỹ thuật

Mẫu súng Mosin-Nagant 1891 đời đầu (trên) và mẫu Mosin-Nagant M38 Carbine đời sau (dưới).
Phiên bản súng trường Mosin-Nagant M91/30 với ống ngắm PU dùng cho bắn tỉa. Chú ý tay khóa nòng loại gập chuyên dùng cho cho loại bắn tỉa.
  • Cỡ nòng 7,62mm, nòng súng dài 730mm, toàn bộ súng dài 1,533m (bao gồm cả lưỡi lê), nặng 4,0 kg. Là loại súng trường không tự động bắn phát một, lên đạn bằng khóa nòng thủ công, sử dụng hộp tiếp đạn một hàng đơn (khác với M1 Garand và súng SKS sử dụng hộp tiếp đạn đôi) chứa được 5 viên, đạn cỡ 7,62x54R mm.
  • Tốc độ bắn: 10 - 15 phát/phút, 20 phát/phút (đối với xạ thủ giỏi), sơ tốc đầu đạn 865 m/s nhờ nòng súng dài, đường đạn ngoài xa nhất 3.500m, tầm bắn (trên thước ngắm) 1.000m, tầm bắn hiệu quả 800 m. Dùng được nhiều loại đạn cỡ 7.62×54mmR. Khi sử dụng kính ngắm quang học và các loại đạn đặc biệt, có liều phóng lớn, xạ thủ bắn tỉa có thể nâng tầm bắn có hiệu quả đến 1.200 m.
  • Đạn của súng có sức xuyên phá rất mạnh, có thể xuyên thủng tấm thép dày 18mm hoặc "xuyên táo" được 3-5 người (không có áo giáp chống đạn) nếu bắn ở cự ly dưới 300 mét. Tại Chiến dịch Krym-Sevastopol (1941-1942), nữ xạ thủ bắn tỉa nổi tiếng Lyudmila Mikhailovna Pavlichenko từng lập thành tích bắn "xuyên táo" hạ 3 lính Đức Quốc Xã chỉ với 1 phát đạn ở cự ly 300 mét.
  • Súng rất dễ chế tạo nhờ cơ cấu hoạt động đơn giản, vật liệu làm súng dễ tìm kiếm. Vật liệu làm súng thì vô cùng đơn giản, chỉ là gỗ bạch dương (cây này mọc rất nhiều ở Nga) và thép. Súng không đòi hỏi phải trải qua quá nhiều công đoạn gia công phức tạp như những mẫu súng lên đạn từng viên khác cùng thời với nó. Nhiều chuyên gia vũ khí Mỹ cho rằng nó được thiết kế để phù hợp với một anh lính Nga thô kệch, to khỏe. Độ tin cậy của nó rất cao. Nó rất hiếm khi hỏng hóc dù phải chiến đấu trong điều kiện chiến đấu rất khắc nghiệt như băng giá, bụi cát (hoặc bùn lầy).
  • Tốc độ bắn tuy chậm nhưng bù lại, súng bắn rất chính xác, tầm bắn của súng rất xa nên được còn được sử dụng làm súng bắn tỉa. Phiên bản bắn tỉa của Mosin-Nagant được lắp thêm ống ngắm quang học (PU, PE) bên sườn trái và tay khóa nòng gập để khi lên đạn không bị vướng gá kính ngắm. Trong Thế chiến thứ hai, các đơn vị bắn tỉa của Hồng Quân được phiên chế tới cấp sư đoàn, đều sử dụng Mosin-Nagant làm súng bắn tỉa. Đây là một trong những khẩu súng bắn tỉa có uy lực lớn nhất thời đó, ngang hàng (hoặc mạnh hơn) với những khẩu Karabiner 98k của Đức, M1903 Springfield của Hoa Kỳ, Lee-Enfield của Anh, Arisaka của Nhật,...
  • Nhờ tầm bắn xa và đạn có uy lực mạnh, súng có thể dùng để bắn hạ máy bay ở độ cao thấp (bay ở độ cao vài trăm mét trở xuống). Trong chiến tranh Việt Nam, phi công Mỹ đã được khuyến cáo phải đề phòng súng trường K-44 trong tay dân quân Việt Nam, bởi nếu một viên đạn K-44 bắn trúng thùng nhiên liệu, buồng lái hoặc bộ phận điều khiển có thể làm máy bay rơi[2]
  • Nhược điểm: súng dài và khá nặng nề, thời gian nạp đạn lâu, tốc độ bắn chậm (vì xạ thủ phải dùng tay mở chốt khóa nòng sau mỗi phát bắn). Tuy nhiên, những nhược điểm này ở thời điểm súng được chế tạo (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) không phải là vấn đề quá nghiêm trọng bởi vì vũ khí bộ binh chủ yếu của các nước thời đó cũng đều là súng trường bắn phát một, cũng cồng kềnh và bắn chậm gần như nhau (ví dụ như khẩu Karabiner 98k của Đức, Shiki 38 (Arisaka Type 38) của Nhật, M1903 Springfield của Mỹ hoặc Lee-Enfield của Anh.... đều là súng bắn phát một). Phải tới Thế chiến thứ hai, khi mà súng trường bán tự động (như SVT-40, Gewehr 43, M1 Garand) hay súng trường tấn công (như AK-47, M16, FN FAL) (thời hậu chiến) dần trở nên phổ biến hơn thì Mosin Nagant mới mất đi vai trò chủ lực của mình, tuy nhiên súng vẫn tiếp tục phục vụ trong vai trò súng bắn tỉa cho đến tận bây giờ. Các nhóm phiến quân ở Iraq, Syria vẫn sử dụng Mosin-Nagant làm súng bắn tỉa, và những khẩu súng này vẫn còn chiến đấu rất tốt ở cái tuổi 129 của mình.

