Nông nghiệp Đại Việt thời Lý phản ánh chế độ ruộng đất và việc sản xuất nông nghiệp thời nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.
Trong số các loại ruộng công, ruộng quốc khố và đồn điền được các sử gia ghi nhận các thuật ngữ này trong sách An Nam chí nguyên của (phần Cống phú) Cao Hùng Trưng (Trung Quốc), còn trong sử sách của Việt Nam không thấy ghi[1].
Là đất đai do nhà chùa quản lý, chiếm số lượng khá lớn. Năm 1086 triều đình chia các chùa ra ba loại: đại danh lam, trung danh lam và tiểu danh lam. Cách chia đó phản ánh sự khác nhau về mức độ sở hữu đất đai của các chùa khi đó[11].
Chế độ sở hữu ruộng tư thời Lý khá phổ biến và phát triển. Việc mua bán, kiện tụng và cúng tặng ruộng đất đã xuất hiện ở nhiều nơi. Pháp luật cho phép các tầng lớp trong xã hội mua bán ruộng đất.
Để ngăn chặn sự lấn chiếm của các nhà giàu có quyền thế, năm 1143 và 1145, Lý Anh Tông ra quy định[12]:
Việc đo đạc ruộng đất thời Lý đã xuất hiện, nhưng đơn vị đo lường tính chưa thống nhất; nơi tính theo mẫu, nơi tính bằng thước[12].
Nhà Lý áp dụng chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp.
Trong những năm đầu triều Lý từng xảy ra thiên tai làm mất mùa như các năm: 1037, 1043, 1050, 1053, 1070, 1071, 1079, 1095, 1108, 1117, 1121, 1124, 1126. Ngoài việc vua làm lễ cầu đảo, triều đình cũng ra những biện pháp như quy tập người tha hương trở về quê quán để đảm bảo sức lao động ở nông thôn; trị nặng tội ăn trộm và giết trâu bò bừa bãi…[13]
Ngoài ra triều đình còn chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng. Năm 1077, Lý Nhân Tông ra lệnh đắp đê sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ. Năm 1103, ông lại xuống chiếu đắp đê. Năm 1108, triều đình tổ chức đắp đê Cư Xá (sông Hồng) từ Yên Phụ đến Lương Yên. Ngoài Thăng Long, đê điều cũng được tu tạo. Sử sách ghi nhận những năm được mùa lớn như: 1016, 1030, 1044, 1079, 1092, 1111, 1120, 1123, 1131, 1139, 1140[14].
Các công trình thủy lợi tiêu biểu thời Lý là việc đào sông Đản Nãi (Thanh Hóa) năm 1029, đào kênh Lãm (Ninh Bình) năm 1051, khơi sâu sông Lãnh Kinh năm 1089 và sông Tô Lịch năm 1192.
Tuy nhiên, việc làm đê ngăn mặn vẫn mang tính chất cục bộ từng vùng, tác dụng của đê còn hạn chế[15].
Nhờ sự quan tâm phát triển nông nghiệp và làm thủy lợi của nhà Lý, nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định[14].