Các quốc gia sử dụng

Súng bắn tỉa M-52 do Hungary chế tạo dựa trên mẫu Mosin Nagant M91/30 của Liên Xô

Tham khảo

  1. ^ “Súng trường bắn hạ trực thăng”. baoquangnam.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b Jackson, Jon A. (1 tháng 12 năm 2007). Badger Games (bằng tiếng Anh). Grove/Atlantic, Inc. ISBN 978-0-8021-9956-0.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2018.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2017.
  5. ^ a b “1965”. archive.ph. 2 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ “1967”. archive.ph. 29 tháng 6 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ “Variations of the Rifles Mosin”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2009.

Liên kết ngoài

Read other articles:

Een Latijns getuigd karveel, Caravela Latina Karveel op een tekening in het Museum Forte da Ponta da Bandeira; Lagos, Portugal. Het karveel was een gladboordig scheepstype dat is ontstaan uit een ander scheepstype, de hulk. Hoewel karveelbouw staat voor gladboordige schepen, was niet elk gladboordig schip een karveel. De naam wordt wel gebruikt als vertaling voor caravela, een snel zeilschip (handelsschip) uit Portugal, maar dit is niet hetzelfde scheepstype. De Portugese caravela diende om h...

 

Take Me Out IndonesiaGenreAcara realitasPresenterChoky Sitohang dan Yuanita Christiani (2009-2013)Indra Bekti dan Nycta Gina (2014)Raffi Ahmad dan Eko Patrio (2016-2017)Robby Purba dan Rizal Syahdan (2019-2020)Rian Ibram dan Angel Karamoy (2023)Negara asalIndonesiaJmlh. musim7ProduksiProduserDevi AnggrainyVirgita RuchimanYosieLokasi produksiJakartaDurasi90-180 menitRumah produksiFremantleMedia (PT Dunia Visitama Produksi)RilisJaringan asliIndosiarANTVGTVMNCTVRilis asli19 Juni 2009 –sek...

 

يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (ديسمبر 2018) كأس السوبر الألباني 2001الحدثكأس السوبر الألباني  فلازنيا شكودر تيرانا 2 1 التاريخ15 سبتمبر 2001 (200...

College-affiliated a cappella singing groups Collegiate a cappellaUniversity of Connecticut's A MinorEtymologyItalian alla cappella (“in the manner of the [Sistine] chapel”), referring to non-instrumental choirs; from Latin a-, ad, to, + cappella, chapelStylistic originsGlee clubs, A cappellaCultural originsEarly 1900s Northeastern United States Collegiate a cappella (or college a cappella) ensembles are college-affiliated singing groups, primarily in the United States, and, increasingly,...

 

Червона водаRed Water Жанр жахи, екшнРежисер Чарлз Роберт Карнер У головних ролях Лу Даймонд Філліпс Крісті Свонсон Куліо Роб Болтін Гарт Коллінз Гідеон Емері Оператор Michael GoidКомпозитор Louis FebredДистриб'ютор Sony Pictures Television і NetflixТривалість 01:28:30Мова англійськаКраїна СШАРік...

 

Military badges of the U.S. Air Force Badges earned by an Air Force officer from the 308th Rescue Squadron (2008) Air Force skill level badge symbols Badges of the United States Air Force are specific uniform insignia authorized by the United States Air Force that signify aeronautical ratings, special skills, career field qualifications, and serve as identification devices for personnel occupying certain assignments.[1] Most Air Force badges are awarded in three degrees or skill level...

Dyan Cannon Dyan Cannon, eigentlich Samile Diane Friesen (* 4. Januar 1937 in Tacoma, Washington), ist eine US-amerikanische Schauspielerin und Filmemacherin, die in den 1970er-Jahren ihre größten Erfolge hatte. Inhaltsverzeichnis 1 Leben 2 Filmografie (Auswahl) 3 Auszeichnungen 4 Weblinks 5 Einzelnachweise Leben Dyan Cannon erhielt zwei Oscar-Nominierungen als beste Nebendarstellerin, zum einen für die Beziehungskomödie Bob & Caroline & Ted & Alice (1969) und zum anderen für...

 

Manchester UnitedNama lengkapManchester United Football ClubJulukanThe Red Devils (Setan Merah)[1]Berdiri1878; 144 tahun lalu (1878) dengan nama Newton Heath LYR F.C.StadionOld Trafford(Kapasitas: 74.310[2])PemilikManchester United plc (NYSE: MANU)Ketua bersamaJoel dan Avram GlazerManajerErik ten HagLigaLiga Utama Inggris2022–2023Liga Utama Inggris, ke-3 dari 20Situs webSitus web resmi klub Kostum kandang Kostum tandang Kostum ketiga Musim ini Manchester United Foo...

 

У Вікіпедії є статті про інші значення цього терміна: Буревісник (значення). Буревісник Сірий буревісник (Puffinus griseus) Біологічна класифікація Царство: Тварини (Animalia) Тип: Хордові (Chordata) Клас: Птахи (Aves) Ряд: Буревісникоподібні (Procellariiformes) Родина: Буревісникові (Procellariidae) Рід: Бу...

This is a list of all lighthouses in the U.S. state of Louisiana. Name Image Location Coordinates Year first lit Automated Year deactivated Current Lens Focal Height Chandeleur Island Light Chandeleur Islands 30°2′50″N 88°52′41″W / 30.04722°N 88.87806°W / 30.04722; -88.87806 1848 (First) 1896 (Last) Unknown 2005(Destroyed) None 102 102 ft (31 m) East Rigolets Light Lake Borgne(Rigolets) 30°09′18″N 89°39′00″W / 30.155°N 8...

 

Former slate mine Diphwys Casson quarryThe remains of the main Diphwys Casson millLocationDiphwys Casson quarryLocation in GwyneddLocationBlaenau FfestiniogCountyGwyneddCountryWalesCoordinates52°59′53″N 3°54′58″W / 52.998°N 3.916°W / 52.998; -3.916 grid reference SH7142946270ProductionProductsSlateTypeQuarryHistoryDiscovered1760sOpened1800 (1800)Active1800-1890; 1920-1927Closed1927 Diphwys Casson quarry (sometimes known as Diphwys quarry or Diffwys qua...

 

Municipality in Trøndelag, Norway For the mining town in Røros municipality, see Røros (town). Municipality in Trøndelag, NorwayRøros Municipality Røros kommuneRossen tjïelteMunicipalityView of the mining town of Røros Coat of armsTrøndelag within NorwayRøros within TrøndelagCoordinates: 62°34′27″N 11°22′59″E / 62.57417°N 11.38306°E / 62.57417; 11.38306CountryNorwayCountyTrøndelagDistrictGauldalEstablished1 Jan 1838 • Created asForma...

Immanuel Kant, orang yang mempopulerkan istilah ini. An sich adalah sebuah istilah dari bahasa Jerman yang secara harfiah berarti: pada dirinya sendiri, pada hakekatnya atau harfiah. Konsep filsafat Ding an sich diperkenalkan oleh sang filsuf Prusia Immanuel Kant. Jika dijelaskan, maka pengertian an sich adalah sebagai berikut. Semua objek yang kita kenal berada di luar tubuh kita. Objek-objek tersebut hadir ke dalam kesadaran kita melalui pancaindra. Dengan demikian, objek-objek tersebut sel...

 

2022 American superhero drama television series This article's lead section may be too short to adequately summarize the key points. Please consider expanding the lead to provide an accessible overview of all important aspects of the article. (July 2022) NaomiGenre Drama Superhero Created byAva DuVernay & Jill BlankenshipBased onCharacters created for DCby Brian Bendis, Jamal Campbell, and David F. WalkerStarring Kaci Walfall Cranston Johnson Alexander Wraith Mary-Charles Jones Mouzam Mak...

 

Railway station in Nykøbing Sjælland, Denmark Nykøbing Sjælland StationNykøbing Sjælland BanegårdTerminal railway stationNykøbing Sjælland station in 2011General informationLocationJernbanevej 44500 Nykøbing Sjælland[1]DenmarkCoordinates55°55′19″N 11°40′26″E / 55.92194°N 11.67389°E / 55.92194; 11.67389Elevation2.4 metres (7 ft 10 in)Operated byLokaltog[2]Line(s)Odsherred LinePlatforms2Tracks2ConstructionArchitectHeinrich...

American hip hop group The Pirate SignalBackground informationOriginDenver, Colorado, United StatesGenresHip hop, rap, alternative rockYears active2000–presentLabelsUnsignedMembersYonnas AbrahamChez StrongSam DJ 5am TrumperHogans DanielWebsitehttp://www.thepiratesignal.com The Pirate Signal is a four-piece hip hop band from Denver, Colorado. The band is composed of MC/Producer Yonnas Abraham, Chez Strong on keyboards and guitar, Sam Dj 5am Trumper, and Hogans Daniel on drums. The Pirate Sig...

 

Veliki Park HallHala Veliki ParkLocationUžice, SerbiaCoordinates43°50′57.05″N 19°50′44.67″E / 43.8491806°N 19.8457417°E / 43.8491806; 19.8457417Capacity2,200 (basketball)3,500 (concerts)TenantsKK SlobodaOK Jedinstvo Veliki Park Hall, known locally as Hala Veliki Park is an indoor sporting arena located in Užice, Serbia. The seating capacity of the arena is for 2,200 spectators for sports events and 3,500 at concerts. It is currently home to the KK Sloboda...

 

1932 film The Countess of Monte CristoGerman film posterGermanDie Gräfin von Monte-Christo Directed byKarl HartlWritten byWalter ReischProduced byGregor RabinovitchStarringBrigitte HelmRudolf ForsterLucie EnglischCinematographyFranz PlanerEdited byRudolf SchaadMusic byAllan GrayProductioncompaniesMajestic-FilmUFADistributed byUFARelease date 22 April 1932 (1932-04-22) Running time98 minutesCountryGermanyLanguageGerman The Countess of Monte Cristo (German: Die Gräfin von Monte...

1992 single by The Young GodsSkinflowersSingle by The Young Godsfrom the album T.V. Sky ReleasedJanuary 1992RecordedCP Studio BrusselsGenreIndustrialLength5:08LabelPIASSongwriter(s)The Young GodsProducer(s)Roli MosimannThe Young Gods singles chronology Longue Route (1990) Skinflowers (1992) Gasoline Man (1992) Skinflowers is a single by The Young Gods appearing on their 1992 album T.V. Sky. It later appeared on the soundtrack of the 1993 film Sliver. Cover versions Faith No More, who has cite...

 

Protein-coding gene in the species Homo sapiens SPRY4Available structuresPDBOrtholog search: PDBe RCSB List of PDB id codes3BUNIdentifiersAliasesSPRY4, HH17, sprouty RTK signaling antagonist 4External IDsOMIM: 607984 MGI: 1345144 HomoloGene: 8042 GeneCards: SPRY4 Gene location (Human)Chr.Chromosome 5 (human)[1]Band5q31.3Start142,310,427 bp[1]End142,326,455 bp[1]Gene location (Mouse)Chr.Chromosome 18 (mouse)[2]Band18 B3|18 20.5 cMStart38,719,300 bp[2 ...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!